Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

(Đề thi có 5 trang) CHINH PHỤC LÍ THUYẾT (ĐỀ SỐ 04)

Môn thi: VẬT LÍ


Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh……………………………..………………….…..….SBD………...…………..……


1. Dao động cơ
Câu 1. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động
điều hòa. Tần số góc của con lắc lò xo là

A. B. C. D.

Câu 2. Một con lắc lò xo gồm vật nặng và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Chọn gốc tọa độ O
tại vị trí cân bằng, trục Ox song song với trục lò xo. Thế năng đàn hồi của con lắc lò xo khi vật có li
độ x là

A. . B. . C. . D. .
Câu 3. Dao động tắt dần là dao động có
A. tần số góc giảm dần theo thời gian. B. động năng giảm dần theo thời gian
C. biên độ giảm dần theo thời gian. D. li độ giảm dần theo thời gian.
Câu 4. Hai vectơ quay và biểu diễn hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là

(cm); là hai vectơ quay


A. có tốc độ dài của M1 và M2 bằng nhau. B. luôn cùng độ dài.
C. luôn ngược chiều nhau. D. luôn cùng tốc độ góc.
Câu 5. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số
A. của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ. B. của dao động bằng tần số của ngoại lực.
C. của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.D. của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của
hệ.
2. Sóng cơ
Câu 6. Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với
A. tần số của âm. B. độ to của âm. C. năng lượng của âm. D. mức cường độ âm.
Câu 7. Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời
điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân
bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước
sóng của sóng này bằng
A. 48 cm. B. 18 cm. C. 36 cm. D. 24 cm.
Câu 8. Khi con ruồi và con muỗi bay, ta chỉ nghe được tiếng vo ve từ muỗi bay mà không nghe được
từ ruồi là do
A. muỗi đập cánh đều đặn hơn ruồi.
B. muỗi phát ra âm thanh từ cánh.
C. tần số đập cánh của muỗi thuộc vùng tai người nghe được.
D. muỗi bay tốc độ chậm hơn ruồi.

Câu 9. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động điều hoà cùng pha theo phương thẳng đứng.
Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Trên mặt nước, trong vùng giao thoa, phần tử tại M
dao động với biên độ cực tiểu khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền tới M bằng
A. số nửa nguyên lần bước sóng. B. số lẻ lần bước sóng.
C. số lẻ lần một phần tư bước sóng. D. số chẵn lần bước sóng.
Câu 10. Sóng ngang có thể truyền
1
A. trong chất rắn, lỏng, khí. B. trong chất rắn.
C. trên mặt thoáng chất lỏng và trong chất rắn. D. trong chất lỏng.
3. Điện xoay chiều

Câu 11. Khi từ thông qua khung dây có biểu thức thì trong khung dây suất
hiện một suất điện động có biểu thức . Biết và là các hằng số dương.
Giá trị của bằng

A. rad. B. rad. C. rad. D. rad.


Câu 12. Một máy biến áp lý tưởng, có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây cuộn thứ
cấp. Máy biến áp này
A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. B. là máy tăng áp.
C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. D. là máy hạ áp.
Câu 13. Đặt điện áp vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R, cuộn dây có độ tự
cảm L, tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. . B. . C. . D. .
Câu 14. Trong động cơ không đồng bộ, khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ
A. quay ngược từ trường với tốc độ lơn hơn tốc độ của từ trường.
B. quay theo từ trường với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của từ trường.
C. quay ngược từ trường với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của từ trường.
D. quay theo từ trường với tốc độ lớn hơn tốc độ của từ trường.
Câu 15. Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử là điện trở hoặc tụ điện hoặc
cuộn dây. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch cùng pha với điện áp ở hai đầu mạch thì đoạn
mạch đó chứa
A. cuộn dây thuần cảm. B. điện trở.
C. tụ điện. D. cuộn dây không thuần cảm.
4. Mạch dao động & sóng điện từ
Câu 16. Trong sóng điện từ dao động điện trường và dao động từ trường tại một điểm luôn
A. cùng pha nhau. B. ngược pha với nhau
C. vuông pha với nhau. D. lệch pha nhau một góc 600.
Câu 17. Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thực hiện
dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên bản tụ điện là Q 0 và cường độ dòng điện cực đại là I 0.
Chu kì dao động của mạch bằng

A. . B. . C. . D. .
Câu 18. Cho các bộ phận sau: (1) micro, (2) loa, (3) anten thu, (4) anten phát, (5) mạch biến điệu,
(6) mạch tách sóng. Bộ phận có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản là
A. (1), (4), (5). B. (2), (3), (6). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (6).
Câu 19. Cho mạch dao động điện từ lí tưởng. Biểu thức điện tích của một bản tụ điện là

. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là

A. . B. . C. . D. .

Câu 20. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch biến điệu có tác dụng
A. biến đổi tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện.B. trộn sóng âm tần với sóng cao tần.
C. biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh.D. tăng biên độ của tín hiệu.
2
5. Sóng ánh sáng
Câu 21. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. tác dụng lên kính ảnh. B. tác dụng nhiệt.
C. Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh. D. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 22. Khi nói về tia X phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh.
B. Tia X có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên càng mạnh.
C. Tia X là bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 10-11m đến 10-8m.
D. Tia X có thể dùng để chiếu điện, trị một số ung thư nông.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về máy quang phổ lăng kính?
A. Bộ phận của máy làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là thấu kính.
B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn
sắc khác nhau.
D. Dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát
ra.
Câu 24. Một chùm ánh sáng đơn sắc màu đỏ truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số không đổi, bước sóng tăng. B. tần số tăng, bước sóng giảm.
C. tần số không đổi, bước sóng giảm. D. tần số giảm, bước sóng tăng.
Câu 25. Cho các nhận định về tính chất, ứng dụng của tia tử ngoại như sau
(1) Dùng để chữa bệnh còi xương.
(2) Dùng để chiếu, chụp điện.
(3) Bị nước, thủy tinh hấp thụ rất mạnh.
(4) Dùng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.
(5) Có khả năng biến điệu như sóng điện từ cao tần.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
6. Lượng tử ánh sáng
Câu 26. Pin quang điện biến đổi trực tiếp
A. điện năng thành quang năng. B. quang năng thành hóa năng.
C. nhiệt năng thành điện năng. D. quang năng thành điện năng.

Câu 27. Hiện tượng quang phát quang là


A. sự hấp thụ điện năng và chuyển hóa thành quang năng.
B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn.
C. sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
D. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt tấm kim loại.
Câu 28. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
B. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
C. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 29. Tia laze không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có cường độ lớn. B. Bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. Tính đơn sắc cao. D. Bị lệch hướng khi truyền qua lăng kính.
Câu 30. Với hiện tượng quang dẫn thì nhận xét nào sau đây đúng?
A. Bước sóng giới hạn của hiện tượng quang dẫn thường nhỏ hơn giới hạn quang điện ngoài.
B. Năng lượng cần để bứt êlectron ra khỏi liên kết để trở thành êlectron dẫn là rất lớn.
C. Độ dẫn điện của chất bán dẫn giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bán dẫn.

3
D. Các êlectron trong chất bán dẫn được giải phóng khỏi liên kết do tác dụng của ánh sáng thích
hợp.
7. Hạt nhân nguyên tử
Câu 31. Cho phản ứng hạt nhân: . Hạt nhân X là hạt
A. β+. B. β-. C. γ. D. α.
Câu 32. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì
A. năng lượng liên kết riêng càng lớn. B. hạt nhân càng bền vững.
C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
Câu 33. Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.
C. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.
D. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.
Câu 34. Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải phản ứng tỏa năng lượng?
A. . B. .
C. . D. .
Câu 35. Gọi k là số nơtron trung bình còn lại sau mỗi phân hạch (k là hệ số nhân nơtron), thì điều
kiện cần và đủ để phản ứng phân hạch dây chuyền có thể xảy ra là
A. k ≥ 1. B. k > 1. C. k ≤ 1. D. k < 1.
8. Vật lí 11
Câu 36. Mắt có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không điều tiết là
A. mắt không tật. B. mắt cận. C. mắt viễn. D. mắt cận khi về già.
Câu 37. Một điện tích chuyển động với vận tốc trong từ trường có cảm ứng từ là . Góc giữa
vectơ cảm ứng từ và vận tốc là . Lực Lo-ren-xơ do do từ trường tác dụng lên điện tích có độ
lớn được xác định bằng công thức
A. . B. . C. . D. .
Câu 38. Chọn phát biểu đúng khi nói về đường sức điện?
A. nơi nào điện trường mạnh hơn thì nơi đó đường sức điện vẽ thưa hơn.
B. Các đường sức điện xuất phát từ điện tích âm.
C. Qua mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ ích nhất hai đường sức điện.
D. Các đường sức điện không cắt nhau.
Câu 39. Chiếu xiên một tia sáng đơn sắc từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết
quang hơn, khi góc tới nhỏ hơn góc giới hạn thì
A. tia sáng luôn truyền thẳng. B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. xảy ra phản xạ toàn phần. D. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
Câu 40. Theo thuyết êlectron, điều nào sau đây là đúng khi nói về vật nhiễm điện?
A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương.
B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm.
C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron, nhiễm điện âm là vật thừa electron.
D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số êlectron trong nguyên tử nhiều hay ít.
---HẾT---

You might also like