Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

THỰC HÀNH KÝ SINH

TRÙNG

BS. Dương Thị Thân


Bộ môn: Nhiễm – Vi sinh – Ký sinh trùng
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
1. Trứng giun đũa
Trứng thụ tinh (trứng chắc)
- Có hình bầu dục hoặc hơi tròn, rất cân đối.
- Kích thước khoảng 45 - 75μm x 35 - 50μm.
- Màu vàng.
- Vỏ dày, gồm 3 lớp đồng tâm:
+ Ngoài cùng là lớp albumin dày đều, xù xì.
+ Lớp giữa dày, nhẵn và trong suốt được cấu tạo bởi
glycogen.
+ Và một lớp vỏ trong cùng là màng dinh dưỡng cấu
tạo bởi lipid.
- Bên trong trứng là phôi bào chắc, gọn thành 1 khối,
chưa phân chia khi trứng mới được đẻ ra
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
1. Trứng giun đũa
Trứng không thụ tinh (trứng lép)
Có hình bầu dục dài và hẹp hơn, hình dạng kỳ dị.
- Kích thước từ 88 - 94μm x 39 - 44μm.
- Vỏ chỉ có 2 lớp mỏng, không có lớp màng dinh dưỡng.
- Bên trong trứng không có phôi, chỉ có những hạt tròn
không đều, rất chiết quang.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
1. Trứng giun đũa
Trứng mất vỏ
- Có hình dạng bất thường do lớp
albumin bị tróc làm mất lớp ngoài sần sùi,
vỏ trứng trở nên nhẵn. Trứng chỉ có một
vỏ dày và nhẵn và các vân đồng tâm.
- Gặp ở trứng thụ tinh hay không thụ tinh.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
2.Trứng giun móc
Hình bầu dục, hơi dài, rất đối xứng.
- Kích thước: 50 - 70μm x 40μm.
- Vỏ mỏng, nhẵn trong suốt.
- Trứng mới được đẻ ra có từ 2, 4
hoặc 8 phôi bào.
- Trứng giun móc ra ngoại cảnh
thường sau 24 giờ đã nở thành ấu
trùng.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
3.Trứng giun tóc
Hình bầu dục, hơi dài, rất đối xứng, hai
đầu có 2 nút nhày.
- Kích thước: 50 - 65 x 20 - 29μm.
- Trứng có màu vàng đậm ngả sang nâu.
- Vỏ dày, nhẵn gồm 3 lớp.
- Trứng mới được đẻ ra có phôi bào, chưa
phân chia.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
4. Trứng giun kim
Hình bầu dục, thon dài, không cân đối, lép 1 bên.
- Kích thước: 50 - 60μm x 20 - 30μm.
- Trứng không có màu, trong suốt.
- Vỏ mỏng.
- Trứng chứa ấu trùng ở bên trong.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
5.Trứng sán lá ruột
Hình bầu dục.
- Kích thước 160 - 150μm x 85 - 95μm.
- Trứng mới được thải ra ngoại cảnh có
màu vàng nhạt.
- Vỏ mỏng, nhẵn, có nắp.
- Bên trong chứa phôi bào.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
6.Trứng sán lá phổi
Hình bầu dục, đối xứng.
- Kích thước: 80 - 120μm x 45 - 60μm.
- Trứng có màu vàng nhạt hoặc màu nâu
sẫm.
- Nắp dẹp, không theo đường vòng cung
của trứng.
- Vỏ mỏng, nhẵn, dày lên ở phía đối diện
với nắp.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
7. Trứng sán lá gan nhỏ
Hình bầu dục, nhỏ, chỗ giữa nắp và
phần còn lại nhô ra rõ.
- Kích thước 27μm x 18μm.
- Trứng thường có màu vàng.
- Vỏ có 2 lớp, nhẵn và mỏng, nắp lồi
rất dễ thấy và một núm ở phía đối
diện nắp.
- Trứng có phôi ngay từ lúc mới
sinh.
Bài 1: Hình thể trứng giun sán
8. Trứng sán dây
Hình tròn.
- Đường kính khoảng 40μm.
- Màu nâu sẫm.
- Vỏ dày, có 3 lớp, có vạch hướng
tâm từ trong ra ngoài.
- Chứa một phôi có 6 móc.
Bài 2: Hình thể vi nấm
1. Nấm Penicillin
Sợi tơ nấm phân vách, phân
nhánh.
- Bào đài phân nhánh, tiểu
bào đài xếp như hình bàn tay
hay chồi.
- Từ tiểu bào đài sinh ra bào
tử tròn xếp thành chuỗi.
Bài 2: Hình thể vi nấm
2. Nấm Aspergillus
-Sợi tơ nấm phân vách, phân
nhánh.
- Bào đài dài, đầu bào đài
phình to thành bầu.
- Phủ đầy 1 hay 2 hàng tiểu
bào đài.
- Từ tiểu bào đài sinh ra các
bào tử xếp thành chuỗi dài.
Bài 2: Hình thể vi nấm
3. Nấm Trichophyton
-Sợi tơ nấm mảnh, hai bên có
các bào tử đính nhỏ hình giọt
nước, đôi khi có bào tử đính
lớn.
Bài 2: Hình thể vi nấm
4. Nấm Microsporum
- Nhiều bào tử đính lớn
hình thoi, vách mỏng, có
gai, 5 - 8 vách ngăn, ngoài
ra còn có bào tử đính nhỏ
hình quả lê.
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
Có 4 loại Plasmodium có khả năng gây bệnh cho người, nhưng
ở Việt Nam chỉ có ba loại với tỷ lệ gây nhiễm như sau:
+ Plasmodium falciparum: 70-80%
+ Plasmodium vivax: 20-22%
+ Plasmodium malariae: 0-2%
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
- Hình thể ký sinh trùng sốt rét rất phức tạp và đa dạng.
- Trên một tiêu bản máu có mang KST SR sau khi nhuộm Giemsa hay
Wright, ta thấy:
+ Nhân bắt màu đỏ thẫm đến đỏ tím.
+ Tế bào chất bắt màu xanh nhạt đến xanh tím.
+ Phần không bắt màu là không bào.
+ Các hạt sắc tố: đen, nâu đen, nâu ánh vàng.
+ Các hạt đặc hiệu đỏ nâu, hồng nhạt.
Falciparum Vivax
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
• Tùy theo hình thái và sự kết hợp của các yếu tố trên, người ta
chia ra các thể của các loại ký sinh trùng sốt rét như sau:
+ Thể tư dưỡng trẻ (thể nhẫn) (Early Trophozoite).
+ Thể tư dưỡng già (Late Trophozoite).
+ Thể phân liệt (Schizont).
+ Thể giao bào (Gametocyte).
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
1. Đặc điểm về hồng cầu bị ký sinh
Plasmodium Falciparum Plasmodium vivax

- Tương đối bình thường. - Phình to, nhạt màu, méo mó.
- Một hồng cầu có thể có từ 2 → 3 KST. - Bình thường có 1 KST, trong hồng cầu
có thê có đến 2 KST.
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
2. Đặc điểm sự hiện diện của các thể

Plasmodium Falciparum Plasmodium vivax

Thường thấy thể nhẫn và - Thường thấy tất cả các


thể giao bào trong phết thể.
máu ngoại vi, thể tư dương
già và phân liệt có thể gặp
trong sốt rét ác tính.
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
3. Đặc điểm thể tư dưỡng non - ( Thể nhẫn ) Early
Trophozoite
Plasmodium Falciparum Plasmodium vivax

Có hình nhẫn. - Có hình nhẫn.


- Tế bào chất (TBC) mảnh, màu xanh da - TBC mảnh màu xanh nhạt, có không bào to,
trời, bao quanh 1 không bào lớn ở giữa. tròn.
- Nhân đỏ, nằm ở bờ tế bào chất. - Có 1 nhân nhỏ bắt màu đỏ.
- Đôi khi thấy thể nhẫn 2 nhân.
- Có thể thấy hiện tượng đa nhiễm: nhiều
nhẫn trong 1 hồng cầu.
- Thỉnh thoảng gặp thể kết dính ngoại vi:
KST bị dẹp, dính vào thành hồng cầu,
không nhìn thấy không bào, nhân là 1
chấm đỏ, nằm giữa 2 vạch ngắn.
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
3. Đặc điểm thể tư dưỡng trẻ - ( Thể nhẫn ) Early
Trophozoite
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
4. Đặc điểm thể tư dưỡng già

Plasmodium Falciparum Plasmodium vivax

Có dạng amíp. Có dạng amíp


- Tế bào chất dày hơn có hạt sắc tố nâu – TBC nhăn nheo có nhiều dạng giả túc, không
đen. bào bị cắt thành
- Nhân to hơn. nhiều không bào nhỏ, có các hạt sắc tố vàng
- Đôi khi có đốm Maurer: hạt to nhỏ không nâu to, nhỏ không
đều, nằm rãi rác trong hồng cầu nhiễm thể đều.
này. – Nhân to xốp
– Có hạt Schuffner màu hồng đỏ phân bố đều
trên màng hồng cầu.
– Hồng cầu bị ký sinh to lên.
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
5. Đặc điểm thể phân liệt

Plasmodium Falciparum Plasmodium vivax

- Có hình tròn, hình trứng hoặc không


đều.
- Tế bào chất cô đặc hơn, chiếm gần hết
hồng cầu.
- Nhân chia : 16 → 32 mảnh trùng, sắp – Có hình tròn.
xếp không đều. – Tế bào chất chiếm toàn bộ hồng cầu.
- Hạt sắc tố nâu đen thô tụ lại ở giữa. – Nhân chia : 16 → 24 mảnh trùng, sắp xếp
- Khi thể phân liệt phát triển đầy đủ, mỗi không đều.
mảnh trùng có 1 vòng TBC bao quanh. – Hạt sắc tố nâu đen tập trung ở giữa TBC.
Bài 3. Hình thể ký sinh trùng sốt rét
5. Đặc điểm thể giao bào
Plasmodium Falciparum Plasmodium vivax
Hình thoi, bầu dục (non) hình trái chuối, Giao bào đực :
quả thận (già). – Hình cầu, chiếm gần hết thể tích hồng
+ Giao bào đực : cầu.
* Hình quả thận, đầu tròn. – TBC màu xanh xám
* Nhân dưới dạng hạt ăn màu đỏ không – Nhân khá to, màu hồng nhạt, thường ở
giới hạn rõ. giữa.
* Hạt sắc tố màu nâu đen thô nằm rải rác – Các hạt sắc tố vàng nâu xen lẫn hạt
trên TBC màu tím cà. Schuffner hồng đỏ
+ Giao bào cái: trên TBC.
* Hình quả chuối hay lưỡi liềm. Giao bào cái:
* Nhân màu đỏ tập trung ở giữa, chung – Hình cầu
quanh là các hạt sắc tố nâu đen, TBC màu – TBC xanh đậm.
xanh. – Nhân nhỏ gọn có màu đỏ đậm, thường
nằm ở rìa TBC.
– Các hạt sắc tố vàng nâu xen lẫn hạt
Schuffner hồng đỏ trên TBC.
Bài 4. Hình thê ̉ đơn bào
Thể bào nang của đơn bào Định danh thể hoạt động của
đường ruột được định danh đơn bào thường dựa vào các yếu
nhờ các đặc điểm như sau: tố sau đây:
- Hình thể - Kích thước
- Kích thước - Tế bào chất
- Các cơ quan trong tế bào - Chân giả
chất - Nhân
- Nhân - Ngoại tế bào chất
- Nội tế bào chất
- Màng nhân: thể nhiễm sắc
- Không bào
- Nhân thể. - Các ẩn thể
- Màng nhân: thể nhiễm sắc
- Nhân thể
- Roi
- Màng lượn sóng
Bài 3. Hình thê ̉ đơn bào
1. Entamoeba histolytica
1.1. Thể bào nang:

Hình tròn, chiết quang.


- Vỏ dày gồm 2 lớp.
- Kích thước: loại lớn (10 - 15μm) và loại nhỏ (dưới 10μm).
- Có từ 1 - 4 nhân.
- Có những hạt nhiễm sắc nhỏ phân bố đều đặn trên màng nhân.
- Bào nang trẻ (1 - 2 nhân) có nhiều cơ cấu hình que có 2 đầu tròn, chiết
quang gọi là thỏi chromatoid, đôi khi có không bào to.
- Bào nang có 4 nhân: không bào và các thể chromatoid biến mất.
Bài 3. Hình thê ̉ đơn bào
2. Trichomonas vaginalis
Thể hoạt động
Hình cầu hay hình quả lê.
- Kích thước: 15 - 30 x 7 - 10μm.
- Có một nhân to.
- Có trục sống lưng chạy dọc thân.
- 4 roi xuất phát từ một gốc roi hướng ra phía trước và 1 roi
hướng về phía sau, dính vào thân tạo thành một màng gợn sóng
ngắn.
- Tế bào chất chứa nhiều hạt và nhiều không bào.
- Không có thể bào nang.

You might also like