Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Vì vậy giữa năm 1947 khi những người Cộng sản nắm được quyền kiểm soát (hay

một
phần quyền kiểm soát) chính phủ Tây Ban Nha và bắt đầu săn đuổi những người
Troskist thì cả hai vợ chồng tôi đều trở thành nạn nhân. Chúng tôi may mắn đi khỏi được
Tây Ban Nha, thậm chí không bị bắt lần nào. Nhiều bạn bè của chúng tôi đã bị bắn bỏ,
một số bị tù đày nhiều năm, số khác thì mất tích.

Những cuộc săn người ở Tây Ban Nha xảy ra đồng thời với những cuộc thanh trừng vĩ
đại ở Liên Xô. Thực chất những vụ thanh trừng ở Tây Ban Nha và ở Nga chỉ là một (gọi
là âm mưu với bọn phát xít) và nếu nói về Tây Ban Nha thì tôi có đầy đủ cơ sở để tin rằng
đấy là những vụ kết án oan. Qua đó tôi đã nhận được một bài học đắt giá: nó dạy tôi rằng
bộ máy tuyên truyền của chế độ toàn trị dễ dàng lèo lái dư luận ở những nước dân chủ
đến mức nào.

Hai vợ chồng tôi đã chứng kiến những người vô tội bị quẳng vào nhà giam chỉ vì họ bị
nghi là không theo đường lối chính thống. Khi trở về Anh chúng tôi thấy rất nhiều người
thạo tin và nhạy bén tin vào những bản án kì quặc về âm mưu phản bội và phá hoại do
báo chí tường thuật từ những vụ án ở Moscow.

Và tôi thực sự hiểu ra ảnh hưởng tiêu cực của huyền thoại Xô viết đối với phong trào xã
hội ở phương Tây.

Đến đây tôi xin dừng lại một chút để trình bày thái độ của tôi đối với chế độ Xô viết.

Tôi chưa đến thăm Nga bao giờ và hiểu biết của tôi về nước Nga chỉ là kiến thức do thu
lượm được từ báo chí, sách vở. Ngay cả nếu có đủ sức tôi cũng sẽ không can thiệp vào
công việc nội bộ của Liên Xô: tôi sẽ không kết án Stalin và các cộng sự của ông ta chỉ vì
những phương pháp dã man và phi dân chủ của họ. Có thể là trong những điều kiện như
thế, dù có muốn, họ cũng không thể hành động khác được.

Nhưng mặt khác đối với tôi điều cực kì quan trọng là nhân dân Tây Âu phải nhận rõ chế
độ Xô viết như nó đang là. Từ năm 1930 tôi nhìn thấy rất ít bằng chứng là Liên Xô đang
tiến đến cái có thể thực sự gọi là Chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, có những chỉ dấu rõ ràng
rằng xã hội ấy đang chuyển hoá thành xã hội có tôn ti trật tự và những người cầm quyền,
cũng như mọi giai cấp cầm quyền khác, chẳng thấy có lí do gì để rời bỏ quyền lực đã làm
tôi choáng váng. Hơn nữa công nhân và trí thức ở những nước như Anh quốc lại không
hiểu rằng Liên Xô hôm nay đã khác hẳn Liên Xô năm 1917. Một phần vì họ không chịu
hiểu (nghĩa là họ muốn tin rằng có một nước xã hội chủ nghĩa quả thực đang tồn tại ở
đâu đó), một phần vì họ quen với cuộc sống tự do và ôn hoà, họ không biết gì về chủ
nghĩa toàn trị.

Cần phải nhớ rằng nước Anh chưa phải là nước hoàn toàn dân chủ. Đây vẫn là nước tư
bản với những đặc quyền đặc lợi giai cấp (ngay cả bây giờ, sau cuộc chiến tranh có xu
hướng làm cho mọi người bình đẳng hơn) và sự chênh lệch gay gắt về tài sản. Nhưng dù
sao ở đây người dân đã có cuộc sống không có những xáo trộn lớn suốt mấy trăm năm
qua, luật pháp tương đối công chính, tin tức và số liệu của chính quyền có thể tin được và

You might also like