Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 72

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trước khi đi thực tập

1. Chuẩn bị chung
 Tìm hiểu về công ty thông qua trang web, tờ rơi của công ty và tham

vấn giáo viên.
 Thông qua sự tư vấn của giáo viên, hiểu rõ mục tiêu và nội dung của

chương trình thực tập.
 Tìm hiểu bản đồ để biết đường đến công ty cùng với sự trợ giúp của

giáo viên.
 Nếu cần gọi điện đến công ty mình thực tập, bạn cần chuẩn bị các
tài liệu cần thiết trước khi gọi. Tránh gọi điện vào giờ ăn trưa hoặc □
sau giờ làm việc.

2. Quần áo bảo hộ
 Chuẩn bị quần áo và giày phù hợp, có thể tham khảo ý kiến của giáo

viên. Không nên mặc áo phông, quần ngố và đi dép xăng-đan.
 Không nên đeo các đồ trang sức như nhẫn, khuyên tai và dây

chuyền.
 Cắt tóc gọn gàng hoặc buộc tóc để tránh tai nạn. □

3. Vật dụng cần mang theo


 Mang theo sổ hoặc vở và bút để ghi chép khi học hoặc ghi các

hướng dẫn công việc.
 Mang thẻ sinh viên □

Trong thời gian thực tập

1. Thái độ làm việc


 Luôn đúng giờ và đến địa điểm thực tập trước 15 phút so với giờ
làm việc. Vào ngày đầu tiên của đợt thực tập, cố gắng đến trước 30 □
phút vì có thể bạn chưa biết chính xác địa điểm và còn phải đăng ký.
 Phải báo cáo ngay với người quản lý ở DN và giáo viên phụ trách □
nếu không thể đến nơi thực tập vì lý do đau ốm hoặc lý do bất
thường khác.
 Tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ im lặng trước khi bắt đầu

làm việc.
 Nói chuyện với người giám sát hoặc các nhân viên khác trong công

ty một cách lịch sự.
 Khi nói chuyện hoặc trả lời công việc, nên nói ngắn gọn và chính

xác.
 Không nên ngần ngại hỏi lại khi chưa hiểu rõ các hướng dẫn công

việc hoặc các hướng dẫn nói chung.
 Ghi chép lại các hướng dẫn hoặc những lời khuyên từ người giám

sát. Xác nhận lại các hướng dẫn bằng cách đọc to lại các điều đó.
 Không được nói chuyện riêng với bạn khi trong giờ học hoặc giờ

làm việc.
 Giữ nơi học tập và làm việc sạch sẽ. Vứt rác vào thùng rác. □

 Chỉ được hút thuốc ở khu vực hút thuốc. Vứt đầu thuốc lá vào gạt

tàn sau khi hút thuốc.
 Nắm rõ quy định về việc dùng điện thoại ở trong công ty. □

 Khi kết thúc nói chuyện điện thoại, hãy dập máy sau. □

2. Làm việc tại các xưởng

 Đọc kỹ các hướng dẫn về an toàn và tuân thủ nội quy của công ty. □

 Không được chạm vào máy móc hay dụng cụ khi chưa được sự

đồng ý của người giám sát.
 Hỏi lại người giám sát khi chưa hiểu hoặc chưa rõ các quy trình

công việc.
 Báo lại cho người giám sát khi không theo kịp với công việc. □

 Sau khi sử dụng, đem trả dụng cụ thiết bị vào đúng vị trí ban đầu. □

 Không được rời vị trí làm việc khi chưa báo cho người giám sát (ví

dụ khi đi vệ sinh).
3. Quá trình báo cáo

Sinh viên phải thực hiện báo cáo hàng tuần cho giáo viên hướng dẫn

Kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp

Kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp sinh viên phải nộp cho giáo viên
hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp này: Trong báo cáo phải có giấy
giới thiệu thực tập tốt nghiệp bản gốc có dấu đỏ, có ý kiến nhận xét
đánh giá của công ty, doanh nghiệp nơi thực tập.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

MỤC LỤC

4
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

DANH MỤC HÌNH

5
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

LỜI NÓI ĐẦU


Nhằm giúp sinh viên cải thiện kiến thức, kỹ năng thực hành và cập nhật các
công nghệ mới được yêu cầu bởi doanh nghiệp. Học hỏi thái độ làm việc chuyên
nghiệp bao gồm các kiến thức về 5S và yêu cầu về chất lượng, giá thành và giao
hàng. Xem xét nghề nghiệp và vị trí làm việc mong muốn sau khi tốt nghiệp và
kiến thức cần học ở trường để có công việc phù hợp sau khi ra trường. Về phía
nhà trường đã tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, cập nhật công nghệ và hệ
thống quản lý sản xuất qua các chuyến thăm giám sát thực tập của giáo viên
hướng dẫn. Do vậy thực tập tốt nghiệp với các sinh viên đại học khóa 13 đã
được nhà trường và khoa tổ chức trong thời gian vừa qua. Chúng em đã đã được
nhà trường và các thầy cô tạo điều kiện đến thực tập tại Công ty TNHH Canon
Việt Nam (Lô A1, Khu CN Thăng Long, Xã Kim Chung, Huyện Đông Anh,
Thành phố Hà Nội).

Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn Trinh và được sự hỗ trợ từ
phía Công ty TNHH Canon Việt Nam, cùng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cán bộ công nhân viên trong công ty. Em tin mình sẽ hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao đồng thời có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong thực tế.

Em xin trân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Lê Doãn Hiên

6
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

Ngày…tháng…năm...

Người nhận xét

7
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................

Ngày…tháng…năm...

Người nhận xét

8
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ “ĐƠN VỊ THỰC TẬP”

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

− Canon Inc là một tập đoàn đa quốc gia của nhật bản, một công ty trong lĩnh vực sản
xuất các sản phẩm về hình ảnh và quang học, bao gồm máy camera, máy photocopy và
máy in. Trụ sở chính của tập đoàn đặt ở Tokyo, Nhật bản. Trụ sở ở Bắc Mỹ nằm ở
Lake Success, New York, Hoa Kỳ.

− Công ty ban đầu được đặt tên là “Công ty TNHH Công Nghiệp quang học chính
xác”. Năm 1934, họ đã sản xuất Kwanon, một nguyên mẫu cho máy ảnh 35 mm đầu
tiên của Nhật Bản với màn trập dựa trên mặt phẳng tiêu cự. Năm 1947, Tên công ty
được đổi thành Canon Camera Co., Inc., được rút ngắn thành Canon Inc.

− Công ty tiền nhiệm của Canon được thành lập năm 1933 bởi Goro Yoshida và người
anh vợ Saburo Uchida. Đặt tên là Precision Optical Instruments Laboratory (phòng
thí nghiệm các dụng cụ quang học chính xác. Nó được tài trợ bởi Takeshi Mitarai,
một người bạn thân của Uchida.

+ Năm 1933, phòng thí nghiệm dụng cụ quang học đầu tiên của Canon được thành
lập ở Roppongi, Minato-ku, Tokyo. Để nghiên cứu về những máy ảnh có chất
lượng.

+ Năm 1934, Kwanon (được đặt theo tên Bồ tát Quan Thế Âm) chiếc máy ảnh đầu
tiên có độ phóng to thu nhỏ 35 mm của Nhật Bản đã được sản xuất theo nguyên
mẫu đầu tiên.

+ Năm 1935, Hansa Canon, máy ảnh tiêu cự thẳng có độ phóng to thu nhỏ 35 mm.

+ Năm 1937, công ty TNHH Precision Optical Industry được thành lập.

+ Năm 1939, quá trình tự sản xuất thấu kính Serenar bắt đầu.

+ Năm 1940, máy ảnh dùng tia X quang gián tiếp của Nhật Bản được thiết kế.

+ Năm 1942, quá trình sản xuất cho máy ảnh tiêu cự thẳng trung bình Jll được giới
thiệu.

+ Năm 1946, máy ảnh Canon Sll được giới thiệu

+ Năm 1947, công ty đổi tên thành công ty máy ảnh Canon.

9
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Năm 1949, máy ảnh Canon llB giành giải nhất trong triển lãm máy ảnh quốc gia
tổ chức tại San Francisco.

+ Năm 1952, máy ảnh Canon lVSB, chiếc máy ảnh đèn chiếu đồng hóa tốc độ và
ảnh sáng 35 mm đầu tiên trên thế giới được giới thiệu.

+ Năm 1954, phòng thí nghiệm của Canon và phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ
thuật và Khoa Học NHK hợp tác để phát triển một loại máy ảnh tivi để chuẩn bị cho
truyền hình.

+ Năm 1956, máy ảnh Canon 8T, một máy ảnh cho rạp chiếu 8mm, được giới thiệu.

+ Năm 1957, máy ảnh tĩnh Canon L1 và máy ảnh cho rạp chiếu 8T 8mm trở thành
những sản phẩm đầu tiên nhận được giải thưởng Thiết kế Giỏi của Bộ Ngoại thương
và Công nghiệp Nhật Bản.

+ Năm 1958, một loạt ống kính có độ phóng to thu nhỏ dảnh cho truyền hình được
giới thiệu.

+ Năm 1959, hợp tác với Công ty Documat của Mỹ, bước vào thị trường khảo sát
bằng kính hiển vi.

+ Năm 1960, Canon phát triển đầu tĩnh điện để sử dụng cho VTRs.

− Thành lập: 11/04/2001 bắt đầu đi vào hoạt động tháng 05/2002. Giấy phép đầu tư số
2198 GP cấp bởi Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

− Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Chế Xuất 100% VDTNN

vốn đầu tư: 306.700.000 USD

Trong đó vốn pháp định: 94.000.000 USD

− Trụ sở, nhà máy Thăng Long

Diện tích mặt bằng: 200.000 m2

Diện tích nhà xưởng: 94.000 m2

Địa chỉ: Lô A1, KCN Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

− Nhà máy Quế Võ

Diện tích mặt bằng: 200.000 m2

10
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Diện tích nhà xưởng: 120.000 m2

Địa chỉ: Lô B1, KCN Quế Võ, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tình
Bắc Ninh

− Nhà máy Tiên Sơn

Diện tích mặt bằng: 200.000 m2

Diện tích nhà xưởng: 64.000 m2

Địa chỉ: Số 12, đường TS 10, KCN Tiên Sơn, xã Hoàn sơn, huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh

1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM (CHI NHÁNH THĂNG LONG).

− Công ty TNHH Canon Việt Nam là một doanh nghiệp thương mại: Được thành
lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại.

− Như vậy một tổ chức kinh tế được coi là một doanh nghiệp thương mại phải có
đủ 2 điều kiện sau:

+ Phải được thành lập theo đúng luật định.

+ Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lời.

1.2.1. Chức năng:

 Thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa:

Sản xuất ra sản phẩm là khâu đầu tiên, nhưng sản phẩm mới ra chỉ sản phẩm ở
trạng thái khả năng, chỉ khi nào sản phẩm được đưa vào quá trình sử dụng (trong sản
xuất hoặc tiêu dùng cá nhân) thì sản phẩm mới thực sự được hoàn thiện.

Thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa một cách chuyên nghiệp, công ty tổ chức
quá trình lưu thông một cách hợp lý, nhanh chóng đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khác
hàng, do đó cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa (sử dụng hàng háo
như thế nào, sử dụng làm gì? Đối tượng sử dụng? thời gian và địa điểm mua bán) và

11
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

chi phí lưu thông hàng hóa để có giá cả hàng hóa hợp lý, khách hàng cảm thấy hài
lòng.

12
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

 Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông:

Quá trình sản xuất gồm 4 khâu quan trọng đó là:

− Sản xuất

− Phân phối

− Trao đổi (lưu thông)

− Tiêu dùng

 Chức năng dữ trữ hành hóa và điều hòa cung cầu:

Chức năng của kinh doanh thương mại là mua bán hàng háo để cung ứng đầy đủ,
kịp thời, đồng bộ hóa, đúng chất lượng, số lượng ở những nơi thuận tiện cho khách
hàng. Nhờ có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại có thể thỏa mãn đầy đủ,
kịp thời về nhu cầu hàng hóa của khách hàng.

Nhờ có hệ thống mạng lưới rộng (kho, cử hàng, quầy, siêu thị,… ) mà công ty có
thể đảm bảo thuận lợi cho khách hàng mua bán những hàng hóa cần thiết, vừa tiết
kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa để mua được sản phẩm cần dùng.

1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

− Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài
nước.

− Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải
quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi.

− Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh

− Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội

− Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hoạch toán thống kê thống nhất và thực
hiện tốt các nghĩ vụ đối với nhà nước.

1.2.3. Mục tiêu hoạt động của công ty:

13
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Ông NICK YOSHIDA: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng nhất chính là chủ động
tiếp cận theo hướng dài hạn. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ gồm việc đưa Canon
giữ vững vị trí dẫn đầu phân khúc giải pháp hình ảnh hiện tại mà còn dẫn đầu ở mọi
phân khúc sản phẩm khác trên thị trường Việt Nam, dĩ nhiên còn có mục tiêu lợi nhuận
cho Tập đoàn Canon.

Chúng tôi luôn sát cánh và phát triển cùng Việt Nam. Vì thế, chiến dịch của chúng tôi
là thiết lập các mối quan hệ bền vững với các đối tác kinh doanh, cũng như với xã hội
Việt Nam. Đó là lý do tại sao Canon rất tích cực trong việc tiếp cận xã hội và cộng
đồng nhiếp ảnh, thông qua những sự kiện như Canon PhotoMarathon, cuộc thi ảnh Di
sản Việt Nam và triển lãm ảnh Di sản.”

1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG CỦA CÁC
ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY.

1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý:

− Tổng giám đốc:

− Giám đốc nhà máy:

− Phòng tổ chức kế hoạch:

− Bộ phận hành chính tổng hợp:

1.3.2. Cơ cấu tổ chức:

− Ban giám đốc

− Bộ phận sản xuất trực tiếp:

+ Phòng đúc nhựa (Sản xuất linh kiện nhựa)

+ Phòng ép nén kim loại (Sản xuất linh kiện kim loại)

+ Phòng máy và công nghệ sản xuất (Thiết kế, bảo dưỡng khuôn)

+ Phòng sản xuất PCB (Chuyên sản xuất bản mạch điện tử)

+ Phòng cảm biến hình ảnh (Công nghệ, sản xuất cảm biến hình ảnh)

14
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Phòng lắp ráp ASSY (Lắp ráp các linh kiện thành sản phẩm hoàn chỉnh)

− Bộ phận kế hoạch:

+ Phòng kế hoạch (Lập kế hoạch các hoạt động cho công ty)

+ Phòng quản lý sản xuất (Lập kế hoạch sản xuất, quản lý và cấp linh kiện)

+ Phòng đổi mới sản xuất

− Nhóm dự án:

+ Dự án A (Dự án tự động hóa)

+ Dự án B (Dự án cải tiến hệ thống lưu chuyển hàng hóa)

− Các phòng ban kỹ thuật

+ Phòng MQA: Quản lý chất lượng linh kiện

+ Phòng PE: Công nghệ sản phẩm

+ Phòng PQA: Quản lý chất lượng thành phẩm

+ Phòng PDC: Quản lý sản phẩm

+ Phòng QA: Trực tiếp quản lý chất lượng trong dây chuyền

− Bộ phận gián tiếp sản xuất:

+ Phòng hành chính và nhân sự

+ Phòng kế toán

+ Phòng quản lý chi phí

+ Phòng quản lý điều phối

+ Phòng điều phối

+ Phòng thiết bị và nhà xưởng

+ Phòng môi trường

+ Phòng quản lý công nghệ

+ Phòng quản lý chất lượng sản phẩm

+ Phòng công nghệ sản phẩm 1

15
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Phòng công nghệ sản phẩm 2

+ Phòng công nghệ sản xuất

+ Phòng tin học

+ Phòng vận tải

1.3.3. Chức năng của các đơn vị thành viên trong công ty:

1.3.3.1. Bộ phận sản xuất trực tiếp.

a) Phòng đúc nhựa.

 Nhân viên hành chính:

− Nhiệm vụ:

+ Phụ trách công việc văn phòng. Quản lý việc chấm công.

+ Đào tạo, kiểm tra và ghi chép về kết quả đào tạo nhân viên mới.

+ Bổ sung và thực hiện quy định ISO.

+ Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổi mới sản xuất liên quan tới chất
lượng giá thành hoặc giao hàng.

+ Báo cáo kết quả sản xuất.

+ Phối hợp các nhóm, bộ phận thực hiện công việc liên quan.

 Nhân viên kế hoạch:

− Nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp nguyên liệu và nguyên liệu phụ.

+ Quản lý nguyên liệu, kết quả sản xuất.

+ Đào tạo an toàn cho cấp dưới về an toàn.

+ Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổi mới sản xuất liên quan tới chất
lượng giá thành hoặc giao hàng.

 Nhân viên sản xuất:

16
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý ca sản xuất. Chỉ thị cho công nhân thực hiện nhiệm vụ.

+ Đào tạo về an toàn, các quy định và các quy trình khác cho công nhân.

+ Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì thiết bị, khuôn đúc hàng ngày hoặc định kỳ

+ Hợp tác với nhân viên chất lượng trong việc phân tích, đưa ra giải pháp khi
phát sinh sự cố.

+ Đánh giá hiệu quả công việc của công nhân.

+ Báo cáo, giải quyết các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất.

 Nhân viên chất lượng:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý chất lượng của sản phẩm đúc theo tiêu chuẩn.

+ Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì, hiệu chuẩn các dụng cụ đo hàng ngày hoặc
định kỳ.

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoặt động đổi mới sản xuất liên quan đến chất
lượng.

+ Giải quyết các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm phát sinh trong quá
trình sản xuất.

+ Đào tạo, hướng dẫn thực hiện chỉ thị mới liên quan đến chất lượng sản phẩm.

b) Phòng ép nén kim loại.

 Nhân viên hành chính:

− Nhiệm vụ:

+ Phụ trách công việc văn phòng. Quản lý việc chấm công.

+ Đào tạo, kiểm tra và ghi chép về kết quả đào tạo nhân viên mới.

+ Bổ sung và thực hiện quy trình ISO.

+ Lập kế hoạch sản xuất cho phòng dực trên kế hoạch sản xuất chủa nhà máy.

+ Quản lý, bảo quản tỷ lệ hoạt động máy, chi phí sản xuất.

17
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Đặt hàng, quản lý nguyên liệu và vật liệu phụ trợ sản xuất.

+ Quản lý nhân lực phục vụ sản xuất. Giải quyết chế độ phúc lợi của lao động.

+ Phối hợp các nhóm, bộ phận thực hiện công việc liên quan.

 Nhân viên sản xuất:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý ca sản xuất. Chỉ thị cho công nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo
kế hoạch.

+ Báo cáo kết quả sản xuất hàng ngày.

+ Hợp tác với nhân viên chất lượng trong việc phân tích, đưa ra giải pháp khi
phát sinh sự cố.

+ Lập và thực hiện các kế hoạch cải thiện sản xuất.

+ Đánh giá hiệu quả công việc của công nhân.

+ Báo cáo, giải quyết các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất.

 Nhân viên chất lượng:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý chất lượng của sản phẩm theo các thông số kỹ thuật.

+ Thống kê, phân tích số lượng sản phẩm lỗi, hỏng để tìm ra nguyên nhân, giải
pháp khắc phục.

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới sản xuất liên quan đến chất
lượng.

+ Giải quyết các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm phát sinh trong quá
trình sản xuất.

+ Đào tạo, hướng dẫn thực hiện chỉ thị mới liên quan đến chất lượng sản phẩm.

 Nhân viên bảo dưỡng thiết bị:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý các loại máy móc, dụng cụ, thiết bị, đồ gá.

18
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị.

+ Sửa chữa các khuôn đơn, máy, đồ gá.

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới sản xuất liên quan đến chất
lượng, giảm thời gian sửa chữa dụng cụ thiết bị, thời gian thay khuôn.

 Nhân viên thiết bị tự động:

− Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, thiết kế các cơ cấu tự động.

+ Cải tiến, bảo trì các cơ cấu tự động.

+ Chuyển giao công nghệ cho nhân viên sản xuất.

c) Phòng máy và công nghệ sản xuất.

 Nhân viên bảo dưỡng thiết bị:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý các loại máy móc đúc nhựa, dập kim loại, dụng cụ, thiết bị, đồ gá.

+ Lập, thực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị.

+ Sửa chữa khuôn, máy, đồ gá.

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới sản xuất liên quan đến chất
lượng, giảm thời gian sửa chữa dụng cụ thiết bị, giảm lỗi liên quan tới khuôn,
giảm thời gian thay khuôn.

 Nhân viên chế tạo đồ gá.

− Nhiệm vụ:

+ Lập và thực hiện kế hoạch chế tạo đồ gá phục vụ cho các phòng sản xuất.

+ Chế tạo robot.

 Nhân viên thiết kế chế tạo khuôn.

− Nhiệm vụ:

+ Thiết kế khuôn đúc, dập.

19
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Lập và thực hiện kế hoạch gia công khuôn.

+ Hiệu chỉnh khuôn (Khi có thay đổi thiết kế).

d) Phòng sản xuất PCB.

 Nhân viên hành chính:

− Nhiệm vụ:

+ Phụ trách công việc văn phòng. Quản lý việc chấm công.

+ Đào tạo, kiếm tra và ghi chép về kết quả đào tạo nhân viên mới.

+ Bổ sung và thực hiện quy trình ISO.

+ Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổi mới sản xuất liên quan tới chất
lượng giá thành hoặc giao hàng.

+ Báo cáo kết quả sản xuất.

+ Phối hợp các nhóm, Bộ phận thực hiện công việc liên quan.

 Nhân viên sản xuất.

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý ca sản xuất. Chỉ thị cho công nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo
kế hoạch.

+ Quản lý hoạt động của các máy móc, thiết bị.

+ Đào tạo về an toàn, các quy định và các quy trình khác cho công nhân.

+ Hợp tác với nhân viên chất lượng trong việc phân tích, đưa ra giải pháp khi
phát sinh sự cố.

+ Đánh giá hiệu quả công việc của công nhân.

+ Báo cáo, giải quyết các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất.

 Nhân viên bảo dưỡng thiết bị:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý, thiết lập thông số làm việc các máy móc thiết bị (máy cấp bản mạch,
máy gắn linh kiện, lò hàn…)

20
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Quản lý các loại dụng cụ, thiết bị, đồ gá phục vụ sản xuất.

+ Lập, thực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các loại máy móc, dụng
cụ, thiết bị, đồ gá.

+ Lập và thực hiện ké hoạch hoạt động đổi mới sản xuất liên quan đến chất
lượng, giảm thời sửa chữa dụng cụ thiết bị.

+ Đào tạo, hướng dẫn sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị.

e) Phòng cảm biến hình ảnh.

 Nhân viên hành chính:

− Nhiệm vụ:

+ Phụ trách công việc văn phòng. Quản lý việc chấm công.

+ Lập kế hoạch sản xuất cho phòng.

+ Quản lý, đặt hàng linh kiện, nguyên liệu phụ trợ sản xuất.

+ Quản lý, báo cáo chi phí sản xuất.

+ Quản lý nhân lực phục vụ sản xuất

 Nhân viên sản xuất:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý ca sản xuất. Chỉ thị cho công nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo
kế hoạch.

+ Bố trí nhân lực và máy triển khai sản xuất.

+ Báo cáo kết quả sản xuất hàng ngày.

+ Đào tạo về an toàn, các quy định và các quy trình khác cho công nhân.

+ Hợp tác với nhân viên chất lượng trong việc phân tích, đưa ra giải pháp khi
phát sinh sự cố

+ Đánh giá hiệu quả công việc của công nhân.

+ Báo cáo, giải quyết các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất

 Nhân viên chất lượng:

21
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý chất lượng của sản phẩm cảm biến hình ảnh theo tiêu chuẩn.

+ Thống kê, phân tích tình trạng hàng lỗi để tìm nguyên nhân và đưa ra giải
pháp cải tiến.

+ Giải quyết các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm phát sinh trong quá
trình sản xuất.

+ Đào tạo, hướng dẫn thực hiện chỉ thị mới liên quan đến chất lượng sản phẩm.

 Nhân viên đổi mới sản xuất:

− Nhiệm vụ:

Tiến hành phân tích bố trí vị trí làm việc, thao tác, quy trình sản xuất để tìm ra
lãng phí đưa ra ý tưởng và tiến hành cải tiến loại bỏ lãng phí.

 Nhân viên bảo dưỡng thiết bị:

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý các loại dụng cụ, thiết bị, đồ gá phục vụ sản xuất

+ Lập, thực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các loại dụng cụ, thiết
bị đồ gá.

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới sản xuất lien quan đến chất
lượng,giảm thời gian sửa chữa dụng cụ thiết bị.

+ Đào tạo, hướng dẫn sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị.

f) Phòng lắp ráp.

 Nhân viên hành chính.

− Nhiệm vụ:

+ Phụ trách công việc văn phòng. Quản lý việc chấm công.

+ Đào tạo, kiểm tra và ghi chép về kết quả đào tạo nhân viên mới.

+ Bổ xung và thực hiện quy trình ISO.

22
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổi mới sản xuất liên quan tới chất
+ lượng giá thành hoặc giao hàng.

+ Quản lý, báo cáo chi phí sản xuất.

+ Đặt hàng, quản lý nguyên vật liệu phụ trợ sản xuất.

+ Quản lý nhân lực phục vụ sản xuất. Giải quyết chế độ phúc lợi của lao động.

+ Phối hợp các nhóm, bộ phận thực hiện công việc liên quan

 Nhân viên sản xuất.

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý ca sản xuất. Chỉ thị cho công nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo
kế hoạch.

+ Báo cáo kết quả sản xuất hàng ngày.

+ Hợp tác với nhân viên chất lượng trong việc phân tích, đưa ra giải pháp khi
phát sinh sự cố.

+ Lập và thực hiện các kế hoạch cải tiến sản xuất.

+ Đánh giá hiệu quả công việc của công nhân.

+ Báo cáo, giải quyết các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất.

 Nhân viên chất lượng

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý chất lượng của linh kiên đầu vào, sản phẩm máy in theo tiêu chuẩn

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới sản xuất liên quan đến chất
lượng.

+ Giải quyết các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm phát sinh trong quá
trình sản xuất.

+ Đào tạo, hướng dẫn thực hiện chỉ thị mới liên quan đến chất lượng sản phẩm

 Nhân viên bảo dưỡng thiết bị:

− Nhiệm vụ:

23
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Quản lý các loại dụng cụ, thiết bị, đồ gá phục vụ sản xuất trên dây chuyền lắp
ráp.

+ Lập, thực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các loại dụng cụ, thiết
bị, đồ gá, đảm bảo hoạt động của dây chuyền.

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động đổi mới sản xuất liên quan đến chất
lượng,giảm thời gian sửa chữa dụng cụ thiết bị.

+ Đào tạo, hướng dẫn sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị.

1.3.3.2. Bộ phận kế hoạch.

a) Phòng kế hoạch.

 Nhóm hành chính:

− Nhiệm vụ:

+ Làm các công việc hành chính thư ký cho ban lãnh đạo công ty.

+ Hoạch định chiến lược và chính sách cho sự phát triển của công ty.

+ Hoạch định các chiến lược, kế hoạch hỗ trợ các phòng ban để biến các kế
hoạch thành hiện thực vì sự phát triển của công ty, cán bộ công nhân viên trong
công ty và đất nước Việt Nam.

+ Quản lý các chỉ số quan trọng trong nhà máy.

 Nhóm pháp chế:

− Nhiệm vụ:

+ Cập nhật và phân tích những chính sách mới của chinh sách mới của chính
phủ, văn bản pháp luật của Việt Nam.

+ Hỗ trợ và theo sát các phòng ban trong những vấn đề liên quan đến lý.

 Nhóm hoạt động xã hội:

− Nhiệm vụ:

+ Điều tra, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động xã hội.

+ Quan hệ cộng đồng (PR).

24
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

b) Phòng quản lý sản xuất.

 Bộ phận quản lý sản phẩm.

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý/ theo dõi tiến trình chuẩn bị cho sản phẩm mới của tất cả các phòng
ban trong toàn nhà máy Thăng Long và Tiên Sơn.

+ Quản lý đặt linh kiện dùng cho sản xuất sản phẩm mới.

+ Báo cáo tiến trình chuẩn bị và sản xuất sản phẩm mới cho Giám đốc nhà máy.

 Bộ phận quản lý sản xuất hàng loạt.

− Nhiệm vụ:

+ Làm việc trực tiếp với Canon Inc. để:

+ Lập kế hoạch sản xuất dài hạn cho toàn bộ Nhà máy Thăng Long và Tiên
Sơn.

+ Lập kế hoạch tuyển công nhân cho các phòng ban sản xuất.

+ Lập kế hoạch xuất hàng

 Bộ phận đặt hàng linh kiện.

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý việc đặt linh kiện dùng cho Sản xuất hàng loạt.

+ Quản lý hàng tồn kho ( sổ sách).

+ Quản lý việc xuất hàng cho bên ngoài.

 Bộ phận cải tiến:

− Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu tiến trình hoạt động của các bộ phận để cải tiến những điểm
không phù hợp.

+ Nghiên cứu áp dụng IT vào công việc.

c) Phòng đổi mới sản xuất.

25
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

− Nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch, tổ chức và xúc tiến các hoạt động đổi mới sản xuất để biến
các chính sách, đường lối, ý tưởng của ban lãnh đạo trở thành hiện thực.

 Nhóm đổi mới sản xuất (Nhóm Kaizen)

− Nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch và xúc tiến các hoạt động đổi mới sản xuất và các dự án của
nhà máy của công ty.

+ Lập báo cáo về đổi mới sản xuất cho ban lãnh đạo ⇒ hữu hình hóa / báo cáo
tình hình của nhà máy / công ty ⇒đề xuất các hoạt động Kaizen.

 Nhóm đào tạo và lập kế hoạch.

− Nhiệm vụ:

+ Tổ chức các khóa tạo về đổi mới sản xuất cho toàn công ty.

+ Lập kế hoạch và thúc đẩy các hoạt động / dự án nhằm nâng cao hiệu suất của
nhà máy / công ty.

 Nhóm quản lý thời gian tiêu chuẩn.

− Nhiệm vụ:

+ Thiết lập và cập nhật thời gian tiêu chuẩn cho sản phẩm.

+ Đào tạo về thời gian tiêu chuẩn cho các phòng ban khác.

+ Hỗ trợ về doạt động đổi mới sản xuất.

1.3.3.3. Nhóm dự án.

a) Dự án tự động hóa (A)

− Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, phân tích các công đoạn cần phải áp dụng tự động hoá trong các
quá trình sản xuất.

26
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Lập kế hoạch, thiết kế, lắp ráp máy tự động, dây chuyền tự động phục vụ cho
sản xuất trong nhà máy.

+ Lập kế hoạch, đưa ra các yêu cầu cho nhà cung cấp thiết kế, gia công, lắp ráp
máy tự động.

+ Kiểm tra, theo dõi và xử lý những vấn đề phát sinh của máy tự động trong quá
trình sản xuất thử và sản xuất hàng loạt.

+ Hỗ trợ về kỹ thuật cho các nhóm phụ trách về tự động hoá của các phòng ban
để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự động hoá trong sản xuất của nhà máy.

b) Dự án B

− Nhiệm vụ:

+ Thúc đẩy các phòng ban trong công ty để đưa ra các hoạt động nhằm cải tiến
toàn bộ hệ thống sản xuất với mục đích đạt được hiệu suất cao nhất.

+ Thúc đẩy các hoạt động cải tiến về hệ thống các chuỗi nhà cung cấp và tiêu
chuẩn hoá toàn bộ hệ thống lưu chuyển hàng hoá tổng thể trong công ty.

+ Lập kế hoạch và xúc tiến các hoạt động cải tiến hệ thống lưu chuyển hàng
hoá.

+ Thúc đẩy các phòng ban tiến hành cải tiến theo đúng kế hoạch của dự án.

+ Lập báo cáo định kỳ về hoạt động và tiến độ thực hiện của dự án

1.3.3.4. Bộ phận gián tiếp sản xuất.

a) Phòng hành chính và nhân sự.

 Công việc của nhóm tuyển dụng.

− Nhiệm vụ:

+ Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực
của các bộ phận về yêu cầu tuyển dụng nhân viên cũng như các hoạt động công
chúng nhằm nâng cao hình ảnh của Canon Việt Nam.

+ Xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ,
thi và phỏng vấn, khám sức khoẻ và thương lượng với ứng viên.

27
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

 Công việc của nhóm C & B.

• Nhân viên nhóm lương:

− Nhiệm vụ:

+ Tính lương và các chế độ chính sách/ phúc lợi có liên quan.

+ Tính toán / quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

+ Phổ biến chính sách (ca làm việc, tài khoản cá nhân, chính sách khác).

+ Làm quyết định lương, thưởng và các báo cáo có liên quan.

• Nhân viên phụ trách hợp đồng lao động.

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý hợp đồng lao động.

+ Hướng dẫn nhân viên mới về hợp đồng lao động, tiền lương.

+ Theo dõi, thực hiện chế độ nghỉ việc, hết hạn hợp đồng.

+ Lập báo cáo có liên quan.

• Nhân viên phụ trách bảo hiểm.

− Nhiệm vụ:

+ Thực hiện trích nộp và đăng ký bảo hiểm xã hội.

+ Giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, chữa bệnh.

+ Làm và chốt sổ bảo hiểm, làm thẻ bảo hiểm y tế.

+ Theo dõi và thực hiên chế độ nghỉ thai sản.

+ Lập các báo cáo có liên quan.

 Phòng hành chính (GA)

• Nhân viên phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động.

− Nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch, triển khai các hoạt động an toàn của nhà máy và của cả công
ty.

28
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Đào tạo, nhắc nhở công nhân viên về an toàn giao thông, an toàn lao động.

+ Theo dõi, quản lý việc tuân thủ các quy định về an toàn; Theo dõi, giải quyết
các sự vụ (nếu có).

+ Tổ chức, triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe trong nhà máy.

+ Làm báo cáo, tổ chức họp định kỳ hàng tháng, hàng quý thuyết trình về các
hoạt động an toàn, 5S trong nhà máy.

• Nhân viên phụ trách các hoạt động phúc lợi

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý, đảm bảo chất lượng phục vụ bữa ăn cho công nhân viên.

+ Lập kế hoạch, triển khai các sự kiện, hoạt động phúc lợi cho toàn bộ công nhân
viêncông ty như: giao lưu đồng nghiệp, ngày hè sảng khoái, lễ kỷ niệm thành lập
công ty,…

b) Phòng kế toán.

− Nhiệm vụ:

+ Thực hiện các công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính, kế toán theo quy
định của nhà nước, chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán….

+ Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình
thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo về vấn đề liên quan.

+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ nộp, thanh toán
nợ.

+ Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng vốn một cách
hiệu quả nhất ( như quản lý hàng tồn kho, tài sản cố định, nguồn vốn, chi phí
sản

xuất kinh doanh, giá thành…) thông qua các báo cáo quản trị và vận hành hệ
thống quản lý nội bộ.

+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, lập ngân sách và dự báo về tài chính để
tham mưu, đề xuất các giải pháp cho Ban giám đốc phục vụ yêu cầu quản trị và
ra quyết định kinh tế, tài chính của công ty.

29
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

c) Phòng quản lý chi phí.

− Nhiệm vụ:

+ Ghi nhận chi phí liên quan đến linh kiện sản xuất, hiểu được.

+ Ghi nhận chi phí liên quan đến sản xuất, tổng kết toàn bộ chi phí.

+ Ghi nhận chi phí của toàn nhà máy, tổng kết tất cả chi phí liên quan đến sản
phẩm.

+ Giảm chi phí của công ty, thúc đẩy hoạt động giảm thiểu chi phí đối với tất cả
các thành viên có liên quan.

+ Thúc đẩy hoạt động cắt giảm chi phí, thuyết trình về tình hình chi phí và đề
xuất các phương án cắt giảm chi phí.

+ Thảo luận với tất cả các thành viên về việc cắt giảm chi phí

d) Phòng quản lý điều phối.

 Công việc của phòng quản lý điều phối.

• Nhân viên đánh gia báo giá: (cho G2)

− Nhiệm vụ:

+ Phân tích giá mua

+ Liên hệ với khách hàng & các phòng ban liên quan để thảo luận về giá

+ Tiến hành những hoạt động nhằm giảm giá thành

• Nhân viên quản lý thông tin về nhà chung cấp: (cho G2)

− Nhiệm vụ:

+ Quản lý thông tin về nhà cung cấp

+ Quản lý hợp đồng

+ Quản lý việc thanh toán

+ Quản lý tài sản cố định

• Nhân viên quản lý và vận hành hệ thống: (cho G2)

30
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

− Nhiệm vụ:

+ Vận hành hệ thống

+ Kiểm tra dữ liệu giữa các phòng ban

+ Phối kết hợp với nhân viên của các phòng ban để tạo ra hệ thống làm việc
hiệu quả

+ Thiết lập chương trình đào tạo cho nhân viên trong bộ phận

+ Chịu trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan

e) Phòng điều phối.

• Phòng mua 1 chuyên về việc mua bộ phận máy móc, nguyên liệu bao bì, thiết bị
đúc.

• Phòng mua 2 chuyên về vệc mua thiết bị điện và các nguyên liệu khác.

− Nhiệm vụ:

+ Mua thiết bị, nguyên liệu, dụng cụ… cho quá trình sản xuất và tiêu dùng.

+ Định giá, lựa chọn và quản lý.

+ Phân tích chi phí, đàm phán mức giá rẻ hơn.

+ Làm hợp đồng với nhà cung cấp.

+ Tìm kiếm nhà cung cấp mới tại Việt Nam.

+ Đàm phán điều khoản thương mại với nhà cung cấp: điều khoản giao dịch, điều
khoản thanh toán, lộ trình vận chuyển hàng, phương thức vận chuyển…

+ Hướng dẫn và quản lý nhà cung cấp với mối quan hệ tốt.

+ Hoạt động hàng ngày một cách có hệ thống.

f) Phòng thiết bị và nhà xưởng.

− Nhiệm vụ:

+ Đảm bảo đầy đủ thiết bị cho quá trình sản xuất và môi trường làm việc
của nhà máy.

31
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Chịu trách nhiệm về nhà xưởng, hệ thống điện, điều hoà, phòng cháy
chữa cháy, cấp thoát nước, máy nén khí, điện thoại, nhà ăn, thiết bị vệ
sinh…..

+ Kiểm tra, vận hành, duy trì và sửa chữa để các thiết bị hoạt động hiệu
quả.

+ Chịu trách nhiệm mở rộng, cải tiến nhà xưởng và các thiết bị của nhà
máy.

+ Giảm thiểu chi phí cho các thiết bị và góp phần nâng cao năng suất

g) Phòng môi trường.

 Quản lý môi trường sản xuất.

− Nhiệm vụ:

+ Thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiên
chuẩn ISO 14001 cũng như giám sát, vận hành theo hệ thống trên tại 03
nhà máy: Thăng Long, Quế Võ và Tiên Sơn.

+ Tìm kiếm các biện pháp giảm thiểu đầu nguồn các tác động môi trường
do hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra ( như giảm thiểu chất thải,
giảm thiểu sử dụng hoá chất, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước)…

 Quản lý môi trường sản xuất.

− Nhiệm vụ:

+ Thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý hoá chất trong sản phẩm
theo tiêu chuẩn Điều phối xanh của Tập đoàn Canon, cũng như giám sát,
vận hành hệ thống này tại 03 nhà máy: Thăng Long, Quế Võ và Tiên Sơn.

+ Hỗ trợ, giải thích và đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn
Điều phối xanh đối với các nhà cung cấp của công ty Canon Việt Nam.

h) Phòng quản lý công nghệ.

− Nhiệm vụ:

32
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Lập và triển khai các kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo
của các bộ phận về yêu cầu đào tạo nhân viên.

+ Xây dựng và thực hiện quy trình đào tạo như điều chỉnh, phân công lịch
dạy cho trainer, sắp xếp các lớp cho trainee, chuẩn bị tài liệu đào tạo, thiết
bị đào tạo...

+ Hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo như trao đổi với giảng viên về
phương pháp đào tạo, sắp xếp lịch dạy của giáo viên người Nhật để bổ
sung kiến thức cho giảng viên.

i) Phòng quản lý chất lượng linh kiện.

− Nhiệm vụ:

+ Soạn thảo các kế hoạch công việc hàng quý trong mảng công việc phụ trách
và quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch đó.

+ Quản lý chất lượng linh kiện mua ngoài.

+ Kiểm tra chất lượng linh kiện mới.

+ Thúc đẩy các hoạt động quản lý chất lượng các sản phẩm đang sản xuất.

+ Hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ công việc và hành động hướng tới mục tiêu
đó.

+ Hiểu và nhận thức đầy đủ về nghiệp vụ kiểm tra nhập hàng, kiểm tra sản
phẩm mẫu

j) Phòng quản lý chất lượng sản phẩm.

− Nhiệm vụ:

+ Hỗ trợ Ban giám đốc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất
lượng.

+ Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà
máy.

33
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên các phòng ban về hệ
thống quản lý chất lượng.

+ Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trong việc quản lý tại
phòng ban.

k) Phòng công nghệ sản phẩm 1 (Kỹ sư cơ khí).

 Nhiệm vụ:

− Kỹ sư sản phẩm:

+ Hỗ trợ triển khai sản phẩm mới về mặt kỹ thuật sản phẩm.

+ Quản lý và đưa ra các chỉ thị liên quan đến kỹ thuật cho các sản phẩm
và công đoạn.

+ Tiến hành phân tích lỗi công đoạn, lỗi linh kiện, lỗi thành phẩm...để các
phòng ban liên quan hoặc nhà cung cấp có thể tiến hành cải tiến.

+ Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà sản xuất bên ngoài kỹ thuật, sau đó phát
hành câc chỉ thị liên quan đến vấn đề thay đổi kỹ thuật đó.

− Kỹ sư hỗ trợ sản xuất chi tiết cơ khí:

+ Hỗ trợ triển khai sản phẩm mới về dụng cụ và phương pháp sản xuất.

+ Phân tích lỗi sản xuất chi tiết cơ khí, khuôn mẫu và đề xuất biện pháp
khắc phục.

+ Quản lý và bảo đảm chất lượng khuôn.

+ Thường xuyên lập báo cáo về tình hình chất lượng và phát biểu trước
ban quản lý cấp cao.

+ Báo cáo liên lạc với các phòng ban liên quan bên công ty mẹ để giải
quyết các công việc liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế khuôn.

+ Kiểm tra chất lượng và thiết kế khuôn các nhà sản xuất trong và ngoài
nước.

l) Phòng công nghệ sản phẩm 2 (Kỹ sư điện, điện tử).

34
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

 Nhiệm vụ:

− Kỹ sư sản phẩm:

+ Hỗ trợ, triển khai sản phẩm mới về kỹ thuật sản phẩm.

+ Quản lý và đưa ra các chỉ thị liên quan đến kỹ thuật cho các phẩm và
công đoạn.

+ Tiến hành phân tích lỗi công đoạn, lỗi linh kiện…để các phòng ban liên
quan hay nhà cung cấp có thể tiến hành cải tiến khắc phục lỗi.

+ Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà sản xuất bên ngoài.

+ Trao đổi với bộ phận kỹ thuật của Headquarter về các vấn đề thay đổi
kỹ thuật đo.

+ Triển khai Robocon và tham gia hoạt động nâng cao tự động hoá công
đoạn, thao tác trong nhà máy.

− Kỹ sư đảm bảo chất lượng:

+ Hỗ trợ triển khai sản phẩm mới về chất lượng.

+ Bảo đảm chất lượng của sản phẩm đầu ra cũng như trong công đoạn của
phòng sản xuất bản mạch điện tử.

+ Khi có sự cố, trách nhiệm “ thông tin – liên lạc – thảo luận” với các
phòng ban có liên quan để đưa ra các giải pháp khắc phục và phòng ngừa
sự cố

+ Thường xuyên lập báo các về tình hình chất lượng phát biểu trước ban
quản lý cấp cao.

m) Phòng công nghệ sản xuất.

− Nhiệm vụ:

+ Thiết kế đồ gá kiểm tra, đồ gá lắp ráp.

+ Lập kế hoạch yêu cầu nhà cung cấp gia công đồ gá.

+ Quản lý chất lượng đồ gá nhận về


35
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Theo dõi và xử lý những vấn đề phát sinh của đồ gá trong quá trình sản
xuất thử và sản xuất hàng loạt.

+ Lắp ráp và chuyển đồ gá cho phòng sản xuất.

n) Phòng tin học.

− Nhiệm vụ:

+ Hỗ trợ công ty về sản xuất và chất lượng bằng cách áp dụng Công nghệ
thông tin vào sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm của công ty ra thị
trường thế giới.

+ Đổi mới kinh doanh bằng Công nghệ thông tin, phòng IT đã cố gắng rất
nhiều để học hỏi không chỉ những công nghệ mới nhất như những chương
trình, cơ sở dữ liệu,mạng trên thế giới mà còn cả việc kinh doanh của
Canon.

o) Phòng vận tải.

 Nhân viên quản lý xuất – nhập khẩu:

− Nhiệm vụ:

+ Lập và triển khai các kế koạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu
cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng.

+ Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng
thời hạn yêu cầu.

+ Lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải
quan.

+ Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và
nâng cao chất lượng công việc của bộ phận.

 Nhân viên quản lý kho hàng:

− Nhiệm vụ:

+ Lập và triển khai các kế hoạch đóng nhằm đáp ứng tiến độ xuất hàng.

36
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Thực hiện và giám sát việc đóng hàng, xuất hàng đúng thời hạn yêu cầu.

+ Lập và thực hiện việc bảo quản hàng hoá theo yêu cầu.

+ Lập và triển khai kế hoạch về nhân sự, quản lý nhân sự của từng nhóm
trong phòng.

+ Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm để
đáp ứng tiến độ xuất hàng.

1.3.3.5. Sơ đồ tổ chức nhà xưởng:

Vì lý do bảo mật nên sơ đồ tổ chức nhà xưởng không phép được tiết lộ ra bên
ngoài.

Dưới đây là một vài hình ảnh về nhà máy của Công ty Canon Việt Nam chi nhánh
Thăng Long mà em đã sưu tầm được:

37
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 1.1: Các hình ảnh về nhà máy của công ty Canon Thăng Long.

1.4. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.

1.4.1. Quy định về an toàn lao động:

− Đánh giá những điểm rủi ro trong quá trình sử dụng jig và dụng cụ

• Khi muốn sử dụng dao trong công việc cần phải thông báo cho Supporter,
Leader và phải có form ký xác nhận của G5 mới được phép sử dụng.

38
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

• Đối với các thiết bị sử dụng điện, khí phải tắt nguồn điện trước khi tiến
hành sửa chữa.

• Tuyệt đối không đưa các bộ phận của cơ thể vào trog thiết bị điện, khí khi
đang vận hành

− Đối với Robocar: không di chuyển vào đường đi riêng của Robocar để tránh
va chạm dẫn đến tai nạn lao động.

− Sử dụng các loại dây cắm nguồn , dây USB... cho các jig, dụng cụ trên dây
chuyền.

1.4.2. Quy định về phòng cháy, chữa cháy:

− Về trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy (PCCC):

Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để
có thể đảm bảo an toàn về tính mạng của mọi người và tránh thiệt hại về tài sản do
cháy nổ gây ra. Doanh nghiệp cần có đầy đủ những điều kiện, phương tiện đáp ứng
phục vụ nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy do người đứng đầu doanh nghiệp tổ chức và
thực hiện. Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy sẽ được
cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên. Cơ quan chức năng kiểm tra,
giám sát hoạt động đó là cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.

− Các quy định về Phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp:

• Có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa,
mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy và
chữa cháy của doanh nghiệp.

• Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở
phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

• Có bản nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.

• Những người đứng đầu như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy
chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ về việc đào tạo phòng cháy chữa
cháy.

39
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

• Những phương tiện, thiết bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, giám
sát bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

− Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.

• Có quy định về chế độ trách nhiệm của các cán bộ, cá nhân trong công tác
PCCC.

• Có phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứ nạn đã được phê duyệt.

• Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có
nguy cơ cháy nổ.

• Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán
bộ công nhân viên.

• Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện
để mọi người biết và thực hiện.

• Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với cơ
sở có nguy hiểm về cháy nổ.

• Có sơ đồ về phòng cháy chữa cháy và để ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát.

• Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định. Bố trí các thiết bị chữa
cháy ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thường xuyên
kiểm tra duy trì hoạt động của hệ thống PCCC.

• Có hệ thống báo cháy đầy đủ.

• Treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ về cháy nổ, và
phải niêm yết ở nơi dễ nhìn thấy.

• Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.

• Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại doanh
nghiệp.

− Thành lập đội chỉ đạo công tác PCCC

• Thành lập Ban chỉ huy PCCC trong doanh nghiệp. Có quy định về trách
nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy.

40
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

• Duy trì thường xuyên chế độ và quy trình tự kiểm tra PCCC tại doanh
nghiệp. Có quy chế chặt chẽ về thực hiện quy định PCCC của CBCNVC.

• Báo cáo kịp thời tình hình PCCC cho cơ quan PCCC. Việc báo cáo thực hiện
6 tháng 1 lần.

− Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở:

• Có quyết định thành lập lực lượng PCCC cơ sở.

• Có quy định bằng văn bản về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên
trong đội PCCC cơ sở.

• Doanh nghiệp dưới 10 người thì tất cả mọi người làm việc trong doanh
nghiệp đều là thành viên đội PCCC cơ sở.

• Doanh nghiệp có 10 – 50 người thì tối thiểu 10 người có 1 đội trưởng, các
đội phó.

• Doanh nghiệp có 50 – 100 người, tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các
đội phó.

• Trên 100 người thì tối thiểu 25 người có 1 đội trưởng và các đội phó.

• Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập theo ca
thì mỗi bộ phận phân xưởng, ca phải có 1 tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở tối
thiểu 5 – 7 người. Trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó.

− Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy:

• Người có chức danh chỉ huy PCCC.

• Cán bộ, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.

• Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ thường xuyên,
những người tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy nổ.

− Xây dựng phương án PCCC:

• Chỉ ra các tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, các điều kiện liên
quan đến hoạt động PCCC.

41
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

• Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc
trưng có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo nhiều mức độ
khác nhau.

• Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy,
biện pháp kỹ thuật, chiến thuật phòng cháy chữa cháy.

• Phương án PCCC của doanh nghiệp cần được Trưởng phòng Cảnh sát PCCC
phê duyệt.

− Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.

Người có trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy chịu trách
nhiệm tổ chức thực tập phương án.

Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập
đột xuất khi có yêu cầu.

Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa cụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên trong
Công ty, Doanh nghiệp kể cả khách hàng đến công tác tại doanh nghiệp. Để đảm bảo
an toàn PCCC, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ gây ra, mỗi doanh nghiệp cần
làm tốt các quy định PCCC đối với doanh nghiệp như trên.

1.5. TỔ CHỨC 5S TẠI CÔNG TY.

5S là nền tảng của nhà máy, là 5 chữ cái đầu là:

• Seiri: phân loại những thứ cần thiết, bỏ đi những thứ không cần thiết.

• Seiton: sắp xếp ngăn nắp, dễ lấy để tiện sử dụng.

• Seiso: luôn luôn thu dọn sạch sẽ, giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc.

• Seiketu: luôn duy trì 3S trên.

• Shitsuke: tạo thói quen tuân thủ quy định.

Thực hiện 5S để loại bỏ lãng phí, lộn xộn, thiếu tổ chức, để từ đó tăng hiệu
quả làm việc cũng như không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh
đó cũng tạo nên nếp sống văn minh khoa học cho công nhân viên trong nhà máy
nói riêng và toàn công ty Canon Việt Nam nói chung.

42
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Sau mỗi buổi làm việc, em luôn 5S khu vực và vị trí làm việc của mình. Đặc
biệt là sắp xếp lại vị trí mỗi khay linh kiện sao cho lúc thao tác được thuận tiện
nhất. Cuối cùng sau khi 5S vị trí làm việc xong thì tắt các tiết bị điện tại vị trí
làm việc để đảm bảo phòng chống chập điện gây cháy nổ.

43
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH


CANON VIỆT NAM (CHI NHÁNH THĂNG LONG).

2.1. TRANG THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY.

2.1.1. Máy CNC.

Hình 2.1: Máy CNC.

− Công dụng: Gia công một số chi tiết cơ khí có độ chính xác cao.

2.1.2. Máy dập khuân nhựa, ép khuôn nhựa.

a) Máy ép khuôn nhựa ngang.

44
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 2.2: Máy ép khuôn nhựa ngang.

− Công dụng: Sản xuất các mặt hàng nhựa phổ biến hơn so với loại máy đứng.
Các sản phẩm như linh kiện nhựa có độ chính xác khá cao, đảm bảo chất lượng
về yêu cầu của Công Ty. Đều được tạo từ chính máy dập khuôn nhựa ngang này.

b) Máy ép khuôn nhựa đứng.

Hình 2.3: Máy ép khuôn nhựa đứng.

− Máy ép trục đứng chiếm diện tích về chiều cao, song lại khá nhỏ gọn về chiều
rộng. Diện tích của một chiếc máy khuôn ép nằm ngang có thể đặt được song
song 2 chiếc máy ép trục đứng.

− Công dụng: Ứng dụng máy dập khuôn nhựa đứng chủ yếu vào sản xuất các
chất kết tụ nhiệt, công ty làm khuôn insert, khuôn đổi lỏi trực tiếp trên máy ép.

2.1.3. Robot gắp và lắp rắp linh kiện điện tử.

− Công dụng: Việc thao tác trên các chi tiết nhỏ như trên các linh kiện điện tử thì
rất phù hợp để sử dụng sản phẩm này. Nó thực hiện với độ chính xác và nhất quán
vô cùng cao. Khi thực hiện lắp ráp linh kiện điện tử sẽ loại bỏ hoàn toàn các nhược

45
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

điểm khi sử dụng phương pháp truyền thống là con người. Độ thẩm mỹ cũng cao
hơn và sản phẩm mang tính đồng đều cao hơn.

Hình 2.4: Robot gắp linh kiện.

2.1.4. Robot Car vận chuyển linh kiện.

46
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 2.5: Robot Car.

− Công dụng: Vận chuyển linh kiện từ kho linh kiện ra khu vực sản xuất và vận
chuyển cụp linh kiện đã kiểm tra đạt yêu cầu ra bộ phận lắp ráp máy.

2.2. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ.

Vì yêu cầu bảo mật của Công Ty nên sơ đồ bố trí các thiết bị máy móc trong xưởng
không được phép tiết lộ ra bên ngoài.

2.3. SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.

2.3.1. Máy ảnh.

− Công dụng: Thật không thể phủ định vai trò của máy ảnh, chúng ta có thể thấy
rằng máy ảnh là công cụ quan trọng không chỉ giúp ta lưu giữ những khoảnh khắc sẽ
trôi qua mà còn là một phương tiện giúp ta thể hiện cá tính riêng, thể hiện cái nhìn
về thế giới xung quanh.

− Điều kiện làm việc:

Hình 2.6: Máy ảnh.

2.3.2. Máy in và Máy Fax.

47
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

− Công dụng: Có tác dụng in ấn và thể hiện hình ảnh, văn bản đã được thiết kế sẵn ra
các chất liệu khác nhau. Bên cạnh đó, những chiếc máy in này còn được trang bị
các chức năng như: Photocopy, scan, fax hoặc làm nhiều việc khác tùy thuộc vào
thiết kế của nhà sản xuất.

Hình 2.7: Máy In.

2.3.3. Máy quét.

− Máy quét (hay scanner, máy scan) là một thiết bị sử dụng công nghệ quang học để
chụp ảnh tài liệu cứng bản giấy cho ra file ảnh số hiển thị trên màn hình máy tính.

− Công dụng: File tài liệu sau khi quét có thể được chỉnh sửa bằng các phần mềm
chỉnh sửa ảnh, dùng để lưu trữ tài liệu hoặc gửi tài liệu đi một cách dễ dàng.

48
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 2.8: Máy Quét.

2.3.4. Máy quay phim.

− Máy quay phim kết hợp (camcorder) là một dụng cụ điện tử dùng để ghi ảnh
động và âm thanh lên một vật lưu trữ bên trong nó. Một máy quay phim kết hợp gồm
có một máy quay phim và một máy ghi băng hình ghép lại làm một.

− Công dụng: Máy có công dụng để quay phim và ghi ảnh lại những hình ảnh và
âm thanh sống động một cách chân thực nhất.

49
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 2.9: Máy quay phim.

2.3.5. Máy chiếu

− Máy chiếu là thiết bị có khả năng phát ra ánh sáng với công suất lớn. Nó đi qua
một hệ thống xử lý trung gian và tạo ra hình ảnh trên màn chắn sáng. Chúng ta có
thể quan sát những hình ảnh đó bằng mắt trên màn hình lớn. Máy chiếu được
sử dụng phổ thông ở tất cả mọi nơi.

− Công dụng: Trình chiếu hình ảnh trong các cuộc họp hoặc có thể sự như 1 chiếc
ty vi.

50
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 2.10: Máy chiếu.

2.4. MỘT SỐ ĐỐI TÁC CỦA CÔNG TY.

2.4.1. Xưởng may balo Hợp Phát.

Website : https://mayhopphat.com/

VPGD & Xưởng: 638/30 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân

Văn Phòng: 638/30 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân

Xưởng 2: Ấp 3, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn

Điện thoại: 0909 938 333

Email: info.mayhopphat@gmail.com

51
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP.

3.1. KẾ HOẠCH THỰC TẬP:

Kế hoạch thực tập được trình bày dưới dạng bảng dưới đây:

Tuần 1 (Từ ngày 10/01/2022 đến ngày 16/01/2022).

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật


Ca ngày Ca ngày Ca ngày Ca ngày Ca ngày Ca ngày Nghỉ
Tuần 2 (Từ ngày 17/01/2022 đến ngày 23/01/2022).

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật


Ca ngày Ca ngày Cách Ly Cách Ly Cách Ly Cách Ly Cách Ly
Tuần 3 (Từ ngày 24/01/2022 đến ngày 30/01/2022).

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật


Cách Ly Cách Ly Cách Ly Cách Ly Cách Ly Cách Ly Cách Ly
Tuần 4 (Từ ngày 07/02/2022 đến ngày 13/02/2022).

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật


Ca ngày Ca ngày Ca ngày Ca ngày Ca ngày Ca ngày Nghỉ làm
Tuần 5 (Từ ngày 14/02/2022 đến ngày 20/02/2022).

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật


Ca đêm Ca đêm Ca đêm Ca đêm Ca đêm Nghỉ Nghỉ
Tuần 6 (Từ ngày 21/02/2022 đến ngày 27/02/2022).

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật


Cách ly Cách ly Cách ly Cách ly Cách ly Cách ly Cách ly
Tuần 7 (Từ ngày 28/02/2022 đến ngày 05/03/2022).

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật


Cách ly Cách ly Cách ly Ca ngày Trả đồ Nghỉ làm Nghỉ làm
3.2. NHẬT KÝ THỰC TẬP.

Nhật ký thực tập theo nội dung theo tuần trình tự như sau:

3.2.1. Tuần 1: (Từ ngày 10/01/2022 đến ngày 16/01/2022).

− Ngày 10/01/2022: Thực hiện công việc: Ký hợp đồng lao động.

52
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Nội dung công việc: Phổ biến nội quy, quy định của công ty và đưa ra các phúc
lợi khi làm việc tại Công Ty Canon Việt Nam.

+ Quá trình thực hiện: Em được phát đồng phục rồi làm thẻ nhân viên sau đó
vào học nội quy và quy định của công ty. Đến chiều thì được hướng dẫn bài
thể dục và hô khẩu hiệu.

+ Rút kinh nghiệp: Nghiêm túc chấp hành và lắng nghe.

− Ngày 11/01/2022: Thực hiện công việc: Học qua các thao tác tại vị trí được phân
công

+ Nội dung công việc: Được dạy và kiểm tra kỹ năng làm việc để chia công việc
phù hợp.

+ Quá trình thực hiện: Đầu tiền là học về các quy định và nguyên tắc an toàn khi
lao động, sau đó học về mối tác dộng qua lại giữa Công Ty và môi trường. Cuối
cùng là thực hiện các theo tác theo hướng dẫn vào thực hiện kiểm tra năng lực để
được phân chia công việc phù hợp.

+ Rút kinh nghiệp: Chú ý lắng nghe và rèn luyện thao tác.

− Ngày 12/01/2022: Thực hiện công việc: Làm theo các bước được các chị trainning
dạy sau khi đã được phân công công việc phù hợp với khả năng của bản thân.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Đầu tiên được hướng dẫn thực hiện các bước để hoàn
thành công đoạn của mình, tiếp theo là ghi nhớ các mã linh kiện với Model mà
mình được làm. Ghi nhớ các lỗi sai mà công nhân hay mắc phải trong quá trình
thao tác để từ đó tránh gặp phải sai sót và biết cách khắc phục khi có sai sót.

+ Rút kinh nghiệp: Phải tập trung ghi nhớ các bước và nhớ các mã linh kiện
của Model máy mình làm. Đặc biệt là nhớ các lỗi hay gặp và cách khắc
phục khi có lỗi xảy ra trong quá trình thao tác.

− Ngày 13/01/2022: Thực hiện công việc: Tiếp tục rèn luyện thuần thục các thao tác ở
phòng Trainning.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

53
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Quá trình thực hiện: Tiếp tục đọc lại các bước thao tác đã được ghi chép trước
đó và rèn luyện tốc độ khi thao tác sao cho hoàn thành công đoạn một cách
nhanh nhất và tránh sai sót.

+ Rút kinh nghiệp: Phải tập trung trong quá trình thao tác.

− Ngày 14/01/2022: Thực hiện công việc: Xuống xưởng khu vực phòng ban mà mình
sẽ gắn bó và làm việc trong suốt quán trình thực tập.

+ Nội dung công việc: Thực hiện công việc như đã được học ở phòng Trainning
để QC kiểm tra thao tác của mình.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện tuần tự các thao tác bao gồm bắn Side Guide và
thút dây. Sau khi chị QC ở phòng ban Quản Lý Chất Lượng kiểm tra các thao tác
của mình có đúng như yêu cầu và kiểm tra sản phẩm mình làm ra đạt yêu cầu thì
được phép đi vào đứng vận hành trong công đoạn.

+ Rút kinh nghiệp: Bình tĩnh thực hiện đúng các thao tác như được học
trước đó và trả lời các câu hỏi về mã linh kiện nếu được hỏi sau khi thao
tác xong.

− Ngày 15/01/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện công việc hằng ngày tại vị trí
được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

3.2.2. Tuần 2: (Từ ngày 17/01/2022 đến ngày 23/01/2022).

− Ngày 17/01/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện công việc hằng ngày tại vị trí
được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

54
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

− Ngày 18/01/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện công việc hằng ngày tại vị trí
được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

− Ngày 19/01/2022 đến 25/01/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện cách ly y tế theo
dõi sức khỏe tại nơi cư trú (Ký túc xá của công ty) thuộc diện F1 do tiếp xúc với F0
(Bạn cùng phòng ở ký túc xá là F0).

+ Nội dung công việc: Thực hiện 5K, theo dõi sức khỏe hằng ngày.

+ Quá trình thực hiện: Ăn uống sinh hoạt điều độ, thực hiện 5K, tuân thủ các lời
khuyên của bác sĩ, bổ sung thức ăn đồ uống giàu Vitamin đặc biệt là Vitamin C.

+ Rút kinh nghiệp: Giữ tinh thần lạc quan.

3.2.3. Tuần 3: (Từ ngày 24/01/2022 đến ngày 30/01/2022).

− Ngày 25/01/2022 đến 31/01/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện cách ly y tế theo
dõi sức khỏe tại nơi cư trú (Ký túc xá của công ty) thuộc diện F1 do tiếp xúc với F0
(Bạn cùng phòng cách ly F1 chuyển thành F0).

+ Nội dung công việc: Thực hiện 5K, theo dõi sức khỏe hằng ngày.

+ Quá trình thực hiện: Ăn uống sinh hoạt điều độ, thực hiện 5K, tuân thủ các lời
khuyên của bác sĩ, bổ sung thức ăn đồ uống giàu Vitamin đặc biệt là Vitamin C.

55
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Rút kinh nghiệp: Giữ tinh thần lạc quan.

3.2.4. Tuần 4: (Từ ngày 07/02/2022 đến ngày 13/02/2022).

− Ngày 07/02/2022: Thực hiện công việc: trước đó test covid và báo cáo tình trạng
trước khi đên công ty. sau khi có kết quả âm tính thì đến công ty thực hiện công việc
hằng ngày tại vị trí được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

− Ngày 08/02/2022 đến ngày 12/02/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện công việc
hằng ngày tại vị trí được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

3.2.5. Tuần 5: (Từ ngày 14/02/2022 đến ngày 20/02/2022).

− Ngày 14/02/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện công việc hằng ngày tại vị trí
được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

56
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

− Ngày 15/02/2022: Thực hiện công việc: Cấp hàng và linh kiện cho các công đoạn ở
4 Line sản xuất.

+ Nội dung công việc: Cấp linh kiện

+ Quá trình thực hiện: Được trainning về cấp linh kiện nhớ tên gọi các loại linh
kiện, thực hiện cấp linh kiện cho các công đoạn. Hết xe linh kiện thì xuống báo và
kéo xe linh kiện mới đã được xác nhận lên.

+ Rút kinh nghiệp: Phải thao tác nhanh , đảm bảo các công đoạn luôn đủ linh
kiện để làm.

− Ngày 16/02/2022: Thực hiện công việc: Trở lại công việc thường nhật, thực hiện
công việc hằng ngày tại vị trí được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

− Ngày 17/02/2022 và ngày 18/02/2022: Thực hiện công việc: Cấp hàng và linh kiện
cho các công đoạn ở 3 Line sản xuất.

+ Nội dung công việc: Cấp linh kiện

+ Quá trình thực hiện: Cấp linh kiện nhớ tên gọi các loại linh kiện, thực hiện cấp
linh kiện cho các công đoạn. Hết xe linh kiện thì xuống báo và kéo xe linh kiện
mới đã được xác nhận lên.

+ Rút kinh nghiệp: Phải thao tác nhanh , đảm bảo các công đoạn luôn đủ linh
kiện để làm.

3.2.6. Tuần 6: (Từ ngày 21/02/2022 đến ngày 27/02/2022).

57
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

− Ngày 21/02/2022 đến 02/03/2022: Thực hiện công việc: Thực hiện cách ly y tế theo
dõi sức khỏe tại nơi cư trú (Ký túc xá của công ty) thuộc diện F0, không rõ nguyền lây.

+ Nội dung công việc: Thực hiện 5K, theo dõi và khai báo sức khỏe hằng ngày.

+ Quá trình thực hiện: Ăn uống sinh hoạt điều độ, thực hiện 5K, tuân thủ các lời
khuyên của bác sĩ, bổ sung thức ăn đồ uống giàu Vitamin đặc biệt là Vitamin C.

+ Rút kinh nghiệp: Giữ tinh thần lạc quan.

3.2.7. Tuần 7: (Từ ngày 28/02/2022 đến ngày 05/03/2022).

− Ngày 03/02/2022: Thực hiện công việc: Trước đó test covid và báo cáo tình trạng
trước khi đên công ty. sau khi có kết quả âm tính thì đến công ty thực hiện công việc
hằng ngày tại vị trí được phân công ở phòng ban của mình.

+ Nội dung công việc: Bắn Side Guide và thút dây cho công đoạn sau.

+ Quá trình thực hiện: Thực hiện các thao tác để hoàn thành công đoạn, kết thúc
công đoạn kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường trước khi bỏ vào khay để đẩy
xuống công đoạn tiếp theo.

+ Rút kinh nghiệp: Thao tác phải nhanh và chính xác đặc biệt phải kiểm tra
sản phẩm trước khi chuyển xuống công đoạn khác.

− Ngày 04/02/2022: Đến công ty trả đồ đồ phục lao động.

3.3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP.

3.3.1. Hoạt động sát khuẩn tay và kiểm tra thân nhiệt trước khi vào nhà máy.

58
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 3.1: Rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt trước khi vào nhà máy.

Công nhân viên trước khi vào nhà máy phải xếp hàng sát khuẩn tay và kiểm tra
thân nhiệt trước khi quẹt thẻ đi qua cổng từ. Để chung ta phòng chống Covid với khẩu
hiệu “Vì một Canon an toàn”.

3.3.2. Hoạt động xếp hàng quẹt thẻ lấy cơm ở khu vực bếp ăn.

Hình 3.2: Bữa cơm tại Công Ty của công nhân viên.

59
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Ở đây, Công nhân viên có thể lựa chọn suất ăn theo sở thích của mình, sau đó vào
căng tin xếp hàng ở đúng cửa có số thứ tự trùng với số của suất ăn và nhận bữa ăn ca
của mình. Các bạn công nhân viên muốn đổi bữa có thể lựa chọn một suất ăn mang
hương vị Nhật Bản mà chỉ phải trả 30.000 đồng (công ty sẽ hỗ trợ cho 24.000 đồng).

Bây giờ khu vực bếp ăn đã được trang bị vách ngăn để phòng chố dịch Covid – 19.
3.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO MỘT SẢN
PHẨM CỤ THỂ.

3.4.1. Bản vẽ chi tiết đầy đủ của sản phẩm, chi tiết với yêu cầu kỹ thuật:

− Chi tiết mà em chọn ra để tìm hiểu và nghiên cứu cách chế tạo và đạt được yêu
cầu kỹ thuật mà công ty đưa ra đó là chi tiết bánh răng. Nó có tên là Side Guide Gear,
là một bánh răng trong cụm Side Guide dùng để căn chỉnh giấy trong máy in.

− Chi tiết được chế tạo từ vật liệu: Nhựa POM (Poly Oxy Methylene) hay có tên goi
khác là Acetal.

− Loại nhựa này đều là kiểu tinh thể, có tính kiềm dầu, đàn hồi tốt. Nhựa POM
cứng, có sức chịu mỏi tốt và hệ số ma sát thấp, nhựa POM có khả năng tự bôi trơn cao
Nhựa POM không hút ẩm và có kích thước ổn định cao. Nhựa POM có độ bền mỏi
cao, khả năng chống biến dạng tốt, khi không có tác động của ngoại lựa nhựa POM
nhanh chóng trở về trạng thái như ban đầu. sản phẩm không được sản xuất tại Việt
Nam mà phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên nhựa POM được
nhập khẩu từ Hàn Quốc cho chất lượng đảm bảo hơn nhưng giá thành cao hơn Trung
Quốc. Nhựa POM cũng có 2 màu chính là đen và trắng vì vậy mà bánh răng nhựa cũng
chỉ có 2 màu đen và trắng.

− Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết bánh răng:

+ Độ không đồng tâm giữa hai tâm lỗ Ø8 và Ø12 là 0.03 mm

+ Độ không song song giữa mặt A và mạt B là 0.03 mm

+ Chi tiết sau khi chế tạo đạt độ cứng vững theo tiêu chuẩn của Công Ty.

60
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

3.4.2. Nghiên cứu về quy trình tạo ra chi tiết:

3.4.2.1. Máy chế tạo chi tiết.


Máy được sử dụng để chế tạo nên chi tiết đó là máy ép phun nhựa kiểu nằm
ngang.

 Cấu tạo máy ép phun nhựa gồm các bộ phận chính sau: Hệ thống kẹp, khuôn, hệ
thống phun, hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển.

− Hệ thống Kẹp: Có tác dụng mở và đóng khuôn đồng thời hỗ trợ việc dịch
chuyển phần tử khuôn và tạo ra lực đủ lớn để giữ khuôn trong quá trình điền đầy
khuôn đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn. Chuyển động của cụm thiết bị này là chuyển
động tịnh tiến, vậy mọi cơ cấu tạo ra chuyển động này đều được phép áp dụng.

Các dạng thường gặp của cụm kẹp khuôn gồm: Cụm kẹp cơ khí, cụm kẹp thuỷ lực,
cụm kẹp kết hợp cơ khí thuỷ lực.

− Khuôn: Bao gồm 2 thành phần cơ bản là nửa cố định và nửa khuôn di động.
Nửa khuôn di động thường mang theo phần lõi khuôn, còn nửa khuôn cố định
thường mang phần lòng khuôn. Trong các tấm khuôn người ta bố trí hệ thống làm
mát và kênh dẫn nhựa. Ngoài ra còn các thanh nối và các bộ phận khác như hệ
thống gia nhiệt ... sẽ nói chi tiết trông phần khuôn ép phun nhựa .

− Hệ thống phun: Hệ thống phun bao gồm 3 bộ phận chính là phễu cấp liệu, xi
lanh nhiệt, trục vít, đầu trục vít và đầu phun.

+ Phễu cấp liệu: Nhựa nhiệt dẻo được cấp vào dưới dạng những viên nhỏ.
Phễu cấp liệu có tác dụng chứa những hạt vật liệu này. Những hạt vật liệu nhỏ
này từ cửa của phễu cấp liệu đi vào trong xi lanh nhiệt.

+ Xi lanh nhiệt: Xi lanh nhiệt gia nhiệt cho vật liệu làm cho vật liệu chảy lỏng
ra. Nó được nung nóng bởi các may xo nhiệt.

Trục vít: Trục vít bao gồm 3 đoạn

+ Đoạn nhập liệu: Ở gần phễu nhập liệu dùng để chuyển nguyên vật liệu về
phía trước, ở cuối vùng này, nguyên liệu mềm và bắt đầu chảy (50%L).

62
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

+ Vùng nén ép: Ở giữa vít, dùng để nén ép nguyên liệu lỏng (25%L).

+ Vùng định lượng: Trộn và tạo đồng nhất vật liệu trước khi phun vào khuôn.

+ Đầu phun: Là bộ phận gắn giữa đầu xi lanh và cuống phun của khuôn. Đầu
phun phải có hình dạng thích hợp với sự chảy nguyên liệu và gắn chặt với
cuống phun trong quá trình ép phun. Lỗ đầu phun nên nhỏ hơn lỗ cuống phun ở
khuôn. Đầu phun có thể thay đổi và có vòng nhiệt riêng. Do các loại nhựa có
đặc điểm khác nhau nên đầu phun cũng có kết cấu khác nhau để giúp cho quá
trình phun nhựa vào khuôn được tốt nhất.

Hình 3.3: Hệ thống phun máy ép nhựa.

− Hệ thống thủy lực: Có nhiệm vụ cung cấp năng lượng để mở và đóng khuôn, giữ
tải trọng kẹp chặt, làm quay trục vít, và tạo lực cho chốt đẩy để tách khuôn. Hệ
thống thuỷ lực bao gồm bơm, van, động cơ thuỷ lực, hệ thống ống dẫn và hệ thống
chứa.

− Hệ thống điều khiển: Có tác dụng làm cho quá trình vận hành máy ổn định và lặp
đi lặp lại. Hệ thống hiển thị và điều khiển các thông số của quá trình ép phun như:
Nhiệt độ, áp suất, tốc độ phun, vị trí và tốc độ quay của trục vít, vị trí của hệ thống
thuỷ lực. Quá trình điều khiển ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng của sản
phẩm và tính kinh tế.

63
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

3.4.2.2. Quy trình chế tạo chi tiết.


Chu trình xử lý cho quá trình ép phun rất ngắn, thường từ 2 giây đến 2 phút và bao
gồm bốn giai đoạn sau:

64
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Hình 3.4: Giai đoạn kẹp và tiêm nhựa.

Kẹp - Trước khi bơm vật liệu vào khuôn, hai nửa khuôn trước tiên phải được đóng
chặt bằng bộ phận kẹp. Mỗi nửa khuôn được gắn vào máy ép phun và một nửa được
phép trượt. Bộ phận kẹp thủy lực đẩy hai nửa khuôn lại với nhau và tác dụng lực đủ
mạnh để giữ cho khuôn được đóng chặt trong khi vật liệu được bơm vào. Thời gian
cần thiết để đóng và kẹp khuôn phụ thuộc vào máy - các máy lớn hơn (những máy
có lực kẹp lớn hơn ) sẽ cần nhiều thời gian hơn. Thời gian này có thể được ước tính
từ thời gian chu kỳ khô của máy.

Tiêm - Nguyên liệu nhựa thô, thường ở dạng viên, được đưa vào máy ép phun, và
tiến về phía khuôn bằng bộ phận phun. Trong quá trình này, vật liệu bị nóng chảy
bởi nhiệt và áp suất. Nhựa nóng chảy sau đó được bơm vào khuôn rất nhanh và tích
tụ các gói áp lực và giữ nguyên liệu. Lượng vật liệu được tiêm được gọi
là bắn . Thời gian phun rất khó để tính toán chính xác do dòng chảy nhựa phức tạp
và thay đổi vào khuôn. Tuy nhiên, thời gian tiêm có thể được ước tính bằng thể tích
bắn, áp lực tiêm và công suất tiêm.

Làm mát - Nhựa nóng chảy bên trong khuôn bắt đầu nguội ngay khi tiếp xúc với bề
mặt khuôn bên trong. Khi nhựa nguội đi, nó sẽ đông cứng thành hình dạng của phần
mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình làm mát, một số co rút của sản phẩm có thể
xảy ra. Không thể mở khuôn cho đến khi hết thời gian làm mát cần thiết. Thời gian

65
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

làm mát có thể được ước tính từ một số tính chất nhiệt động của nhựa và độ dày
thành tối đa của sản phẩm.

Đẩy ra - Sau khi đủ thời gian trôi qua, phần được làm mát có thể được đẩy ra khỏi
khuôn bằng hệ thống đẩy , được gắn vào nửa sau của khuôn. Khi khuôn được mở,
một cơ chế được sử dụng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn. Sau khi bộ phận được đẩy
ra, khuôn có thể được đóng lại để thực hiện chu kỳ tiếp theo.

Hình 3.5: Công đoạn làm nguội và công đoạn lấy sản phẩm.
3.4.2.3. Cấu tạo khuôn.
Quá trình ép phun sử dụng khuôn, thường được làm bằng thép hoặc nhôm, làm
công cụ tùy chỉnh. Khuôn có nhiều thành phần, nhưng có thể được chia thành hai
nửa. Mỗi nửa được gắn bên trong máy ép phun và nửa phía sau được phép trượt để
khuôn có thể được mở và đóng dọc theo đường phân chia của khuôn . Hai thành
phần chính của khuôn là lõi khuôn và khoang khuôn. Khi khuôn được đóng lại,
khoảng trống giữa lõi khuôn và khoang khuôn tạo thành khoang phần, sẽ được lấp
đầy bằng nhựa nóng chảy và sau đó được làm mát để tạo ra sản phẩm mong muốn .

Khuôn ép nhựa được chia làm 2 phần :

Phần cố định (Khuôn cái) : phần này là phần không di chuyển trong toàn bộ quá
trình ép phun. Phần này được gắn chặt vào thành máy cố định máy ép nhựa và được
nối với hệ thống vòi phun nhựa của máy để đưa nhựa nóng chảy vào lòng khuôn
thông qua hệ thống vòi phun và kênh dẫn.

66
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Phần di động (Khuôn đực) : phần này là phần có chức năng đóng khuôn để ép sản
phẩm và mở khuôn để lấy sản phẩm. Phần di động sẽ được gắn chặt vào thành máy
di động máy ép nhựa nối với hệ thống lói khuôn nhằm đẩy sản phẩm ra ngoài thông
qua hệ thống pin đẩy được thiết kế trong khuôn.

Hình 3.6: Cấu tạo khuôn ép nhựa.

Chi tiết cấu tạo khuôn ép nhựa :

Tấm kẹp trên : Tấm này có tác dụng kẹp chặt tấm khuôn trên và tấm kẹp trên
thành một khối và kẹp chặt cả khối này bàn tĩnh của máy ép nhựa.

Tấm khuôn trên : Là bộ phận quan trọng nhất vì nó là hình bao ngoài của sản
phẩm. Nó quyết định đến độ chính xác của khuôn cũng như độ chính xác của sản
phẩm. Bề mặt ngoài của sản phẩm đẹp hay xấu, chính xác hay không là phụ thuộc
hoàn toàn vào khi ta gia công tấm khuôn này.

Bạc định vị : Đảm bảo vị trí thích hợp của khuôn với vòi phun.

Bộ định vị : Đảm bảo sự phù hợp giữu phần cố định và phần chuyển động của
khuôn. Nó bao gồm chốt định vị và bạc định vị.

Tấm đỡ : Giữ cho mảnh ghép của khuôn không bị rơi ra ngoài.

Thanh kê : Dùng làm phần ngăn giữa tấm đỡ và tấm kẹp phía dưới để cho giàn đẩy
hoạt động được.

67
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

Tấm kẹp dưới : Tấm này kẹp toàn bộ cụm khuôn dưới thành một khối và kẹp khối
này vào bàn máy động của máy ép nhựa.

Chốt đẩy : Dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn khi khuôn mở.

Tấm kẹp đẩy : Giữ chốt đẩy, chốt hồi, chốt giật cuống.

Tấm đẩy : Dùng để chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy trong quá trình đẩy sản
phẩm ra ngoài không thể rơi các chốt ra được. Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được bắt
chặt thành một khối và được gọi là giàn đẩy. Giàn đẩy nằm phía dưới khuôn dưới
và trên tấm kẹp dưới.

Chốt hồi : Làm cho giàn đẩy có thể quay trở về khi khuôn đóng lại.

Trụ kê : Dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cho tấm khuôn khỏi bị
cong do áp lực đẩy cao, tăng tuổi thọ cho khuôn.

Tấm khuôn dưới : Là một bộ phận cũng rất quan trọng, nó là đường bao quyết định
hình dáng bên trong của sản phẩm. Khuôn dưới và khuôn trên kết hợp với nhau để
tạo ra hình dáng hoàn chỉnh của chi tiết. Khuôn trên là bộ phận đứng yên, khuôn
dưới là bộ phận di động.

Hình 3.7: Cấu tạo chi tiết khuôn ép nhựa

68
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

3.4.2.4. Những ưu nhược điểm và hạn chế trong phương pháp chế tạo chi tiết.
∗ Những khuyết điểm có thể xuất hiện trên sản phẩm
+ Lỗi biến dạng: Lý do áp xuất tiêm quá cao , lực ép quá thấp .

+ Công vênh: Lý do tốc độ làm nguội không đồng đều

+ Bong bóng: Nhiệt độ tiêm quá cao , quá nhiều độ ẩm trong vật liệu , tốc độ
làm nguội không đều

+ Phần chưa hoàn thành: Khối lượng bắn không đủ , tốc độ dòng chảy vật liệu
quá thấp .

+ Dấu chìm: Áp xuất tiêm quá thấp , tốc độ làm nguội không đều

+ Dấu phun: Thời gian làm lạnh quá ngắn , lực đẩy quá cao .
∗ Những ưu điểm và hạn chế trong phương pháp ép phun nhựa
− Ưu điểm chính phương pháp ep nhựa phun

+ Hình dáng phức tạp: Các bộ phận ép phun nhựa có thể giữ dung sai rất chặt
chẽ trên các chi tiết cực kỳ nhỏ mà không thể thực hiện được với các phương
pháp sản xuất khác với giá thành hiệu quả. Điều này cho phép các sản phẩm ép
phun phức tạp hơn hoặc phù hợp hơn cho các ứng dụng nhất định.

+ Tốc độ và quy mô: Ép nhựa hoạt động tốt nhất khi nó nhanh chóng tạo ra một
số lượng lớn các bộ phận. Khuôn có thể chứa nhiều khoang tất cả tạo ra các sản
phẩm giống hệt nhau trong một lần ép . Thông thường thời gian làm mát bằng
nhựa nhiệt dẻo cũng ngắn. Ngay cả các bộ phận lớn có thể được sản xuất trong
một hoặc hai phút. Điều này có nghĩa là mỗi phút bạn có thể sản xuất hàng trăm
sản phẩm từ một máy và một người vận hành.

+ Tính bền bỉ: Nhựa là một vật liệu cực kỳ bền bỉ đặc biệt là khi đúc. Đó là lý
do tại sao nó thường được sử dụng để làm màng vỏ hay vỏ bên ngoài thiết bị ,
hộp nhựa ... Thêm vào đó, thực tế có thể trộn thêm những chất chống ăn mòn
tia UV, tăng các đặc tính chống vi khuẩn, làm cho nó chống tĩnh điện và các
ứng dụng khác làm cho nó trở thành lựa chọn vật liệu rất bền cho các linh kiện .

+ Kiểm soát sản phẩm: Nó dễ dàng hơn rất nhiều để kiểm soát bề mặt ngoại
quan của các linh kiện đúc nhựa sau đó các thành phần khác. Màu sắc được nấu
chảy trực tiếp vào nhựa cho phép tạo màu đồng nhất mà không cần phải thực
69
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

hiện thao tác thứ hai như sơn tĩnh. Ngoài ra, khuôn có thể tạo cho sản phẩm có
nhiều đặc điểm khác nhau , từ trơn và mịn đến mờ ..

Ngoài ra, nhãn và logo có thể được khắc ngay vào phần bằng khuôn, vì vậy nó
xuất hiện rõ ràng dễ đọc và đồng nhất trên mỗi sản phẩm.

− Nhược điểm chính phương pháp ép nhựa phun

Ép phun đi kèm với một số nhược điểm khi so sánh với các quy trình khác.

+ Hạn chế thiết kế: Do khuôn phải mở và đẩy ra một phần, có một số thiết kế
không thể được ép khuôn hoặc sẽ cực kỳ khó đúc.

+ Chi phí trả trước cao: Ép phun liên quan đến việc đầu tư vào một khuôn ép
có thể có giá từ 20 triệu đến 500 triệu tùy thuộc vào độ phức tạp của bộ phận và
kích thước của khuôn.

+ Thời gian thiết kế dài hơn: Trước khi sản xuất có thể hoàn toàn chỉ làm việc
trên bản vẽ , khuôn phải được thiết kế và chế tạo để có thể tăng nhanh thời gian
dự án và đưa các sản phẩm vào sản xuất.

70
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

KẾT LUẬN
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn Trinh và được sự hỗ trợ từ phía
Công ty TNHH Canon Việt Nam, cùng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ
công nhân viên trong công ty.

Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tại công ty đồng thời đã học hỏi được
rất nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Kết thúc thực tập, em học hỏi thái độ làm việc
chuyên nghiệp bao gồm các kiến thức về 5S và yêu cầu về chất lượng, giá thành và
giao hàng. Ngoài ra kỹ năng thực hành và việc cập nhật các công nghệ mới được yêu
cầu bởi doanh nghiệp hết sức quan trọng trong việc sau này ra trường tìm kiếm công
việc của em.

Em xin trân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Lê Doãn Hiên

71
SVTH: Lê Doãn Hiên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Phạm Văn Trinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu bắt buộc:

[1]. Phiếu giới thiệu thực tập tốt nghiệp-Trường Đại học công nghiệp Hà nội

[2]. Đề cương hướng dẫn thực tập tốt nghiệp- Bộ môn công nghệ biên soạn

*Tài liệu tham khảo:

[1]. Trần Đức Quý, Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Mai (2015),
Thiết kế đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, NXB KHKT.

[2]. Phí Trọng Hảo (2003), Thiết kế xưởng, NXB GD.

[3]. GS.Trần Văn Địch(2006), Tự động hoá quá trình sản xuất, NXB KHKT.

72
SVTH: Lê Doãn Hiên

You might also like