De Cuong Bai Giang So 2 (Final)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

BỘ CÔNG THƢƠNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA ĐIỆN - BM ĐL&ĐK
---***---

ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG


SỐ 2

HỌC PHẦN: ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN KHÍ NÉN – THỦY LƢC.

BÀI GIẢNG:
CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN

HÀ NỘI - 2021
Đề cƣơng bài giảng số 2.
BÀI 2. CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN

1.2. Các phần tử khí nén và điện-khí nén


Trong công nghiệp, tùy theo quy mô sản xuất, hệ thống khí nén có thể có áp suất, lƣu
lƣợng khác nhau với những mục đích sử dụng khác nhau, song hệ thống thƣờng bao gồm
các khối thiết bị nhƣ :
- Khối nguồn khí nén: Trạm khí nén với máy nén khí, bình tích áp và các thiết bị xử
lý, các bộ điều hoà phục vụ...
Hệ thống phân phối khí nén
Các phần tử điều khiển, giám sát các cơ cấu chấp hành thực hiện các quá trình cơ của máy
công nghệ
1.2.1. Khối nguồn khí nén
1.2.1.1. Máy nén khí
Áp suất đƣợc tạo ra từ máy nén, ở đó năng lƣợng cơ học của động cơ điện
hoặc của động cơ đốt trong đƣợc chuyển đổi thành năng lƣợng khí nén và nhiệt
năng.

1.1 a. Nguyên tắc hoạt động và phân loại máy nén khí:
* Nguyên tắc hoạt động
- Theo nguyên lý thay đổi thể tích
Không khí đƣợc dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ
lại. Nhƣ vậy theo định luật Boy - Mariotte, áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên.
Các lọai máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này nhƣ kiểu pit - tông, bánh răng,
cánh gạt...
- Theo nguyên lý động năng
Không khí đƣợc dẫn vào buồng chứa, ở đó áp suất khí nén đƣợc tạo ra bằng
động năng bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lƣu lƣợng và công suất rất
lớn. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này nhƣ máy nén khí kiểu ly tâm.
* Phân loại:
- Theo áp suất:
Máy nén khí áp suất thấp p  15 bar.
Máy nén khí áp suất cao p  15 bar.
Máy nén khí áp suất rất cao p  300 bar.
- Theo nguyên lý hoạt động:
Máy nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích:
Máy nén khí kiểu pít - tông, máy nén khí kiểu cánh gạt, máy nén khí kiểu
root, máy nén khí kiểu trục vít.
Máy nén khí tua - bin:
Máy nén khí kiểu ly tâm và máy nén khí theo chiều trục.

1.2 b. Máy nén khí kiểu pít - tông:


Nguyên lý hoạt động của máy nén khí kiểu pít - tông một cấp đƣợc biểu diễn
trong hình 1.

Đề cương bài giảng số 2 1


Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động của máy nén khí kiểu pít - tông 1 cấp.
Máy nén khí kiểu pít - tông một cấp có thể hút đƣợc lƣu lƣợng đến 10
m3/phút và áp suất nén từ 6 đến 10 bar. Máy nén khí kiểu pít - tông hai cấp có thể
nén đến áp suất 15 bar. Loại máy nén khí kiểu pít - tông một cấp và hai cấp thích
hợp cho hệ thống điều khiển bằng khí nén trong công nghiệp. Máy nén khí kiểu pít -
tông đƣợc phân loại theo cấp số nén, loại truyền động và phƣơng thức làm nguội
khí nén. Ngoài ra ngƣời ta còn phân loại theo vị trí của pít - tông.
* Ưu điểm : Cứng vững, hiệu suất cao, kết cấu, vận hành đơn giản
* Khuyết điểm : Tạo ra khí nén theo xung, thƣờng có dầu, ồn.

1.3 c. Máy nén khí kiểu cánh gạt


Nguyên lý hoạt động (hình 2.1):
Không khí đƣợc hút vào buồng hút (trên biểu đồ p - V tƣơng ứng đoạn d - a).
Nhờ rôto và stato đặt lệch nhau một khoảng lệch tâm e, nên khi rôto quay theo
chiều sang phải, thì không khí sẽ vào buồng nén (trên biểu đồ p - V tƣơng ứng đoạn
a - b). Sau đó khí nén sẽ vào buồng đẩy (trên biểu đồ p - V tƣơng ứng đoạn b - c).
Lƣu lƣợng tính theo công thức sau:
n1
Qv  q0  (1.2)
60
trong đó:
 [m]: Chiều dày cánh gạt.
Z: Số cánh gạt.
n(v/ph): Số vòng quay rôto.
: Hiệu suất.
e[m]: Độ lệch tâm.
D[m]: Đƣờng kính stato.
b[m]: Chiều rộng cánh gạt.

Đề cương bài giảng số 2 2


e Rr
Độ lệch tâm tƣơng đối:   
R R
Hình 1.2 Nguyên lý hoạt động của máy nén khí kiểu cánh gạt.

1.4 d. Máy nén khí kiểu trục vít:


Máy nén khí kiểu trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Thể
tích khoảng trống giữa các răng sẽ thay đổi khi trục vít quay. Nhƣ vậy sẽ tạo ra quá
trình hút (thể tích khoảng trống tăng lên), quá trình nén (thể tích khoảng trống nhỏ
lại) và cuối cùng là quá trình đẩy.
Máy nén khí kiểu trục vít gồm có hai trục: trục chính và trục phụ. Số răng (số
đầu mối) của trục xác định thể tích làm việc (hút, nén). Số răng càng lớn, thể tích
hút nén của một vòng quay sẽ giảm. Số răng (số đầu mối) của trục chính và trục phụ
không bằng nhau sẽ cho hiệu suất tốt hơn.

Huùt Ñaåy

Hình 1.3 Nguyên lý họat động máy nén khí kiểu trục vít
Lƣu lƣợng tính theo (1.2), ta có:
n1
Qv  q0  . (1.3)
60
trong đó:
q0 [m3/vòng]: Lƣu lƣợng / vòng.
: Hiệu suất.
n1 [v/ph]: Số vòng quay trục chính.
Hiệu suất  phụ thuộc vào số vòng quay n, vídụ:

n 
4500 0,8
5000 0,82
6000 0,86

Đề cương bài giảng số 2 3


Lƣu lƣợng q0 đƣợc xác định nhƣ sau:
Vlo
q0  ( A1 A2 ) L.Z1 (1.4)
Vlo th
trong đó:
L[m]: Chiều dài trục vít.
A1 [m]: Diện tích của trục chính.
A2 [m]: Diện tích của trục phụ.
Z1 : Số đầu mối trục chính.
Vlo
: Tỉ số giữa thể tích của khe hở theo thực tế. Tỉ số này phụ thuộc
Vlo th
vào góc xoắn  của trục vít.
* Ưu điểm : khí nén không bị xung, sạch; tuổi thọ vít cao (15.000 đến 40.000
giờ); nhỏ gọn, chạy êm.
* Khuyết điểm : Giá thành cao, tỷ số nén bị hạn chế.

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống máy nén khí kiểu trục vít có hệ thống dầu bôi trơn.

1.5 e. Máy nén khí kiểu Root


Máy nén khí kiểu root gồm có hai hoặc ba cánh quạt (pít - tông có dạng hình
số 6). Các pít - tông đó đƣợc quay đồng bộ bằng bộ truyền động ở ngoài thân máy
và trong quá trình quay không tiếp xúc với nhau. Nhƣ vậy khả năng hút của máy
phụ thuộc vào khe hở giữa hai pít - tông, khe hở giữa phần quay và thân máy.
Máy nén khí kiểu Root tạo ra áp suất không phải theo nguyên lý thay đổi thể
tích, mà có thể gọi là sự nén từ dòng phía sau. Điều đó có nghĩa là: khi rôto quay
đƣợc 1 vòng thì vẫn chƣa tạo đƣợc áp suất trong buồng đẩy, cho đến khi rôto quay
tiếp đến vòng thứ 2, thì dòng lƣu lƣợng đó đẩy vào dòng lƣu lƣợng thứ 2, với
nguyên tắc này tiếng ồn sẽ tăng lên.

Đề cương bài giảng số 2 4


Hình 1.5 Nguyên lý hoạt động của máy nén khí kiểu root.
Lƣu lƣợng đƣợc tính theo công thức sau:
n
Qv  qoth 2 (1.5)
60
trong đó:
q0th [m3/vòng]: Lƣu lƣợng theo lý thuyết / vòng.
: Hiệu suất.
n1 [v/ph]: Số vòng quay.

1.2.1.2. Thiết bị xử lý khí nén


1.6 a. Yêu cầu về khí nén:
Khí nén đƣợc tạo ra từ những máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo
từng mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi, hơi nƣớc trong không khí, những
phần tử nhỏ, cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí. Khí nén khi mang chất
bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn, rỉ sét trong ống và trong
các phần tử của hệ thống điều khiển. Vì vậy, khí nén đƣợc sử dụng trong hệ thống
khí nén phải đƣợc xử lý. Tùy thuộc vào phạm vi sử dụng mà xác định yêu cầu chất
lƣợng của khí nén tƣơng ứng cho từng trƣờng hợp cụ thể.
Hệ thống xử lý khí nén đƣợc phân thành 3 giai đoạn :
- Lọc thô: dùng bộ phận lọc bụi thô kết hợp với bình ngƣng tụ để tách hơi
nƣớc.
- Phƣơng pháp sấy khô: dùng thiết bị sấy khô khí nén để lọai bỏ hầu hết
lƣợng nƣớc lẫn bên trong. Giai đoạn này xử lý tùy theo yêu cầu sử dụng của khí
nén.
- Lọc tinh : lọai bỏ tất cả các lọai tạp chất, kể cả kích thƣớc rất nhỏ.

1.7 b. Bộ lọc
Trong một số lĩnh vực, ví dụ: những dụng cụ cầm tay sử dụng truyền động
khí nén, những thiết bị, đồ gá đơn giản hoặc một số hệ thống điều khiển đơn giản
dùng khí nén… thì chỉ cần sử dụng một bộ lọc không khí. Bộ lọc không khí là một
tổ hợp gồm 3 phần tử: van lọc, van điều chỉnh áp suất, van tra dầu.
* Van lọc:
Van lọc có nhiệm vụ tách các thành phần chất bẩn và hơi nƣớc ra khỏi khí
nén. Có hai nguyên lý thực hiện:
- Chuyển động xoáy của dòng áp suất khí nén trong van lọc.
- Phần tử lọc xốp làm bằng các chất nhƣ: vải dây kim loại, giấy thấm ƣớt,
kim loại thêu kết hay là vật liệu tổng hợp.
Khí nén sẽ tạo chuyển động xoáy khi qua lá xoắn kim loại, sau đó qua phần
tử lọc, tùy theo yêu cầu chất lƣợng của khí nén mà chọn loại phần tử lọc có những

Đề cương bài giảng số 2 5


loại từ 5 m đến 70 m. Trong trƣờng hợp yêu cầu chất lƣợng khí nén rất cao, vật
liệu phần tử lọc đƣợc chọn là sợi thủy tinh có khả năng tách nƣớc trong khí nén đến
99%. Những phần tử lọc nhƣ vậy thì dòng khí nén sẽ chuyển động từ trong ra ngoài.

Hình 1.6 Nguyên lý làm việc của van lọc và ký hiệu.

* Van điều chỉnh áp suất


Van điều chỉnh áp suất có công dụng giữ cho áp suất không đổi ngay cả khi
có sự thay đổi bất thƣờng của tải trọng làm việc ở phía đƣờng ra hoặc sự dao động
của áp suất đƣờng vào. Nguyên tắc hoạt động của van điều chỉnh áp suất (hình 7):
khi điều chỉnh trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của đĩa van, trong trƣờng hợp áp suất
của đƣờng ra tăng lên so với áp suất đƣợc điều chỉnh, khí nén sẽ qua lỗ thông tác
dụng lên màng, vị trí kim van thay đổi, khí nén qua lỗ xả khí ra ngoài. Đến khi áp
suất ở đƣờng ra giảm xuống bằng với áp suất đƣợc điều chỉnh, kim van trở về vị trí
ban đầu.

Hình 1.7 Nguyên lý hoạt động của van điều chỉnh áp suất và ký hiệu.
* Van tra dầu:
Để giảm lực ma sát, sự ăn mòn và sự rỉ sét của các phần tử trong hệ thống
điều khiển bằng khí nén, trong thiết bị lọc có thêm van tra dầu. Nguyên tắc tra dầu
đƣợc thực hiện theo nguyên lý Ventury: (hình 8).
Đề cương bài giảng số 2 6
d
H
D
p

Hình 1.8 Nguyên lý tra dầu Ventury.


Theo hình 8: điều kiện để dầu có thể qua ống Ventury là độ sụt áp p phải
lớn hơn áp suất cột dầu H.
Phạm vi tra dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lƣu lƣợng của khí
nén.

1.8 c. Các phương pháp xử lý khí nén:


Trong những lãnh vực đòi hỏi chất lƣợng khí nén cao, hệ thống xử lý khí nén
đƣợc phân ra làm 3 giai đoạn:
* Lọc thô:
Khí nén đƣợc làm mát tạm thời khi từ trong máy nén khí ra để tách chất bẩn.
Sau đó khí nén đƣợc đƣa vào bình ngƣng tụ để tách hơi nƣớc. Giai đoạn lọc thô là
giai đoạn cần thiết nhất cho vấn đề xử lý khí nén.
* Phƣơng pháp sấy khô:
- Bình ngƣng tụ làm lạnh bằng không khí:
Khí nén đƣợc dẫn vào bình ngƣng tụ. Tại đây khí nén sẽ đƣợc làm lạnh và
phần lớn lƣợng hơi nƣớc chứa trong không khí sẽ đƣợc ngƣng tụ và tách ra.
Làm lạnh bằng không khí, nhiệt độ khí nén trong bình ngƣng tụ sẽ đạt đƣợc
trong khoảng từ 300C đến 350C. Làm lạnh bằng nƣớc (nƣớc làm lạnh có nhiệt độ là
100C) thì nhiệt độ khí nén trong bình ngƣng tụ sẽ đạt đƣợc là 200C.

Hình 1.9 Nguyên lý hoạt động của bình ngưng tụ bằng nước.
- Thiết bị sấy khô bằng chất làm lạnh

Đề cương bài giảng số 2 7


Nguyên lý của phƣơng pháp sấy khô bằng chất làm lạnh là: khí nén đi qua bộ
phận trao đổi nhiệt khí – khí. Tại đây, dòng khí nén vào sẽ đƣợc làm lạnh sơ bộ
bằng dòng khí nén đã đƣợc sấy khô và xử lý từ bộ ngƣng tụ đi lên.
Sau khi đƣợc làm lạnh sơ bộ, dòng khí nén vào bộ phận trao đổi nhiệt khí –
chất làm lạnh. Quá trình làm lạnh sẽ đƣợc thực hiện bằng cách cho dòng khí nén
chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn. Nhiệt độ hóa sƣơng tại đây là 2 0C.
Nhƣ vậy lƣợng hơi nƣớc trong dòng khí nén vào sẽ đƣợc ngƣng tụ.
Dầu, nƣớc, chất bẩn sau khi đƣợc tách ra khỏi dòng khí nén sẽ đƣợc đƣa ra
ngoài qua van thoát nƣớc ngƣng tụ tự động (4). Dòng khí nén đƣợc làm sạch và còn
lạnh sẽ đƣợc đƣa đến bộ phận trao đổi nhiệt (1), để nâng nhiệt độ lên khoảng từ 6 0C
đến 80C, trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
Chu kỳ hoạt động của chất làm lạnh đƣợc thực hiện bằng máy nén để phát
chất làm lạnh (5). Sau khi chất làm lạnh đƣợc nén qua máy nén, nhiệt độ sẽ tăng
lên, bình ngƣng tụ (6) sẽ có tác dụng làm nguội chất làm lạnh đó bằng quạt gió. Van
điều chỉnh lƣu lƣợng (8) và rơle điều chỉnh nhiệt độ (7) có nhiệm vụ điều chỉnh
dòng lƣu lƣợng chất làm lạnh hoạt động trong khi có tải, không tải và hơi quá nhiệt.

Hình 1.10 Sấy khô bằng chất làm lạnh.


- Thiết bị sấy khô bằng hấp thụ
* Quá trình vật lý
Chất sấy khô hay gọi là chất háo nƣớc sẽ hấp thụ lƣợng hơi nƣớc ở trong
không khí ẩm. Thiết bị gồm 2 bình. Bình thứ nhất chứa chất sấy khô và thực hiện
quá trình hút ẩm. Bình thứ hai tái tạo lại khả năng hấp thụ của chất sấy khô. Chất
sấy khô thƣờng đƣợc sử dụng : silicagen SiO2, nhiệt độ điểm sƣơng –500C; tái tạo
từ 1200C đến 1800C.

Hình 1.11 Sấy khô bằng hấp thụ


1.2.1.3. Bộ điều hòa phục vụ

Đề cương bài giảng số 2 8


Để một hệ thống khí nén làm việc bền vững, liên tục và tin cậy, nguồn khí nén cần
phải đƣợc nâng cao độ ổn định về áp suất, lọc hết bụi và hơi nƣớc, mang theo dầu bôi trơn
cho các phần tử điều khiển, cơ cấu chấp hành...
Để đạt đƣợc các yêu cầu trên, trong hệ thống phân phối hoặc tại các thiết bị công
nghệ sử dụng khí nén cần đƣợc trang bị một cụm các phần tử gọi là bộ điều hoà phục vụ
(hình 1.12 a, b, c).

Bộ tra dầu
bôi tron

b) Ký hiệu đầy đủ

a) Cấu tạo bộ điều hòa phục vụ c) Ký hiệu ngắn gọn


Hình 1.12 Bộ điều hòa phục vụ

Bộ điều hòa phục vụ đƣợc lắp đặt nối tiếp với nguồn khí nén đã đƣợc xử lý sơ bộ
nhằm cung cấp nguồn khí nén chất lƣợng cao và bổ sung chức năng cung cấp dầu bôi trơn
và bảo quản các phần tử của hệ thống khí nén, gồm:
- Bộ lọc hơi nƣớc;
- Van điều chỉnh áp suất;
- Đồng hồ chỉ thị;
- Bộ tra dầu bôi trơn.
* Bộ lọc khí nén

Hình 1.13 Bộ lọc hơi nƣớc


nƣớc

Đề cương bài giảng số 2 9


Nguyên lý lọc: Khí nén tạo chuyển động xoáy và qua đƣợc màng lọc có kích thƣớc lỗ từ
5um đến 70um tuỳ theo yêu cầu. Hơi nƣớc bị màng lọc ngăn lại, rơi xuống cốc lọc và đƣợc
xả ra ngoài.
* Van điều chỉnh áp suất có cửa xả tràn
5

a) Khi p Ì =P2 và ổn định b) Khi p 1< P2 (1) Khe xả tràn; (2)


Hình 1.14 Van điều chỉnh áp suất có cửa xả tràn
Lò xo đặt áp suất P2; (3) Màng của van xả; (4) Lò xo đóng van chính;
(5) Vít đặt áp suất đầu ra P2; (6) Van xả tràn; (7) Van chính.
Chức năng: duy trì áp suất làm việc ở đầu ra không đổi trong phạm vi rộng, khắc
phục sự dao động áp suất ở mạng đƣờng ống và ở các hộ tiêu thụ khí nén. Nguyên lý làm
việc:
Khi áp suất vào P1ổn định, áp suất ra P2 bằng với áp suất đặt, van điều chỉnh áp suất
ở trạng thái cho khí nén đi qua van chính (7) hƣớng từ P1 đến P2.
Giả sử P2 tăng lên, ví dụ do tải trọng của xilanh tăng lên, đệm (3) của van xả (6) bị
đẩy cong khiến khí nén qua van xả ra ngoài qua khe hẹp (1) - làm giảm P2, đồng thời lò xo
(4) đẩy đệm đóng van chính không cho áp dòng khí chảy ngƣợc về phía nguồn P 1, trƣờng
hợp này tƣơng tự khi P1 dao động theo hƣớng tăng — P2 tăng.
Trƣờng hợp khác, khi áp suất cửa ra P2 giảm, ví dụ lọt khí qua các tấm đệm làm kín
của piston, đệm (3) của van xả (6) hạ xuống mở thêm van chính (7), trƣờng hợp này tƣơng
tự khi P1 dao động theo hƣớng giảm — P2 tăng trở lại.
* Bộ tra dầu bảo quản
Khí nén đã đƣợc lọc sạch bụi bẩn và hơi nƣớc, tuy nhiên để cung cấp cho hệ thống
điều khiển khí nén, dòng khí nén còn phải có chức năng vận chuyển một lƣợng dầu có độ
nhớt để bảo quản, bôi trơn các bộ phận bằng kim loại, các chi tiết gây ma sát nhằm chống
mài mòn, chống rỉ, kẹt. Để đạt đƣợc điều đó, ngƣời ta thƣờng dùng một thiết bị tra dầu làm
việc theo nguyên tắc cơ bản của một ống Venturi.

Đề cương bài giảng số 2 10


Hình 1.15 Mô tả nguyên lý cấu tạo của bộ tra dầu
Nguyên lý làm việc: khi luồng khí nén có áp suất chảy qua khe hẹp, nơi đặt miệng
ống Venturi, áp suất trong ống tụt xuống mức chân không khiến cho dầu từ cốc đƣợc hút
lên miệng ống và rơi xuống buồng dầu rồi bị luồng khí nén có tốc độ cao phân chia thành
những hạt nhỏ nhƣ sƣơng mù cuốn theo dòng khí nén để bôi trơn, bảo quản các phần tử
của hệ thống.

Hình 1.16 Hệ thống phân phối khí nén

2.1.4. Phân phối khí nén


Hình 1.16, mô tả một hệ thống phân phối khí nén. Hệ thống ống dẫn thƣờng đƣợc đặt
dốc theo hƣớng cung cấp khí nén, với độ dốc từ 1-2%.Đƣờng kính của ống dẫn đƣợc lựa
chọn phụ thuộc vào yêu cầu về tổn thất áp suất trên đƣờng dẫn tính từ nguồn đến nơi tiêu
thụ, theo tiêu chuẩn không vƣợt quá 0,1 bar. Cơ sở lựa chọn:
- Lƣu lƣợng cần thiết;
- Độ dài đƣờng dẫn;
- Tổn thất áp suất cho phép;
- Áp suất vận hành;
- Số điểm cần kiểm tra lƣu lƣợng trên đƣờng dẫn.
Các cơ cấu chấp hành có chức năng biến đổi năng lƣợng đƣợc tích lũy trong khí nén
thành động năng, để tạo ra các chuyển động:
- Chuyển động thẳng: + Xilanh tác dụng đơn; + Xilanh tác dụng kép.
Đề cương bài giảng số 2 11
- Chuyển động quay: + Động cơ khí nén; + Xilanh quay;
+ Động cơ khí nén có góc quay giới hạn.
- Giác hút.
1.2.2. Các cơ cấu chấp hành
Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lƣợng khí nén thành năng
lƣợng cơ học. Cơ cấu chấp hành có thể thực hiện chuyển động thẳng (xy – lanh)
hoặc chuyển quay (động cơ khí nén).
Cần pít – tông tạo ra lực đẩy F đƣợc tính bằng tích của diện tích bề mặt pít –
tông A và áp suất trong xy – lanh pe.

1.9 1.2.2.1. Xy-lanh

1.10 a. Xy – lanh tác dụng đơn


Áp lực tác động vào xy – lanh đơn chỉ có ở một phía, phía ngƣợc lại do lò xo
tác động hay do ngoại lực tác động. Lực tác động lên pít – tông đƣợc tính theo
công thức:
Fz = A.pe – FR – FF (1.6)
trong đó:
Fz [daN]: Lực tác động lên pít – tông.
 .D 2
A [cm2]: Diện tích pít – tông.
4
D [cm]: Đƣờng kính pít – tông.
pe [bar]: Ap suất khí nén trong xy – lanh.
FR [bar]: Lực ma sát, phụ thuộc vào chất lƣợng bề mặt giữa pít –
tông và xy – lanh, vận tốc chuyển động pít – tông, loại vòng đệm. Trong trạng thái
vận hành bình thƣờng, lực ma sát FR  0,15 A.p.
FF [bar]: Lực lò xo.
Xy – lanh tác dụng đơn đƣợc sử dụng cho thiết bị, đồ gá kẹp chi tiết.

Hình 1.17 Ký hiệu xy – lanh tác dụng đơn


b. Xy – lanh màng:
Nguyên lý hoạt động của xy – lanh màng cũng tƣơng tự nhƣ xy – lanh tác
dụng đơn. Xy – lanh màng kiểu cuộn có khoảng chạy lớn hơn xy – lanh màng kiểu
hộp.
Do khoảng chạy của pít – tông nhỏ (lớn nhất = 80 mm), xy – lanh màng
đƣợc sử dụng trong điều khiển ô tô (điều khiển phanh, ly hợp …), trong công
nghiệp hóa chất.

Đề cương bài giảng số 2 12


a/ Xy lanh maøng kieåu cuoän b/ Xy lanh maøng kieåu hoäp
Hình 1.18 Xy – lanh màng.

c. Xy – lanh tác dụng hai chiều (xy – lanh tác dụng kép):
Nguyên tắc hoạt động của xy – lanh tác dụng kép là áp suất khí nén đƣợc dẫn
vào cả hai phía xy – lanh.
*Xy – lanh tác dụng kép có giảm chấn
Nhiệm vụ của cơ cấu giảm chấn là ngăn chận sự va đập của pít – tông vào
thành xy – lanh ở vị trí cuối khoảng chạy. Nguyên lý hoạt động của xy – lanh tác
dụng kép có giảm chấn cuối khoảng chạy. Ngƣời ta dùng van tiết lƣu một chiều để
thực hiện nhiệm vụ giảm chấn.

Hình 1.19 Xy – lanh tác dụng kép có giảm chấn cuối hành trình.
* Xy - lanh không có cần pít – tông:
Xy – lanh không có cần pít – tông có ƣu điểm so với loại xy – lanh có cần pít
– tông là chiều dài thiết kế của nó chỉ bằng một nửa và chia làm 3 loại:
- Xy – lanh kiểu dây đai hay băng da.
- Xy – lanh kiểu rãnh then hoa.
- Xy – lanh với bộ ly hợp bằng nam châm.

Hình 1.20 Xy lanh không có cần pít- tông.


* Xy – lanh nhiều vị trí điều chỉnh:
Xy – lanh có nhiều vị trí điều chỉnh gồm hai xy – lanh tác dụng kép nối lại
với nhau. Nhƣ vậy 4 cửa nối 1, 2, 3, 4 sẽ đƣợc hoán vị và sẽ nhận đƣợc 4 vị trí
tƣơng ứng.

Đề cương bài giảng số 2 13


Cöûa noái 1 2 3 4
3 2 1 0 0 + - - +
Vò 1 + - + -
trí
1 23 4 2 - + - +
3 - + - -
Hình 1.21 Xy- lanh nhiều vị trí điều chỉnh.

* Xy – lanh với pít – tông rỗng

Hình 1.22 Xy-lanh với pít - tông rỗng.


* Xy – lanh va đập
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của xy - lanh va đập (Hình 1.23): Xy - lanh
chia ra thành 2 buồng A và B. Ngăn ở giữa 2 buồng, có 1 lỗ tiết lƣu cho khí nén
thoát ra ngoài. Trạng thái bình thƣờng (giai đoạn 1), buồng B thông với áp suất khí
quyển P2. Khi có tín hiệu X, khí nén sẽ vào buồng A, áp suất P2 ban đầu chỉ tác
động vào bề mặt diện tích nhỏ của xy - lanh (giai đoạn 2). Chỉ trong một thời gian
ngắn, áp suất P2 tác động lên cả bề mặt của xy - lanh trong buồng A, áp lực tăng lên
đột ngột (giai đoạn 3) đẩy mạnh xy - lanh đi xuống.

Hình 1.23 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xy – lanh va đập.
* Xy – lanh quay bằng thanh răng
Nguyên lý cấu tạo của xy- lanh quay bằng thanh răng đƣợc trình bày trên
hình 48. Phạm vi quay có thể là 900, 1800 hay 3600.

Đề cương bài giảng số 2 14


Kyù hieäu

A B

Hình 1.24 Xy - lanh quay bằng thanh răng.

1.11 1.2.2.2. Động cơ khí nén


Động cơ khí nén là cơ cấu chấp hành, có nhiệm vụ biến đổi thế năng hay
động năng của khí nén thành cơ năng (chuyển động quay).
Động cơ khí nén có những ƣu điểm sau:
- Điều chỉnh đơn giản số vòng quay và moment quay.
- Đạt đƣợc số vòng quay cao và điều chỉnh vô cấp.
- Không xảy ra hƣ hỏng khi làm việc trong tình trạng quá tải.
- Giá thành bảo dƣỡng thấp.
Tuy nhiên động cơ khí nén có những khuyết điểm sau:
-Giá thành năng lƣợng cao (khoảng 10 lần so với động cơ điện).
- Số vòng quay phụ thuộc quá nhiều khi tải trọng thay đổi.
- Xảy ra tiếng ồn lớn khi xả khí.

Hình 1.25 Ký hiệu động cơ khí nén.


a. Động cơ bánh răng
Động cơ bánh răng đƣợc chia ra làm ba loại: Động cơ bánh răng thẳng, động
cơ bánh răng nghiêng và động cơ bánh răng chữ V. Động cơ bánh răng thƣờng có
công suất đến 59 kW với áp suất làm việc đến 6 bar và moment đạt đến 540 Nm.

Hình 1.26 Động cơ bánh răng.


b. Động cơ trục vít
Hai trục quay của động cơ trục vít có biên dạng lồi và biên dạng lõm. Số
răng của mỗi trục khác nhau. Điều kiện để hai trục quay ăn khớp là hai trục phải
quay đồng bộ.

Đề cương bài giảng số 2 15


Hình 1.27 Động cơ trục vít.
c. Động cơ cánh gạt:

Hình 1.28 Động cơ cánh gạt.

1.2.3. Các phần tử điều khiển (van đảo chiều)


1.2.3.1. Van khí nén
a. Nguyên lý hoạt động và ký hiệu của van đảo chiều
Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lƣợng khí nén bằng cách
đóng mở hay chuyển đổi vị trí để thay đổi hƣớng đi của dòng năng lƣợng.

1.12 * Nguyên lý hoạt động:


Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều (hình 13): Khi chƣa có tín hiệu tác
động vào cửa (12) thì cửa (1) bị chặn và cửa (2) nối với cửa (3). Khi có tín hiệu tác
động vào cửa (12) nòng van sẽ dịch chuyển về phía bên phải, cửa (1) nối với cửa (2)
và cửa (3) bị chặn. Trƣờng hợp tín hiệu tác động vào cửa (12) mất đi, dƣới tác động
của lực lò xo, nòng van trở về vị trí ban đầu.

Hình 1.29 Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều.

Đề cương bài giảng số 2 16


1.13 * Ký hiệu van đảo chiều:
Sự chuyển đổi của nòng van đƣợc biểu diễn bằng các ô vuông liền nhau với
các chữ cái o, a, b, c…
Vị trí ―không‖ đƣợc ký hiệu là vị trí mà khi van chƣa có tác động của tín
hiệu ngoài vào. Đối với van có 3 vị trí, thì vị trí o ở giữa , ký hiệu ―o‖ là vị trí
―không ―. Đối với van có hai vị trí , thì vị trí ―không― có thể là vị trí ―a‖ hoặc ―b‖,
thông thƣờng thì vị trí bên phải ―b‖ là vị trí ―không ―.
Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đƣờng thẳng có hình mũi tên, biểu
diễn chuyển động của dòng khí nén qua van. Trƣờng hợp dòng bị chặn đƣợc biểu
diễn bằng dấu gạch ngang.

Hình 1.30 Ký hiệu và tên gọi của van đảo chiều.

1.14 * Tín hiệu tác động:


Nếu ký hiệu lò xo nằm ngay phía bên phải của ký hiệu van đảo chiều, thì van
đảo chiều đó có vị trí ―không‖, vị trí đó là ô vuông phía bên phải của ký hiệu van
đảo chiều và đƣợc ký hiệu ―o‖. Điều đó có nghĩa là khi nào chƣa có tác động vào
nòng van, thì lò xo tác động giữ vị trí đó. Tác động phía đối diện của van, ví dụ: tín
hiệu tác động bằng cơ, bằng khí nén hay bằng điện giữ ô vuông phía bên trái của
van và đƣợc ký hiệu ―1‖. Trong hình 20 là sơ đồ biểu diễn các loại tín hiệu tác
động lên nòng van đảo chiều.

Đề cương bài giảng số 2 17


Hình 1.31 Tín hiệu tác động.

1.15 * Van đảo chiều có vị trí “không” (không duy trì)


-Van đảo chiều có vị trí ―không‖ là loại van nếu không có tín hiệu tác động
thì van chỉ dừng ở một vị trí duy nhất (đối với van có hai vị trí thì thƣờng vị trí b;
loại van có 3 vị trí thì vị trí ―không‖ nằm ô vuông ở giữa).
- Van đảo chiều 2/2, tác động cơ học - đầu dò

Đề cương bài giảng số 2 18


Hình 1.32 Van đảo chiều 2/2.
- Van đảo chiều 3/2 tác động cơ học - đầu dò

Hình 1.33 Van đảo chiều 3/2.


- Van đảo chiều 3/2 tác động bằng tay – nút ấn

Van đảo chiều 3/2.


- Van đảo chiều 4/2 tác động bằng bàn đạp

Hình 1.34 Van đảo chiều 4/2.


- Van đảo chiều 5/2 tác động bằng cơ – đầu dò:

Kyù hieäu
R 1 0
A A B
P
B
S SP R

Hình 1.35 Van đảo chiều 5/2.

Đề cương bài giảng số 2 19


- Van đảo chiều 5/2 tác động bằng khí nén:

Hình 1.36 Van đảo chiều 5/2 tác động bằng khí nén.
- Van đảo chiều 4/2 tác động trực tiếp bằng nam châm điện:

Hình 1.37 Van đảo chiều 4/2 tác động trực tiếp bằng nam châm điện.
- Van đảo chiều 3/2 tác động bằng nam châm điện qua van phụ trợ:
Tại vị trí ―không‖ cửa P bị chặn, cửa A nối với cửa R. Khi dòng điện vào
cuộn dây, pít – tông trụ bị kéo lên, khí nén sẽ theo hƣớng P1 – 12 tác động lên pít –
tông phụ, pít – tông phụ bị đẩy xuống, van sẽ chuyển sang vị trí 1, lúc này cửa P nối
với cửa A, cửa R bị chặn. Khi dòng điện mất đi, pít – tông trụ bị lò xo kéo xuống
và khí nén ở phần trên pít- tông phụ sẽ theo cửa Z thoát ra ngoài.

Hình 1.38 Van đảo chiều 3/2 tác động bằng nam châm điện qua van phụ trợ.
- Công tắc hành trình (cữ chặn):
Chiều tác động lên đầu dò là cùng hƣớng với khoảng chạy của đầu dò.
Chiều tác động lên công tắc hành trình bằng con lăn tác động hai chiều đƣợc mô tả
ở hình 23. Đối với công tắc hành trình (cử chận) bằng con lăn tác động một chiều
khi chiều tác động từ trái qua phải, con lăn bị xoay, không có tín hiệu tác động lên
công tắc hành trình.

Đề cương bài giảng số 2 20


P A

Hình 1.39 Công tắc hành trình.

1.16 * Van đảo chiều không có vị trí “không” (có duy trì):
Van đảo chiều không có vị trí ―không― là loại van sau khi tín hiệu tác động
lần cuối lên nòng van không còn nữa, thì van sẽ giữ nguyên vị trí lần đó, khi nào
chƣa có tác động lên phía đối diện nòng van. Vị trí tác động đƣợc ký hiệu a, b, c…
Tác động lên nòng van có thể là:
- Tác động bằng tay, bàn đạp.
- Tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi vào hay đi ra từ hai phía nòng
van.
- Tác động trực tiếp bằng điện từ hay gián tiếp bằng dòng khí nén đi qua van
phụ trợ.
- Van trƣợt đảo chiều 3/2 tác động bằng tay

Hình 1.40 Van trượt đảo chiều 3/2.


Khi dịch chuyển ống lót sang vị trí a, thì cửa P nối cửa A và cửa R bị chặn.
Khi dịch chuyển ống lót sang vị trí b, thì cửa A nối với cửa R và cửa P bị chặn.
- Van xoay đảo chiều 4/3 tác động bằng tay

P Kyù hieäu
a b c
A B
A B
c
a,b,c
R
B P R

b
R P

A a

Đề cương bài giảng số 2 21


Hình 1.41 Van xoay đảo chiều 4/3.
- Van đảo chiều xung 5/2 tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ
hai phía nòng van:
Nguyên tắc hoạt động cũng tƣơng tự giống nhƣ van đảo chiều xung 4/2 tác
động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ hai phía nòng van.

R P S

Kyù hieäu
A B

P R

A B
Hình 1.42 Van trượt đảo chiều 5/2.
- Van đảo chiều xung 3/2 tác động bằng nam châm điện qua van phụ trợ:
A

P R
Hình 1.43 Van đảo chiều xung 3/2.
- Van đảo chiều xung 4/2 tác động bằng nam châm điện qua van phụ
trợ:
A B

P R
Hình 1.44 Van đảo chiều xung 4/2.
- Van đảo chiều xung 5/2 tác động bằng nam châm điện qua van phụ
trợ:
A B

P R
Hình 1.45 Van đảo chiều xung 5/2.

1.2.3.2. Van điện-khí nén


1.2.4. Van chắn
Van chắn là loại van chỉ cho lƣu lƣợng khí nén đi qua một chiều, chiều
ngƣợc lại bị chặn. Áp suất dòng chảy tác động lên bộ phận chặn của van và nhƣ
vậy van đƣợc đóng lại. Van chắn gồm có các loại sau:
- Van một chiều.
- Van logic OR.
- Van logic AND.

Đề cương bài giảng số 2 22


- Van xả khí nhanh.

1.17 1.2.4.1. Van một chiều


Van một chiều có tác dụng chỉ cho lƣu lƣợng khí nén đi qua một chiều, chiều
ngƣợc lại bị chặn. Nguyên lý hoạt động và ký hiệu van một chiều, dòng khí nén đi
từ A qua B, chiều từ b qua A bị chặn.

Hình 1.46 Van một chiều.

1.18 1.2.4.2. Van logic OR


Nguyên lý hoạt động và ký hiệu van logic OR nhƣ sau: Khi có dòng khí nén
qua cửa P1 sẽ đẩy pít – tông trụ của van sang vị trí bên phải chắn cửa P2, nhƣ vậy
cửa P1 nối với cửa A. Khi có dòng khí nén qua cửa P2 sẽ đẩy pít – tông trụ của van
sang vị trí bên trái chắn cửa P1, nhƣ vậy cửa P2 nối với cửa A. Nhƣ vậy, van logic
OR có chức năng là nhận tín hiệu điều khiển ở những vị trí khác nhau trong hệ
thống điều khiển.

Hình 1.47 Van logic OR.

1.19 1.2.4.3. Van logic AND


Khi có dòng khí nén qua cửa P1 sẽ đẩy pít – tông trụ của van sang vị trí bên
phải nhƣ vậy cửa P1 bị chặn. Khi có dòng khí nén qua cửa P2 sẽ đẩy pít – tông trụ
của van sang vị trí bên trái, cửa P2 bị chặn. Nếu dòng khí nén đồng thời đi qua cửa
P1 và P2, cửa A sẽ nhận đƣợc tín hiệu, tức là khí nén sẽ đi qua cửa A. Nhƣ vậy van
logic AND có chức năng là nhận tín hiệu điều khiển cùng một lúc ở những vị trí
khác nhau trong hệ thống điều khiển.

Đề cương bài giảng số 2 23


Hình 1.48 Van logic AND.

1.20 1.2.4.4. Van xả khí nhanh


Khi dòng khí nén đi qua cửa P2 sẽ đẩy pít – tông trụ sanh phải chắn cửa R,
nhƣ vậy cửa P nối với cửa A. Trƣờng hợp ngƣợc lại, khi dòng khí nén đi từ A sẽ
đẩy pít – tông trụ sang trái chắn cửa P và nhƣ vậy cửa A nối với cửa R. Van xả khí
nhanh thƣờng lắp ở vị trí gần cơ cấu chấp hành, ví dụ pít – tông có nhiệm vụ xả khí
nhanh ra ngoài.

Hình 1.49 Van xả khí nhanh.

1.2.5. Van tiết lƣu


Van tiết lƣu có nhiệm vụ điều chỉnh lƣu lƣợng dòng chảy tức là điều chỉnh
vận tốc hoặc thời gian chạy của cơ cấu chấp hành. Ngoài ra van tiết lƣu cũng có
nhiệm vụ điều chỉnh thời gian chuyển đổivị trí của van đảo chiều. Nguyên lý làm
việc của van tiết lƣu là lƣu lƣợng dòng chảy qua van phụ thuộc vào sự thay đổi tiết
diện.

1.21 1.2.5.1. Van tiết lưu có tiết diện không thay đổi
Lƣu lƣợng dòng chảy qua khe hở của van có tiết diện không thay đổi đƣợc.
A B

Hình 1.50 Ký hiệu van tiết lưu có tiết diện không thay đổi.

1.22 1.2.5.2. Van tiết lưu có tiết diện thay đổi


Van tiết lƣu có tiết diện thay đổi điều chỉnh đƣợc lƣu lƣợng dòng chảy qua
van. Hình 35 là nguyên lý hoạt động và ký hiệu của van tiết lƣu có tiết diện thay
đổi, tiết lƣu đƣợc cả hai chiều của dòng khí nén đi từ A qua B và ngƣợc lại. Tiết
diện đƣợc thay đổi bằng vít điều chỉnh.

Đề cương bài giảng số 2 24


Hình 1.51 Van tiết lưu có tiết diện thay đổi được.

1.23 1.2.5.3. Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay
Nguyên lý hoạt động của van nhƣ sau: tiết diện chảy Ax thay đổi bằng cách
điều chỉnh vít điều chỉnh. Khi dòng khí nén đi từ A qua B, lò xo đẩy màng chắn
xuống và dòng khí nén chỉ đi qua tiết diện Ax. Khi dòng khí nén đi từ B qua A, áp
suất khí nén thắng lực lò xo, đẩy màng chắn lên và nhƣ vậy dòng khí nén sẽ đi qua
khoảng hở giữa màng chắn và mặt tựa màng chắn, lƣu lƣợng không đƣợc điều
chỉnh.

Hình 1.52 Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay.

1.2.6. Van áp suất


1.24 1.2.6.1. Van an toàn
Van an toàn có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải. Khi áp
suất lớn hơn áp suất cho phép của hệ thống thì dòng áp suất khí nén sẽ thắng lực lò
xo và khí nén sẽ theo cửa R thoát ra ngoài môi trƣờng.

Hình 1.53 Van an toàn.

1.25 1.2.6.2. Van tràn

Đề cương bài giảng số 2 25


Nguyên tắc hoạt động của van tràn tƣơng tự nhƣ van an toàn nhƣng chỉ khác
ở chỗ là khi áp suất ở cửa P đạt đƣợc giá trị xác định thì cửa P sẽ nối với cửa A nối
với hệ thống điều khiển.

Ký hiệu van tràn.

1.26 1.2.6.3. Van điều chỉnh áp suất


Van điều chỉnh áp suất có công dụng giữ cho áp suất không đổi ngay cả khi
có sự thay đổi bất thƣờng của tải trọng làm việc ở phía đƣờng ra hoặc sự dao động
của áp suất đƣờng vào van. Nguyên tắc hoạt động của van điều chỉnh áp suất nhƣ
sau (Hình 7): khi điều chỉnh trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của đĩa van, trong
trƣờng hợp áp suất của đƣờng ra tăng lên so với áp suất đƣợc điều chỉnh, khí nén sẽ
qua lỗ thông tác dụng lên màng, vị trí kim van thay đổi, khí nén qua lỗ xả khí ra
ngoài. Đến khi áp suất ở đƣờng ra giảm xuống bằng với áp suất đƣợc điều chỉnh,
kim van trở về vị trí ban đầu.

1.27 1.2.6.4. Rơle áp suất:


Rơle áp suất có nhiệm vụ đóng mở công tắc điện, khi áp suất trong hệ thống
vƣợt quá mức yêu cầu. Trong hệ thống điều khiển điện – khí nén, rơle áp suất có
thể coi nhƣ là phần tử chuyển đổi tín hiệu khí nén – điện. Công tắc điện đóng, mở
tƣơng ứng với những giá trị áp suất khác nhau có thể điều chỉnh bằng vít.

Hình 1.54 Rle áp suất.

1.2.7. Van điều chỉnh thời gian


1.28 1.2.7.1. Rơle thời gian đóng chậm:
Rơle thời gian đóng chậm gồm cụm các phần tử: van tiết lƣu một chiều điều
chỉnh bằng tay, bình trích chứa, van đảo chiều 3/2 ở vị trí ―không‖ cửa P bị chặn.

Đề cương bài giảng số 2 26


Hình 1.55 Rơle thời gian đóng chậm.
Khí nén qua van tiết lƣu một chiều, cần thời gian t1 để làm đầy bình chứa, sau
đó tác động lên nòng van đảo chiều, van đảo chiều chuyển đổi vị trí, cửa P nối với
cửa A.

1.29 1.2.7.2. Rơle thời gian ngắt chậm:


Rơle thời gian đóng chậm, về nguyên lý, cấu tạo cũng tƣơng tự nhƣ rơle thời
gian đóng chậm, nhƣng van một chiều có chiều ngƣợc lại.

1.2.8. Van chân không


Van chân không là cơ cấu có nhiệm vụ hút và giữ chi tiết bằng lực hút chân
không.
Chân không đƣợc tạo ra bằng bơm chân không hay bằng nguyên lý ống
Ventury. Khí nén với áp suất p trong khoảng 1,5 – 10 bar sẽ qua ống Ventury và
theo cửa R thoát ra ngoài. Tại phần cuối của ống Ventury chân không sẽ đƣợc tại
thành. Nhƣ vậy cửa nối U sẽ tạo ra chân không.
Cửa U nối với đĩa hút (thƣờng đƣợc chế tạo theo dạng đĩa tròn với vật liệu là
cao su hay vật liệu tổng hợp). Áp suất chân không tại cửa U có thể đạt đến 0,7 bar
và phụ thuộc vào áp suất p của dòng khí nén.

Hình 1.56 Van chân không có bình trích chứa.

1.2.9. Các phần tử đƣa tín hiệu


1.2.7.1. Các phần tử đƣa tín hiệu khí nén
a. Khái niệm chung
Trong các hệ thống điều khiển tự động nói chung, hệ thống khí nén nói riêng, các
phần tử đƣa tín hiệu đƣợc chia làm hai nhóm:
Đề cương bài giảng số 2 27
- Nhóm các phần tử giao tiếp ngƣời - hệ thống.
+ Trong hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng khí nén, ngƣời ta thƣờng sử dụng các
phần tử (gọi chung là phần tử tác động bằng tay): dạng các nút ấn, núm xoay, Pedal... với
các van đảo chiều 3/2 hoặc đảo chiều 5/2.
- Nhóm các phần tử giao tiếp trong hệ thống, gồm các phần tử thực hiện nhiệm vụ
giám sát trạng thái của hệ thống, nhƣ các công tắc hành trình, cảm biến...
b. Nhóm phần tử giao tiếp ngƣời với hệ thống
Hình 2.51 mô tả cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ký hiệu của một nút ấn thƣờng đóng
sử dụng van đảo chiều 3/2.
Hình 1.57 Nút nhấn thƣờng đóng 3/2

Thân van

Nòng van

Khi chƣa có lực Khi có lực tác


tác dụng dụng

Trong thực tế, ngƣời ta còn sử dụng các loại phần tử đƣa tín hiệu khí nén khác, có thể
thống kê thêm một số loại bằng ký hiệu của chúng nhƣ trên hình 2.52:

Hình 1.58 Các kí hiệu của một số nút nhấn

c. Nhóm phần tử giao tiếp trong hệ thống


- Các công tắc hành trình hay còn gọi là công tắc giới hạn tác động bằng cơ khí.
Hình 2.53 mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một công tắc hành trình khí nén
tác dụng bằng cơ khí, sử dụng van 3/2 thƣờng đóng.
Hình 1.59 Công tắc hành trình 3/2

a) Công tắc hành trình tác a) Công tắc hành trình


Đề cương bàitác
giảng số 2 28
động hai chiều động một chiều
Theo yêu cầu công nghệ điều khiển hệ thống bằng khí nén, ngƣời ta thƣờng sử dụng
hai loại công tắc hành trình, phân biệt theo chiều tác động: công tắc hành trình tác động cả
hai chiều (hình 2.53a) và công tắc hành trình chỉ tác động một chiều hoặc từ trái sang phải
hoặc từ phải sang trái (hình 2.53b).
1.2.7.2. Các phần tử đƣa tín hiệu điện-khí nén
a. Nút ấn

Nút
ấn

Tiếp điểm
Phần tử thƣờng
chuyển đóng
mạch

Tiếp điểm

thƣờng mở
hiệu

Hình 1.60 trình bày cấu tạo, ký hiệu của một số dạng nút ấn trong mạch điện.

b)

a) Nút ấn tự phục hồi b) Nút ấn tự giữ


Hình 1.61 Các dạng nút ấn
b. Công tắc hành trình điện - cơ:

a) Cấu tạo, ký hiệu

Đề cương bài giảng số 2 29


b) Vị trí lắp đặt
Hình 1.62 Công tắc hành trình điện cơ

c. Công tắc hành trình từ tiệm cận.


Nam châm

b) Vị trí lắp đặt


Hình 1.63 Công tắc hành trình từ tiệm cận

Bộ tiếp điểm đƣợc làm bằng vật liệu sắt từ (Fe - Ni) và đƣợc đặt trong ống chứa khí
trơ. Khi tiệm cận với từ trƣờng của nam châm vĩnh cửu (hoặc nam châm điện), các tiếp
điểm đƣợc từ hóa và hút nhau (tiếp xúc) cho dòng điện có thể chảy qua.
4) Cảm biến quang.

Nguyên lý làm việc:


Bộ phận phát sẽ phát đi tia hồng ngoại bằng điôt phát quang, khi gặp vật chắn, tia
hồng ngoại sẽ phản hồi lại bộ phận nhận. Nhƣ vậy ở bộ phận nhận, tia hồng ngoại phản hồi
là tín hiệu kích thích tạo nên tín hiệu ra.

Đề cương bài giảng số 2 30


- Cảm biến quang phản hồi (Hình 4.7a);
- Cảm biến quang một chiều (Hình 4.7b).
o
—I— Kí hiệu

trên sơ đồ

Tuỳ theo cách thiết lập vị trí của bộ phận phát và bộ phận nhận, ngƣời ta chia cảm
biến quang thành 2 loại chính:a) Cảm biến quang phản hồi b) Cảm biến quang một chiều
Hình 1.65 Các loại cảm biến quang
1.2.9. Phần tử xử lý tín hiệu trong hệ thống điện-khí nén
Trong kỹ thuật điều khiển, rơle nhƣ là một phần tử xử lý tín hiệu. Có nhiều loại rơle
khác nhau, tùy theo công dụng. Phần trình bày tiếp theo sẽ giới thiệu một số loại rơle thông
dụng, ví dụ rơle đóng - mở, rơle thời gian.
1.2.9.1. Rơle điện từ
Nguyên lý làm việc của rơle đóng - mở đƣợc biểu diễn ở hình 4.10. Khi cho dòng điện
chạy vào cuộn dây cảm ứng, xuất hiện lực từ trƣờng sẽ hút lõi sắt, trên đó có lắp các tiếp
điểm (tiếp điểm thƣờng đóng, tiếp điểm thƣờng mở).


Cấu hiệu
tạo
Hình 1.66 Rơle điện từ

1.2.9.2. Rơ le thời gian


Rơle thời gian còn gọi là các bộ định thời (Timer) thực hiện bằng khí nén đã đƣợc
trình bày ở chƣơng 3. Trong cấu trúc hệ điều khiển bằng điện - khí nén, ngƣời ta có thể sử
dụng các timer thực hiện bằng điện tử, điện từ hay kết hợp các linh kiện điện tử với rơle
điện từ, dƣới đây trình bày hai kiểu rơle thời gian loại này: a) Rơle thời gian tác động
muộn (DELAY ÔN)
Nguyên lý làm việc của rơle thời gian tác động muộn và nhả muộn tƣơng tự nhƣ rơle
thời gian tác động muộn và nhả của phần tử khí nén.

Đề cương bài giảng số 2 31


Sơ đô nguyên l ý của DELAY ÔN

a) Rơle thời gian tác động muộn (DELAY ÔN)

nguyên lý của DELAY


b) Rơle thời gian nhả muộn (DELAY ÔFF)
Hình 1.67 Rơle thời gian

1.3. Tính chọn các phần tử khí nén và điện khí nén
1.3.1 Cơ sở tính toán khí nén
a. Thành phần hóa học của khí nén
Nguyên tắc hoạt động của các thiết bị khí nén là không khí trong khí quyển,
đƣợc hút và nén trong máy nén khí. Sau đó khí nén từ máy nén khí đƣợc đƣa vào hệ
thống khí nén. Không khí là loại hỗn hợp, bao gồm những thành phần nhƣ ni-tơ, ô
xi, các bo níc, hidro, heli,...
Bảng 1.2. Những đại lƣợng vật lý cơ bản của không khí
Số TT Đại lƣợng Kí hiệu Giá trị Đơn vị Ghi chú
1 Khối lƣợng n 1,293 kg/m 3
Trạng thái
riêng tiêu chuẩn
2 Hằng số khí R 287 J/kg.K
3 Tốc độ âm s 331,2 m/s 0oC
thanh
4 Nhiệt lƣợng cp 1,004 kJ/kg.K áp suất
riêng hằng số
5 Sô mũ đoạn K 1,4
nhiệt
6 Độ nhớt  17,17.10-6 Pa.s Trạng thái
động lực tiêu chuẩn
7 Độ nhớt  13,28.10 -6
m 2
/s Trạng thái
động tiêu chuẩn

Đề cương bài giảng số 2 32


b. Phƣơng trình trạng thái nhiệt động học
Giả thiết là khí nén trong hệ thống gần nhƣ là khí lí tƣởng. Phƣơng trình
trạng thái nhiệt tổng quát của khí nén:
pabs.V = m.R.T (1.7)
trong đó:
pabs [bar] áp suất tuyệt đối
V [m3] thể tích của khí nén
m [kg] khối lƣợng
R [J/kg.K] hằng số khí
T [K] nhiệt độ Kelvin
* Định luật Boyle - Mariotte
Khi nhiệt độ không thay đổi (T = hằng số), ta có:
pabs .V = hằng số
Nếu gọi:
V1 là thể tích khí nén tại thời điểm áp suất p1
V2 là thể tích khí nén tại thời điểm áp suất p2
p1 abs là áp suất tuyệt đối khí nén có thể tích V1
p2 abs là áp suất tuyệt đối khí nén có thể tích V2
Phƣơng trình trên trở thành:
V1 p2 abs
 (1.8)
V2 p1 abs
Năng lƣợng khí nén và năng lƣợng giãn nở không khí đƣợc tính theo phƣơng trình:
p1
W  p1.V1.ln (1.9)
p2
* Định luật 1 Gay - Lussac
Khi áp suất không thay đổi (p = hằng số), ta có:
V1 T1
 (1.10)
V2 T2
T1 là nhiệt độ khí nén tại thời điểm có thể tích V1
T2 là nhiệt độ khí nén tại thời điểm có thể tích V2
Năng lƣợng khí nén và năng lƣợng giãn nở không khí đƣợc tính theo phƣơng trình:
W = p(V2 - V1) (1.11)
* Định luật 2 Gay - Lussac
Khi thể tích V không thay đổi (V = hằng số), ta có:
T1 p1 abs
 (1.12)
T2 p2 abs
Bởi vì thể tích V không thay đổi nên năng lƣợng giãn nở bằng 0.
* Phƣơng trình trạng thái nhiệt khi cả 3 đại lƣợng áp suất, nhiệt độ, thể tích thay
đổi:
pabsV
 m.R  const (1.13)
T
hay

Đề cương bài giảng số 2 33


p1 absV1 p2 absV2
 (1.14)
T1 T2
Khối lƣợng không khí m đƣợc tính theo công thức:
m=ρV (1.15)
* Phƣơng trình đoạn nhiệt
Trạng thái đoạn nhiệt là trạng thái mà trong quá trình nén hay giãn nở không
có nhiệt đƣợc đƣa vào hay lấy đi, phƣơng trình:
p1.v1k  p2.v2k  const (1.16)
hay
k
k
p1  v2   T1  k 1
    (1.17)
p2  v1   T2 
c. Độ ẩm không khí
Khí quyển là khí hỗn hợp của hơi nƣớc và không khí. Theo định luật Dalton,
áp suất toàn phần của khí hỗn hợp là tổng của các áp suất riêng phần.
Khi nƣớc đƣợc dẫn vào một không gian kín có chứa không khí, nƣớc sẽ bị
bốc hơi cho đến chừng nào hơi nƣớc đạt đƣợc áp suất bão hòa pw, , áp suất của khí
hỗn hợp trong không gian kín đó, theo Dalton là:
p = pkhông khí + pw, (1.18)
p là áp suất toàn phần
pkhông khí là áp suất riêng phần
- Lƣợng hơi nƣớc chứa nhiều nhất trong 1 kg không khí gọi là lƣợng ẩm bão hòa.
- Lƣợng hơi nƣớc thực tế chứa trong 1 kg không khí gọi là lƣợng ẩm tuyệt đối.
- Độ ẩm tƣơng đối không khí đƣợc biểu thị dƣới dạng % của tỉ số lƣợng ẩm tuyệt
đối và lƣợng ẩm bão hòa.
d. Phƣơng trình dòng chảy liên tục
Lƣu lƣợng khí nén chảy trong đƣờng ống từ vị trí 1 đến vị trí 2 là không đổi,
ta có phƣơng trình :
Qv1 = Qv2 (1.19)
w1 . A1 = w2 . A2 = hằng số
Q1, Q2 là lƣu lƣợng dòng chảy tại vị trí 1 và 2 [m3/s]
w1, w2 là vận tốc dòng chảy tại vị trí 1 và 2 [m/s]
A1, A2 là tiết diện chảy tại vị trí 1 và 2 [m2]
e. Lƣu lƣợng khí nén qua khe hở
Để tính toán những thiết bị điều khiển bằng khí nén một cách dễ dàng, ta giả
thiết :
- Quá trình thực hiện trong hệ thống xảy ra chậm, nhƣ vậy thời gian trao đổi nhiệt
đƣợc thực hiện, quá trình xảy ra là quá trình đẳng nhiệt.
- Quá trình thực hiện trong hệ thống xảy ra nhanh, nhƣ vậy thời gian trao đổi nhiệt
không thực hiện đƣợc, quá trình xảy ra là quá trình đoạn nhiệt.
Lƣu lƣợng khối lƣợng khí q qua khe hở đƣợc tính nhƣ sau :
qm   . . A1. 2.1.p [kg/s] (1.20)
hoặc

Đề cương bài giảng số 2 34


2.p
qv   . . A1. [m3/s] (1.21)
1
trong đó:
ε là hệ số giãn nở
α là hệ số lƣu lƣợng (hệ số này phụ thuộc vào dạng hình học của khe hở và hệ
số vận tốc)
A1 là diện tích mặt cắt của khe hở
ρ1 là khối lƣợng riêng của không khí
1.3.2 Tính chọn các phần tử khí nén và điện khí nén
a. Nguồn (máy nén khí)
Áp suất khí đƣợc tạo ra từ máy nén khí, ở đó năng lƣợng cơ học của động cơ
điện hoặc của động cơ đốt trong đƣợc chuyển hóa thành năng lƣợng khí nén và
nhiệt năng.
Máy nén khí hoạt động theo hai nguyên tắc là nguyên lí thay đổi thể tích và
nguyên lí động năng, và đƣợc phân loại dựa theo áp suất và nguyên tắc hoạt động.
Mỗi loại máy nén khí sẽ cung cấp lƣu lƣợng khí khác nhau, vì vậy khi lựa chọn máy
nén khí cần quan tâm tới lƣu lƣợng và áp suất khí mà máy nén khi cung cấp đƣợc.
* Máy nén khí kiểu cánh gạt
Lƣu lƣợng tính theo :
n
Qv  ( .D  Z . ).2.e.b. . [m3/s] (1.22)
60
trong đó:
δ [m] là chiều dài cánh gạt
Z là số cánh gạt
n [vòng/phút] là số vòng quay rô to
λ là hiệu suất
e [m] là độ lệch tâm
D [m] là đƣờng kính stato
b [m] là chiều rộng canh gạt
* Máy nén khí kiểu trục vít
Lƣu lƣợng tính theo :
n1
Qv  ..q0 [m3/s] (1.23)
60
trong đó
q0 [m3/vòng] là lƣu lƣợng/vòng
λ là hiệu suất
n1 [vòng/phút] là số vòng quay trục chính
Lƣu lƣợng q0 đƣợc xác định nhƣ sau:
V0
q0  ( A1  A2 ).L.Z1. (1.24)
V1
trong đó
L [m] là chiều dài trục vít
A1 [m2] là diện tích của trục chính
A2 [m2] là diện tích của trục phụ
Z1 là số đầu răng trục chính

Đề cương bài giảng số 2 35


V0 là thể tích khe hở thực tế
V1 là thể tích khe hở lí thuyết
* Máy nén khí kiểu Root
n
Qv  .2..q0 lt [m3/s] (1.25)
60
trong đó
q0 lt [m3/vòng] là lƣu lƣợng theo lý thuyết/vòng
λ là hiệu suất
n [vòng/phút] là số vòng quay
b. Đƣờng ống dẫn
Mạng đƣờng ống dẫn khí nén có thể phân thành hai loại:
- Mạng đƣờng ống đƣợc lắp ráp cố định
- Mạng đƣờng ống đƣợc lắp ráp di động
Thông số cơ bản cho mạng đƣờng ống lắp ráp cố định là ngoài lƣu lƣợng khí
nén, còn có vận tốc dòng chảy, tổn thất áp suất trong ống dẫn khí nén, áp suất yêu
cầu, chiều dài ống dẫn và các phụ tùng nối ống.
Trong thực tế để xác định các thông số cơ bản cho mạng đƣờng ống lắp ráp
cô định, ta sử dụng biểu đồ sau:

Hình 1.68 . Biểu đồ tính tiết diện ống

Đề cương bài giảng số 2 36


Ví dụ: áp suất yêu cầu p = 8 bar, chiều dài ống dẫn L = 200 m, lƣu lƣợng q v
= 170 lít/s, tổn thất áp suất cho phép Δp = 0,1 bar. Theo biểu đồ, đƣờng kính trong
của ống dẫn cần chọn là Ф = 70 mm.
c. Cơ cấu chấp hành
Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lƣợng khí nén thành năng
lƣợng cơ học. Cơ cấu chấp hành có thể thực hiện chuyển động thẳng (xi lanh) hoặc
chuyển động quay (động cơ)
* Xi lanh tác dụng đơn
Lực tác động lên pittong đƣợc tính theo công thức :
FZ  A. pe  FR  FF (1.26)
trong đó
FZ [daN] là lực tác động lên pittong
 .D 2
A [cm2] là diện tích pittong
4
D [cm] là đƣờng kính pittong
pe [bar] là áp suất khí nén trong xi lanh
FR là lực ma sát, phụ thuộc vào chất lƣợng bề mặt giữa pittong và xi lanh, vận
tốc chuyển động pittong, loại vòng đệm. Trạng thái vận hành bình thƣờng, FR
= 0,15.A.p
FF là lực lò xo
* Xi lanh tác dụng hai chiều
- Lực tác động lên cần pittong :
Khi tính toán cần phải chú ý đến chiều chuyển động của cần pittong
Lực tác động khi cần pittong đi ra :
FA  A1. pe2. (1.27)
FA [daN] là lực tác động khi cần pittong đi ra
 .D 2
A1  [cm2] là diện tích mặt đáy pittong
4
D [cm] là đƣờng kính mặt đáy pittong
pe2 [bar] là áp suất khí nén trong xi lanh
η là hiệu suất xi lanh, thông thƣờng η = 0,8
Lực tác động khi cần pittong đi vào:
FE  A2. pe2. (1.28)
FE [daN] là lực tác động khi cần pittong đi vào
 . D 2  d 2 
A2  [cm2] là diện tích vòng găng pittong
4
D [cm] là đƣờng kính mặt đáy pittong
d [cm] là đƣờng kính cần pittong
pe2 [bar] là áp suất khí nén trong xi lanh
η là hiệu suất xi lanh, thông thƣờng η = 0,8
d. Phần tử điều khiển (van đảo chiều)
Khi lựa chọn van khí nén ta quan tâm tới loại van, áp suất van, đƣờng kính
van để cho lƣu lƣơng khí chảy qua van.Thông thƣờng sau khi chọn đƣợc loại van, ta
chọn van có áp suất ≥ áp suất đƣờng ống.

Đề cương bài giảng số 2 37


Đƣờng kính van đƣợc lựa chọn theo hệ số van, môi một loại van sẽ đặc trƣng
bởi một hệ số van Kv. Công thức tính hệ số van Kv nhƣ sau :
p
Qv  K v (1.29)

trong đó
Qv [m3/giờ] là lƣu lƣợng dòng chảy
Kv là hệ số van (hệ số lƣu lƣợng)
Δp là áp suất chênh lệch giữa cửa vào và cửa ra
ρ là trọng lƣợng riêng của lƣu chất

Đề cương bài giảng số 2 38

You might also like