Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Kỹ năng đặt câu hỏi


1. Khái niệm
Đặt câu hỏi: là một hình thức trong giao tiếp, thường được sử dụng để khai thác thông
tin từ người được hỏi cũng như bộc lộ cảm xúc của người hỏi. Tùy vào tình huống,
mỗi câu hỏi sẽ được dùng với mục đích khác nhau.
Kỹ năng đặt câu hỏi: là kỹ năng tạo và chọn lọc các câu hỏi có hiệu quả, phù hợp với
đối tượng hỏi, hoàn cảnh và chủ đề giao tiếp. Qua đó, việc đặt câu hỏi đúng cách sẽ
giúp cho người hỏi thu thập thông tin hữu ích, đạt được hiệu trong giao tiếp và mở
rộng cuộc hội thoại. Chính vì vậy mà kỹ năng đặt câu hỏi là kỹ năng cần thiết trong
cuộc sống hằng ngày.

2. Mục đích đặt câu hỏi


Trong văn hóa giao tiếp, tùy vào các trường hợp mà câu hỏi được sử dụng với các
mục đích khác nhau. Đôi khi, một câu hỏi có thể đồng thời thực hiện nhiều chức năng.
Các mục đích phổ biến trong giao tiếp:
 Xác định vấn đề: câu hỏi được sử dụng để xác định vấn đề.
Ví dụ: Chuyện gì đang diễn ra vậy?
 Xác định nguyên nhân: câu hỏi để khám phá, xác định nguồn gốc của vấn đề.
Ví dụ: Tại sao nhà bạn lại bị trộm vậy?
 Thu thập thông tin cần thiết: câu hỏi giúp cho người hỏi thu được thông tin cần
biết, thỏa mãn trí tò mò của người hỏi. Hầu hết mọi người thường xuyên sử dụng
câu hỏi với mục đích trên trong giao tiếp.
Ví dụ: Còn mấy ngày nữa là đến tết vậy?
 Tìm kiếm phương án để giải quyết cho vấn đề: câu hỏi để tìm ra phương pháp
xử lí vấn đề thông qua sự trợ giúp, gợi ý của người khác.
Ví dụ: Bài toán này khó quá! Bạn có biết cách làm bài toán này không?
 Kích thích suy nghĩ: câu hỏi yêu đòi hỏi người trả lời phải suy nghĩ sâu hơn để
tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Ví dụ: Quả trứng có trước hay con gà có trước?
 Khuyến khích sự tham gia: câu hỏi nhằm mục đích thúc đẩy, lôi kéo đối phương
tham gia vào một hoạt động, sự kiện,...
Ví dụ: Bạn đi chơi với chúng tôi được không?
 Tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ: câu hỏi được sử dụng để tìm kiếm sự ủng hộ từ
người khác.
Ví dụ: Bạn có đồng ý với tôi không?
Ngoài những chức năng trên, câu hỏi còn được hướng tới nhiều mục đích khác nhau
tùy thuộc vào ngữ cảnh trong giao tiếp.

3. Phân loại câu hỏi


Dựa trên những cơ sở phân loại, câu hỏi có thể được phân loại ra nhiều dạng khác
nhau. Thông thường, trong cuộc hội thoại, câu hỏi được phân loại dưa trên theo hai
cách: cách đặt câu hỏi và cách trả lời.
A. Căn cứ theo cách đặt câu hỏi:
Căn cứ theo cách phân loại này, câu hỏi được chia thành hai loại: câu hỏi đóng và câu
hỏi mở.
a. Câu hỏi đóng: là câu hỏi sẽ dẫn đến một câu trả lời cụ thể, ngắn gọn và đơn
giản. Câu hỏi này giới hạn câu trả lời của người được hỏi.
Đặc điểm: kết thúc câu hỏi bằng từ: có – không, đúng – sai, rồi – chưa,...Có
sẵn đáp án trong câu hỏi.
Chức năng chính: khảo sát ý kiến, thu thập thông tin nhanh và cụ thể.
Ví dụ: Bạn có muốn đi chơi với chúng tôi không?

b. Câu hỏi mở: là câu hỏi không giới hạn câu trả lời, người trả lời có thể đưa ra
đáp án dựa trên suy nghĩ, kinh nghiệm và đánh giá chủ quan. Thông qua đó,
người hỏi sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn.
Đặc điểm: câu hỏi thường kết thúc băng các từ: làm sao, như thế nào,...Không
có đáp án sẵn trong câu hỏi.
Chức năng chính: mở rộng cuộc trò chuyện, thu thập thông tin chi tiết, kích
thích tư duy người trả lời.
Ví dụ: Bạn nghĩ bài toán này nên giải quyết như thế nào?

B. Căn cứ theo cách trả lời:


Căn cứ theo cách phân loại này, câu hỏi được chia thành hai loại: câu hỏi trực tiếp và
câu hỏi gián tiếp.
c. Câu hỏi trực tiếp: câu hỏi hướng thẳng vào nội dung mà người hỏi quan tâm.
Loại câu hỏi này sẽ giúp cho người hỏi thu thập thông tin một cách nhanh
chóng và cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường, nếu không được sử dụng
đúng cách thì câu hỏi trực tiếp có thể gây khó chịu cho người được hỏi.
Ví dụ: Bạn thích ăn món nào?

d. Câu hỏi gián tiếp: Người hỏi sẽ hỏi một câu hỏi về một vấn đề khác nhưng
thông qua câu trả lời, người hỏi sẽ thu thập được phần thông tin mà mình muốn
biết. Thông thường, câu hỏi gián tiếp sẽ mang tính trang trọng và lịch sự hơn
câu hỏi trực tiếp.
Ví dụ: Để hỏi thăm về một người bạn đang buồn, thay vì hỏi thẳng là “Tại sao hôm
nay bạn buồn vậy?” thì ta có thể thay bằng “Hôm nay bạn có chuyện gì phải không?”

Ngoài ra, còn nhiều loại câu hỏi khác vẫn được thường xuyên sử dụng trong các cuộc
trò chuyện thường ngày với nhiều mục đích khác nhau:
- Câu hỏi hình phễu
- Câu hỏi tìm thông tin chung
- Câu hỏi vòng vo
- Câu hỏi nâng cao hiểu biết
- Câu hỏi kép
- Câu hỏi dẫn dắt
- Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi hướng về mục đích
- Câu hỏi về phép lạ

CẢM NHẬN VỀ GIẢNG VIÊN:


Em thấy rất vui vì bản thân đã có cơ hội được đồng hành với giảng viên Đặng Thị Mai
Ly tại học kì 1B này. Đối với em, cô là một giảng viên tận tâm, cực kì nhiệt tình và
hiểu nỗi lòng của sinh viên. Em thật sự rất ấn tượng với cách cô tạo ra bầu không khí
vui tươi và thoải mái trong các tiết học, cô rất thân thiện và thoải mái, không bao giờ
tạo ra khoảng cách giữa mình với các bạn sinh viên khác. Đồng thời, em cũng rất biết
ơn khi có thể mở ra nhiều góc nhìn mới trong các mối quan hệ, về xã hội thông qua
các tiết học của của cô. Vì khác ngành mà em rất lấy làm tiếc khi không thể đồng hành
cùng với cô trên con đường học vấn nữa, nhưng em sẽ luôn khi nhớ những bài học bổ
ích mà cô đã dạy. Xin cám ơn và em chúc cô vẫn mãi giữ ngọn lửa nhiệt huyết trong
sự nghiệp giảng dạy nhé!

You might also like