đề tiếng việt (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018 -2019

Thời gian làm bài:

Môn thi Người ra đề Người duyệt đề

TIẾNG VIỆT

PGS.TS. Trần Văn Sáng


Họ và tên thí sinh: Giám thị 1gg Giám thị 2

……………………………………

Lớp: ……………………………..

*…………………………………………………………………………………………………………

Điểm (bằng số) Điểm (bằng chữ) Giám khảo 1 Giám khảo 2

I. Chọn câu trả lời đúng và đánh dấu √ vào ô tương ứng
A B C D A B C D
1 16
2 17
3 18
4 19
5 20
6 21
7 22
8 23
9 24
10 25
11 26
12 27
13 28
14 29
15 30
NỘI DUNG ĐỀ THI
(Đề thi gồm 4 trang)*
Câu 1: Các từ hoa hồng, nhà máy, tiện lơi, bài bác, học hỏi, chiếm đoạt là:
A. Từ đơn đa âm tiết. B. Từ láy. C. Từ ghép chính phụ.
D. Tiện lợi, bài bác, học hỏi, chiếm đoạt là từ ghép đẳng lập, còn lại là ghép chính phụ.
Câu 2: Các từ tắc kè, bồ chao, kì nhông, chèo bẻo, thầu (sầu) đâu là:
A. Từ ngẫu kết B.Từ đơn đa âm tiết.
C. Từ ghép. D.Từ láy.
Câu 3: Các từ bạn hữu, phố xá, bó buộc, chi thu, đi đứng, nóng nực là:
A. Từ ghép đẳng lập. B.Từ ghép chính phụ C. Từ láy.
D. Từ bó buộc, đi đứng, nóng nực là từ láy còn lại là từ ghép đẳng lập.
Câu 4: Tính cố định và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của:
A. Từ đơn đa âm tiết. B. Từ ghép.
C. Từ láy. D. Ngữ cố đinh - đơn vị tương đương với từ.
Câu 5: Từ "mũi" trong trường hợp nào sau đây mang ý nghĩa gốc?
A. Cô ấy có cái mũi rất xinh. B. Đứng trước mũi súng của kẻ thù.
C. Mũi Né rất đẹp. D. Mũi quân bên trái đã xông lên.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không phải từ nhiều nghĩa?
A. Mũi (cái mũi) - mũi (mũi dao). B. Ăn (ăn cơm) - ăn (ăn lương).
C. Bàn (cái bàn) - bàn (bàn công chuyện). D. Chân (chân người) - chân (chân bàn).
Câu 7: Trường hợp nào sau đây các từ gạch chân đều mang nghĩa chính?
A. Đầu người, mùa xuân, chạy nhanh.
B. Đầu têu, sức xuân, chạy chợ.
C. Mũi dao, đầu làng, cổ áo cứng. D. Ăn ảnh, chân bàn, chân tường.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không phải là hiện tượng đồng nghĩa?
A. Công nhận, chấp nhận, ghi nhận. B. Cốt yếu, trọng yếu, chính yếu.
C. Trang trọng, trân trọng, trịnh trọng. D. Bực tức, tức tối, tức giận.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây là hiện tượng đồng âm?
A. Chân người - chân bàn. B.Cái bàn - bàn công việc.
C. Cái mũi - mũi Cà Mau. D. Ăn cơm - ăn lương.
Câu 10: Tập hợp từ nào sau đây là từ ngữ khẩu ngữ tự do?
A. Cóc biết, vỡ mặt, méo mặt, nóng gáy. B. Trời, đất, trăng, sao.
C. Nhà, biệt thự, cao, thấp. D. Tịch liêu, biệt li, chàng, nàng.
Câu 11: Tập hợp từ nào sau đây là phương ngữ?
A. Đâu, sao, kia, vậy. B. Mô, tê, răng, rứa.
C. Ăn, uống, ngủ, chơi. D. Bút, giấy, mực, thước.
Câu 12: Tập hợp từ nào sau đây là từ Hán Việt?
A. Mỏng, nhẹ, nặng. B. Cây cối, đường sá, chùa chiền.
C. Tể tướng, thi sĩ, phu nhân. D. Vui, buồn, yêu.
Câu 13: Tổ hợp "áo dài" trong câu "Cái áo dài quá" là:
A. Cụm từ tự do. B. Cụm từ cố định.
C. Từ ghép. D. Từ đơn.
Câu 14: Tổ hợp "áo dài" trong câu "Mặc áo dài ngày lễ mới trang trọng." là:
A. Cụm từ tự do. B. Cụm từ cố định.
C. Từ ghép. D. Từ đơn.
Câu 15: Tập hợp từ nào sau đây thuộc loại danh từ?
A. Trắng phau, tím ngắt, xấu xa. B. Chạy, lăn, lê, bò.
C. Dũng cảm, nhát gan, xanh ngắt. D. Cuốc, xẻng, gậy, gộc.
Câu 16: Tập hợp từ nào sau đây thuộc loại động từ?
A. Băn khoăn, hồi hộp, lo sợ. B. Tư tưởng, thái độ, lập trường.
C. Xanh, đỏ, tím, vàng. D. Dũng cảm, nhát gan, chậm chạp.
Câu 17: Tập hợp từ nào sau đây thuộc loại tính từ?
A. Liên kết, hợp nhất, thống nhất. B. Tư tưởng, thái độ, lập trường.
C. Đã, từng, vừa, mới. D. Điềm đạm, nóng nảy, lì lợm.
Câu 18: Tập hợp từ nào sau đây thuộc loại đại từ?
A. Trắng phau, tím ngắt, xấu xa. B. Lăn, lê, bò, trườn.
C. Dũng cảm, nhát gan, xanh ngắt. D. ấy, chúng tôi, chúng ta.
Câu 19: Phần gạch chân trong câu "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác
Hồ vĩ đại." là:
A. Cụm từ cố định. B. Cụm từ chủ vị.
C. Cụm từ đẳng lập. D. Cụm từ chính phụ.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây là cụm danh từ?
A. Đắt như vàng. B. Yêu cầu lãnh đạo trả lời cho quần chúng.
C. Hãy sáng mãi niềm tin ở tương lai. D. Cả hai thái độ cực đoan ấy.
Câu 21: Trường hợp nào sau đây là cụm động từ?
A. Đẹp lỗng lẫy như một nàng tiên. B. Những cái con mèo đen ấy.
C. Thông minh một cách láu lĩnh. D. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây là cụm tính từ?
A. Đang đọc một bài báo hay. B. Hãy sáng mãi niềm tin ở tương lai.
C. Toàn bộ tài sản của ông ấy. D. Cả hai thái độ cực đoan ấy.
Câu 23: Trường hợp nào sau đây là câu đơn bình thường?
A. Vợ tôi hiền, cô ấy rất vui vẻ.
B. Mấy đứa em tôi, đứa nào cũng thành thật.
C. Vì dọc đường xe hỏng nên tôi đến muộn.
D. Chiếc xe này lốp đã hỏng.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây là câu phức thành phần?
A. Vợ tôi hiền, cô ấy rất vui vẻ.
B. Mấy đứa em tôi, đứa nào cũng thành thật.
C. Vì dọc đường xe hỏng nên tôi đến muộn.
D. Chiếc xe này lốp đã hỏng.
Câu 25: Trường hợp nào sau đây là câu ghép đẳng lập?
A. Vợ tôi hiền, cô ấy rất vui vẻ.
B. Mấy đứa em tôi, đứa nào cũng thành thật.
C. Vì dọc đường xe hỏng nên tôi đến muộn.
D. Chiếc xe này lốp đã hỏng.
Câu 26: Trường hợp nào sau đây là câu ghép chính phụ?
A. Vợ tôi hiền, cô ấy rất vui vẻ.
B. Mấy đứa em tôi, đứa nào cũng thành thật.
C. Vì dọc đường xe hỏng nên tôi đến muộn.
D. Chiếc xe này lốp đã hỏng.
Câu 27: Câu nào sau đây có thành phần trạng ngữ?
A. Ăn thì nó thích ăn ngon nhưng làm thì lười lắm.
B. Thôi, âu cũng là cái kiếp nghèo, biết làm sao được.
C. Cuối cùng, thầy chúc mọi người mạnh giỏi.
D. Chúng tôi đến Hà Nội lúc chập choạng tối.
Câu 28: Trong âm tiết tiếng Việt, các yếu tố không thể khuyết là:
A. Âm đầu, âm chính.
B. Âm chính, âm cuối.
C. Âm chính, thanh điệu.
D. Âm đệm, âm chính.
Câu 29: Phụ âm / b / tiếng Việt được miêu tả:
A. Âm tắc, không bật hơi, hữu thanh, môi-môi.
B. Âm tắc, bật hơi, vô thanh, môi-môi.
C. Âm tắc, không bật hơi, vô thanh, môi-môi.
D. Âm tắc, không bật hơi, hữu thanh, môi-răng.
Câu 30: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
“Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
A. ẩn dụ B. so sánh C. hoán dụ D. chơi chữ

Lưu ý: - Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm trên 4 trang giấy.

- Không sử dụng tài liệu  - Được sử dụng tài liệu 


- Nộp lại đề thi  - Không nộp lại đề thi 

HẾT
CẤU TRÚC ĐỀ THI NĂM 2020 MÔN TIẾNG VIỆT

You might also like