Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

I. Tiêu chuẩn đánh giá tuổi trưởng thành.

Tiêu chuẩn ngày xưa:


Khi nói đến khái niệm phát triển, người ta thường hay đề cập đến các khái
niệm có liên quan đến sự tăng trưởng, chín muồi.
Tăng trưởng, được cho là sự gia tăng về số lượng (chiều dài, dung tích, khối
lượng,...). Ví dụ như có sự gia tăng về chiều cao, cân nặng, sự tăng lên của các tế bào
thần kinh,...
Còn chín muồi được dùng khi sự tăng trưởng đạt đến “độ”. Người xưa thường
nói: “Nữ thập tam, nam thập lục” để chỉ sự chín muồi về mặt sinh học (sự dậy thì)
của con người.
Tiêu chuẩn ngày nay:
Về mặt thể chất:
● Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ - ron thần kinh lên tới

mức cao nhất (14 - 16 tỉ).


● Các tố chất về thể lực: sức nhanh, sức bền bỉ, độ dẻo dai, linh hoạt đều

phát triển mạnh.


● Chiều cao trung bình của nam giới ở Việt Nam là 168.1cm, cân nặng

dao động từ 52.28 đến 70.63kg; chiều cao trung bình của nữ giới ở Việt Nam là
163cm, cân nặng trung bình khoảng 56.7kg.
Về điều kiện sống: Người trưởng thành ngày nay có điều kiện sống đầy đủ,
hiện đại hơn, có nhiều cơ hội được học tập, trải nghiệm.
Vai trò xã hội: Xã hội có vai trò tạo môi trường học tập, phát triển, cơ hội cho
những người trưởng thành trẻ tuổi được học tập và phát triển hơn nữa.
Vai trò của người trưởng thành trẻ tuổi đối với xã hội: Thông qua những điều
trên, có thể thấy rằng người trưởng thành trẻ tuổi đang được tạo điều kiện về môi
trường sống, cơ hội học tập và phát triển. Vì vậy, những người trưởng thành trẻ tuổi
đã, đang và sẽ phải tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân để
phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, người trưởng thành trẻ tuổi
cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
II. Đặc điểm phát triển tâm lý của người trưởng thành trẻ tuổi.
1. Thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25 tuổi).
1.1 Đặc điểm phát triển nhận thức thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi ( 18
đến 25 tuổi):
1.1.1 Đặc điểm về sự phát triển nhận thức chung :
Đầu tuổi trưởng thành là đỉnh điểm của quá trình phát triển cơ thể và sức
khỏe, đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự phát triển đỉnh điểm của một số nhận thức.
Kết quả thực hiện IQ test cho thấy tuổi 20 - 30 có thể tích lũy ⅔ lượng tri thức
của cuộc đời. Việc học và luyện tập kỹ năng nhận thức thường xuyên sẽ làm tăng
điểm IQ cao hơn những người không luyện tập.
Sự khác biệt cơ bản về tư duy của thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi so
với thanh thiếu niên:

Người trưởng thành trẻ Tuổi thanh thiếu niên


tuổi
(18 đến 25 tuổi)

● Có ý thức về trách ● Phụ thuộc nhiều


Tính độc nhiệm đối với bản thân và hơn vào cha mẹ và người
lập, trách nhiệm người xung quanh lớn
● Mong muốn độc lập ● Chưa có ý thức

về tài chính và cuộc sống rõ về trách nhiệm


● Tự đưa ra quyết định ● Dễ bị ảnh hưởng

và chịu trách nhiệm cho hành bởi bạn bè và môi trường


động của mình xung quanh

● Có định hướng rõ ● Tương lai còn


Tư duy về ràng cho tương lai mơ hồ, chưa có định
tương lai ● Lập kế hoạch và thực hướng rõ ràng

hiện các bước để đạt được ● Dễ dàng thay đổi

mục tiêu ý định và mục tiêu


● Quan tâm đến sự ● Quan tâm nhiều

phát triển nghề nghiệp và tài hơn đến những thú vui
chính hiện tại

● Nhìn nhận thế giới ● Có xu hướng


Quan một cách thực tế và khách nhìn nhận thế giới một
điểm về thế giới quan cách lý tưởng
● Hiểu rằng thế giới ● Dễ thất vọng khi

không hoàn hảo và có nhiều gặp phải những khó khăn


vấn đề cần giải quyết trong cuộc
● Có ý thức tham gia ● Ít quan tâm đến

vào các hoạt động xã hội để các vấn đề xã hội


góp phần cải thiện thế giới

● Sử dụng tư duy logic ● Dễ bị cảm xúc chi


Khả năng và lý trí để giải quyết vấn đề phối khi giải quyết vấn đề
giải quyết vấn đề ● Tìm kiếm thông tin ● Ít khi tìm kiếm

và lời khuyên từ những người lời khuyên từ người khác


có kinh nghiệm ● Dễ mắc sai lầm
● Có khả năng học hỏi do thiếu kinh nghiệm
từ những sai lầm

CÂU HỎI TƯƠNG TÁC : “ Vậy người trưởng thành trẻ tuổi có thể có tư duy
như tuổi thanh thiếu niên không, và ngược lại”
Fighting Fair: How Do You Resolve Conflict? https://youtu.be/gu8gSuF_lvw?
si=3-SeUwiw3uyecYjn
(( Trong cuộc sống chúng ta thường xảy ra xung đột với những người xung
quanh khi không cùng đồng ý một vấn đề hoặc không thể hòa hợp, có thể xảy ra việc
nhận xét khó nghe về người khác hoặc trở nên giận dữ, đánh nhau. Để tránh điều đó
ta cần sự nỗ lực của cả 2 bên, xác định nguyên nhân nói cho nhau những điều cả hai
cảm thấy và cần, cố gắng hiểu quan điểm của họ và nghĩ ra giải pháp khiến cả 2 hài
lòng hoặc thỏa hiệp với nhau những gì cả 2 cần làm. Nếu giải pháp không hiệu quả
thì hãy bắt đầu lại ))
Theo Piaget, lứa tuổi này đạt được giai đoạn cuối của sự phát triển nhận
thức là tư duy thao tác hình thức nhờ vào sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh
thần cùng với những kinh nghiệm tích lũy nhờ việc học tập.
Tư duy hình thức mang tính chất logic, sử dụng tư duy trừu tượng để giải
quyết những vấn đề chung, và đòi hỏi những giả thuyết có thể xảy ra trong dạng của
hệ thống cấu trúc. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, những vấn đề thực tế xảy ra
trong mối quan hệ mơ hồ, không có cấu trúc xã hội và mối quan hệ xã hội; đòi hỏi sự
năng động hơn, ít trừu tượng hơn không phải cách suy nghĩ duy nhất để có thể đối
phó với những trường hợp không nhất quán, không dự đoán trước được và mơ hồ (.
Đó là dạng nhận thức hợp lí (thực dụng) khắp nơi được gọi là postformal thought (tư
duy sau hình thúc) Đ Basseches, 1984; Labovie Ð Vief, 1985).
Formal Operational and Post-Formal Operational Thinking - Essay Example
https://youtu.be/HZ-AicgEu-0?si=kl7A4LzGkN3ciED3
(( Video thảo luận về tư duy vận hành chính thức và tư duy vận hành hậu
chính thức, được đặc trưng bởi tính trừu tượng và logic.
Mọi người có thể rơi vào các giai đoạn tư duy hình thức hoặc tư duy sau hình
thức hoặc kết hợp cả hai. Ví dụ về chị gái 38 tuổi của diễn giả, người được mô tả là
một nhà hoạt động hậu chính thức, được thể hiện bằng cách sử dụng tư duy biện
chứng và xem xét những kinh nghiệm trong quá khứ cũng như những hạn chế của
tình huống.
Các quyết định của Carrie bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp của các vấn đề, chẳng
hạn như chuyển đến nơi ở mới, mua nhà và nuôi chó.
Đoạn video cũng đề cập đến Jasmine, cháu gái 15 tuổi của diễn giả, người
được mô tả là một nhà tư tưởng hoạt động chính thức.
Các quyết định của Jasmine, chẳng hạn như tìm việc làm, chọn môn thể thao
để chơi và chọn lớp học, đều dựa trên tư duy trừu tượng và logic, ít cân nhắc đến tư
duy biện chứng.
Jasmine có dấu hiệu tiến triển từ giai đoạn hoạt động chính thức sang hậu
chính thức, thể hiện qua việc cô đánh giá lại quyết định của mình về các lớp học và
cân nhắc việc tham gia một lớp ngôn ngữ khác. ))
Một số nhà nghiên cứu cho rằng tư duy sau hình thức không phải là một giai
đoạn riêng biệt mà giai đoạn này cần một sự tổ chức lại về tư duy (Rybash, Hoyer &
Roodin, 1986).
1.1.2 Đặc điểm về sự phát triển nhận thức và học tập của thanh niên sinh
viên:
Thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25 tuổi), thời kì này thanh
niên bước vào học nghề ở các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học nên còn được gọi
tên là thời kì thanh niên sinh viên.
a. Đặc điểm về sự phát triển nhận thức của thanh niên sinh viên:
Sinh viên thường giải thích thế giới và những kinh nghiệm giáo dục của họ một
cách độc đoán. Thế nhưng, dần dần họ bắt đầu chấp nhận và tích cực chấp nhận
những chân lí. Kramer (1991) cho rằng tuổi này vượt khỏi tư duy hình thức gồm ba
giai đoạn: tuyệt đối hóa (18 - 22 tuổi); tương đối (cuối tuổi 20 - đầu trung niên); biện
chứng.
Hoạt động nhận thức của lứa tuổi này phải kế thừa và cập nhật những thành
tựu của khoa học đương đại. Hoạt động học tập của người trưởng thành trẻ tuổi có
kế hoạch, mục đích, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp và có tính
chất mở rộng theo năng lực và sở trường, cấu trúc thứ bậc động cơ học tập bao gồm:
● Động cơ nhận thức.

● Động cơ nghề nghiệp.


● Động cơ có tính chất xã hội.

● Động cơ tự khẳng định.

Ngoài ra họ còn tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên
cứu có đặc điểm:
● Phục vụ cho mục đích học tập.

● Nhận thức khoa học là động cơ chủ yếu.

● Được tiến hành dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Cao đẳng, Đại

học.
● Góp phần hình thành tính độc lập về nghề nghiệp, năng lực giải quyết

nhiệm vụ thực tiễn, tương lai.


Ở giai đoạn này tư duy trừu tượng, tư duy logic đã phát triển ở trình độ cao
với sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy. Và tư duy thường có sự linh hoạt, nhạy
bén, có căn cứ, cho phép lĩnh hội nhanh nhạy và sắc bén mọi vấn đề. Bên cạnh đó,
khả năng tìm tòi và nghiên cứu phát triển hơn do người trưởng thành trẻ tuổi
thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đi sâu, tìm tòi, khám phá thêm.
Ngoài ra người trưởng thành trẻ tuổi còn hướng đến cái mới, đi tìm cái mới, sáng tạo
ra cái mới giúp phát triển tư duy sáng tạo. Óc hoài nghi khoa học cũng đặc biệt phát
triển về chất trong độ tuổi này thôi thúc khả năng phản biện, khả năng lật ngược vấn
đề xuất hiện một cách thường trực.
Khả năng tưởng tượng của giai đoạn này phát triển đạt đến đỉnh cao. Điều này
thể hiện qua khả năng sáng tác thơ, văn, truyện ngắn, bút ký đạt mức hoàn thiện.
Xem xét đặc điểm nhận thức và tư duy của lứa tuổi này cần đặt nó trong mối
quan hệ với hoạt động học tập. Hoạt động học tập này thuộc dạng lao động trí óc.
Bản chất của hoạt động nhận thức của giai đoạn này là nghiên cứu chuyên sâu
một chuyên ngành nào đó. Đòi hỏi ở họ những kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề,
năng lực đánh giá và nhận xét các tình huống, các sự kiện có liên quan đến chuyên
ngành của mình. Ngoài ra còn phải tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên liên
ngành, tổng hợp và ứng dụng những tri thức đó vào ngành nghề họ đang học. Nhất
là trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, sinh viên luôn phải nhạy bén, tính cực
cập nhật những tri thức mới.
Lứa tuổi này cũng phải hình thành cho mình năng lực nghiên cứu khoa học.
Thông qua việc học hỏi và trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản như: kĩ năng xác
định vấn đề, kĩ năng phân tích - tổng hợp chuyên biệt, kĩ năng giải quyết vấn đề
Hoạt động học tập của sinh viên mang tính chất độc lập, sáng tạo. Đòi hỏi phải
tự đào tạo, tự hoạch định mục tiêu học tập phù hợp với năng lực của mình và yêu
cầu của nhà trường. Phải nhạy bén, uyển chuyển trong từng hoàn cảnh, linh hoạt
trong việc vận dụng các kiến thức để xử lí các tình huống mới; sáng tạo trong việc
phát hiện ra vấn đề, xem xét và giải quyết vấn để dưới những góc độ khoa học khác
nhau.
b. Đặc điểm về động cơ học của thanh niên sinh viên :
Động cơ học tập là những lí do tham gia vào các hoạt động học, là nội dung
tâm lí của hoạt động học tập.Bị chi phối bởi nhiều yếu tố, dựa trên nguồn gốc xuất
phát có thể chia thành ba yếu tố sau:
● Xuất phát từ hứng thú, niềm tin, lí tưởng, tâm thế, mục đích của chủ

thể.
● Xuất phát từ phía xã hội (ngoài chủ thể) như danh vọng, mong muốn

của gia đình và xã hội.


● Xuất phát từ hoàn cảnh học tập như nội dung, phương pháp dạy học,

nhân cách của giáo viên, các thiết bị dạy học.


Ví dụ: Động cơ học tập của những sinh viên ngành Tâm Lý Học có thể đến từ
sự hứng thú với cơ chế tâm lý người, tâm lý xã hội; mong muốn trở thành một
chuyên gia tâm lý hoặc tự ý thức được bản thân có các tố chất phù hợp với ngành
nghề như sự kiên nhẫn và thấu cảm;...
Chính vì thế, lĩnh vực động cơ học tập của sinh viên rất phong phú và thường
bộc lộ rõ tính hệ thống. Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra không phải đơn
thuần chịu sự chi phối của một loại mà bao gồm nhiều loại động cơ. Đó có thể là
động cơ có tính chất nhận thức, động cơ có tính chất xã hội và động cơ học tập của
sinh viên cùng chịu sự chi phối khá mạnh bởi hoạt động và cách thức tổ chức giảng
dạy của giảng viên.
Động cơ hóa đối với hoạt động học tập của thanh niên sinh viên có một số đặc
điểm sau:
● Không muốn bị xem như một đứa trẻ mới lớn, muốn được tôn trọng

như một người lớn thực sự. Lứa tuổi này muốn thể hiện tính tự lập và độc lập
khỏi sự ràng buộc từ gia đình và nhà trường. Không chấp nhận và không thỏa
mãn với những phương pháp dạy truyền thống bởi vì nó mang tính thụ động và
không tạo điều kiện cho họ phát huy tính tích cực và thể hiện mình. Không muốn
là những trò giỏi bằng cách ngồi học thụ động, chép những gì giảng viên đọc và
xem đó là giáo trình chính. Họ muốn được thể hiện chính kiến khẳng định được
“cái tôi” và bản sắc riêng của mình.
● Sinh viên thường đem những kiến thức trải nghiệm bản thân vào chính

bài học của mình. Cần phải lấy hoạt động làm phương tiện sin, lấy họ làm trung
tâm, giảm bớt hoạt động của giảng viên. Tích cực tham gia thảo luận và làm việc
nhóm giữa sinh viên; kích thích tư duy và trí tò mò, khơi gợi được tính tích cực
học tập của họ.
Ví dụ: trong quá trình học tập lứa tuổi này thường thích những buổi thảo luận,
làm việc nhóm để phát huy tính độc lập, sáng tạo. Hay đem những kinh nghiệm của
bản thân vào bài thuyết trình để làm ví dụ minh họa.
Việc học của họ bị chi phối bởi nhiều loại động cơ:
+ Động cơ nhận thức: sự khao khát trau dồi tri thức, hứng thú các vấn đề khoa
học.
+ Động cơ nghề nghiệp: mong muốn có nghề nghiệp ổn định, thành đạt trong
lĩnh vực chuyên ngành.
+ Động cơ xã hội: đáp ứng yêu cầu của xã hội.
+ Động cơ tự khẳng định: về năng lực và phẩm chất cá nhân.
+ Động cơ cá nhân: tương lai ổn định, thu nhập cao
Tính đặc thù của hoạt động học tập sẽ giúp người trưởng thành trẻ tuổi phát
triển mạnh về mặt nhận thức và trí tuệ để đáp ứng được yêu cầu học tập. Đây sẽ là
một ưu điểm lớn để họ trưởng thành hơn khi bước chân vào cuộc sống thực sự.
1.2 Đặc điểm về tình cảm.
Đây là giai đoạn phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như
tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Ở giai đoạn này, tình cảm có
tính hệ thống và bền vững hơn so với thời kỳ trước.
Về mặt tình cảm trí tuệ: Hầu hết, ở giai đoạn này, con người sẽ tập trung cho
việc tích lũy và thu thập thêm nhiều kiến thức để bồi đắp cho tình cảm trí tuệ. Để
thỏa mãn điều đó, nhiều người không chỉ học tập và tiếp thu những kiến thức ở trên
giảng đường mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức của mình thông qua nhiều hình
thức như các khóa học online, các phương tiện truyền thông, các buổi workshop giao
lưu, các hoạt động trải nghiệm phi lợi nhuận,... Thông qua những hoạt động trên, con
người ở độ tuổi 18 đến 25 sẽ bồi đắp cho tình cảm trí tuệ của bản thân ngày càng sâu
sắc, lượng tri thức tích lũy ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng hơn những người
có tình cảm trí tuệ thấp.
Ví dụ: ngày nay, người trưởng thành trẻ tuổi sẵn sàng bỏ thời gian, tài chính,
công sức để tham gia các khóa học nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, trau dồi thêm
kinh nghiệm cho bản thân như các khóa học tiếng anh online, giao tiếp tiếng anh
online, khóa học về những chuyên môn ngắn hạn như marketing – truyền thông,
tham gia vào các hoạt động tổ chức sự kiện,…
Về mặt tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ: Tình cảm thẩm mỹ biểu lộ chiều
sâu rõ rệt trong giai đoạn này, có thể lý giải, phân tích một cách có cơ sở. Một số
trường hợp có thể xây dựng cho mình một số “triết lý” về cái đẹp theo chiều hướng
khá ổn định. Ở lứa tuổi này, con người đã có cách cảm, cách nghĩ, lối tư duy, phong
cách nghệ thuật,... mang đậm dấu ấn cá nhân.
Ví dụ: ở giai đoạn này, con người đã có cho mình nhận thức đầy đủ sâu sắc về
cái đẹp, có cho mình những định hướng áp dụng trong phong cách ăn mặc thường
ngày; hay một người theo học về thiết kế thời trang sẽ tự định hướng được phong
cách thiết kế của bản thân.
Về tình bạn: Tình bạn cũng được phát triển hơn so với giai đoạn trước, có
chiều sâu hơn. Những người bạn thời trung học phổ thông vẫn đóng vai trò quan
trọng. Bên cạnh đó, người trưởng thành trẻ tuổi sẽ có thêm những mối quan hệ mới,
được thiết lập trong quá trình học tập, đi làm, đời sống,... Chính những tình bạn đẹp
này, đã làm phong phú thêm cho tâm hồn, nhân cách rất nhiều.
Ví dụ: người trưởng thành trẻ tuổi có thể xác định rõ ràng những mối quan hệ,
nhận thức được rõ ràng nên kết bạn với những người như thế nào, tiếp tục duy trì
mối quan hệ đó ra làm sao và muốn hướng đến những mối quan hệ chất lượng.
Về tình yêu nam nữ: Tình yêu cũng là một loại tình cảm đặc trưng trong giai
đoạn này, mối quan hệ tình cảm này có thể bắt đầu từ những năm trung học phổ
thông kéo dài cho đến hiện tại, hoặc được bắt đầu từ độ tuổi này, những mối quan
hệ đó đều được phát triển với một sắc thái mới. Ở giai đoạn này, họ phát triển một
cách toàn diện, hoàn thiện và hoàn mỹ về thể chất cũng như tư tưởng và tinh thần.
Vì vậy, tình yêu ở giai đoạn này hoàn toàn khác với lứa tuổi trước đó, do vị thế xã
hội, trình độ học lực và tuổi đời quy định. Tuy nhiên, tình cảm này sẽ không thể hiện
đồng đều, mà phụ thuộc vào từng cá nhân khác nhau.
Tình yêu ở giai đoạn này, đạt đến hình thái chuẩn mực, cùng với những biểu
hiện phong phú, đặc sắc của nó. Đây là một loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của
người, nó chín muồi vào giai đoạn này. Tình yêu ở lứa tuổi này rất đẹp, lãng mạn, đầy
thi vị. Tuy nhiên, tình yêu ở giai đoạn này có thể gặp những khó khăn, mâu thuẫn nội
tại. Do cá nhân có thể gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa đi học/ đi làm với tình
yêu; hay kinh tế có thể chưa hoàn toàn độc lập; nhu cầu muốn được yêu thương,
chiều chuộng nâng cao. Vì vậy, có nhiều cá nhân chọn tập trung cho việc học tập và
phát triển sự nghiệp của bản thân trước khi bắt đầu một mối quan hệ.
Ví dụ: tình yêu ở giai đoạn này có sự trưởng thành hơn so với giai đoạn trước
đó, hai người khi yêu nhau ngoài việc phát triển, giữ gìn cảm xúc, tình cảm, thì họ
cũng mong muốn phát triển sự nghiệp, tương lai của bản thân để mối quan hệ trở
nên tốt đẹp hơn, có thể tiến xa hơn nữa.
https://www.youtube.com/watch?v=AESkozhaT4s
Tên video: When are you actually an adult?
Nội dung: video thảo luận về khái niệm của độ tuổi trưởng thành và liệu có một độ
tuổi cụ thể nào cho sự trưởng thành đó hay không. Video đi sâu vào nghiên cứu khoa
học về sự phát triển trí não và khả năng nhận thức để xác định thời điểm bắt đầu
trưởng thành. Cuối cùng, video kết luận rằng không có độ tuổi cụ thể nào mà tuổi
trưởng thành bắt đầu, vì sự trưởng thành phát triển theo từng giai đoạn, với các
vùng nào và khả năng khác nhau, trưởng thành ở nhiều thời điểm khác nhau trong
cuộc đời của mỗi con người.
https://www.youtube.com/watch?v=f_OPjYQovAE&t=3s
Tên video: The science of falling in love.
Nội dung: Video nói về vai trò của não bộ trong tình yêu, tác động như thế nào đến
tâm lý, cảm xúc của con người. Có thể bắt đầu từ sự say mê ban đầu, đến sự đau
lòng cuối cùng. Video chia ra làm 3 giai đoạn, giai đoạn đầu là sự gắn bó, si mê một
cách nồng nàn, thắm thiết. Tiếp theo là giai đoạn tình yêu nhân ái, mối quan hệ sẽ
trở nên ổn định hơn và cuối cùng là giai đoạn tan vỡ, con người có thể đối mặt với
những đau khổ từ thể xác đến tinh thần. Video còn chỉ ra rằng, người trưởng thành
có thể trải qua quá trình đau lòng dữ dội hơn do sự phát triển liên tục của não bộ so
với thời niên thiếu.
https://www.youtube.com/watch?v=eVhJoFIZEMc
Tên video: Sternberg’s Theory of Love: Intimacy, Commitment, Passion.
Nội dung: Đây là lý thuyết tam giác của R.Sternberg được đề cập trong “Giáo trình
tâm lý học người trưởng thành” của TS. Trần Thị Thu Mai, để làm rõ các kiểu tình yêu
của giai đoạn này. Lý thuyết này cho rằng tình yêu hợp thành từ ba yếu tố: thân tình,
đam mê, trách nhiệm. Lý thuyết này đặt ra câu hỏi về khả năng ứng dụng của nó vào
các mối quan hệ và các nền văn hóa khác nhau, cũng như tác động của các yếu tố
khác đến tình yêu.

1.3 Một số đặc điểm phát triển nhân cách thời kì đầu người trưởng thành trẻ
tuổi
1.3.1 Sự phát triển về nhu cầu
Vào lứa tuổi đầu của người trưởng thành trẻ tuổi, hay lứa tuổi thanh niên
sinh viên thì nhu cầu được thể hiện mình được phát triển.
VD: ta có thể thấy được rằng khi lên đại học thì sinh viên thường sẽ tích cực
tham gia vào những cuộc thi, chương trình hay là năng nổ đóng góp, thể hiện mình
trên lớp học nhằm khẳng định bản thân nhiều hơn là ở cấp dưới, cũng như các
trường đại học cũng tạo rất nhiều điều kiện để sinh viên có thể đáp ứng được nhu
cầu trên.
● Những nghiên cứu cho thấy trong sự phát triển chung về nhu cầu của

người trưởng thành trẻ tuổi thì nhu cầu xã hội phát triển về chất rất đặc biệt.
Vd: Việc Thanh niên sinh viên không có những cơ hội giao lưu và tiếp xúc cũng
ảnh hưởng khá nhiều đến kỹ năng sống cũng như dễ dẫn đến những triệu chứng rối
nhiễu tinh thần. Mặt khác, điều này cũng ảnh hưởng quan trọng đến nhân cách của
cá nhân.
Song song đó nhu cầu được tôn trọng tiếp tục phát triển sâu hơn trên bình
diện các mối quan hệ khác nhau và chuyển biến theo hướng "đòi bình đẳng thực
thụ” trong từng tình huống.
● Có thể hiểu đơn giản là những sự tôn trọng, bình đẳng không chỉ được

nói ra mà còn phải đi đôi với hành động, hành vi cụ thể.


Ngoài ra, nhu cầu tự thể hiện cũng thôi thúc thanh niên sinh viên tự khẳng
định mình một cách quyết liệt và "bung" cái tôi của mình trong những hoàn cảnh
khác nhau của đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội.
1.3.2 Sự phát triển về tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục.
Nhân cách của sinh viên phát triển một cách khá toàn diện và phong phú.
Sau đây là những đặc điểm đặc trưng nhất: đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức và
tự giáo dục của sinh viên.
● Tự đánh giá ở lứa tuổi sinh viên phát triển mạnh với những biểu hiện

phong phú và sâu sắc.


Điều này thể hiện ở điểm sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân
mình với tính chất bề ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào nội dung các phẩm chất
( như danh dự, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ) và cả năng lực cá
nhân.
● Tự đánh giá của sinh viên có ý nghĩa tự ý thức và tự giáo dục

Vì bây giờ tự đánh giá không chỉ đơn thuần trả lời câu hỏi. “Tôi là ai?" mà
sinh viên còn bắt đầu có khả năng đi sâu vào lí giải câu hỏi: "Tôi là người thế
nào?" "Tại sao tôi lại như thế? Những cấp độ đánh giá ở trên mang tính phê phán
rõ rệt.
● Bên cạnh đó, sự tự đánh giá của sinh viên được thể hiện thông qua sự

đối chiếu, so sánh, học hỏi từ những người khác. Người khác như là tấm gương
để sinh viên soi nhân cách của mình vào, trên cơ sở đó, họ sẽ điều chỉnh để phù
hợp với yêu cầu của xã hội.
● Tự ý thức là trình độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức như là cặp

mắt để mỗi sinh viên nhìn vào chính nhân cách của mình, để điều chỉnh cũng như
nhận ra khiếm khuyết để bổ sung những phẩm chất nhân cách cần thiết cho phù
hợp với yêu cầu và sự phát triển của xã hội.
Tự đánh giá và tự ý thức là cơ sở của sự tự giáo dục ở sinh viên. Sinh viên
chỉ có thể tự giáo dục chính mình một khi họ hiểu rõ về bản thân mình.
Tóm lại, những phẩm chất của nhân cách như sự tự ý thức, tự đánh giá,
lòng tự trọng, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm đều phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi
này. Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc
tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của những trí thức
tương lai
1.3.3 Sự phát triển về định hướng giá trị, định hướng lối sống
Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh
giá cao, có ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể
nhằm vươn tới những giá trị đó.
Vd như bạn coi trọng uy tín và trách nhiệm thì trong những công việc học
tập, làm việc thì bạn luôn hướng bản thân tới đó là cố gắng hoàn thành việc được
giao đúng hẹn và chất lượng.
Định hướng giá trị phát triển mạnh vào lúc thanh niên phải đứng trước
việc chọn nghề, chọn các chuyên ngành khác nhau trong việc thi vào các trường
Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Vì các ngành nghề được chọn phải
đáp ứng phần lớn những giá trị chúng ta hướng đến.
Vd: như các bạn coi trọng giá trị yêu thương trẻ em, đức hi sinh,.. thì có
thể chọn làm giáo viên.
Định hướng lối sống của sinh viên là việc sinh viên tự lựa chọn cho mình
một phương cách để thể hiện các đặc điểm của bộ mặt nhân cách, cũng như con
đường để đạt được những giá trị xã hội mà cá nhân hướng đến. Chính phương
cách thể hiện này sẽ bộc lộ nội dung nhân cách của mỗi sinh viên. Đó là quá trình
"xuất tâm" những tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin, lí tưởng của họ ra ngoài
và để lại dấu ấn trong sản phẩm (vật chất cũng như tinh thần) của họ. Dựa trên sự
thể hiện này mà người khác nói riêng và dư luận xã hội nói chung có thể nhận xét,
đánh giá về họ.
Định hướng lối sống của sinh viên thể hiện ở quá trình hiện thực hóa "nội
dung đời sống tâm lí của mỗi sinh viên. Hay nói cách khác, họ tìm cho mình một
vỏ bọc cho nhân cách, và dựa vào vỏ bọc này họ thể hiện, truyền tải những thứ
bên trong mình ra.
Theo tác giả Nguyễn Thạc (2007), định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh
viên gồm có 9 giá trị sau:
+ Nghề có thu nhập cao.
+ Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ.
+ Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích.
+ Nghề có điều kiện chăm lo cuộc sống gia đình.
+ Nghề có điều kiện phát triển năng lực
+ Nghề được xã hội tôn trọng.
+ Nghề bảo đảm yên tâm suốt đời.
+ Nghề giúp ích cho nhiều người.
+ Nghề có điều kiện tiếp tục học lên.
Ngoài ra, còn có nghề làm việc bằng trí óc.
Xu hướng biến đổi định hướng giá trị của sinh viên theo kết quả nghiên
cứu của tác giả Đỗ Ngọc Hà (2002) như sau:
Thứ nhất: Bộc lộ những khuynh hướng mới, năng động của nhân cách phù
hợp xu thế biển đối của xã hội.
Thứ hai. Định hướng giá trị khẳng định cái tôi cá nhân.
Thứ ba. Hệ thống định hướng giá trị có sự đan xen hệ giá trị truyền thống
và hiện đại [21]
Từ các xu hướng trên cho thấy tính đa dạng của nhân cách sinh viên, tạo
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội

Kết quả này mình chứng cho sự chuyển biến lớn trong định hướng giá trị,
định hưởng lối sống và định hướng nghề nghiệp của thanh niên sinh viên là
hướng về tương lai, hướng về mục tiêu được nhận thức bằng những giá trị đa
tầng.
Có thể kết luận rằng trong sự phát triển nhân cách của thanh niên sinh
viên, những nét cấu tạo tâm lí mới nổi trội được mô tả như sau:
- Sự hoàn thiện cái tôi (sự tự ý thức).
- Sự hoàn thiện thế giới quan khoa học.
- Lập các kế hoạch cuộc đời, chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai
- Thiết lập cuộc sống độc lập hoàn toàn
- Dần dần xâm nhập sâu vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Nói các khác thanh niên sinh viên là nhóm tuổi trẻ tràn đầy năng lượng, có
nhiều ước mơ và hoài bão lớn. Tuy nhiên, sự phát triển của họ không đồng đều, phụ
thuộc vào hệ thống giá trị và quyết định cá nhân. Sinh viên có tầm nhìn đúng đắn
thường có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, họ tự hướng đến việc trở thành những
chuyên gia có ích và sống có trách nhiệm. Điều này là cơ sở quan trọng để họ phát
triển và góp phần vào xã hội một cách tích cực.
2. Thời kì thứ 2 người trưởng thành trẻ tuổi (25 đến 40 tuổi).
2.1 Đặc điểm phát triển nhận thức thời kì thứ 2
Theo Warner Schaie (1977-1978,1986), ông đã tin tưởng rằng, sự phát triển trí
tuệ diễn ra do sự thừa nhận của con người về cái gì đó là có ý nghĩa và quan trọng trong
cuộc đời của mình. Ông đã đưa năm giai đoạn lí thuyết về sự phát triển nhận thức từ
“cái gÌ tÔi cần biết” (sự thu nhận các kĩ năng ở tuổi trẻ em Và thiếu niên), qua “tÔi nên
sử dụng như thế nào cái mà tÔi biết” (tích hợp các kĩ năng này thành một hệ thống cơ
cấu thực hành), đến “tại sao tÔi cần hiểu biết”( (tìm hiểu ý nghĩa Và mục đích mà cuối
cùng nó dẫn đến “sự thông thái của tuổi già”). Ông tin rằng sự phát triển này là có ý
nghĩa và quan trọng trong cuộc đời của mình. Các giai đoạn gồm:
- Thu nhận (thơ ấu và thanh thiếu niên): thu thập, tích lũy tri thức các
thông tin và kĩ năng cho riêng mình để tham gia xã hội.
- Thành đạt (19,20 tuổi đến 30 tuổi): theo đuổi nghề nghiệp và lựa chọn
cách sống cho bản thân. Đây là giai đoạn đưa ra cách thức vào việc sử dụng thông tin
để đạt được các mục tiêu cụ thể.
- Trách nhiệm (Cuối năm 30 tuổi đến đầu năm 60 tuổi): liên quan đến
những mục tiêu lâu dài và những vấn đề thực tế.
- Điều hành (30,40 cho đến hết tuổi trung niên): có trách nhiệm với các
hệ thống xã hội và các mối tương quan phức tạp
- Tái tích hợp (Người lớn tuổi): suy nghĩ về những mục đích của việc họ
làm, suy ngẫm về cuộc đời.
Nhưng chúng ta sẽ chỉ nói về 3 giai đoạn được Schaie đề xuất đối với đầu và
giữa tuổi trưởng thành. Tuổi đầu trưởng thành là thời điểm trong giai đoạn thứ 2 của
Schaie, đến với giai đoạn hoàn bị ( thành đạt)
Là thời điểm ứng dụng kiến thức được tích góp, sẵn sàng cho công việc và tích
lũy kiến thức và ứng dụng hướng đến lợi ích hướng nghiệp. Trong quá trình tích lũy đó,
người trẻ ứng dụng hiểu biết của bản thân vào đời sống riêng tư để thỏa mãn những
đam mê chẳng hạn như việc muốn đi du lịch nước ngoài thì trong giai đoạn này họ sẽ
nghiên cứu, tìm hiểu một cách rõ ràng về các điều kiện cũng như khả năng của bản thân
thay vì chỉ là một ước mơ hay suy nghĩ vẩn vơ,..(bạn thuyết trình có thể nói theo hoặc
thêm ý của bản thân). Nhưng trong giai đoạn này hậu quả khi giải quyết vấn đề là rất
lớn khi dính dáng đến những quyết định: nên cưới hay có con khi nào,....và trải qua quá
trình tích lũy như thế sẽ chuẩn bị để đến giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn trách nhiệm
và giai đoạn điều hành.
● Giai đoạn trách nhiệm
-Vấn đề thực tế cuộc sống
-Có trách nhiệm với gia đình
Đòi hỏi họ ứng dụng trí thông minh của mình trong lối cư xử mang tính trách
nhiệm trong lĩnh vực xã hội. Trong giai đoạn này, con người sẽ chuyên tâm vào các
vấn đề thực tế cuộc sống và có trách nhiệm với các thành viên trong gia đình và đồng
nghiệp. Chẳng hạn như việc ta có thể thấy các cha mẹ vẫn cố gắng làm việc kiếm tiền
để nuôi sống gia đình, con cái vì họ có trách nhiệm của người làm cha làm mẹ,..(có
thể nói về gia đình bản thân trong đúng độ tuổi của giai đoạn này.
● Giai đoạn điều hành:
- trách nhiệm hướng về cộng đồng
Nhiều người sẽ tiếp tục đến với giai đoạn này trong đó trách nhiệm trong giai
đoạn này sẽ chuyển thành cho xã hội. Sự bận tâm của họ không chỉ là gia đình hay
đồng nghiệp nữa mà sẽ hướng về cộng đồng hay vấn đề quốc gia như ô nhiễm môi
trường, thuế, chính trị,....
● Đặc điểm tư duy
+ Cân nhắc đối với mọi sự vật hiện tượng
+ Nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều
+ Sử dụng thông tin độc đáo và hữu ích
Đến với đặc điểm tư duy của con người trong giai đoạn này. Nổi trội là lối “tư
duy sau hình thức” dựa trên hệ thống lí thuyết, quan điểm về phát triển nhận thức
của Jean Piaget. Với lối tư duy này, người trưởng thành sẽ cân nhắc đối với mọi sự
vật hiện tượng và nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều trong nhiều mối tương quan.
Đồng thời, ngay cả khi đưa ra những quyết định lớn đối với cuộc sống thì tư duy này
sẽ giúp dự định những rủi ro được xảy ra. Lối tư duy này đa số chi phối những hoạt
động và kế hoạch của người trưởng thành trong giai đoạn này.
Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=Gp3YcubmWQw
Ta có thể thấy ở trên đây nói về ý nghĩa theo quan điểm của một người
trưởng thành. Trước tuổi trưởng thành ta khi nhìn vào bức tranh ấy nó không có gì
đáng để ta bận tâm hay ý nghĩa gì cả nhưng khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ có cái
nhìn khác đối với bức tranh đó một cách sâu xa, có ý nghĩa hơn so với trước khi
trưởng thành.( người thuyết trình có thể nói theo quan điểm của mình )
Bên cạnh đó, việc của người thành niên sử dụng thông tin một cách độc đáo
và hữu ích thể hiện sự tư duy sâu sắc và hiệu quả theo tình huống và cả cách chiến
lược trong cuộc sống.
Ví dụ: có thể hỏi để tương tác với các bạn trong lớp.

Tình huống: Một người đàn ông đang tìm kiếm cách để tiết kiệm tiền để du
lịch vào một nơi mà người đó mong muốn từ lâu.

1. Tìm kiếm cơ hội kiếm thêm thu nhập: Thay vì chỉ dựa vào thu nhập từ
công việc chính, người thanh niên có thể tìm cách kiếm thêm thu nhập thông qua
việc làm thêm giờ, làm các công việc tự do hoặc kinh doanh nhỏ để có thêm tiền
tiết kiệm.
2. Sử dụng các ứng dụng tiết kiệm tiền: Họ có thể tận dụng các ứng dụng
tiết kiệm tiền thông minh như các ứng dụng tự động làm tròn tiền và đầu tư lãi
suất thấp để tích lũy tiền mỗi khi họ chi tiêu.
3. Tận dụng các ưu đãi và chiến lược tiết kiệm đặc biệt: Họ có thể tìm
kiếm các ưu đãi đặc biệt, giảm giá và các chiến lược tiết kiệm khác nhau, chẳng
hạn như mua vé máy bay vào thời điểm giảm giá hoặc sử dụng điểm thưởng từ
thẻ tín dụng.
4. Tìm kiếm cách tiết kiệm tiền thông qua việc thay đổi lối sống hàng
ngày: Họ có thể tìm cách giảm chi phí hàng ngày bằng cách chọn lựa các hoạt
động giải trí giá rẻ hơn, nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài, hoặc sử dụng phương tiện
công cộng thay vì lái xe riêng.

Trong ví dụ này, người đàn ông này đã sử dụng thông tin và tư duy sáng tạo
để tạo ra một chiến lược tiết kiệm tiền hiệu quả, thể hiện sự sâu sắc và độc đáo
trong cách tiếp cận vấn đề.

Như vậy, qua các nội dung trên từ các giai đoạn của Schaie cũng như là đặc
điểm tư duy của giai đoạn này ta có thể thấy việc mỗi giai đoạn ảnh hưởng sâu sắc
đến khả năng tư duy và trong cách phát triển định hướng cuộc sống của cá nhân. Để
từ đó có sự hiểu biết để hỗ trợ xử lí một cách linh hoạt và hiệu quả đối với các thách
thức và mục tiêu ứng với từng các giai đoạn.
2.2 Đặc điểm về tình cảm thời kì thứ 2
Người thành niên có sự gắn kết thành những gia đình bền vững ( tính có trách
nhiệm) hay sự lập thân, là một trong những đặc điểm nổi trội của nhân cách người
thành niên.
Theo TS. Tâm lý học Mĩ Sol Gordan (2003), để biết sự gắn bó phát triển đến độ
nào thì đủ, để cho phép mối quan hệ chín muối trở thành hôn nhân thì cần quan tâm
đến sự tương hợp và niềm tin bền vững. Những câu hỏi cần phải trả lời cho người có
ý định kết hôn:
- Bạn có chắc chắn người ấy đến không chỉ để lấp đi một khoảng trống
trong cuộc đời bạn mà còn mang đến một điều gì đó quí giá cho tương lai của
bạn ? Tình yêu của bạn đã được thử thách qua một thời gian nào đó hay chưa?
- Bạn sẽ bằng lòng chấp nhận người ấy với tất cả những hạn chế vốn có
của họ?
- Bạn tin rằng cả hai đều hết lòng vì sự phát triển của nhau?
“ Con người nên kết hôn ở tuổi nào ?”
Kết hôn tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời một cá nhân, câu trả
lời được nhận lại ở cả nam và nữ đều khoảng 25 tuổi.
TUỔI KẾT HÔN TRUNG BÌNH (2003)
30

25

20

15

10

0
Philippines Ai Cập Indonesia Nigeria Banglades Nhật Bản

Tuổi trung bình

Nhu cầu của sự gắn kết đối với tình yêu có vị trí đặc biệt quan trọng ở người
thành niên nên vấn đề tâm lý tiềm tàng của giai đoạn này là sự cô độc, thất vọng,
thậm chí do những thất bại trong tình yêu và sự gắn bó bởi nhiều lý do khác nhau.
Điều này cũng trở thành nốt “ trầm” trong đời sống tâm lí và hoạt động của một số
người thành niên chưa thích nghi hoặc thiếu bản lĩnh sống, kỹ năng sống thực tế.
Tình yêu nam nữ ở giai đoạn này không chỉ dừng lại ở sự thơ mộng, lãng mạn
mà còn có sự gắn kết lâu dài để trở thành vợ thành chồng, thành những gia đình bền
vững. Tính có trách nhiệm, giá trị nhân cách trong tình yêu nam nữ được thể hiện rõ
rệt.
RUSHING INTO MARRIAGE: https://www.youtube.com/watch?v=ysYYxkUVLJc
( video nói về những điều mà người trước khi kết hôn nên biết để có thể một
cuộc sống hôn nhân hạnh phúc)
Trong giai đoạn này, ở con người đã hội tụ các tiêu chuẩn cần và đủ để xây
dựng gia đình. Đại đa số những người trong độ tuổi từ 20 - 40 đã lấy vợ, lấy chồng,
có gia đình riêng. Theo những điều tra xã hội học, tuổi kết hôn có ảnh hưởng đến
hạnh phúc vợ chồng trẻ.
Thí dụ:
- Chỉ có 18,7% số phụ nữ kết hôn ở tuổi 17 - 18 cho rằng hôn nhân
của họ hạnh phúc. Trong khi có 58,1% số phụ nữ kết hôn ở tuổi 28 -30 cho là
mình thành công trong hôn nhân.
- Có 28,8% số đàn ông kết hôn ở tuổi 18 - 21% cho họ có thành
công trong hôn nhân, trong khi có tới 60,9 % số đàn ông kết hôn ở tuổi 28 trở
lên cho rằng họ có hạnh phúc trong hôn nhân. Như vậy, việc nam nữ thành
niên không nên kết hôn quá sớm là có cơ sở.
a. Sự lập thân
Sự lập thân của người trưởng thành được xem như một biểu hiện tâm lý đặc
trưng hết sức độc đáo. Điển hình trong sự lập thân của tuổi này là:
- Sự lựa chọn bạn đời và kết hôn, thiết lập, xây dựng củng cố các mối
quan hệ trong gia đình.
- Sự xác lập các mối quan hệ xã hội và khẳng định vị trí vai trò cá nhân,
khẳng định “cái tôi” một cách đích thực
Những biểu hiện cơ bản:
- Tình yêu nam nữ xuất hiện
- Tình yêu nam nữ thơ mộng, lãng mạng và hướng tới hôn nhân
- Đại đa số đã kết hợp hôn trong độ tuổi này
- Tình yêu gắn liền với hạnh phúc lứa đôi
Tuy vậy, cũng trong quá trình lập thân ở người thành niên, cần quan tâm đến
những vấn đề cơ bản. Điều này đòi hỏi người thành niên cần chuẩn bị tâm lý bao
gồm những kiến thức, kỹ năng có liên quan:
- Lần quan hệ đầu tiên
- Thử nghiệm tiền hôn nhân
- Những khó khăn trong quan hệ gần gũi vợ chồng
- Sự ra đời của đứa con đầu lòng
- Gia đình đơn thân: giáo dục con cái bằng tình thương, trách nhiệm và
cách thức hiệu quả
Người thành niên sau khi lập gia đình sẽ đón nhận những thay đổi mới. Cột
mốc này thực sự quan trọng đói với khá nhiều người vì nó chi phối lối sống, nghề
nghiệp và cả những dự định tương lai.
Vì thế, không ít người thành niên quyết định lập gia đình để đảm bảo sự ổn
định về công việc và sự nghiệp. Một số người thành niên ngày nay cũng bị ám ảnh
bởi suy nghĩ này nên sự lựa chọn có phần vội vã, không ít người thành niên nhìn về
vấn đề hôn nhân chưa thực sự mềm mại và toàn diện nên đây có thể là rào cản
không dễ dàng vượt qua.
b. Sự thích nghi với đời sống vợ chồng.
Sau cột mốc kết hôn, một diễn biến tâm lý phức tạp khác bắt đầu xuất hiện đó
là sự thích nghi với đời sống vợ chồng. Đời sống tâm lý của những cặp vợ chồng trẻ
sau ngày cưới ở độ tuổi này cũng có nhiều vấn đề.
Bên cạnh đó, việc ra đời của đứa con đầu lòng là sự kiện quan trọng của
những đôi vợ chồng trẻ. Phản ứng của các ông bố bà mẹ đối với sự kiện này không
hoàn toàn giống như nhau.
- Với người vợ: do thiên chức làm mẹ của mình, việc ra đời của đứa con
hoàn toàn là một điều tự nhiên, người mẹ tập trung toàn bộ tình cảm, sức lực
cho thiên thần bé nhỏ của mình.
- Với người chồng: tình hình không giống như vậy, họ chờ đợi mong ước
đứa con- kết quả của tình yêu vợ chồng- không kém gì vợ mình. Song do nhiều
yếu tố tâm lý khác nhau, sự ra đời của của đứa con đầu lòng gây sự ngỡ ngàng,
thậm chí đôi lúc học cảm thấy bị hẫng hụt trong tình cảm, họ cảm thấy nhân vật
thứ ba này chiếm mất vị trí độc tôn của họ.

Theo Jacques Gauthier, 1999 ( Pháp) thì có hai giai đoạn của đời sống vợ
chồng trẻ:
- Giai đoạn 1: Sự hòa tan
Ở giai đoạn này, những tháng đầu của tuần trăng mật kéo dài vô tận, đó là
thời của bản tình ca. Họ tập sống hai người với nhau, “ định nghĩa” vai vế của nhau,
chia sẻ những nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu,…Nhưng sự ảo tưởng dần biến mất dần khi
các tính khí và tính tình xung đột. Thực tế không ăn khớp với giấc mơ ban đầu của
họ.
- Giai đoạn 2: Sự khó xử
Giai đoạn này xuất hiện tâm lý “ mưu toan ra khỏi tình trạng hòa tan”
+ Khủng hoảng về tính khác biệt mà cụ thể là cảm giác không được tôn trọng,
không được chấp nhận những khác biệt
VD: “ Anh ấy không có cùng cách dạy con như tôi”, “ Lúc trước anh/em đâu
như thế?”,…
+ Thách thức lớn cần vượt qua rất khó xử là vẫn có sự thân mật nhưng vẫn tôn
trọng khác biệt, trở thành cha mẹ mà vẫn là vợ chồng.
Sự khó xử này chỉ được giải quyết khi cả hai ý thức được giá trị mới trong cuộc
sống, tuân thủ những vị trí – vai trò mình đảm nhiệm và yêu thương hết lòng.
5 STAGES OF MARIAGE: https://www.youtube.com/watch?v=E4vIToBWrvY
( video nói về 5 giai đoạn đời sống vợ chồng theo cuộc sống hôn nhân của cô
Kenya)
Những nghiên cứu cũng cho thấy “ tuổi thọ” và hạnh phúc vợ chồng phụ
thuộc nhiều vào tình yêu, văn hóa vợ chồng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, nhân
phẩm của chính họ trong quá trình sống và hoạt động cụ thể. Đây chính là trách
nhiệm cho cả hai người theo khái niệm của một “cặp đôi”.
Sự lập thân ở người thanh niên thể hiện rõ ở sự gắn kết thành những gia đình
bền vững. Nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội của những ông bố, bà mẹ nặng nề hơn
trước và sắc thái hạnh phúc vợ chồng, do đó cũng có nét mới so với trước đây. Việc
nuôi dạy con cái sao cho nó phát triển tốt về mặt thể lực, trí tuệ và nhân cách trở
thành mục tiêu phấn đấu, trách nhiệm, nghĩa vụ và niềm hạnh phúc to lớn của những
người làm bố, làm mẹ. Điều này chi phối không ít đến cuộc sống và tâm lực của
người làm cha, làm mẹ ở giai đoạn này bên cạnh sự phấn đấu cho chính bản thân
mình.
THE STORY OF EMMA & MATTEO:
https://www.youtube.com/watch?v=szgpGYwKKOg
( video nói về Emma, người vợ đã mất đi người bạn tâm giao của mình là
Matteo chồng của cô ấy, họ đã đi tìm cách giải quyết vấn đề và cuộc sống vợ chồng
của họ cũng được giải quyết bằng những phương pháp trong liệu pháp vợ chồng)
2.3 Đặc điểm nhân cách thời kì thứ 2
2.3.1 Sự phát triển xu hướng của nhân cách
( Giao lưu với các bạn trong lớp đặt câu hỏi: “ Bạn cần gì? Bạn phải làm gì)....
“Bạn cần gì”, “Bạn phải là gì?” đó là câu hỏi luôn được đặt ra với mỗi người, ở
mỗi độ tuổi khác nhau và mỗi độ tuổi, mỗi người sẽ đưa ra những câu trả lời khác
nhau, nhưng đa số những người trưởng thành trẻ tuổi nhanh chóng trả lời và rõ
ràng: “Đó là sự khát khao tri thức, khát khao làm giàu, khát khao thành đạt”

Người thành niên nhận thức rõ ràng muốn thành đạt trong sự nghiệp phải
thông qua sự nỗ lực, ý chí, trí tuệ của bản thân chứ không phải số phận hay trông
chờ may mắn. Điều này thể hiện một xu hướng sống tích cực, tạo ra những con
người ham học hỏi, giàu ý chí, năng động và thực tế.

Xu hướng nhân cách của người thành niên cho thấy hướng lựa chọn cơ bản
mà nhiều người quan tâm là vị trí đích thực mà họ có được trong nghề nghiệp và
cuộc sống. Sự định chuẩn trong nhân cách cho thấy họ hướng đến sự thành đạt một
cách đúng nghĩa chứ không chỉ là thành công ở nghề nghiệp hay chỉ là sự vươn lên ở
một chiều đơn lẻ nào đó trong cuộc sống. Sự thành đạt đúng nghĩa thôi thúc ta tìm
hạnh phúc một cách tương đối: công việc tốt, thăng tiến, vị trí xã hội, điều kiện kinh
tế và gia đình hạnh phúc với vợ chồng và con cái…
Những biểu hiện về xu hướng của nhân cách người thành niên gắn liền với các
biểu hiện tâm lí :
+ Có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện sống và hoạt động.
+ Có khả năng giải quyết tốt các mâu thuẫn và khó khăn của cuộc sống.
+ Có ý chí, độc lập tự chủ và khả năng dám chịu trách nhiệm trước bản
thân, gia đình và xã hội.
+ Có những phẩm chất nhân cách tiêu biểu: thế giới quan vững vàng,
tình cảm sâu sắc, tính cách trung thực, có khả năng cộng tác làm việc…
+ Có khát khao hướng đến sự thành công, thành đạt
Tuy nhiên, một thực trạng khác trong xu hướng sống của không ít người thành
niên hiện nay là đặt lợi ích của cá nhân, gia đình lên trên lợi ích của cộng đồng, xã
hội. Sự lựa chọn các tiêu chí thành đạt cũng có thay đổi như tiêu chuẩn về kinh tế, xu
thế độc thân hoặc lập gia đình nhưng không muốn sinh con…Đây là một vấn đề đáng
quan tâm
2.3.2 Sự lập nghiệp của người thành niên
Những quyết định về công việc là điểm nòng cốt nhất trong nhân cách của
người trưởng thành trẻ. Sự chọn lựa của người trưởng thành trẻ vượt xa các quyết
định liên quan đến chuyện tiền bạc kiếm được. Nó liên quan tới địa vị của họ, tới
cảm nhận của họ về những giá trị tự thân và những đóng góp của họ sẽ thực hiện
trong cuộc đời

Một số lí thuyết Về Việc chọn nghề của người trưởng thành trẻ:

- Theo George Vaillant, giai đoạn đầu thời kì trưởng thành được đánh dấu bởi
một giai đoạn phát triển được gọi là giai đoạn khẳng định nghề nghiệp (career
consolidation). Từ 20- 40 tuổi, những người trưởng thành trẻ tập trung vào nghề
nghiệp của họ. Họ đã làm việc rất chăm chỉ để tiến lên những nấc thang chức vụ lớn
hơn trong công ty. Và có khuynh hướng tìm cách thích ứng với những quy tắc của
nghề nghiệp, thay vì thể hiện sự độc lập thì họ lao vào công việc không chút dò hỏi.

- Về Kết quả nghiên cứu giới tính trong sự lựa chọn nghề nghiệp cho thấy,
theo truyền thống, người nữ thích hợp Với những nghề liên quan tới tính cách mềm
mại. Trái lại, người nam được coi là thích hợp nhất cho những nghề đòi hỏi óc tổ
chức, khả năng sắp xếp. Đây là một quan điểm thể hiện rõ sự “mặc định giới tính”
trong việc chọn nghề cũng như hiện rõ quan điểm bất bình đẳng giới ở nhiều quốc
gia vào những năm 1960-1990.
- Danh sách nghề Với nam giới: cảnh sát viên, người làm các công trình xây
dựng, luật sư.
- Danh sách nghề đối Với nữ gồm: thư kí, giáo viên, nhân viên quầy thu ngân,
thủ thư.
Tại Việt Nam, điều này không thể hiện rõ nhưng cũng tồn tại “mặc định”
trong suy nghĩ của không ít người.
Chúng ta có thường nghe mọi người nói rằng: “Ôi cái thằng bé này, sao lại
chọn cái nghề/cái môn gái tính thế!” rồi thì “Con gái mà học nghề của con trai, không
được đâu con ạ”,… và ti tỉ những câu khác nhau, diễn đạt đa dạng nhưng đều chung
một vài key word là “nghề của con trai”, “nghề của con gái”,… Ngành nghề mà cũng
có giới tính ư? Đương nhiên là không rồi.

Xã hội dựa vào một số đặc điểm giới tính như: nam khỏe mạnh nữ yếu đuối,
nam dứt khoát, nữ tinh tế… từ đó đóng khung một vài nghề nghiệp cho “chỉ nam” và
“chỉ nữ”. Ví dụ như nam thì học xây dựng, công nghệ,… nữ phải học giáo viên, văn
học, kinh tế,… Tất cả những quy chuẩn này đều không được nhìn nhận bằng năng lực
mà thay vào đó lại nhìn thông qua đặc điểm giới tính. Cũng chính bởi định kiến này
mà khiến cho rất nhiều bạn trẻ bỏ qua cơ hội để phát triển bản thân theo điều mình
muốn.

Quãng thời gian từ 25 đến 35 tuổi là giai đoạn vàng của quá trình tạo dựng sự
nghiệp, bước đi đầu tiên là khởi nghiệp và khẳng định sự đúng đắn của quá trình cũng
như là con đường khởi nghiệp của mình. Trước 25, ta bận bịu với những kế hoạch học
tập và yêu đương, chạy theo những đam mê và cảm xúc riêng của mình, ở độ tuổi mà
cả người đàn ông và phụ nữ họ chưa đủ độ “chín” trong suy nghĩ và tư duy để có thể
chịu trách nhiệm và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm làm chủ gia đình đến 25 tuổi ta
chín chắn hơn và là bước đệm mở ra một quá trình mới trong quãng thời gian tiếp
theo. Từ khoảng thời gian từ 25 – 40 người ta gọi là độ tuổi “tham thập nhi lập” là giai
đoạn con người ta bắt đầu biết đúng và sai, bắt đầu biết suy nghĩ, xác định và thử
nghiệm những ý tưởng đôi khi là “điên rồ” trong sự nghiệp của mình. Từ 30 đến 35
tuổi được cho là “thời gian vàng” của đời người, đặc biệt là với người đàn ông. Ở độ
tuổi này, phụ nữ có thể đã tìm được chỗ dựa vững chắc cho mình còn đàn ông họ đang
trong giai đoạn dồi dào và đầy nhiệt huyết. Sự trẻ trung, những kinh nghiệm cuộc
sống đã đem lại cho con người ta ở giai đoạn này sự tự tin, hào hứng với những kế
hoạch mới. Tình yêu và hôn nhân không còn là mối quan tâm hàng đầu như trước kia
nữa mà ngược lại con người ta bắt đầu có biểu hiện của sự “nhàm chán”. Thay vào đó
họ dành sự quan tâm tối ưu cho công việc và xây dựng sự nghiệp cho mình.

Nếu 50 tuổi là tuổi ngũ tuần của đời người thì 35 tuổi chính là ngũ tuần của sự
nghiệp. Ở thời điểm này gần như mọi người đã ổn định về gia đình, công việc trong
số ít đó lại không may mắn khi lựa chọn con đường khác, và không tránh khỏi những
thất bại và cầm về con số 0.

Mất việc làm sau tuổi 35

https://www.tiktok.com/@toivetuonglai.s2/video/
7308935494543412498?q=35%20tu%E1%BB%95i%20th%E1%BA%A5t%20nghi
%E1%BB%87p&t=1709988682299

Cũng trong chính cái giai đoạn nhiệt huyết luôn dâng tràn ở mức cao nhất này
cũng là lúc con người ta phải đối diện với bao khó khăn, vấp ngã của cuộc đời. Khi 25
tuổi, chúng ta sẵn sàng nghỉ việc khi gặp bất công trong công việc. Bước sang độ tuổi
35-40, cái tuổi mà những bất lực, những khó khăn, cay đắng khiến nước mắt muốn
trào ra thì cũng phải cố mà ngậm đắng nuốt vào trong. Trách nhiệm bây giờ không
chỉ dừng lại ở việc mình muốn gì mình thích gì nữa và là “tiền” để lo cho gia đình.
Trên vai ta lúc này không còn là những nhu cầu, sở thích của bản thân mà là gia đình
và con cái. Khi ta 35 cũng là lúc cha mẹ đã già ta phải có trách nhiệm để lo lắng cho
tuổi già của cha mẹ và cho gia đình của mình

Ở độ tuổi đã trải qua 1/3 cuộc đời ta đã cảm nhận được cái sự “già” trong cơ
thể mình và cảm nhận rõ nhất với sự thay đổi sức khỏe của bản thân, cảm thấy mình
không còn dồi dào năng lực như thời trẻ. Nhiều người không đủ can đảm để nhảy
việc hay để bắt đầu lại từ đầu, họ đã chọn tiếp tục cố gắng trong mệt mỏi. Những lời
than vãn, kêu ca, chán nản, … xuất hiện. Rồi bỗng nhiên ghét bỏ cái công việc mình
đã từng rất yêu thích và muốn gắn bó với nó cả đời. Kết quả của sự chán ghét này là
chất lượng công việc giảm sút, cuối cùng là thất nghiệp.

Video: Khủng hoảng tuổi trung niên https://www.youtube.com/watch?


v=AdTbZS8VuZc&t=12s

- Video tỉ lệ thất nghiệp ở tuổi 35

https://www.youtube.com/watch?v=NLqhmTXVzKc

Như video trên cũng đã liệt kê các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp thì việc
ngủ quên quá sớm ở độ tuổi trước 35-40 sẽ là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến thất
nghiệp ở độ tuổi ngay sau đó.

Thật buồn rằng nhìn vào tỉ lệ thất nghiệp theo độ tuổi ở nước ta hiện nay thì
tuổi 35 là cái tuổi chiếm tỉ số cao nhất. Và không chỉ có những người yếu kém về kiến
thức mới có nguy cơ thất nghiệp mà kể cả những người giỏi cũng không thể thoát
khỏi vòng xoáy này. Nỗi sợ thất nghiệp, nỗi lo thiếu việc làm bao trùm lên không gian
nghề nghiệp của những người ở độ tuổi 35. Theo số liệu năm 2016 từ Tổng cục
Thống kê cả nước có khoảng 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp,
chiếm khoảng 2,3% lực lượng lao động, có tới trên 80% lao động nữ trên 35 tuổi bị
đào thải hoặc tự bỏ việc.

Hiện nay tình trạng sa thải người lao động ngày càng trở nên phổ biến, những
hệ quả của thất nghiệp đó là bất ổn về tài chính, gánh nặng kinh tế cho gia đình, khó
khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, đời sống tinh thần thấp, đánh mất vị thế bình
đẳng trong gia đình và xã hội, mặc cảm trong giao tiếp, nguy cơ ảnh hưởng về sức
khỏe cực kỳ cao. Đối với địa phương khó khăn trong quản lý và duy trì trật tự an
ninh, lãng phí nguồn nhân lực.

Chưa kể đến ,thất nghiệp ở độ tuổi 35 còn dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ tội
phạm đặc biệt là tội phạm bạo lực, sự bất cần và liều lĩnh, khủng hoảng vì thiếu công
ăn việc làm. Thất nghiệp trên diện rộng cũng kéo theo những bất bình đẳng về kinh
tế xã hội, khó khăn về việc đảm bảo an ninh trật tự tội ác, giết người, buôn bán ma
túy, mại dâm, … diễn ra ngày càng phổ biến.
Nhiều người vẫn ngạc nhiên rằng tại sao cô bán rau ngoài chợ, bác bán xôi
ngoài ngõ lại có thu nhập đến 10 - 15 triệu đồng một tháng trong khi họ vất vả học
hành, công việc ổn định mà mức thu nhập chỉ 5 – 7 triệu đồng. Họ mong muốn
những con số mơ ước từ số tiền thu nhập hàng tháng kia nhưng khi bảo nghỉ việc để
ngồi ngoài chợ bán rau hay ngoài ngõ bán xôi thì không ai dám. Họ không đủ tự tin,
và không muốn rời bỏ văn phòng với điều hòa mát rượi nắng không đến mặt mưa
chẳng đến đầu, không dám cởi bỏ bộ đồng phục văn phòng đẹp đẽ lịch sự để khoác
lên mình những chiếc áo có phần “nhếch nhác”.
Sống như việc khởi nghiệp hay thay đổi công việc ở độ tuổi 35 cũng vậy. Người
ta không dám và không muốn thay đổi những gì đã quen thuộc với mình từ bao lâu
nay. Những khi thất nghiệp hoặc đứng trước nguy cơ thất nghiệp thay đổi là điều bắt
buộc. Lúc này đây bạn chỉ còn sự lựa chọn duy nhất rằng mình sẽ thay đổi để tiến lên,
phát triển lên, giàu có lên hay giậm chân và “chết dần chết mòn” tại chỗ. Bạn muốn
tương lai sự sự nghiệp của mình sẽ theo con đường nào?

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi 35, 40 tuổi liệu khỏi nghiệp có còn kịp nữa
không? ( giao lưu với lớp )

35 không phải là con số hoàn hảo trong độ tuổi để bạn quyết định thay đổi
nhưng thà muộn còn hơn không. Nếu bạn hỏi tôi rằng 35 tuổi thay đổi còn kịp nữa
không tôi sẽ trở rằng “Muộn! Nhưng vẫn kịp!”
Một trong những nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ các doanh nghiệp khởi nghiệp từ
những doanh nhân trẻ không chiếm tỉ lệ nhiều so với doanh nhân ở độ tuổi khác.
trong số 0,1% các startup dẫn đầu thị trường trong thời gian 5 năm đầu thành lập thì
độ tuổi bình quân của những founder này khi khởi nghiệp trung bình là 45 tuổi. Khi
bước sang độ tuổi trung niên, đô nhanh nhạy, “máu liều” không còn là lợi thế cho
doanh nghiệp khi khởi nghiệp mà lợi thế ở đây đó chính là kinh nghiệm. So với các
nhà sáng lập trong cùng một ngành có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trở lên sẽ là lợi thế
xây dựng kế hoạch startup với tỷ lệ thành công cao hơn 85% so với những người
khác. 35 tuổi không còn là độ tuổi tuyệt vời để khởi nghiệp nhưng tuổi 35 là thời kỳ
mà con người ta cũng đã đủ độ chín trong suy nghĩ, tư duy, có thể điều chế cảm xúc
một cách ổn thỏa nhất

Có rất nhiều câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 35 như J.K.Rowling – tác giả của bộ
truyện Harry Potter gây tiếng vang trên toàn thế giới trở thành bộ sách bán chạy nhất
thế giới với 450 triệu bản và được dịch sang 67 ngôn ngữ khác nhau.
Hay Cha đẻ KFC đến năm 40 tuổi ông đã làm nên món gà rán ngon nức tiếng
thế giới, Henry Ford – ông trùm ô tô bước đầu thành công khi 36 tuổi và còn rất
nhiều những câu chuyện thay đổi, làm lại từ đầu, khởi nghiệp và thành công ngoài
độ tuổi 35. Điều này cho thấy rằng trên đời này không có gì là không thể, và khi ta
quyết định khởi nghiệp ở tuổi 35 cũng vậy, thành công hoàn toàn có thể xảy ra. Khởi
nghiệp ở tuổi 35, chậm nhưng còn hơn chậm cả đời!

Thất nghiệp ở tuổi 35 thực sự rất đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn cả là ta đã gục
ngã hoàn toàn trước biến cố ấy.
Muốn thành đạt trong nghề nghiệp phải có sự nỗ lực phấn đấu tích cực của cá
nhân, bằng tài năng, trí tuệ, tâm huyết của mình. Những tổng kết về sự thành công
của người thành niên trong nghề nghiệp cần dựa trên những gợi mở liên quan đến
sáu chữ T cần có cho sự thành công nghề nghiệp.

● TI (Tin): Thông tin là điều kiện đầu tiên của sự thành đạt, ai nắm được
thông tin nhanh chóng, biết quản lí và điều khiển thì sẽ có được những quyết
định đúng đắn và làm chủ.
● T2 (Tài): Tài thể hiện ở các chỉ số:
+ Có tư duy độc lập sáng tạo.
+ Có năng lực đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
+ Có năng lực vận dụng những lí luận vào thực tiễn, có phương pháp hành
động thực tiễn có hiệu quả.
+ Có khả năng thích nghi mềm dẻo Với những thay đổi của thời đại và cuộc
sống
+ Có kế hoạch, xác định được cái ưu tiên trong từng thời kÌ Và giai đoạn.
+ Có phẩm chất quyết đoán, dám mạo hiểm thực hiện những quyết định
táo bạo sau khi đã biết tính toán kĩ càng nguyên nhân và kết quả của nó.
● T3 (Tâm): Đó là đạo đức, lương tâm và tính nhân bản trong sự nghiệp.
Chữ tâm thể hiện sự cao thượng, tính hướng thiện, xu hướng phấn đấu Và cạnh
tranh lành mạnh.
● T4 (Tín): Đó là uy tín của con người. Uy tín là phẩm chất, năng lực Và
giá trị của cá nhân được thừa nhận. Muốn thành đạt trong một hoạt động, nghề
nghiệp thì phải có uy tín chuyên về lĩnh vực nghề nghiệp ấy.
● T5 (Tiền): Tiền được xem là cơ sở ban đầu về vốn. Vốn là điều kiện để
làm nên sự nghiệp lớn nhưng nó hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng nó.
● T6 (Tình): Người có tình, quảng giao dễ có cơ hội thành đạt. Tình cảm
tốt với

PHẦN TÓM TẮT

Đầu tuổi trưởng thành là đỉnh điểm của quá trình phát triển cơ thể và sức
khỏe. Đây cũng là thời gian đánh dấu đỉnh điểm của một số khả năng nhận thức, Và
sự tiếp tục phát triển của những khả năng khác.
● Lứa tuổi người trưởng thành trẻ tuổi bao gồm 2 thời kỳ:
+ Thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25 tuổi)
+ Thời kỳ thứ 2 của người trưởng thành trẻ tuổi (người thành niên, sau
25 tuổi đến 40 tuổi)

Đây là thời kì chọn và phát triển nghề nghiệp, người trưởng thành trẻ phải
dành nhiều tâm sức cho việc lập thân và nuôi dạy con đang trong thời kì thơ ấu.
Ngoài ra người trẻ cũng bắt đầu thể hiện nhiều vai trò và trách nhiệm đối với xã hội.

You might also like