Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 26

1. Các phương pháp nào sau đây được dùng để đánh giá thị lực?

A. Cố định d, thay đổi l.


B. Thay đổi d và l.
C. Cố định l, thay đổi d.
D. A và C đúng.
2. Nguyên nhân xuất hiện điện thế khuếch tán là do:
A. khuếch tán bạch cầu từ vùng tổn thương tới vùng không bị tổn thương.
B. sự khuếch tán các phân tử thuốc trụ sinh từ vùng tổn thương tới vùng không bị tổn
thương.
C. sự khuếch tán ion từ vùng không bị tổn thương tới vùng tổn thương.
D. sự khuếch tán ion từ vùng tổn thương tới vùng không bị tổn thương.
3. Khi dòng một chiều đi qua hệ sinh vật, trong bản thân hệ sẽ xuất hiện:
A. sức điện động phân cực ngược chiều tăng dần tới một giới hạn nào đó.
B. sức điện động phân cực cùng chiều tăng dần tới một giới hạn nào đó.
C. sức điện động phân cực cùng chiều không xác định được.
D. sức điện động phân cực ngược chiều giảm dần tới một giới hạn nào đó.
4. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với hiện tượng khuếch tán qua màng tế bào?
A. khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có nồng độ cao tới nơi có
nồng độ thấp hơn do kết quả chuyển động nhiệt của các phân tử.
B. khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có nồng độ cao tới nơi có
nồng độ thấp hơn do ảnh hưởng của trọng trường.
C. khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp
suất thấp hơn do kết quả chuyển động nhiệt của các phân tử.
D. khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có
nồng độ cao hơn do kết quả chuyển động nhiệt của các phân tử.
5. Hãy giải thích tại sao từ độ sâu khoảng 90m nếu đột ngột ngoi lên cao mà không có biện
pháp bảo vệ sẽ nguy hiểm đến tính mạng?
A. Hiện tượng tạo các bọt khí trong tâm thất, nhất lá các mạch máu nhỏ ở tim và não.
B. Hiện tượng tạo các bọt khí trong lòng mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ ở tim và não.
C. Hiện tượng tạo các bọt khí trong lòng mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ ở thận và
phổi.
D. Hiện tượng tạo các bọt khí trong tâm nhĩ, nhất là các mạch máu nhỏ ở tim và não.
6. Nhịp tim sẽ thay đổi như thế nào nếu từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng?
A. tăng lên để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian giảm.
B. tăng lên để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian không
đổi.
C. giảm xuống để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian tăng.
D. bình thường để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian
không đổi.
7. Hãy chỉ ra nguyên nhân tạo ra áp suất thủy lực trong lòng động mạch?
A. Tim co bóp.
B. Tính đàn hồi của thành mạch.
C. Chuyển vận của nước.
D. A và B đúng.
8. Hãy chọn lời giải thích đúng về nguyên lý hoạt động của các tinh thể nhấp nháy lỏng?
A. Phát ra một electron thứ cấp (phát quang) khi có bức xạ gamma tác dụng.
B. Phát ra một meson π thứ cấp (phát quang) khi có bức xạ gamma tác dụng.
C. Phát ra một proton thứ cấp (phát quang) khi có bức xạ gamma tác dụng.
D. Phát ra một photon thứ cấp (phát quang) khi có bức xạ gamma tác dụng.
9. Một phân tử hữu cơ có trong lượng là 15.000đvnt. Nếu năng lượng hấp thu từ chùm tia là
50eV thì nhiệt độ tại chỗ tăng lên bao nhiêu?. (Biết: 1đvnt=1,6.10 -24g; 1eV=1,6.10-19Joule và
đương lượng nhiệt của Joule là 4,18calo/Joule).
A. 750C.
B. 1060C.
C. 550C.
D. 850C.
10. Buồng ion hóa dùng để:
A. đo liều cá nhân và báo hiệu phóng xạ.
B. đo hạt sơ cấp
C. đo tia gamma năng lượng cao.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
11. Người ta có thể biến một đồng vị bền thành một đồng vị phóng xạ bằng cách bắn các
neutron thích hợp vào nhân của đồng vị bền. Sau đó, xác định hàm lượng đồng vị bền bằng
cách đo đếm phóng xạ phát ra từ đồng vị phóng xạ mới được tạo ra sau khi chiếu neutron.
Kỹ thuật này được gọi là:
A. kỹ thuật định lượng kích hoạt bằng electron.
B. kỹ thuật định lượng kích hoạt bằng neutron.
C. kỹ thuật định lượng kích hoạt bằng proton.
D. kỹ thuật định lượng kích hoạt bằng meson.
12. Nguyên lý làm việc của máy chiết phóng xạ như sau: đồng vị phóng xạ A khi phân rã tạo
ra đồng vị B. Đồng vị B cũng có tính chất phóng xạ. Trong quá trình phóng xạ này, thời gian
bán rã A →B tương đối dài. Thời gain bán rã B→C lại ngắn (C là sản phẩm của sự phân rã B
và hầu hết là đồng vị bền). Hãy chỉ ra sản phâm nào được sử dụng cho bệnh nhân
A. A
B. B
C. C
D. B và C.
13.Hãy chọn lời giải thích đúng về chứng bệnh loạn thị không đều?
A. Độ cong của các mặt cầu khúc xạ không thay đổi theo mọi phương
B. Trục mắt dài hơn bình thường
C. Độ cong của các mặt càu khúc xạ thay đổi bất kì theo mọi phương trục mắt dài hơn bình
thường
D. Trục mắt ngắn hơn bình thường
14. Áp suất trung bình trong phế nang lúc hít vào tương đương với áp suất khí quyển (1 atm).
Tuy nhiên ở nhiệt độ 370ccủa cơ thể trong điều kiện bão hòa hơi nước. Hơi nước trong phế
nang có áp suất riêng phần là 45 Tor. Hỏi áp suất tổng cộng của N2 , O2 và CO2 trong phế
nang là bao nhiêu ?
A. 89 Tor
B. 75 Tor
C. 715 Tor
D. 713 Tor
15. Miền tỉ lệ có các đặc điểm nào sao đây?
A. Có hiện tượng ion hóa thứ cấp để tạo thêm các ion mới
B. Độ lớn của xung điện ra (tức là cường độ dòng điện I ) phụ thuộc vào năng lượng và mật
độ chùm tia ban đầu khi tương tác với các phân tử khí
C. Điện thế liên tục tăng lên nữa thì cường độ dòng điện I lại tiếp tục tăng
D. Cả ba câu đều đúng
16. Lưu lượng tâm thu phụ thuộc vào các yếu tố vật lý nào sau đây?
A. Kích thước buồng tim
B. Lực co bóp của tâm thất
D. Lứa tuổi, giới tính và trình độ luyện tập
D.a và b đúng
17. Hãy chọn phát biểu đúng :
A. Đối với CO2 1/3 tổng CO2 nằm trong máu dưới dạng kết hợp do hồng cầu vận chuyển
dưới dạng HbCO2. 2/3 còn lại do huyết tương vận chuyển dưới dạng KHCO3
B. Đối với CO2 1/3 tổng CO2 nằm trong máu dưới dạng kết hợp do hồng cầu vận chuyển. 2/3
còn lại do huyết tgương vận chuyển
C. Khi máu chảy qua các mô, lượng CO2 trong máu giảm dần và CO2 thấm vào trong hồng
cầu, kết hợp với H2O để cho H2CO3
D. Ở mao mạch mô, do áp suất CO2 rất thấp, nên CO2 khuếch tán qua màng tế bào hồng
cầu, CO2 kết hợp với nước tạo thành H2CO3
18. Trọng lượng phân tử của Hb là 68.000. Mỗi phân tử gam Hb kết hợp với 4 phân tử gam
O2, nghĩa là 4x22,4=89,6 lít O2. Do đó mỗi gam Hb có khả năng kết hợp với bao nhiêu ml O2:
A. 1,32 ml
B. 5 ml
C. 10 ml
D. 20 ml
19. Trong các bậc của thị giác hai mắt, ví dụ nào sau đây là đồng thị?
A. Mắt phải nhìn thấy lồng chim, mắt trái nhìn thấy con chim, hai mắt nhìn thấy con chim
trong lồng.
B. Mỗi mắt thấy hai vòng tròn hơi lệch tâm khác nhau, hai mắt sẽ thấy hình một chụp đèn
ngủ (cảm giác hình nối với vòng tròn nhỏ ở bên trong và vòng tròn lớn ở dưới).
C. Mắt phải thấy con mèo có tai không có đuôi, mắt trái nhìn thấy con mèo có đuôi không có
tai, hai mắt nhìn thấy con mèo có cả tai và đuôi.
D. Cả ba câu A, B và C đều sai.
20. Các cơ chế nào liên quan đến hoạt động điều tiết của mắt?
A. Điều tiết thể thủy tinh và điều tiết bằng sự đóng-mở đồng tử.
B. Điều tiết thể dịch và điều tiết bằng sự đóng-mở đồng tử.
C. Điều tiết thể thủy tinh và điều tiết bằng dịch kính.
D. Điều tiết thể thủy tinh và điều tiết bằng sự mở đồng tử.
21. Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng tế bào trong cơ
chế hình thành điện thế nghỉ?
A. Tính chất thấm có chọn lọc của màng sinh chất.
B. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
C. Bơm Na-K đã duy trì sự khác nhau đó.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
22. Hãy chọn ý đúng về hiện tượng lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao
mielin?
A. Xung điện lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác, do sự mất phân cực, đảo cực
và tái phân cực hết phần này đến phần khác trên sợi thần kinh.
B. Xung điện đi đến điểm A làm đổi cực điểm A, ở mặt trong điện tích tại điểm A trở nên
dương so với điểm B, xung điện lan truyền từ điểm A sang điểm B.
C. Đến điểm B lại làm đổi cực điểm B, ở mặt trong điện tích tại điểm B trở nên dương so với
điểm C, xung điện truyền từ điểm B sang điểm C,... Cứ như vậy xung điện truyền đến đâu thì
gây ra đổi cực tại đó cho đến hết sợi thần kinh.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
23. Hãy chỉ ra các giai đoạn hình thành điện thế hoạt động?
A. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái cực.
B. Khi bị kích thích, cổng NA+ mở rộng, làm cho ion Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong
tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực.
C. Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại, K+ qua màng đi ra ngoài dẫn đến tái
phân cực.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
24. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim và hoạt động của cơ vân?
A. Cơ tim hoạt động theo quy luật “Tất cả hoặc không có gì”.
B. Cơ tim hoạt động theo chu kì. Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích và có thời kì trơ tuyệt
đối.
C. Cơ tim hoạt động không theo ý muốn. Cơ vân hoạt động theo ý muốn.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
25. Hình bên dưới mô tả 4 cặp vật dẫn phẳng, rộng, song song. Giá trị điện thế được ghi trên
mỗi tấm. Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần của điện trường ở giữa các cặp bản tích điện
phẳng ấy.
A. 2, 4, 1, 3.
B. 3, 1, 4, 2.
C. 4, 3, 2, 1.
D. 1, 2, 3, 4.
26. Tính gia tốc trọng trường ở đỉnh núi cao 800m so với mực nước biển. Biết bán kính và
khối lượng Trái Đất lần lượt là 6380km và 5,98.1024kg, hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11Nm2/kg2.
A. ≈ 9,77m/s2.
B. ≈ 9,78m/s2.
C. ≈ 9,76m/s2.
D. ≈ 9,8m/s2.
27. Một người làm việc trong 1 giờ với nguồn phóng xạ gamma 22Na có độ phóng xạ 100μCi
và đứng cách nguồn 1m. Biết chu kì bán rã của đồng vị 22Na rất dài, hằng số gamma của
dồng vị Kgammar=12(R.cm2/h.mCi) và đối với mô 1R tương ứng với 0,95rad. Tính liều tương
đương.
A. 0,912mrad.
B. 0,456mrad.
C. 57μrad.
D. 27μrad.
28. Chọn câu sai.
A. Khi bị kích thích, điện thế bên trong tế bào tăng từ từ. Từ khoảng -60mV đến khoảng
50mV trong vài giây.
B. Không thể phát sinh một xung điện thế hoạt động mới trước khi kết thúc pha tái phân cực.
C. Điện thế hoạt động có tích chất tại chỗ.
D. Điện thế hoạt động xuất hiện khi tế bào bị kích thích đủ ngưỡng.
29. Tính đàn hồi của thành mạch máu có vai trò:
A. tạo ra lực ma sát nhớt giữa máu và thành mạch.
B. duy trì dòng chảy liên tục và làm giảm áp suất dòng chảy.
C. làm giảm áp suất dòng chảy vì có lực ma sát nhớt.
D. duy trì dòng chảy liên tục và làm tăng áp suất dòng chảy.
30. Nội dung của định luật Henry?
A. Lượng khí thâm nhập được vào chất lỏng tỉ lệ với áp suất riêng phần của chất khí đó trên
bề mặt chất lỏng.
B. Máu chứa rất nhiều thành phần, vì vậy sự thâm nhập của khí vào máu không chỉ đơn
thuần phụ thuộc vào đặc điểm của chất khí.
C. Lượng khí hòa tan vào dung dịch tỉ lệ nghịch với nồng độ muối và các chất hòa tan trong
đó
D. Lượng khí thâm nhập được vào chất lỏng tỉ lệ với áp suất của chất khí đó trên bề mặt chất
lỏng.
31. Công thức tính áp suất thẩm thấu đối với dung dịch loãng không điện li là:
A. P=iCRT
B. P=F/S
C. P=CRT
D. Cả ba câu A, B và C đều sai.
32. Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến điểm N, từ điểm N đến điểm P như hình vẽ
thì công của lực điện trong mỗi trường hợp là bao nhiêu?
A. 0
B.E.MN
C.ENM
D.EMP
33. Do độ nhạy cảm phóng xạ của các mô khác nhau, nên củng nhận một liều tương đương
như nhau nhưng lại có tổn thương sinh học khác nhau. Để đặt trưng cho tính chất này, người
ta sử dụng khái niệm:
A.Liều tương đương.
B. Trọng số tia phóng xạ.
C. Liều hiệu dụng
D.trọng số mô cơ quan
34. Đơn vị của liều hấp thụ là:
A. Rad
B. R
C. Sv
D. Rem
35. Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?
A. Chân không
B. Chất rắn
C. Chất lỏng
D. Chất khí
36. Cho một chùm ánh sáng tự nhiên qua hai kính phân cực hợp nhau một góc 60 độ. Tỉ số
của cường độ ánh sáng qua bộ kính với cường độ ánh sáng tự nhiên ban đầu là:
A. 1/8
B. 1/4
C. 1/3
D. 1/2
37. Một người ăn kiêng có thể làm giảm khối lượng cơ thể 3,2kg trên tuần. Hãy biểu thị khối
lượng này bằng miligam trên giây?
A. 3,3 mg/s
B. 4,8 mg/s
C. 3,8 mg/s
D.1,8 mg/s
38. Khi tia siêu âm đi từ môi trường có âm trở Z1 sang môi trường có âm trở Z2 lượng (về
cường độ ) siêu âm truyền qua sẽ nhiều hơn lượng siêu âm phản xạ nếu:
A. Z2 =0
B. Z2 >> Z1
C. Z2 ≈ Z1
D. Z2 <về <Z1
39. Chọn phát biểu sai về hiệu ứng Dopplor
A. Khi nguồn âm tiến lại gần quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được thấp hơn tần
số do nguồn âm đã phát ra.
B. Khi nguồn âm đi ra xa quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được thấp hơn tần số
do nguồn âm đã phát ra.
C. Khi nguồn âm tiến lại gần quan sát viên,tần số mà quan sát viên nhận được cao hơn tần
số do nguồn âm đã phát ra.
D. Sự chuyển động tương đối giữa nguồn âm và quan sát viên gây ra sự biến đổi tần số của
âm nhận được
40. Chuẩn đoán siêu âm ở tần số 4,50MHz được sử dụng để kiểm tra các khối u trong mô
mềm. Hỏi bước sống trong không khí của sống âm này là bao nhiêu? Cho biết vận tốc truyền
âm trong không khí là 340 m/s:
A. 76,2 mm.
B. 7,62.10-6m
C. 75,6 μm
D. 76,2.10-3m
41. Phổi của người có thể hoạt động chống lại một độ chênh lệch áp suất khoảng một phần
hai mươi atmotphe. Nếu thợ lặn dùng ống thở thì anh hoặc cô ta có thể lặn sâu dưới mặt
nước ngọt là bao nhiêu ? (Lấy 1atm=1,1.105 N/m2 , p=1000kh/m3 , g= 10m/s2 ).
A. 5,5 cm
B. 50 cm
C. 500 cm
D. 40 cm
42. Giả sử điện tích của động mạch chủ là 2cm2 và tốc độ máu chảy ở đó là 30cm/s. Tổng
tiết diện của tất cả các nhánh ở mao mạch giả sử là 2000cm2 và giả sử máu được xem là
chất lưu lý tưởng, không có mất một lượng máu nào trong quá trình lưu thông. Vận tốc máu
chảy ở mao mạch là:
A. 0,3 cm/s.
B. 0,03 cm/s.
C. 0,015 cm/s.
D. 0,001 cm/s.
43. Một nhân viên bị chiếu khắp cơ thể nhận liều hấp thụ của gama là 8mGy và 180mGy từ
neutron năng lượng 80keV (Wr=6). Tính liều hiệu dụng:
A. 188mSv
B. 1088 mrem
C. 108,8 rem
D. 1,088 Sv
44. Chọn phát biểu đúng về các kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị dùng trong y học:
A. Tia X có các đặt tính: khả năng đâm xuyên mạnh, được hấp thụ với mức độ khác nhau đối
với các mô khác nhau của cơ thể, coa thể ghi đo.
B. Có thể tiêu diệt khối ung thư nhỏ trong não bằng cách chiếu cái tia gama theo nhiều
hướng và tập trung vào khối ung thư đó.
C. Ảnh CT cho phép đánh giá về cấu trúc của đối tượng
D. Cả A, B,C đều đúng.
45. Hãy tìm độ tăng áp suất vào một chất lỏng trong một ống tiêm khi cô y tá tác dụng một
lực 40N vào bittông của ống tiêm có bán kính 1.2cm.
A. 1.09 atm
B. 0.8 atm
C. 1.09 Pa
D. 0.8 at
46. Dòng điện có thể gây nguy hại đến cơ thể sống, vì ?
A. Tác dụng hóa của dòng điện
B. Tác dụng từ của dòng điện
C. Tác dụng nhiệt của dòng điện
D. Cả A, B,C đều đúng.
47. Khi hợp lực tác dụng vào vật đang chuyển động có giá trị bằng không thì:
A. Vật sẽ tiếp tục chuyển động thằng đều
B. Vật sẽ tiếp tục chuyển động chậm dần đều
C. Vật sẽ tiếp tục chuyển động ttròn đều
D. Vật sẽ dừng lại ngay lập tức
48. Một vật chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt phẳng ngang. Vật chịu tác dụng của
2 lực: hai lực vẽ trên hình và lực ma sát. Khi đó lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. 2N, hướng về trái
B. 0N
C. 2N, hướng về phải
D. Hơi lớn hơn 2N và hướng về trái
49. Chọn câu sai.
A. Giảm nhiệt độ sẽ làm giảm tác dụng của bức xạ ion hóa.
B. Độ nhạy cảm phóng xạ của sinh vật tăng theo nồng độ oxi, giảm khi oxi giảm.
C. Hàm lượng nước càng lớn thì các gốc tự do được tạo ra càng nhiều, số các gốc tự do tác
động lên hệ sinh học càng tăng. Do đó, hiệu ứng sinh học cũng tăng lên.
D. Với cùng một liều hấp thụ như nhau, thời gian chiếu kéo dài sẽ làm tăng hiệu ứng sinh
học của bức xạ.
50. Chọn câu sai.
A. Mặt ngoài của tế bào sống có điện thế cao hơn so với mặt trong.
B. Đối với những tế bào khác nhau điện thế nghỉ có giá trị khác nhau .
C. Điện thế nghỉ có giá trị ổn định theo thời gian.
D. Điện thế nghỉ vẫn tồn tại trong một thời gian nhất định khi tế bào đã chết.
51. Chất iod phóng xạ dùng trong y tế 131I có chu kì bán rã là 8 ngày. Nếu nhận được 500g
chất này thì sau 48 ngày sẽ còn lại bao nhiêu gam?
A. ≈ 3,125kg.
B. ≈ 25g.
C. ≈ 31,25g.
D. ≈ 7,8g.
52. Một người có huyết áp tâm thu là 120mmHg. Anh ta đột ngột phải vận động mạnh, khi đó
lưu lượng của máu đòi hỏi phải tăng lên gấp 5 lần so với trạng thái bình thường. Nếu sự tăng
lưu lượng được thực hiện bằng việc co-giãn mạch máu thì bán kính mạch máu phải giảm
xuống (hay tăng lên) bao nhiêu lần?
A. 5.
B. 1,5.
C. 4.
D. 2,5.
53. Một viên gạch đang trượt trên mặt sàn nằm ngang. Torng các trường hợp sau, trường ợp
nào sẽ làm tăng lực ma sát tác dụng vào viên gạch?
A. Giảm khối lượng của viên gạch.
B. Giảm diện tích tiếp xúc với sàn.
C. Tăng diện tích tiếp xúc với sàn.
D. Không có trường hợp nào.
54. Một nguồn âm có cường độ âm I=0,0001mW/m2. Mức cường độ âm là:
A. 130dB.
B. 90dB.
C. 50dB.
D. 100dB.
55. Câu nào sau đây đúng nhất.
A. Càng xa tim, vận tốc chạy qua các đoạn mạch càng giảm.
B. Càng xa tim, tiết diệnn của các đoạn mạch càng giảm.
C. Càng xa tim, áp suất trong lòng các đoạn mạch càng giảm.
D. Càng xa tim, lượng máu chảy qua các đoạn mạch càng giảm.
56. Chọn câu đúng về hệ số khuếch tán D.
A. Hệ số khuếc tán D tỉ lệ nghịch với khối lượng phân tử và tỉ lệ thuận với hình dạng phân tử.
B. Hệ số khuếc tán D tỉ lệ thuận với độ nhớt của dung môi.
C. Hệ số khuếc tán D tỉ lệ nghịch với nhiệt độ dung dịch.
D. Hệ số khuếc tán D tỉ lệ nghịch với khối lượng và hình dạng phân tử.
57. Chọn câu đúng.
A. Các phân tử chất hòa tan sẽ dịch chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp,
tức là theo chiều gradien nồng độ.
B. Tốc độ khuếch tán tăng theo nhiệt độ và giảm khi phân tử lượng chất hòa tan và độ nhớt
của môi trường tăng.
C. Các phân tử dung môi sẽ chuyển động ngược chiều với các phân tử chất tan, có nghĩa là
từ nơi có nồng độ dung môi lớn đến nơi có nồng độ dung môi nhỏ.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
58. Chọn câu sai.
A. Các mô mỡ và mô cơ có điện trở suất nhỏ nhất.
B. Da khô và xương có điện trở suất lớn nhất.
C. Độ dẫn điện của các mô và cơ quan không phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của chúng.
D. Các chất dịch trong cơ thể như tủy sống, máu có khả năng dẫn điện tốt.
59. Hai điện tích cùng nhau, cách nhau 2m, lực tác dụng lên mỗi điện tích là 4N. Độ lớn của
mỗi điện tích này là:
A. 1,9.105N.
B. 2,1.10-5N.
C. 4,2.10-5N.
D.1,8.10-9N.
60. Hãy tìm độ tăng áp suất của một chất lỏng trong một ống tiêm khi cô y tá tác dụng một
lực 60N vào pittong của ống tiêm có đường kính 1,8cm.
A. 235904,7mmHg.
B. 0,8atm.
C. 2,34atm.
D. 1,09Torr.
61. Sản phẩm gây hại sinh học chính của quá trình chiếu xạ lên cơ thể sống là:
A. H2O
B. OH-
C. H+
D. H2O2
62. Hình dưới đây cho thấy đường sức điện trường tạo bởi hai bản kim loại phẳng tích điện.

Chúng ta có thể kết luận rằng:


A. Một proton đặt tại X sẽ chịu tác dụng của lực lớn hơn lực tác dụng khi nó được đặt ở Z.
B. Một proton đặt tại X sẽ chịu tác dụng của lực nhỏ hơn lực tác dụng khi nó được đặt ở Z.
C. Bản trên tích điện dương và bản dưới tích điện âm.
D. Một proton đặt tại X sẽ chịu tác dụng của lực giống như lực tác dụng khi nó được đặt ở Y.
63. Khi ta bước đi, một chân của ta đạp vào mặt đất về phái sau. Khi đó:
A. Lực ma sát nghĩ do bàn chân tác dụng lên mặt đất bằng 0.
B. Lực ma sát nghĩ do mặt đất tác dụng lên bàn chân làm cơ thể ta tiến về phía trước.
C. Lực ma sát nghĩ do bàn chân tác dụng lên mặt đất làm cơ thể ta tiến về phía trước.
D. Không có câu nào đúng.
64. Chỉ ra một câu sai về cơ chế cảm thụ âm thanh.
A. Mỗi sóng âm với một tần số nhất định tác dụng vào một vị trí xác định trên màng đáy và
kích thích những receptor nhất định ở thể Corti.
B. Điện thế âm thanh quyết định cả tần số và cường độ âm thanh.
C. Âm có tần số càng thấp thì vị trí kích thích càng gần với đỉnh ốc tai.
D. Âm có tần số càng cao thì vị trí kích thích càng xa cửa sổ bầu dục.
65. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần áp suất của chất khí O2 ở trong các tổ chức sau:
(1). Phế nang
(2). Máu ở phổi
(3). Máu ở động mạch chủ
(4). Các tổ chức khác.
A. (4), (3), (2), (1).
B. (1), (3), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1).
D. (1), (2), (3), (4).
66. Cho rằng lưu lượng chất lỏng thực chảy qua một đoạn ống là 5m3/s. Nếu tăng gấp đôi
bán kính ống và tăng chiều dài ống lên hai lần chiều dài ban đầu, thì lưu lượng lúc bấy giờ là:
A. 640m3/s.
B. 20m3/s.
C. 80m3/s.
D. 40m3/s.
67. Lực hấp dẫn do một hòn đá đứng yên ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn:
A. Bằng 0.
B. Bằng trọng lượng của hòn đá.
C. Nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
D. Lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
68. Chọn câu sai. Biện pháp an toàn chống chiếu xạ ngoài khi làm việc với nguồn bức xạ.
A. Sử dụng tấm chắn di động bằng chì hoặc nhôm để bảo vệ chỗ làm việc của nhân viên.
B. Tăng khoảng cách từ nguồn tới người làm việc.
C. Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ.
D. Màn chắn bảo hiểm cá nhân như giáp chì, kính chì, quần áo chì.
69. Chọn một câu phát biểu sai về âm thanh:
A. Khi nguồn âm tiến lại gần quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được thấp hơn tần
số do nguồn âm phát ra.
B. Âm thanh truyền với vận tốc khác nhau trong các môi trường khác nhau.
C. Âm thanh mà tai người có thể nghe được có tần số khoảng 20Hz-20000Hz.
D. Tần số âm thanh phát ra tại sợi dây thanh quản thay đổi theo lực căng và chiều dài của
sợi dây thanh quản.
70. Trong cơ thể, đa phần xương đều có cấu tạo dạng ống vì:
A. với cùng một lượng vật chất, dạng ống chịu được sức chống đỡ tốt hơn so với dạng đặc.
B. với cùng một loại xương, dạng ống nhẹ hơn dạng đặc.
C. dạng ống cho chúng ta tiết kiệm vật chất hơn so với dạng đặc.
D. để chứa tủy xương ở bên trong sinh ra máu.
71. Nếu cường độ sóng âm A gấp 100000 lần cường độ của sống âm B thì hiệu hai mức
cường độ âm của sóng âm A và B là:
A. 40dB.
B. 1000dB.
C. 30dB.
D. 3dB.
72. Hãy sắp xếp các bức xạ điện từ dưới đây theo thứ tự giàm dần của năng lượng một
photon .
(1). Tia gamma
(2). Ánh sáng đỏ
(3). Tia X
(4). Sóng vô tuyến
A. (3), (2), (1), (4).
B. (1), (3), (2), (4).
C. (4), (2), (1), (3).
D. (4), (2), (3), (1).
73. Cho rằng lưu lượng chất lỏngthực cahỷ qua một đoạn ống là 20cm3/s. Nếu tăng gấp đôi
bán kính ống và giảm chiều dài ống còn một nửa chiều dài ban đầu, thì lưu lượng lúc bấy
giờ:
A. 320cm3/s.
B. 640cm3/s.
C. 1280cm3/s.
D. 1820cm3/s.
74. Chọn phát biểu sai.
A. Đường sức điện có thể là đường cong kin.
B. Điện phổ cho phép ta nhận biết sự phân bố các đường sức của điện trường.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
D. Các đường sức điện của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều
nhau
75. Tính gia tốc trọng trường ở đỉnh núi cao 6000m so với mực nước biển. Nếu bán kính và
khối lượng Trái Đất lần lượt là 6380km và 5,98.1024kg, hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11Nm2/kg2.
A. 9,78m/s2.
B. 9,57m/s2.
C. 9,76m/s2.
D. 9,77m/s2.
76. Vật thu được gia tốc càng lớn khi nào?
A. Lực tác dụng vào vật càng lớn và khối lượng của vật càng nhỏ.
B. Lực tác dụng vào vật càng nhỏ.
C. Lức tác dụng vào vật càng lớn.
D. Lực tác dụng vào vật tạo thành một góc 300 so với đường đi.
77. Chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ là:
A. Thời gain để một nửa chất phóng xạ bị phân rã.
B. Thời gian để chất đó phân rã hoàn toàn.
C. Được tính toán từ hệ thức E=mc2.
D. Thường khoảng 50 năm.
78. Nhiệt độ tại bề mặt da của một người là 370C và nhiệt độ môi trường là 200C. Xác định
năng lượng mất mát từ da người này do bức xạ điện từ ra môi trường trong một giây. Cho độ
phát xạ của da là 0,9, tổng diện tích bề mặt da của người này là 1,5m2, hằng số Bontzmann
là 5,67.10-8(W/m2.K4).
A. 143J.
B. 75J.
C. 100J
D. 125J.
79. Câu nào dưới đây không đúng.
A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường
có chiết suất nhỏ hơn.
B. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ chùm sáng phản xạ gần như bằng cường độ
chùm sáng tới.
C. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ hơn sang môi trường
có chiết suất lớn hơn.
D. Khi chùm sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm sáng khúc xạ.
80. Khúc xạ thường tìm thấy ở đâu?
A. Tia vũ trụ, thức ăn
B. Nhà máy điện hạt nhân, vụ nổ hạt nhân.
C. Ở mọi nơi.
D. Trong đất đá, không khí, nước.
81. Nội năng của hệ là:
A. Lượng chuyển hóa giữa công và nhiệt.
B. Năng lượng dự trữ toàn phần của tất cả các dạng chuyển động và tương tác của tất cả
các phần tử nằm trong hệ.
C. Công và nhiệt lượng mà hệ nhận được từ bên ngoài.
D. Công và hệ nhận hay phát ra cho tác nhân ngoài.
82. Một nhân viên bị chiếu khắp cơ thể nhận liều hấp thụ của gamma (Wr=1) là 12mGy và
150mGy từ neutron năng lượng 80keV(Wr=6). Tính liều hiệu dụng.
A. 912mSv.
B. 162mSv.
C. 0,912mSv.
D. 162mGy.
83. Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng.
A. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng có
phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt của chất lỏng.
B. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng có độ lớn
f tỉ lệ với độ dài l của đoạn đường đó.
C. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
84. Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiện vi có các tính chất nào sau
đây?
A. Ảnh thật, lớn hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều và lớn hơn vật.
85. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?
A. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
B. Chuyển động hỗn loạn.
C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
D. Chuyển động không ngừng.
86. Chọn câu sai.
A. Điện thế hoạt động có tính chất tại chỗ , sự mở các kênh Natri chỉ xảy ra ở nơi chịu ảnh
hưởng của kích thích, các vùng khác của màng tế bào tạm thời vẫn ở trạng thái “nghỉ” tức là
vẫn “đóng” đối với Na+.
B. Thời gian tồn tại của xung điện thế là giai đoạn trơ của màng tế bào, có nghĩa là trong thời
gian này màng tế bào gần như không đáp ứng lại với mọi kích thích dù mạnh đến đâu.
C. Biên độ và đường cong biến thiên của điện thế hoạt động không những phụ thuộc vào
cường độ cũng như bản chất của tác nhân kích thích mà còn phụ thuộc vào tính chất tế bào
bị kích thích.
D. Xung điện động sẽ là quá trình tự lực của tế bào và không thể dừng lại , có nghĩa là một
xung điện động đặc trưng chắc chắn sẽ phát sinh.
87. Hãy chỉ ra một câu sai về đặc điểm lan truyền của sóng siêu âm.
A. Sự hấp thụ, phản xạ và khúc xạ của sóng siêu âm không phụ thuộc vào đặc tính của môi
trường vật chất mà nó truyền qua.
B. Sóng siêu âm có thể làm cho hỗ.n hợp nước và dầu hòa lẫn vào nhau được
C. Sóng siêu âm truyền thẳng thành từng chùm, mang theo năng lượng lớn.
D. Sóng siêu âm lan truyền trong môi trường vật chất theo quy luật chung của sóng âm,
nghĩa là cũng bị hấp thụ, bị nhiễu xạ, bị phản xạ và khúc xạ.
88. Một người bệnh khi chữa răng đã nhận được một liều tương đươngbằng 1,0mSv trong
0,2kg mô từ máy X-Quang (Wr=1) hoạt động ở năng lượng 90keV. Tính năng lượng tổng
cộng hấp thụ trong người bệnh.
A. 2.10-6J.
B. 2.10-3J.
C. 2.10-5J.
D. 2.10-4J.
89. Theo khuyến cáo mới nhất của Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế (vào năm 1990), quy định
liều tố đa của dân chúng là:
A. 1μSv/năm.
B. 10μSv/năm.
C. 1000μSv/năm.
D. 100μSv/năm.
90. Khi bọt khí lọt vào mạch máu sẽ xuất hiện:
A. Áp suất phụ khuếch tán liên hợp ở mặt thoáng cong giữa bóng hơi và máu có thể làm cho
tắc mạch.
B. Áp suất phụ ở mặt thoáng cong giữa bóng hơi và máu có thể làm tắc mạch.
C. Áp suất phụ ở mặt thoáng cong giữa bóng hơi và máu có thể làm cho mạch thông hơn.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
91. Chọn câu sai.
A. Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm tăng nội năng của hệ và biến ra công thực hiện bời
lực của hệ đặt trên môi trường ngoài.
B. Gradien f là một đại lượng vecto cho ta biết mức độ thay đổi của đại lượng f trong không
gian (độ lớn và hướng).
C. Nhiệt lượng sơ cấp xuất hiện do kết quả phân tán năng lượng nhiệt tất nhiên trong quá
trình trao đổi vật chất vì những phản ứng hóa sinh xảy ra không thuận nghịch.
D. Năng lượng sinh ra bởi quá trình hóa học phức tạp không phụ thuộc vào các giai đoạn
trung gian và không phụ thuộc vào các trạng thái ban đầu và cuối cùng của hệ hóa học.
92. Chọn câu đúng.
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ cho ảnh của
vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thủy tinh thể và vật cần quan sát để
giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thủy tinh thể, khoảng cách giữa
thủy tinh thể và màng lưới để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc cần quan
sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
93. Chọn câu sai về tính chất của entropy.
A. Entropy là đại lượng có thể cộng được tương tự như nội năng.
B. Entropy là hàm trạng thái, nghĩa là hàm chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối mà
không phụ thuộc vào quá trình thay đổi trạng thái.
C. Khi hệ nhận nhiệt, δQ>0, ta có δS<0 hay entropy của hệ giảm đi. Khi hệ trao nhiệt, δQ<0,
ta có δS>0 hay entropy của hệ tăng lên.
D. Entropy của một hệ phức tạp bằng tổng entropy của từng phần riêng.
94. Theo nguyên lý I nhiệt động lực học:
A. Độ biến thiên nội năng trong một hệ cô lập bằng 0.
B. Có thể chế tạo động cơ tự sinh ra công mà không cần nhận năng lượng.
C. Độ biến thiên nội năng của hệ trong quá trình biến đổi bằng tổng công và động năng mà
hệ nhận vào trong quá trình đó.
D. Có thể chế tạo được động cơ vĩnh cữu loại một.
95. Trong hình vẽ bên, tia nào là tia tới?
A. Tia S3I.
B. Tia S1I.
C. Tia S2I.
D. Cả ba tia đều là tia tới.
96. Chọn phát biểu sai.
A. Theo nguyên lý II, ta có thể tạo động cơ nhiệt có hiệu suất 100%.
B. Ở trạng thái cân bằng nhiệt động của hệ cô lập, tức là ở trạng thái không thay đổi theo
thời gian, entropy không còn tăng hơn nữa, nói khác đi là nó đạt cực đại.
C. Không thể tồn tại trong tự nhiên một chu trình mà kết quả duy nhất là biến nhiệt thành
công và không để lại dấu vết gì ở môi trường xung quanh.
D. Tính trật tự của một hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần.
97. Chọn câu sai.
A. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở. Liều giới
hạn trong suốt thời gian có thai là 2Sv.
B. Liều giới hạn đối với nhân viên bức xạ là 20mSv/năm.
C. Liều giới hạn đối với chiếu xạ dân cư là 1mSv/năm.
D. Giới hạn liều chiếu không khác nhau cho cả nam và nữ.
98. Tại sao nước mưa không thể lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt?
A. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
B. Vì vải bạt bị dính ướt nước.
C. Vì vải bạt không bị dính ướt nước .
D. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
99. Một trong những hạn chế của nguyên lý I nhiệt động lực học:
A. Các quá trình nhiệt động trong tự nhiên đều xảy ra theo hai chiều.
B. Không nói về việc ở nhiệt độ cao, nhiệt lượng chuyển thành công dễ hơn ở nhiệt độ thấp.
C. Sự vi phạm định luật bảo toàn trong tự nhiên.
D. Công và nhiệt lượng là hai dạng năng lượng.
100. Trong một hệ cô lập, những quá trình xảy ra phải theo chiều:
A. Entropy của hệ không giảm.
B. Entropy của hệ giảm.
C. Entropy của hệ tăng.
D. Entropy của hệ không tăng.
101. Trong một đơn thuốc có ghi: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 giọt. Tính khối lượng thuốc
bệnh nhân phải uống trong 1 ngày. Cho biết hệ số căng mặt ngoài của thuốc là 8,5.10 -2N/m
và đầu mút p6ng1 nhỏ giọt có đường kính là 2mm.
A. 1,63kg.
B. 1,09kg.
C. 1,63g.
D. 1,63mg.
102. Chọn phát biểu sai về sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh.
A. Trong những điều kiện sinh lý không đổi, tốc độ lan truyền của xung điện động đối với sợi
thần kinh nhất định là không đổi.
B. Quá trình lan truyền không làm thay đổi dạng cũng như biên độ của sóng hưng phấn.
C. Đối với các sợi thần kinh có đường kính như nhau, tốc độ truyền trong các sợi có bao
myelin nhỏ hơn trong các sợi không có bao myelin.
D. Xung điện động truyền nhanh nhất trong các tế bào thần kinh lớn như trong tủy sống và
chậm nhất trong các sợi thần kinh bé nhất.
103. Chọn câu sai.
A. Trong các hệ cô lập, chỉ những quá trình nào kéo theo việc tăng entropy mới có thể tự
diễn biến. Giới hạn tự diễn biến của chúng là trạng thái có giá trị cực đại của entropy.
B. Trạng thái dừng là trạng thái xảy ra ở hệ mở, trong đó các thông số trạng thái không thay
đổi theo thời gian mà vẫn có dòng vật chất và năng lượng ra vào hệ.
C. Do tương tác với môi trường xung quanh mà entropy của toàn hệ giảm xuống, tính trật tự
của toàn hệ ngày càng giảm.
D. Cơ thể lớn lên và phát triển tuy thực hiện một quá trình không thuận nghịch nhưng tính trật
tự không những được bảo toàn mà còn tăng lên, entropy như vậy phải giàm đi tương đối.
104. Chọn câu sai. Tổn thương ở mức độ tế bào do bức xạ ion háo gây ra là:
A. Tế bào không chết nhưng vẫn phân chia được.
B. Tế bào không phân chia được nhưng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi và trở thành tế bào
khổng lồ.
C. Tế bào chết do tổn thương nặng ở nhân và nguyên sinh chất.
D. Tế bào vẫn phân chia thành hai tế bào mới nhưng có rối loạn trong cơ chế di truyền.
105. Vì sao ta thấy tấm kính lọc có màu xanh?
A. Vì nó làm cho cường độ ánh sáng màu xanh tăng lên trong khi không làm thay đổi các ánh
sáng còn lại.
B. Vì nó tự phát ra ánh sáng màu xanh.
C. Vì nó hấp thụ rất ít ánh sáng có bước sóng nằm trong vùng màu xanh.
D. Vì có ánh sáng khác khi đi qua nó đều biến thành ánh sáng màu xanh.
106. Chọn câu sai.
A. Lên trên cao, áp suất khí quyển hạ thấp và phân áp các khí thành phần cũng giảm, điều
đó đưa đến tình trạng thiếu oxi trong cơ thể.
B. Cơ thể sẽ hoạt động ở trạng thái tốt nhất chỉ thở thuần khí O 2.
C. Các thay đổi khối lượng và chất lượng máu (kể cả hồng cầu và huyết tương) ảnh hưởng
trực tiếp đến sự vận chuyển O2 và CO2.
D. Mọi yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thở, sự lưu thông khí, hoạt động của các phế nang
đều ảnh hưởng đến hô hấp.
107. Chọn câu sai.
A. Glucose + 3H3PO4 + 3ADP → 2Lactat + ATP + 2H2O.
B. Phosphocreayin + ADP → ATP + Creatin.
C. Công sản xuất ra càng lớn thì sự mệt mỏi công sớm xuất hiện.
D. Giai đoạn đầu của co cơ, tốc độ co rất lớn-chỉ sau một thời gian T/2, giá trị co rút cơ đã
đạt được 3/4 giá trị cực đại.
108. Dòng khí di chuyển thừ phổi ra ngoài là do:
A. Các phế nang co lại làm cho áp suất không khí trong phế nang tăng lên cao hơn áp suất
khí quyển.
B. Không khí từ phổi được đẩy ra ngoài là do thể tích lồng ngực bị giảm xuống.
C. Áp lực khoang màng phổi tăng lên.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
109. Đại lượng vật lý entropy là:
A. Mức độ vô trật tự hay mức độ ngẫu nhiên của một hệ.
B. Nhiệt lượng rút gọn của nguồn nóng và nguồn lạnh.
C. Nội năng và thế năng của hệ nhiệt động.
D. Chiều diễn tiến tự nhiên của các quá trình nhiệt động.
110. Về phương diện vật lý, tế bào là một:
A. Hệ kín.
B. Hệ mở.
C. Hệ cô lập.
D. Cả ba câu A, B và C đều sai.
111. Chọn câu đúng về điện thế hoạt động của tổ chức sống.
A. Điện thế hoạt động ghi được trên cơ thể của một tổ chức sống nào đó là kết quả của điện
trường do tổ chức sống đó tạo ra trong quá trình hoạt động của nó.
B. Điện thế hoạt động của các tổ chức khác nhau là giống nhau.
C. Cơ thể là một môi trường đẳng thế.
D. Điện thế hoạt động của tổ chức sống và điện thế hoạt động trên tế bào sống là hai khái
niệm tương tự nhau.
112. Trọng lượng của vật nặng và cánh tay có độ lớn 70N, có điểm đặt cách điểm bám vào
xương của cơ nhị đầu một khoảng 14cm. Cho biết lực nâng do cơ nhị đầu sinh ra là bao
nhiêu để giữ yên được cánh tay và vật nặng nằm ngang, biết khoảng cách từ lực nâng đó
đến tiếp điểm khuỷu tay là 1cm.
A. 750N.
B. 1050N.
C. 700N.
D. Một đáp án khác.
113. Nước chuyển động với tốc độ 5,0m/s qua một cái ống có tiết diện 4,0cm2. Nước xuống
thấp dần 10m, trong khi tiết diện ống tăng dần đến 8,0cm2. Tốc độ dòng ở mức thấp hơn là
bao nhiêu?
A. 7,62.10-6m/s.
B. 75,6μm/s.
C. 76,2.10-3m/s.
D. 2,5cm/s.
114. Một người có thể bị điện giật chết nếu một dòng điện chỉ nhỏ vào khoảng 50mA chạy
qua gần tim. Một công nhân điện với hai tay đầy mồ hôi tiếp xúc tốt với hai vật dẫn mà anh ta
đang giữ. Điện trở của anh công nhân bằng 1500Ω thì hiệu điện thế có thể làm chết người
bằng bao nhiêu?
A. 75mV.
B. 50mV.
C. 50V.
D. 75V.
115. Khi nguồn âm có tần số 4000Hz chuyển động lại gần quan sát viên đang đứng yên với
vận tốc 4m/s. Tần số âm mà quan sát viên nhận được là bao nhiêu? Lấy v=340m/s.
A. 4012Hz.
B. 4048Hz.
C. 4020Hz.
D. 3988Hz.
116. Hai prôton nằm trên trục x ( như hình). Hướng của điện trường tại các điểm 1,2 và 3
theo thứ tự là:
A. → ← →
B. ← ← ←
C. ← → ←
D. ← ← →
117. Tìm động năng cực đại của các quang electron nếu công thoát của vật liệu là 2,3eV và
tần số của bức xạ là 3,0.1015Hz.
A. 1,6195.10-19J.
B. 1,6195.10-18J.
C. 1,6195.10-17J.
D. 1,6195.10-16J.
118. Lưu lượng máu chảy qua động mạch là 760cm3/phút. Hỏi lưu lượng máu sẽ có giá trị là
bao nhiêu nếu kích thước động mạch giảm đi 50%. Cho rằng áp suất và các yếu tố khác giữ
nguyên không đổi.
A. 190cm3/phút.
B. 95cm3/phút.
C. 380cm3/phút.
D. 47,5cm3/phút.
119. Chọn phương án đúng.
Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu:
A. Phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.
B. Chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả câu.
C. Chỉ phân bố ở mặt trong của quả câu.
D. Phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện âm và phân bố ở mặt ngoài nếu quả cầu
nhiễm điện dương.
120. Cho biết công suất cơ học của tim ở lúc nghỉ ngơi là 1,2W. Hỏi phải có một khẩu phần
ăn bao nhiêu kcalo để tim có thể làm việc trong 24h ở chế độ nghỉ ngơi, cho rằng hiệu suất
sử dụng năng lượng thực phẩm của cơ thể là 25%. Biết 1kcalo=4186J.
A. 99kcalo.
B. 90kcalo.
C. 91kcalo.
D. 81kcalo.
121. Nuclit 198Au có chu kỳ bán rã là 2,7 ngày được dùng để điều trị bệnh ung thư. Tính khối
lượng cần thiết của đồng vị đó để tạo được một độ phóng xạ bằng 250Ci.
A. 8,35mg.
B. 1,54mg.
C. 1,024mg.
D. 1,024g.
122. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về năng lượng mỗi photon của các vùng sau:
(1). Tia gamma
(2). Ánh sáng nhìn thấy
(3). Hồng ngoại
(4). Tử ngoại
A. (3), (2), (4), (1).
B. (4), (2), (3), (1).
C. (1), (4), (3), (2).
D. (1), (4), (2), (3).
123. Chuẩn đoán siêu âm ở tần số 4,50MHz được sử dụng để kiểm tra các khối u trong mô
mềm. Nếu tốc độ của âm trong mô mềm là 1500m/s thì bước sóng của sóng âm này trong
mô là bao nhiêu? Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 343m/s.
A. 333,3mm.
B. 3,333mm.
C. 33,33mm.
D. 0,333mm.
124. Một người ăn kiêng có thể làm giảm khối lượng cơ thể 3,2kg/tuần. Hãy biểu thị tốc độ
mất khối lượng này bằng đơn vị miligam/giây (mg/s).
A. 3,8mg/s.
B. 4,8mg/s.
C. 5,3mg/s.
D. 1,8mg/s.
125. Một hạt beta là:
A. Một hạt electron hoặc một hạt posinon.
B. Một nguyên tố phóng xạ.
C. Một hạt nhân Heli.
D. Một hạt mang điện âm nào đó.
126. Giả sử diện tích của động mạch chủ là 2cm2 và tốc độ máu chảy ở đó là 30cm/s. Tổng
tiết diện của tất cả các nhánh ở mao mạch giả sử là 2000cm2. Giả sử máu là chất lưu lý
tưởng và không có mất mát trong quá trình lưu thông. Vận tốc máu chảy trong mao mạch là:
A. 0,3cm/s.
B. 0,015cm/s.
C. 0,001cm/s.
D. 0,03cm/s.
127. Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?
A. Chân không.
B. Chất khí.
C. Chất lỏng.
D. Chất rắn.
128. Sievert là đơn vị đúng dùng để đánh dấu sự đo lường về:
A. Liều chiếu.
B. Liều hấp thụ.
C. Liều tương đương.
D. Liều hiệu dụng.
129. Chọn phát biểu sai về hiệu ứng Doppler.
A. Sự chuyển động tương đối giữa nguồn âm và quan sát viên gây ra sự biến đổi tần số của
âm nhận được.
B. Khi nguồn âm tiến lại gần quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được cao hơn tần
số do nguồn âm phát ra.
C. Khi nguồn âm tiến lại gần quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được thấp hơn tần
số do nguồn âm phát ra.
D. Khi nguồn âm đi ra xa quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được thấp hơn tần số
do nguồn âm phát ra.
130. Cường độ sáng I qua một lớp nước có độ dày 15cm giảm 10%. Vậy cường độ sáng I
qua một lớp nước có độ dày 5cm là:
A. Giảm 5%.
B. Giảm 3,45%.
C. Giảm 1,5%.
D. Giảm 2,45%.
131. Ở người bình thường , thể tích không khí được trao đổi sau mỗi lần hít thở thông
thường vào khoảng:
A. 1500ml.
B. 500ml.
C. 1000ml.
D. 2000ml.
132. Cho một chùm sáng tự nhiên qua hai kính phân cực hợp nhau một góc 600. Tỉ số của
cường độ ánh sáng qua bộ kính với cường độ ánh sáng tự nhiên ban đầu là:
A. 1/3.
B. 1/8.
C. 1/2.
D. 1/4.
133. Cho biết cường độ âm chuẩn (ngưỡng nghe) là 10-12W/m2. Nếu âm có cường độ 10-
7
W/m2 thì mức cường độ của âm này là:
A. -50dB.
B. 70dB.
C. 50dB.
D. Một đáp số khác.
134. Tùy thuộc loại tế bào khác nhau, điện thế nghỉ có giá trị nằm trong khoảng:
A. 50mV đến 100mV.
B. 50mV đến 100μV.
C. 4mV.
D. 1mV.
135. Công thức liên hệ giữa bước sóng, vận tốc và tần số là:
A. λ=v/f
B. λ=v.f2
C. v2=λ/f
D. f=λ.v2
136. Công thức tính cường độ âm do một nguồn điểm có công suất P phát ra tại nơi cách
nguồn khoảng r là:
A.

B.

C.

D.
137. Công thức tính gia tốc trọng trường tại nơi có độ cao h so với mặt đất là:
A.

B.

C.

D.
138. Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng:
A. 10-5μm trở xuống.
B. 10-2μm đến 10-5μm.
C. 0,39μm đến 10-2μm.
D. 0,76μm đến 0,39μm.
139. Công thức của định luật Poiseuille là:
A.
B.

C.

D.
140. khi hợp lực tác động vào chất điểm đang chuyển động có giá trị bằng 0 thì:
A. Chất điểm tiếp tục chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. Chất điểm tiếp tục chuyển động thẳng đều.
C. Chất điểm chuyển động tròn đều.
D. Chất điểm lập tức dừng lại.
141. 1Pa là:
A. 1N/m
B. 1m/N
C. 1N/m2
D. 1kg/m.s
142. Khối lượng riêng của sắt (Fe) là 7,9g/cm3. Đổi khối lượng riêng này ra đơn vị kg/m3
được:
A. 1000kg/m3
B. 1,9.10-3kg/m3
C. 790kg/m3
D. 7900kg/m3
143. Sóng dọc là các dao động cơ học trong môi trường đàn hồi có:
A. Quá trình vận chuyển vật chất trong môi trường.
B. Phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
C. Quá trình lan truyền các dao động cơ học trong môi trường vật chất.
D. Phương dao động của các phần tử môi trường cùng phương với phương truyền sóng.
144. Âm có tần số 600Hz, truyền trong không khí với vận tốc 343m/s. Bước sóng của âm là:
A. 33,3m.
B. 0,57m.
C. 1,5m.
D. 0,3m.
145. Một nguồn điểm phát sóng âm có công suất trung bình là 80W. Xác định cường độ âm
tại nơi cách nguồn 3m.
A. 0,707W.
B. 2,7W.
C. 157W.
D. 266W.
146. Công thức của hiệu ứng Doppler là:
A.

B.
C.

D.
147. Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra theo hình thức bức xạ nhiệt trên bề mặt có diện tích
S, trong khoảng thời gian t là:
A.
B.
C.
D.
148. Với một bức xạ có bước sóng thích hợp thì cường độ dòng quang điện bão hòa:
A. Tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng.
B. Tỉ lệ với căn bậc hai của cường độ chùm sáng.
C. Tỉ lệ với bình phương cường độ chùm sáng.
D. Triệt tiêu, khi cường độ chùm sáng kích thích nhỏ hơn một giá trị giới hạn.
149. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tuần hoàn máu?
A. Hoạt động của cơ bắp.
B. Ảnh hưởng của trọng trường.
C. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
150. Một vật di chuyển 5m về bên phải trên mặt phẳng nằm ngang khi được một người kéo
nó với lực 10N. Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần công của lực mà người thực hiện lên vật
trong các trường hợp dưới đây.
A. (3), (2), (1).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (1), (3).
D. (3), (1), (2).
151. Những yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến sự trao đổi khí trong cơ thể người?
A. Ảnh hưởng của trọng trường.
B. Ảnh hưởng
C.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
152. Thiết diện S1 của động mạch chủ (mạch máu lớn nhất từ tim ra) của một người bình
thường đang đứng nghỉ là 3cm2 và tốc độ V1 là 30cm/s. Một mao mạch điển hình (đường kính
6μm)có thiết diện S2 bằng 3.10-7cm2 và có tốc độ dòng V2=0,05cm/s. Hỏi một người phải có
bao nhiêu mao mạch?
A. 6.10-6
B. 6.10-7
C. 6.10-8
D. 6.10-9
153. Một viên gạch đang trượt trên mặt sàn nằm ngang. Trong các trường hợp sau:
A. Không có trường hợp nào.
B. Giảm khối lượng của viên gạch.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với sàn.
D. Tăng diện tích tiếp xúc với sàn.
154.Công thức tính mức cường độ của sóng âm:
A. β =10logl/l0(B)
B. β =10logl/l0(dB)
C. β =10logl0/l(dB)
D. β =log1/l0(dB)
155. Một nguồn điểm phát ra âm có cường độ I= 10-3 W/m2 . Mức cường độ âm tương ứng là:
A. 10dB
B.20dB
C.30dB
D.40dB
156. Hãy chỉ ra câu sai về đặc điểm lang truyền của sóng siêu âm:
A. Sóng siêu âm có thể làm hỗn hợp nước và dầu hỏa hòa lẫn vào nhau.
B. Sóng siêu âm truyền thẳng thành từng chùm, mang theo năng lượng lớn.
C. Sự hấp thụ, phản xạ và khúc xạ của sóng siêu âm không phụ thuộc vào đặc tính của môi
trường vật chất mà nó truyền qua
D. Sóng siêu âm lang truyền trong môi trường vật chất theo quy luật chung của sóng âm,
nghĩa là cũng bị hất thụ, bị nhiễu xạ và khúc xạ.
157. Bản chất của hạt α
A. Hạt positron
B. Hạt electron
C. Hạt nhân
D. Khác
158. Nội dung của định luật Henry
A. Lượng khí thâm nhập đươc vào chất lỏng tỷ lệ với áp suất riêng phần của chất khí đó trên
bề mặt chất lỏng’
B. Máu chứa rất nhiều thành phần, vì sự thâm nhập của khí vào máu không chỉ đơn thuần
phụ thuộc vào đặc điểm của chất khí
C. Lượng khí hòa tan vào dung dịch tỷ lệ nghịch với nồng độ muối và các chất hòa tan trong
đó
D. Lượng khí thâm nhập được vào chất lỏng tỷ lệ với áp suất của chất khí trên bề mặt chất
lỏng .
159. Cho một chùm sáng tự nhiêncó cường độ ban đầu là I0 . Hỏi cường độ chùm sáng này
sau khi đi qua 1 kính phân cực là bao nhiêu?
A. I0
B. I0/2
C. I0/3
D. I0/4
160. Chọn phát biểu đúng về tính chất lan truyền của tia siêu âm khi đến mặt phân cách giữa
hai môi trường có âm trở khác nhau.
A. Hai môi trường có âm trở rất chênh lệch nhau thì phần siêu âm truyền qua ít, phần phản
xạ nhiều.
B. Hai môi trường có âm trở rất chênh lệch nhau thì phần siêu âm truyền qua nhiều, phần
phản xạ ít.
C. Hai môi trường có âm trở gần bằng nhau thì phần (về cường độ) siêu âm truyền qua bằng
phần phản xạ.
D. Hai môi trường có âm trở gần bằng nhau thì phần siêu âm truyền qua ít, phần phản xạ
nhiều.
161. Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein, mỗi photon có một năng lượng xác định
được tính theo công thức nào sau đây?
A.

B.

C.

D.
162. A và B cùng đi giày patanh, mỗi người cầm đầu một sợi dây. Hỏi hai bạn A và B sẽ
chuyển động thế nào nếu A giữ nguyên một đầu dây, chỉ có B kéo?
A. A và B chuyển động lại gần nhau.
B. A và B đứng yên vì lực tác dụng ở hai đầu sợi dây là như nhau.
C. B chuyển động lại gần A.
D. A chuyển động lại gần B.
163. Xác định năng lượng mỗi photon của ánh sáng có bước sóng 6,625μm.
Cho h=6,625.10-34J/s và c=3.108m/s.
A. 3.10-20eV.
B. 3.10-20J.
C. 0,3.10-20J.
D. 0,3.10-20eV.
164. Nếu cường độ của sóng âm A gấp 1000 lần cường độ của sóng âm B thì hiệu hai mức
cường độ âm của sóng âm A và B là:
A. 20dB.
B. 1000dB.
C. 30dB.
D. 3dB.
165. Một iod phóng xạ dùng trong y tế có chu kỳ bán rã là 8 ngày đêm. Nếu nhận được 100g
chất này thì sau 8 tuần lễ sẽ còn lại bao nhiêu gam?
A. 0,78125g.
B. 0,390625g.
C. 1,5625g
D. 0,19531g.
166. Một người nặng 60kg nhận được liều lượng bức xạ trên toàn thân là 25mrad từ nguồn
phóng xạ alpha. Tổng năng lượng (J) mà người này đã hấp thụ là:
A. 0,015J.
B. 0,018J.
C. 15J.
D. 1800J.
167. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vecto và vecto luôn luôn:
A. Trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
B. Dao động cùng pha.
C. Dao động ngược pha.
D. Biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
168. Chọn phát biểu đúng.
A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương như một thấu kính hội tụ.
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng
truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
C. Về phương diện quang hình học, có thể coihệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thủy
tinh thể, dịch thủy tinh và màng lưới tương đương với một thấu kính hội tụ.
D. Về phương diện quang hình học, có thể coihệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thủy
tinh thể, dịch thủy tinh, màng lưới và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
169. Cho phổ hấp thụ của nước như hình vẽ. Khi cần truyền năng lượng từ laser để làm bốc
bay nước trong mô thì nên sử dụng laser có bước sóng nào sau đây?
A. 1000nm.
B. 2000nm.
C. 3000nm.
D. 7500nm.
170. Chọn câu đúng.
Quan sát ảnh của một vật qua thấu kính phân kỳ:
A. Ta thấy ảnh lớn hơn vật.
B. Ta thấy ảnh nhỏ hơn vật.
C. Ảnh luôn luôn bằng vật.
D. Ảnh ngược chiều với vật.
171. Sản phẩm gây hại sinh học chính của quá trình chiếu xạ lên cơ thể sống là:
A. H2O2 và e-.
B. H2O2 và OH*.
C. H2O2 và H*.
D. H2O2.
172. Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm (Zn) tích điện âm thì:
A. Tấm kẽm mất dần điện tích dương.
B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm.
C. Tấm kẽm trở nên trung hòa điện.
D. Điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
173. Sievert là đơn vị đúng dùng để đánh giá sự đo lường về:
A. Tốc độ phân rã của nguồn phóng xạ.
B. Khả năng của các photon gamma tạo ra các ion trong một mục tiêu.
C. Năng lượng bức xạ truyền cho mục tiêu.
D. Hiệu ứng sinh học của bức xạ.
174. Công thức về số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp nhắm chừng ở vô cực là:
A.
B.
C.
D.
175. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa.
A. Suất liều chiếu, liều chiếu.
B. Diện tích bị chiếu xạ, nhiệt độ.
C. Hàm lượng nước, hiệu ứng oxi.
D. Tất cả các yếu tố trên.
177.

You might also like