Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

SƯU TẦM VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ

NHẤT
*TÓM TẮT*

1. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất:


Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu
người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do
chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu,
thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu,
nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cuộc chiến này là cuộc chiến khốc liệt và ảnh hưởng vô cùng nặng nề, chiến tranh
thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ nhất Thế chiến hay
Thế chiến I, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7
năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.
Theo sổ sách và các tài liệu về lịch sử ghi lại thì có thể đánh giá về cuộc chiến
tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới và nó
cũng chính là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh
hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc
chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh
hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga và sau đó là
Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và
Ottoman). Cuộc chiến bắt đầu với Vụ ám sát thái tử Áo-Hung, dẫn đến việc Áo – Hung
tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II
truyền lệnh cho các tướng lĩnh đưa quân tấn công Bỉ, Luxembourg và Pháp, theo kế
hoạch Schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận chiến, trong số đó có
60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử.
Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và
hoàn toàn bị kiệt quệ, dẫn tới sự đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau.

2. Tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất:
Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến xảy ra giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh,
Pháp, Nga và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức,
Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc chiến bắt đầu với Vụ ám sát thái tử Áo-Hung,
dẫn đến việc Áo
– Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức
là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng lĩnh đưa quân tấn công Bỉ, Luxembourg và
Pháp, theo kế hoạch Schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận chiến,
trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất
trong lịch sử. Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng
nề hơn cả và hoàn toàn bị kiệt quệ, dẫn tới sự đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh
về sau.
– Giai đoạn thứ nhất (1914 -1916)
+ Ngày 28 – 7 – 1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp
ước ủng hộ.
+ Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.
+ Ngày 3-8, tuyên chiến với Pháp.
+ Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.

Chiến tranh đế quốc bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo
nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia.Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào
sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp
thông trị.
Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao
động ngày một thêm trầm trọng, đói rét, bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra
càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhờ buôn bán
vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn
hai năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và 10 triệu người bị thương. Phong
trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng.
Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.

– Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)


+ Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào
tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 – 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất
bại.
+ Cuối năm 1917, Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng
minh của Đức lần lượt đầu hàng.
+ Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới
thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại
của phe Đức, Áo – Hung.

3. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất để lại:
– Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.
– Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy
bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí
cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.
– Làm tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu.
– Châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm
đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.
– Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc
thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

*NHỮNG BỨC ẢNH VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT*

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều buổi hòa nhạc ngẫu hứng đã được tổ chức để nâng
cao tinh thần của các binh sĩ. Bức ảnh trên được chụp vào năm 1916 khi những người lính
Pháp tham gia buổi hòa nhạc trong Ngày Thánh Barbara.

Thử nghiệm áo chống đạn. Vào đầu Thế chiến thứ nhất, thiết bị bảo vệ cá nhân không phổ
biến trên chiến trường. Sau đó, quân đội đã tìm kiếm những vật dụng bảo vệ binh lính
để giảm số lượng người bị thương và tử vong. Vào cuối năm 1916, Đức đã giới thiệu một bộ
áo chống đạn được làm từ các tấm niken và silicon. Trong ảnh: Những người lính Mỹ đang
mặc thử áo chống đạn vào năm 1918.
Trong Thế chiến thứ nhất, bom đã phá hủy và làm hư hại hoàn toàn nhiều ngôi nhà. Trong
ảnh: Những người lính cứu hỏa đang cố gắng dập lửa sau trận Cambrai ở miền Bắc nước Pháp
vào năm 1918. Trận Cambrai được coi là một trong những trận chiến hiện đại đầu tiên do có
số lượng lớn xe tăng và máy bay chiến đấu tham gia.

Bức ảnh này chụp những người lính Mỹ đóng quân tại Montsec, Pháp, vào năm 1918. Họ
quan sát khu vực xung quanh bằng ống nhòm và kính tiềm vọng hai mắt. Ngày nay, Montsec
là nơi có đài tưởng niệm tôn vinh những người lính Mỹ đã ngã xuống tại khu vực này vào
cuối Thế chiến thứ nhất.

Người tị nạn. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc xung đột vũ trang đã khiến hơn
12 triệu người châu Âu phải bỏ nhà cửa. Trong ảnh: Một người tị nạn dắt theo một con bò ở
thành phố Amiens, Pháp vào năm 1918.
Một chiếc máy bay Đức bị bắn rơi vào năm 1914.

Hơn 10 triệu binh lính và dân thường đã bị bắt và giam giữ trong các trại vào Chiến tranh thế
giới thứ nhất. Trong ảnh: Một tay súng bắn tỉa của Italy bị binh lính Áo bắt giữ.

Vua George V (1865-1936) làm việc trong một căn lều dựng ở sân của Cung điện
Buckingham.

Khoảng 21 triệu người đã bị thương trong Thế chiến thứ nhất. Nhiều người mất một chân
hoặc một cánh tay hoặc bị tàn tật suốt đời. Trong ảnh: Những người lính Đức bị thương đang
tập thể dục với sự hướng dẫn của y tá.
Vào ngày 29/8/1914, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, nhiều phụ nữ đã tuần
hành xuống Đại lộ số 5 của New York để phản đối chiến tranh. Nhiều phụ nữ mặc đồ màu
đen, biểu tượng cho sự tang thương, trong khi những người khác mặc đồ trắng, màu sắc liên
quan đến hòa bình.

Ngày 2/8/1914, tất cả lực lượng dự bị của Hải quân Anh đã được huy động. Trong ảnh: Các
thủy thủ lên tàu của ở Portsmouth. Vào đầu Thế chiến thứ nhất, Lực lượng Dự bị Hải quân
Hoàng gia Anh (RNR) bao gồm 30.000 người.

Năm 1917, Ruth Law trở thành người phụ nữ đầu tiên được phép mặc
đồng phục của Lực lượng Không quân Mỹ. Tuy nhiên, cô không được
phép tham gia các trận không chiến. Trong ảnh: Ruth Law chụp ảnh với
các thành viên của Sư đoàn 29 tại Trại McClellan ở Alabama.
Một người lính Anh đang giúp một tù nhân Đức bị thương di chuyển dọc đường ray vào năm
1916, phía sau họ là một người lính Pháp đang vội vã rời đi với một chiếc máy ảnh. Đây là
một trong số 100 bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tom Marshall phục màu nhân kỷ niệm 100 năm
ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (11/11/1918-11/11/2018), theo Telegraph. Ảnh:
Tom Marshall

Những binh sĩ thuộc quân đội Anh đang thảo luận tại một rãnh trú ẩn của Anh ở Ploegsteert
Wood, trong trận chiến Messines, ngày 11-6-1917. Bằng việc phục chế màu cho những tấm
ảnh, Marshall hi vọng sẽ vẽ nên một hình dung rõ ràng hơn trong suy nghĩ của những thế hệ
sau này về cuộc chiến đau thương trong lịch sử. Ảnh: Tom Marshall

Binh sĩ Đức hành quân dọc cánh đồng đầy hoa trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Kéo dài
trong 4 năm, từ tháng 8-1914 đến tháng 11-1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh
quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất
và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần. Ảnh: Getty
Các binh sĩ Đức nhận hoa từ những người phụ nữ trên đường rời thủ đô Berlin tới Mặt trận
phía Tây ngày 1-8-1914. Ảnh: AP

Một thợ cắt tóc đang cạo râu cho binh sỹ Pháp ở Soissons năm 1917. Ảnh: Daily Mail

Một binh sỹ Australia có tên George "Pop" Redding đang nhặt những bông hoa trong một bức
ảnh chụp năm 1918. Ảnh: Daily Mail
Những công nhân làm việc trong một kho đạn dược ở Chilwell, Anh vào năm 1917. Phần lớn
những người tham gia sản xuất vũ khí trong ảnh đều là phụ nữ. Trong Thế chiến thứ nhất,
những người phụ nữ thường làm việc trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Ảnh:
Imperial War Museums

Những người lính Anh tận hưởng giây phút yên bình hiếm hoi tại căn cứ của mình trong một
bức ảnh chụp vào năm 1917. Trong Thế chiến thứ nhất, 65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối
loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nghìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh
rối loạn tâm lý. Ảnh: Hulton

Một người lính Đức bị thương đang giúp châm một điếu thuốc cho một người lính Anh cũng
bị thương tại một bệnh viện quân đội phục vụ binh sỹ Anh đặt ở miền bắc nước Pháp vào năm
1918. Ảnh: Imperial War Museums
Các bác sĩ và y tá cấp cứu một binh sĩ bị thương tại Gare du Nord, một nhà ga xe lửa ở Paris,
vào năm 1914. Ảnh: Maurice-Louis Branger/Roger-Viollet

Một bức ảnh lưu trữ cho thấy những người lính đang tham dự một chương trình giải trí tại
Suippes, trên Mặt trận Champagne, Đông Pháp năm 1915. Ảnh: Reuters

Những thương binh đang tập đi tại một bệnh viện ở Budapest. Cuộc chiến đã làm hơn 16 triệu
binh sĩ tử nạn và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Ảnh: AP
Những nụ cười hiếm hoi trên chiến trường song hành cùng bom đạn. Ảnh: NY Times

Tại một "chiến trường" khác được các nhiếp ảnh gia ghi lại vào khoảng năm 1916-1917,
những người phụ nữ cũng đang dốc lực làm việc trên cánh đồng lúa tại Anh. Ảnh: Reuters

Giấc ngủ hiếm hoi của những binh sĩ Anh trong một trận đánh năm 1916. Ảnh: Imperial War
Museums

You might also like