Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Đề cương QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

I. LÝ THUYẾT
Cấu 1: Trình bày vấn đề an toàn trong lưu trữ, vận chuyển và quản lý CTNH
(Ngắn gọn an toàn trong lưu trữ, vận chuyển và quản lý CTNH)
Bài làm
Mục 4 Quản lý chất thải nguy hại trong Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau
Điều 83: Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
*Lưu giữ chất thải nguy hại: Lưu và bảo quản chất thải nguy hại (CTNH) trong
một khoảng thời gian nhất định với điều kiện cần thiết, đảm bảo không rò rỉ, phát
tán, thất thoát ra môi trường cho đến khi CTNH được vận chuyển đến các địa điểm
hoặc cơ sở xử lý, tiêu huỷ được chấp thuận;
Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp
luật.
*Vận chuyển chất thải nguy hại: Là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh
tới nơi lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ.
Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng
thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện
vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến
đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường;
b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại
phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai
báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật về phương
tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình vận

1
chuyển, xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới
chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới
chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng.
*Xử lý chất thải nguy hại: là quá trình sử dụng công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật
(kể cả việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng) làm thay đổi các tính chất và thành phần của
chất thải nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Điều 84: Xử lý chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ
xử lý chất thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại quy mô cấp
vùng; khuyến khích đồng xử lý chất thải nguy hại.
3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải
nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
b) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển
giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ
xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
d) Có giấy phép môi trường;
đ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên
môn phù hợp;
e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
g) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ
sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình
giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường
sau khi kết thúc hoạt động;
h) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp
chất thải.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại; hướng
dẫn thực hiện điểm g khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại; không hạn
chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở
thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn.

*Tiêu huỷ chất thải nguy hại: là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao
gồm cả chôn lấp) CTNH, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức
khoẻ con người.
*Quản lý CTRNH là một quy trình kiểm soát bắt đầu từ phát sinh, thu hồi, xử lý và
cuối cùng là thải bỏ CTRNH, bao gồm quản lý nhà nước về CTRNH (ban hành văn
bản, cấp phép chủ nguồn thải, kiểm soát quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý,
quản lý vận chuyển CTRNH xuyên biên giới, cấp phép cơ sở thu gom và xử lý…) và

2
quản lý của các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư… về CTRNH (đăng kí chủ nguồn
thải, quản lý và tổ chức thu gom, xử lý…).
Ở Việt Nam nội dung quản lý CTRNH đã ban hành trong nhiều văn bản luật
như Luật BVMT 2005, quy chế quản lý CTRNH 1999, Danh mục CTRNH 2006,
QCVN xác định ngưỡng CTRNH 2006…
Ở trên Thế giới, Việt Nam đã tham gia và thực hiện một số công ước: Công
ước Basel (1989, VN tham gia 1995), Công ước Stockhom (2001, VN tham gia
2002).

Cấu 2: Phân loại CTNH theo nguồn phát sinh (thành phần CTNH trong y tế,
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt
Bài làm
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có mmột trong các
đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây guy hại tới môi
trường và sứac khoẻ của cộng đồng. Theo Qui chế quản lý chất thải y tế, các loại chất
thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm
xá và trạm y tế.
Nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.
- Các loại kim tiêm, ống tiêm
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thuỷ ngân, Cadmi, Arsen,
Xianua…
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện
Ví dụ CTR y tế: Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng xạ, hóa
chất độc hại, thuốc quá hạn,…
Chất thải nguy hại từ công nghiệp: có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do
đó, việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Ví dụ: kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hóa chất độc hại,…

Theo Điều 24 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về danh mục chất thải nguy hại,
chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
- Danh mục chất thải bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát
và chất thải rắn công nghiệp thông thường và mã chất thải được quy định tại Mẫu số 01

3
Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (sửa đổi tại Quyết định
3323/QĐ-BTNMT năm 2022)
- Việc phân loại chất thải thực hiện theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều
24 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT; việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát
là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ
thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại.
Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý
như chất thải nguy hại; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất
và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường
của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử
dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất (ký
hiệu là TT-R) theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư
02/2022/TT-BTNMT.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp: chủ yếu là các loại phân hoá
học, các loại thuốc bảo vệ thực vật
Chất thải nông nghiệp nguy hại: Chất thải nông nghiệp nguy hại là những loại chất thải
chứa các thành phần gây hại đến sức khỏe con người và môi trường, có thể gây ngộ độc,
lây nhiễm hoặc cháy nổ. Một số ví dụ điển hình bao gồm chai lọ, vỏ bao bì thuốc trừ sâu
và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh, xác động vật và các dụng
cụ mổ như kim tiêm và dịch sinh học từ vật nuôi.
Đối với nhóm chất thải này, việc xử lý cẩn thận là cần thiết để tránh gây hại cho sức khỏe
con người và môi trường.
Chất thải nguy hại từ hoạt động sinh hoạt: Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon,
pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,…
Chất thải nguy hại hộ gia đình là những chất thải có khả năng gây hại, do các hộ gia đình
tạo ra trong quá trình sinh hoạt. Ví dụ chất thải nguy hại hộ gia đình bao gồm: sơn, pin,
dầu, hóa chất làm sạch,…
Chất thải nguy hại hộ gia đình là những chất thải có chứa các thành phần độc hại, phóng
xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại
khác.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất

4
có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần

Câu 3: Yêu cầu chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Bài làm
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Luật BVMT 2020 quy định như sau:
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có quyền sở hữu phát sinh chất thải nguy hại và
được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải nguy hại.
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất
thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
c) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của
pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù
hợp để xử lý.
Câu 4: Yêu cầu cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH
Bài làm
Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau
đây:
a) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội
dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
b) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy
định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân
thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng
lượng;
d) Có giấy phép môi trường;
đ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi
trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng
phù hợp;

5
g) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý
chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu
quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết
thúc hoạt động;
h) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong
trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.

Câu 5: Phân biệt CTR thông thường và CTNH


Bài làm
CTR thông thường CTNH
Khái Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, Chất thải nguy hại là chất thải chứa
niệm khí hoặc ở dạng khác được thải ra yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động gây nhiễm độc hoặc có đặc tính
khác. nguy hại khác.
Thành Danh mục loại chất thải này gồm Danh mục loại chất thải này gồm
phần giấy báo, vỏ chai, lọ thủy tinh, rác kim tiêm, chì, nike, máy móc
sân vườn,…. phóng xạ,…
Tính chất thải không chứa hoặc chứa chứa hàm lượng chất/hợp chất vượt
chất hàm lượng chất hay hợp chất chưa ngưỡng nguy hại, đe dọa đến sức
chạm đến ngưỡng có thể gây nguy khỏe con người và môi trường
hại đến sức khỏe con người và môi xung quanh
trường. Đặc tính nguy hại: độc, ăn mòn, dễ
cháy, phản ứng
Phương Đa dạng các công nghệ xử lý chất Chất thải nguy hại phải được xử lý
pháp xử thải hơn: chôn lấp, đốt, đốt phát bằng công nghệ phù hợp và đáp
lý điện, vi sinh, khí hóa,… ứng quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường bởi các cơ sở xử lý
CTNH được cấp phép

Nguyên tắc phân định CTNH:


6
a) Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về ngưỡng CTNH;
b) Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải thành
phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;
c) Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 8 kèm
theo Thông tư 12 khi chưa phân định được là không nguy hại theo quy định tại QCVN
07:2009/BTNMT thì phải quản lý theo quy định như đối với CTNH.

II. BÀI TẬP


Bài 1: Cho hỗn hợp chát thải rắn với các thông số phân tích như sau:
Khối lượng Khối lượng Thành phần hóa học (kg chất khô)
CTR ướt CTR khô C H O N
(kg) (kg)
230 164,3 84 9 70,3 1
Tìm Công thức hóa học rác ướt.
Bài làm
Khối lượng nước = khối lượng CTR ướt - khối lượng CTR khô
= 230 - 164,3 = 65,7 (kg)

Khối lượng O trong nước = (65,7/18) x 16 = 58,4 (kg)


Khối lượng H trong nước = 65,7 - 58,4 = 7,3 (kg)

Tổng khối lượng O = 70,3 + 58,4 = 128,7 (kg)


Tổng khối lượng H = 9 + 7,3 = 16,3 (kg)

Từ đó, ta xác định được số mol các nguyên tố hóa học trong chất thải ướt:
Thành phần Khối lượng Khối lượng Số mol Tỉ số mol (nếu
nguyên tố nguyên tử N=1)
C 84 12 7 100
H 16,3 1 16,3 233
O 128,7 16 8 114
N 1 14 0,07 1

7
Công thức hóa học là tỉ lệ của số mol, lấy số mol của N =1, ta có kết quả tỉ lệ số
mol như bảng trên.
Kết luận: công thức hóa học của rác ướt là C100H233O114N

Bài 2: Một nhà máy để sản xuất được 1000 sản phẩm thì phải nhập 11 tấn nguyên liệu
thô để sản xuất, 0,5 tấn giấy carton để làm thùng đựng các sản phẩm, và 1 tấn các loại
nguyên liệu khác. Trong số nguyên liệu thô thì lượng đạt yêu cầu đưa vào sản xuất
chiếm 60%; phần không đạt yêu cầu tiếp tục được phân loại trong đó 50% bán cho đơn
vị tái chế, còn lại là phần hư hỏng phải thải bỏ.
Lượng giấy carton nhập vào nhà máy được sử dụng hết, trong số đó có 10% bị hỏng.
Trong tổng số các loại vật liệu khác được nhập vào nhà máy thì sử dụng 70%; 25% dự
trữ trong kho, phần còn lại được xem như chất thải rắn đem đi thải bỏ.
Lượng chất thải phát sinh khi sản xuất 1 sản phẩm?
Nếu muốn giảm lượng chất thải rắn trên 1 đơn vị sản phẩm xuống còn 0,6kg ctr/1 sản
phẩm thì nhà máy phải tăng tỷ lệ tái chế nguyên liệu thô không đạt yêu cầu lên bao
nhiêu?
Bài làm
Để sản xuất 1000 sản phẩm cần:
+ Nguyên liệu thô:
Cần 11 tấn nguyên liệu thô. Trong đó 60% đưa vào sản xuất => 40% thải bỏ => lượng
thải bỏ là 4,4 tấn
Trong 4,4 tấn thải bỏ có 50% bán cho đơn bị tái chế => thải bỏ 2,2 tấn
=> thải bỏ 2,2 tấn nguyên liệu thô
+ Giấy carton:
0,5 tấn giấy carton. 10% thải bỏ
=> thải bỏ 0,05 tấn giấy carton
+ Nguyên liệu khác:
1 tấn nguyên liệu khác. Trong đó sử dụng 70%, 25% dự trữ => thải bỏ 5% = 0,05 tấn
=> thải bỏ 0,05 tấn nguyên liệu khác
=> Sản xuất 1000 sản phẩm sẽ thải ra:
2,2 + 0,05 + 0,05 = 2,3 tấn
=> lượng chất thải phát sinh khi sản xuất 1 sản phẩm:

8
2,3/1000 (tấn) = 2,3 (kg)
Gọi tỉ lệ tái chế là x:
Ta có: 11x40%x(1-x) +0,05 + 0,05 = lượng thải bỏ
=> để giảm lượng chất thải rắn trên 1 đơn vị xuống còn 0,6/1 sản phẩm
=> lượng thải bỏ chất thải rắn còn là 0,6 tấn/1000 sản phẩm
=> 11x40%x(1-x) +0,05 + 0,05 = 0,6
=> tỉ lệ tái chế x = 88,64%
=> cần tăng tỉ lệ tái chế: 88,64% - 50% = 38,64%

Bài 3: Cho hỗn hợp chất thải rắn có thành phần như sau:
Thực Giấy Nhựa Vải vụn Thủy Lá cây Tro xỉ
phẩm tinh
thừa
Khối 12 35 8 4 11 23 7
lượng
Độ ẩm 70 6 2 10 2 45 8
(%khối
lượng)
Tính độ ẩm của hỗn hợp chất thải.
Bài làm
Giả thiết khối lượng hỗn hợp CTR là 100kg => % theo khối lượng cũng chính là khối
lượng
Đã có độ ẩm theo khối lượng, ta sẽ tính được lượng nước trong từng thành phần, kết
quả thể hiện theo bảng sau:
Thực Giấy Nhựa Vải vụn Thủy Lá cây Tro xỉ
phẩm tinh
thừa
Khối 12 35 8 4 11 23 7
lượng
Độ ẩm 70 6 2 10 2 45 8
(%khối
lượng)
9
Lượng 8,4 2,1 0,16 0,4 0,22 10,35 0,56
nước

Tổng lượng nước trong hỗn hợp:


8,4 + 2,1 + 0,16 + 0,4 + 0,22 + 10,35 + 0,56 = 22,19
Độ ẩm của hỗn hợp (%)= tổng lượng nước trong hỗn hợp* 100 /tổng KL của hỗn hợp
(100kg) = 22,19%

Bài 4: Một khu dân cư tham gia vào quá trình phân loại rác tại nguồn. Rác được phân
loại thành 2 loại:
- Loại 1: Có khả năng phân hủy sinh học (khối lượng riêng trung bình 180 kg/m3).
- Loại 2: Khó phân hủy sinh học (khối lượng riêng trung bình 360 kg/m3)
Biết rằng lượng chất thải có khả năng phân hủy sinh học chiếm 60% khối lượng rác
thải.
Thùng chứa chất thải rắn phải chia làm 2 ngăn với tỷ lệ thể tích hai loại chất thải rắn
như thế nào?
Bài làm
Giả sử khối lượng rác là 1 tấn = 1000 kg
Khối lượng rác thải loại 1: 1000 x 60% = 600 kg
Khối lượng rác thải loại 2: 1000 x 40% = 400 kg
m1 600 10
Thể tích rác loại 1: V 1= = = (m3)
D1 180 3
m2 400 10
Thể tích rác loại 2: V 2= = = (m3)
D2 360 9
Thùng chứa chất thải rắn phải chia làm 2 ngăn với tỷ lệ thể tích 2 loại CTR loại 1 và
loại 2 như sau:
10 10
: =3 :1
3 9
Vậy, thể tích loại 1/ thể tích loại 2 = 3

Bài 5: Chất thải rắn tại một khu công nghiệp được thu gom trong các thùng chứa di
động có kích thước lớn. Ước tính thời gian trung bình để lái xe từ trạm điều vận đến vị
trí đặt thùng đầu tiên là 10 phút và từ vị trí thùng cuối cùng về trạm điều vận là 25

10
phút. Thời gian trung bình hao phí để lái xe giữa các thùng là 6 phút và khoảng cách
vận chuyển một chiều đến bãi đổ là 12km (vmax = 55 km/h). Giả thiết mỗi ngày làm
việc 8h và hệ số kể đến các yếu tố không sản xuất W = 0.15; thời gian hao phí cho việc
nhặt và thả thùng là 22 phút/chuyến, thời gian ở bãi đổ là 0.133 giờ/chuyến.
1. Thời gian lấy tải?
2. Thời gian cần thiết cho 1 chuyến xe?
3. Trong một tuần, số chuyến thu gom lái xe có thể chở được là bao nhiêu chuyến?
Bài làm
1. Thời gian lấy tải:
Pdđ =Pc +uc+ d bc
Pc +uc=22 phút =0.36 (h/chuyến)
d bc =6 phút=0.1 (h/chuyến)
Pdđ =0.36+ 0.1=0.46 (h/chuyến)

2. Thời gian cần thiết cho 1 chuyến xe:


T dđ =P dđ + s+ a+bx

s = 0.133 h/chuyến
x = 12 km
a = 0.034 h/chuyến
b = 0.01802 h/chuyến
=> T dđ =0.46+0.133+ 0.034+0.01802 x 12 x 2=1.059 (h/chuyến) = 64 phút/chuyến
3. Xác định số chuyến container trong ngày:
[ H ( 1−W )−(t 1+t 2) ] [ 8 ( 1−0.15 )−(0.1−0.25)]
Nd= = =6.42(chuyến/ngày)
T dđ 1.059
=> Chọn 6 chuyến/ngày

Bài 6: Một nhà máy chế biến chất thải thành phân vi sinh sử dụng các nguyên liệu sau
để thực hiện quá trình ủ hiếu khí:
Loại chất thải Độ ẩm Tỷ lệ C/N Tỷ lệ N (% kl chất
khô)
Mùn cưa (CT1) 25% 132 0,4
Chất thải chăn nuôi 85% 15 25,8
11
(CT2)
Biết tỷ lệ phối trộn mùn cưa/chất thải chăn nuôi =1/4. Hãy cho biết hỗn hợp sau khi
trộn có tỷ lệ C/N và độ ẩm bằng bao nhiêu?
Bài làm
Từ tỷ lệ phối trộn CT1/CT2 là 1/4. Giả sử trộn 1 kg CT1 với 4 kg CT2
Khối lượng nước trong CT1: 1 x 25% = 0.25 (kg)
Khối lượng chất khô trong CT1: 1 - 0.25 = 0.75 (kg)
Khối lượng N trong CT1: 0.4% x 0.75 = 3x10-3 (kg)
Khối lượng C trong CT1: 3x10-3 x 132 = 0.395 (kg)

Khối lượng nước trong CT2: 4 x 85% = 3.4 (kg)


Khối lượng chất khô trong CT2: 4 - 3.4 = 0.6 (kg)
Khối lượng N trong CT2: 0.6 x 2,58% = 0.01548 (kg)
Khối lượng C trong CT2: 0.01548 x 15 = 0.2322
C Lượng C khô của CT 1+ Lượng C củaCT 2
Tỷ lệ của hỗn hợp=
N Lượng N khô của CT 1+ Lượng N của CT 2
(tính theo chất khô)
0.395+0.2322
Tỷ lệ C/N của hỗn hợp ¿ −3 = 33.94
3.10 + 0.01548

Khối lượng nướcCT 1+ Khối lượng nước CT 2 0.25+ 3.4


Độ ẩm của hỗn hợp = = =73 %
Khổi lượng CT 1+ Khối lượng CT 2 1+ 4

12

You might also like