Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

KỊCH BẢN TÌNH HUỐNG 1:

Chuyên viên Tư vấn TLHĐ ( Bên A) - Hiệu trưởng trường THCS ( Bên B)
( Thầy T, hiệu trưởng trường THCS mong muốn xây phòng Tâm lý học đường và liên
hệ với bạn, chuyên gia tâm lý, để được tư vấn và giúp đỡ - Giai đoạn 1: Nhập cuộc)

Hiệu trưởng: Xin chào [Tên]. Tôi tên là (...) và là hiệu trưởng của trường THCS ABC. Tôi
muốn dành chút thời gian để giới thiệu bản thân và chào mừng cô đến với trường. Tôi hiện
đã làm chức hiệu trưởng cho trường ABC hiện khoảng 2 năm rưỡi. Trường THCS ABC

NTV: Xin chào ông H. Cám ơn ông và nhà trường đã gửi lời mời.
Đầu tiên, tôi muốn giới thiệu bản thân mình rõ hơn 1 chút với mọi người ở đây. Tên tôi là …,
hiện đang công tác ở ... Tôi đã có N năm kinh nghiệm làm việc với các trường học và giúp
họ giải quyết các nhu cầu về sức khỏe tâm thần, cũng như đã thực hiện 1 số ( vd: tham gia
xây dựng/ nghiên cứu… chương trình)

Hiệu trưởng: Cảm ơn cô đã đồng ý tham gia hỗ trợ và tư vấn cho dự án mới của trường, tôi
hy vọng cô có thể giúp tôi gỡ rối một số khúc mắc. Sắp tới, trường đang có ý định muốn
triển khai xây dựng phòng TLHĐ trong nhà trường, mong có thể được nghe lời khuyên, góp
ý của NTL.

NTV: Vâng, và theo tôi được hiểu trường mình có mong muốn xây dựng phòng TLHĐ, dành
cho các em khối THCS. Xây dựng phòng TLHĐ là 1 sáng kiến rất tuyệt vời và tôi rất vui
được giúp đỡ cho trường. Với tư cách là một chuyên gia tâm lý, tôi ở đây để tư vấn và giúp
đỡ giải quyết các thắc mắc có liên quan một cách tốt nhất có thể.
Dựa trên vốn hiểu biết của mình thì tôi tin rằng đây là 1 dự án cần có sự phối hợp mạnh mẽ
từ các nguồn lực không chỉ trong nhà trường. Đây là lý do tại sao tôi muốn làm việc cùng
trường mình để đánh giá nhu cầu và nguồn hỗ trợ, xác định thiết kế, cách bố trí và trang
thiết bị, đồng thời xây dựng kế hoạch bảo trì và cập nhật phòng học theo thời gian. Tôi tin
rằng bằng cách xây dựng phòng TLHĐ, chúng ta có thể tạo ra 1 môi trường học tập tuyệt
vời, mang lại lợi ích cho học sinh, giáo viên và toàn trường.

NTV: Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào tình hình và đánh giá nhu cầu và nguồn lực trường.
Dựa vào đó, ta có thể xác định kiểu dáng, cách bố trí, trang thiết bị cũng như chương trình/
nguồn lực phù hợp nhất cho phòng TLHĐ của trường.

NTV: Để bắt đầu, hãy nói về mục đích của căn phòng và những gì trường mình hy vọng đạt
được với mô hình PTLHĐ này. Trường có hy vọng triển khai những dịch vụ hoặc chương
trình cụ thể nào với phòng không?

Hiệu trưởng: (...)


Như cô (...) đã biết thì trường chúng tôi đặt HS làm trọng tâm, khoảng thời gian gần đây
trường đã không ngừng tìm cách để hỗ trwoj cho sự phát triển, trưởng thành của các em,
trên và cả ngoài lớp học.
Do tôi nhận thấy Sức khỏe tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành
công trong học tập và cuộc sống. Khi học sinh có sức khỏe tâm lý tốt, các em sẽ có khả
năng học tập, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, tham gia các hoạt động xã hội tích cực hơn
và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó thì việc 1 trường có hệ
thống PTLHĐ cũng là 1 điểm nhấn sáng để cho các vị phụ huynh xem xét và lựa chọn gửi
gắm con em mình.

NTV: Tôi hiểu ý của hiệu trưởng. Vậy với mục tiêu như trên thì hiện tại trường đã có kế hoạch
về nguồn ngân sách và nhân lực như thế nào rồi

Hiệu trưởng: (...)

NTV: Tôi muốn biết ông H hay trường đã hình dung không gian sẽ được sử dụng như thế
nào chưa? Học sinh có thể ra vào phòng này không, hay chỉ các nhà tâm lý/ chuyên viên
của trường mới có thể vào được? Vấn đề cụ thể của HS THCS mà ông muốn tiếp cận ở
đây có thể là gì…

Ông T: (…)

NTV: Vâng và tiếp đó, tôi cũng muốn đề cập tới việc đào tạo đội ngũ giáo viên và nhân viên
nhà trường cách sử dụng phòng, cũng như cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ cho những
học sinh cần hỗ trợ tâm lý. Điều này sẽ giúp tạo ra 1 môi trường học tập lành mạnh, hỗ trợ
và chủ động, tích hợp với các nguồn lực sức khỏe tâm thần từ không chỉ CVTV, mà còn cả
GV và các đội ngũ khác.

NTV: Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thảo luận về cách tích hợp phòng TLHĐ vào các
chương trình học tập ở trường. Đây là cách ta có thể đảm bảo tính bền vững lâu dài của
phòng, để có thể cùng xây dựng và mang tính cập nhật thực tiễn.

NTV: Ông nghĩ sao về kế hoạch này? Ông muốn tiếp tục nó chứ?

Hiệu trưởng: Kế hoạch nghe rất hay và thực thi, cám ơn chuyên viên [Tên] nhiều trong buổi
làm việc với tôi ngày hôm nay. Tôi rất vui khi thấy những gì ta đạt được trong ngày hôm nay,
chân thành cảm ơn cô vì sự tham gia và góp mặt, cũng như những cam kết đã đề với
trường ngày hôm nay. Tôi rất mong chờ tới buổi làm việc tiếp theo của chúng ta.

NTV: Vậy tôi hy vọng sẽ có buổi hẹn tiếp theo cùng trường để cùng ban giám hiệu tham
quan và bàn bạc về không gian xây dựng phòng TLHĐ phù hợp với dự định và mong muốn
của trường mình qua buổi hôm nay.

You might also like