The Journey of 90 Years and Its Unique Values (Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Hành trình và những giá trị độc đáo

ThS. NGUYỄN THỊ THU HOAN


(Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

1. Bối cảnh ra đời


Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Từ đây, công trình Bảo tàng Viện Viễn Đông
Doumer đã thành lập Phái đoàn Khảo cổ thường Bác cổ Pháp được xây dựng với mục đích lưu giữ
trực tại Đông Dương (Đội Khảo cổ Đông Dương) và trưng bày hiện vật là các di vật khảo cổ, nghệ
đóng trụ sở ở Sài Gòn. Đến năm 1900 (20/1/1900), thuật thu thập từ các nước Đông Nam Á.
trên cơ sở tiền thân Đội Khảo cổ Đông Dương, Viện
Viễn Đông Bác cổ (École Française d’Extrême- 2. Quá trình xây dựng
Orient, viết tắt EFEO) được thành lập. Đầu thế Hiện nay, một số tài liệu về thiết kế và thi
kỷ XX, Hà Nội trở thành thủ phủ, trung tâm hành công công trình Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác
chính của liên bang Đông Dương do đó, Hà Nội cổ Pháp đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu
đã được người Pháp chọn để xây dựng một bảo trữ Quốc gia I, bao gồm: Bản vẽ mặt phía Bắc,
tàng có tầm cỡ ở Đông Dương. Bên cạnh đó, Viện phía Tây, mặt cắt dọc, tầng trệt... của Bảo tàng,
Viễn Đông Bác cổ, qua nhiều năm nghiên cứu, do kiến trúc sư Charles Batteur, thành viên của
phát hiện, khai quật và sưu tầm, đã thu thập được EFEO lập năm 1925; một số nghị định của Toàn
nhiều di vật quý, có giá trị khoa học, cần có nơi lưu quyền Đông Dương liên quan đến công trình này
trữ, trưng bày. Do vậy, ông Louis Finot, Giám đốc như: Báo cáo số 1142 ngày 24/2/1925 của Tổng
của Viện lúc bấy giờ đã đề nghị Toàn quyền Đông Thanh tra Công chính về việc xây dựng Bảo tàng
Dương cho lập bảo tàng. với tổng diện tích là 1.835m2; Biên bản phiên
Ngày 28/2/1925, Toàn quyền Đông Dương đấu thầu công trình xây dựng Bảo tàng lần 1
Merlin đồng ý về mặt nguyên tắc cho nghiên cứu diễn ra ngày 9/11/1925; Nghị định số 2197 ngày
và xây dựng bảo tàng tại Hà Nội. Sau khi lên làm 15/5/1928 của quyền Toàn quyền Đông Dương
Toàn quyền thay thế Merlin, ngày 21/10/1925, về việc huỷ bỏ hợp đồng xây dựng Bảo tàng ký
Toàn quyền Đông Dương Montguillot chính thức với nhà thầu Aviat; Báo cáo của Kiến trúc sư
duyệt y đề án xây dựng bảo tàng này. chính - Chánh Sở Công thự ngày 12/6/1929 về

54
Thông báo khoa hoc
việc tổ chức đấu thầu công trình xây dựng Bảo Đông Dương khi đó là ông Pierre Pasquier trực
tàng lần 2 diễn ra ngày 11/6/1929; Nghị định ngày tiếp chủ trì lễ khánh thành. Cũng trong năm này,
11/3/1932 của Toàn quyền Đông Dương về việc Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ được đổi tên
đổi tên Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp thành Bảo tàng Louis Finot - tên vị Giám đốc đầu
thành Bảo tàng Louis Finot. tiên của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp.
Thông tin từ tài liệu lưu trữ cũng cho thấy,
trước đó, Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ đã 3. Tòa nhà và giá trị kiến trúc, nghệ thuật
sử dụng hai ngôi nhà của Phủ Toàn quyền Đông Theo tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ
Dương là Dinh thự của Toàn quyền (Hôtel du Quốc gia I cho thấy, tòa nhà Bảo tàng do kiến
Gouverneur général) và Văn phòng của Toàn trúc sư Ernest Hébrard và Charles Batteur thiết
quyền (Bureau du Gouverneur général). kế năm 1925, khởi công xây dựng năm 1926 và
Đề án xây dựng Bảo tàng do Toàn quyền Đông hoàn thành năm 1932.
Dương duyệt với tổng chi phí 210.000 đồng bạc Bảo tàng Louis Finot được xây dựng trên
Đông Dương. Tầng 1 và tầng 2 dùng để trưng bày khu đất phía sau Nhà hát Lớn, chạy dọc bờ đê
hiện vật, tầng hầm dùng làm phòng làm việc và sông Hồng và là điểm kết thúc của tuyến phố
kho chứa tạm thời. Quaï Guillemoto (phố Trần Quang Khải ngày
Năm 1926, Bảo tàng được khởi công xây dựng nay), một vị trí có thể tạo ra điểm nhấn kiến
trên khu đất phía sau Nhà hát thành phố, vị trí trúc cho tuyến đường ven đê. Đây là một trong
ở cuối phố Quai Guillemoto (nay là phố Trần những công trình văn hóa tiêu biểu nhất cho
Quang Khải) theo thiết kế của kiến trúc sư Ernest phong cách kiến trúc Đông Dương, biểu tượng
Hébrard(1) - Giám đốc Sở Kiến trúc và Quy hoạch của kiến trúc bảo tàng trên toàn cõi Đông
Đông Dương khi đó - người được coi là khởi Dương bởi vẻ đẹp khác lạ, bề thế và là một
nguồn cho phong cách kiến trúc Đông Dương công trình kiến trúc được đánh giá có nhiều
với sự cộng tác của kiến trúc sư Charles Batteur. thành công trong xử lý không gian kiến trúc,
Khi bắt đầu thi công, người ta đã phải tiến gây ấn tượng sâu sắc về một kiểu kiến trúc phù
hành phá dỡ hai ngôi nhà cũ. Bảo tàng Viện Viễn hợp với phương Đông.
Đông Bác cổ tạm thời sử dụng hai ngôi nhà của Với nét đẹp kiến trúc, giá trị lịch sử, văn hóa,
Công ty đường sắt Vân Nam, số 39 và 41 phố ngày nay, công trình này đã trở thành di sản, là
Carreau (phố Lý Thường Kiệt hiện nay). điểm nhấn kiến trúc ấn tượng, độc đáo của Thủ
Chủ thầu xây dựng công trình ban đầu là ông đô Hà Nội. Đó cũng là một tác phẩm kiến trúc
Aviat nhưng do quá trình thi công gặp nhiều khó mang dấu ấn quan trọng, đỉnh cao cho nghệ
khăn nên ngày 1/3/1928, ông Aviat xin hủy hợp thuật kiến trúc Đông Dương của kiến trúc sư tài
đồng. Ngày 15/5/1928, đề nghị của ông được hoa Ernest Hébrard mà theo PGS.TS Philippe
Toàn quyền chấp nhận. Le Failler (Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà
Đến ngày 11/6/1929, Khu Công chính Bắc Kỳ Nội) đã đánh giá: “Chắc chắn Ernest Hébrard, vừa
tiến hành mở cuộc đấu thầu lần 2, kết quả là nhà là chuyên gia khảo cổ, vừa là kiến trúc sư và nhà
thầu do ông Trịnh Quy Khang làm chủ thầu đã quy hoạch, người được giải thưởng lớn của Rome
trúng thầu, với giá thành xây dựng là 187.580 (1904), chiếm một vị trí đặc biệt trong số những
đồng bạc Đông Dương. người đã khiến cho thành phố nổi bật lên với
Quá trình xây dựng Bảo tàng kéo dài 6 năm những công trình xây dựng mang dấu ấn của họ.
(1926 - 1932) vì đây là khoảng thời gian khủng Tới Hà Nội vào năm 1921, năm 1923 ông được bổ
hoảng kinh tế trầm trọng, nhiều lúc công trình nhiệm làm chánh Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đông
phải tạm dừng vì thiếu kinh phí. Công trình được Dương, vị trí mà ông đảm trách đến năm 1931. Ông
khánh thành vào ngày 17/3/1932. Toàn quyền đã chủ trương đổi mới và đoạn tuyệt với quy tắc tái

55
Museum Bulletin
hiện những xu hướng kiến trúc đang thịnh hành ở thời, bởi “Đông Dương không phải là một thuộc
chính quốc ở miền nhiệt đới. Nếu ông không phải địa nơi có nhiều dân Pháp sang định cư và tuy
là người khởi xướng thì cũng là người đưa ra lý số lượng người Pháp ở Hà Nội không đáng kể
thuyết về một sự đối thoại giữa các nền văn hóa và so với Alger, nhưng cũng có một số gia đình
một ý tưởng kết hợp thích ứng pha trộn những yếu sang sinh sống. Năm 1940, gần một phần ba
tố phương Đông và phương Tây. Kiến trúc lai tạo, người Pháp sống ở Hà Nội là những người được
được gọi một cách lạm dụng là phong cách Đông sinh ra ở đây. Điều này phần nào giúp chúng ta
Dương, chỉ được áp dụng cho một số ít những công hiểu rõ hơn vì sao một số người thích lối kiến
trình ở Hà Nội: Đại học Đông Dương (1926), Sở Tài trúc “Đông Dương” hơn là kiểu kiến trúc du
chính Đông Dương (1926, nay là Bộ Ngoại giao), nhập từ các vùng bên Pháp vào thời kỳ đầu”
nhưng chắc chắn mô hình thành công nhất vẫn là (Philippe Papin 2009: 240 - 241). Phong cách
Bảo tàng Louis Finot của Viễn Đông Bác cổ Học kiến trúc Đông Dương với cấu trúc mặt bằng,
viện (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam)…” hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành
(Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp và Trung tâm lúc bấy giờ, nhưng đã có sự tìm tòi, biến đổi về
Lưu trữ quốc gia I 2014: 21) và “một số kiến trúc mặt không gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo
sư người Pháp vừa nắm vững về khoa học xây ra những công trình có khả năng thích nghi với
dựng, có kiến thức sâu sắc về mỹ thuật, vừa hiểu điều kiện khí hậu, cảnh quan cũng như truyền
biết về kiến trúc phương Đông, cộng tác với EFEO, thống văn hóa bản địa. Đặc biệt, hình thức và
đã xây dựng cho Hà Nội nhiều công trình kiến trúc những chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam,
đặc sắc như Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch, Khmer đã được các kiến trúc sư sử dụng trong
Nhà hát Lớn, Trường Đại học Đông Dương (nay là việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng
Đại học Quốc gia Hà Nội), Bảo tàng Louis Finot các hoạ tiết trang trí khác tạo nên những công
(nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)… vừa mang vẻ trình kiến trúc đẹp, hiện đại, tiêu biểu như: Bảo
hoành tráng phương Tây, vừa mang những nét bản tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc
sắc truyền thống của mỹ thuật phương Đông. Đó gia), Viện Pasteur (nay là Viện Vệ sinh dịch tễ
là những công trình để đời, gắn liền với tên tuổi Trung ương), Sở Tài chính Đông Dương (nay là
những nhà kiến trúc sư tài ba như Henri-Auguste trụ sở Bộ Ngoại giao)... Trong đó, kiến trúc tòa
Vildieu, Ernest Hébrard…” (Ngô Thế Long, Trần nhà Bảo tàng Louis Finot này có thể được coi là
Thái Bình 2021: 45). đứng đầu, đại diện lớn của phong cách kiến trúc
Trở lại với những năm đầu thế kỷ XX ở Hà Đông Dương và là công trình mà ngay từ đầu,
Nội, sau khi một loạt công trình phục vụ cho được thiết kế, xây dựng để làm bảo tàng. Do đó,
chính quyền thực dân Pháp được xây dựng và việc thiết kế và thi công công trình được thực
đưa vào sử dụng đã dần cho thấy không thuận hiện rất công phu, tỉ mỉ như là thực hiện một
lợi, không phù hợp với khí hậu cũng như truyền tác phẩm nghệ thuật. Những giá trị độc đáo của
thống thẩm mỹ và cảnh quan ở đây. Do vậy, công trình kiến trúc này được thể hiện rõ trên
việc tìm tòi một phong cách kiến trúc vừa có một số khía cạnh sau:
khả năng đáp ứng công năng hiện đại, vừa phù
hợp với khí hậu, cảnh quan và truyền thống văn Về không gian, cảnh quan, bố cục
hóa địa phương đã được một loạt kiến trúc sư Ernest Hébrard là kiến trúc sư, nhà khảo cổ
người Pháp và sau đó là người Việt theo đuổi, học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc
từ đó tạo ra một phong cách kiến trúc kết hợp, Sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp,
gọi là phong cách kiến trúc Đông Dương. Sự ra vì vậy việc tiến hành xây dựng công trình Bảo tàng
đời của phong cách kiến trúc Đông Dương còn Louis Finot được quy hoạch, thiết kế một cách bài
xuất phát từ nhu cầu của đời sống xã hội đương bản, khoa học, có tầm nhìn cả trăm năm.

56
Thông báo khoa hoc
Hình 1. Tòa nhà Bảo tàng hiện nay chụp từ flycam
(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Trước hết là về quy hoạch không gian kiến trúc đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong quy
trúc: để xử lý thực trạng vị trí của công trình hoạch các điểm/thiết chế phục vụ cộng đồng…
với phía trước là con đường giao thông (phố Về bố cục, công trình gồm có: cổng, tòa nhà,
Quaï Guillemoto) chạy thẳng vào mặt tiền công vườn cây. Trong đó, cấu trúc cổng vào mặc dù
trình mà trong tâm thức người dân cũng như về được tạo bởi những hàng rào cây xanh phân
phong thủy đó thuộc vào điều kiêng kị nhưng đã cách mềm với không gian bên ngoài nhưng vẫn
được Ông xử lý bằng cách bố trí một vườn hoa thể hiện được kiểu thức kiến trúc tam quan
tam giác án ngữ như một không gian phân cách truyền thống Việt Nam (đình, đền, chùa…), tuy
mềm (như bức bình phong) vừa đảm bảo phong nhiên, việc bố trí lối lên phía trước sảnh tòa nhà
thủy cho công trình vừa tạo cho công trình có lại mang nét kiến trúc phương Tây với cấu trúc
được sự thông thoáng phía mặt tiền. Đây cũng mái/cổng vòm, một trong những mô thức của
là cách mà ông đã xử lý đối với công trình tương những tòa trụ sở hành chính, công trình công
tự, đó là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương cộng phương Tây.
(nay là Trường Đại học Dược Hà Nội). Tầm nhìn Tòa nhà chính cũng được bố cục khá độc đáo.
quy hoạch còn được thể hiện qua việc bố trí vị Nếu như trong kiến trúc Việt truyền thống thì bố
trí công trình Bảo tàng tọa lạc tiếp giáp ba mặt cục công trình thường sắp đặt trải theo bề ngang
đường xung quanh đảm bảo sự thuận lợi trong thì bố cục của tòa nhà này lại được sắp xếp phía
việc tiếp cận Bảo tàng cũng như sự liên kết Bảo trước có hai cánh gà, tòa nhà chính chạy dọc sâu
tàng với các công trình xung quanh tạo nên một về phía sau nhưng vẫn đảm bảo thừa kế kết cấu
tổng thể các công trình bảo tàng - nhà hát - viện kiến trúc chữ Đinh trong kiến trúc Việt truyền
nghiên cứu và các đầu mối kết nối giao thông thống (đình, đền…).
thuận tiện cho việc tiếp cận Bảo tàng. Đây là một Cuối cùng là bố cục tổng thể công trình gồm:
kinh nghiệm, tri thức khoa học về quy hoạch kiến tam quan, kiến trúc được sắp đặt theo trục dọc

57
Museum Bulletin
Hình 2. Phía trong sảnh bát giác và tòa nhà (phỏng theo kết cấu vì kèo)
(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

trong không gian cảnh quan sân, vườn, cây xanh… Về kết cấu, chi tiết, trang trí kiến trúc
đặc biệt với tòa kiến trúc thấp thoáng như dáng một Đầu tiên là hệ thống móng công trình: mặc dù
ngôi đình làng, cùng cây đa, bên cạnh bờ đê sông được sử dụng chất liệu hiện đại (bê tông cốt sắt)
Hồng đã gợi lại cho chúng ta về hình ảnh đặc trưng nhưng vẫn được kết hợp hài hòa với kỹ thuật kè đá
của làng quê Việt Nam: cây đa - bến nước - mái đình. tảng gia cố, giữ móng công trình - một kỹ thuật
mà chúng ta thấy đã được sử dụng thuần thục và
như một nguyên tắc cố định trong kỹ thuật xây
dựng các công trình kiến trúc truyền thống, đặc
biệt là đối với hệ thống móng tường, cột.
Tiếp theo là tòa bát giác, là phần sảnh chính của
tòa nhà được bố cục vút theo chiều cao mà ở đó
thoáng có nét kiến trúc gô-tích nhà thờ phương
Tây, song với hệ thống con sơn, mái hình bát giác
lại là những nét quen thuộc, đặc trưng của kiến
trúc Di Hòa Viên (Trung Hoa), nơi mà kiến trúc sư
Ernest Hébrard đã từng có thời gian nghiên cứu
về kiến trúc Trung Hoa hay mái ngói dốc của tòa
bát giác cũng mang nét kiến trúc mái chùa Khmer
ở khu vực Đông Dương (Việt Nam, Campuchia).
Đặc biệt, trên hệ gờ, đầu mái là những hình kỷ hà
gấp khúc, đó là sự cách điệu của những đầu đao
rồng, phượng trong kiến trúc Việt truyền thống.
Hình 3. Mái với đầu đao hình kỷ hà gấp khúc cách điệu
(Ảnh: Nguyễn Quốc Bình)

58
Thông báo khoa hoc
Phía trong sảnh hình bát giác được phân chia
b
khu vực sảnh với hệ thống các khu trưng bày
xung quanh bởi dãy hành lang và những hàng cột
chia từng cặp theo thức cột tròn được kết cấu với
nhau theo kiểu ghép mộng…

Hình 4. a. Thức cột tròn với mộng kết nối các đầu cột mô
phỏng theo kiến trúc gỗ bên trong tòa nhà; b. Thức cột hình
“đòng lúa” bên ngoài tòa nhà
(Ảnh: Nguyễn Thị Thu Hoan)

Đây đều là những kiểu thức, kỹ thuật đặc


trưng của kiến trúc gỗ, kiến trúc Việt truyền
thống. Phần sảnh rộng, hút lên tầng cao khiến
cho không gian sảnh tựa như chính điện, nơi
giảng đạo của nhà thờ (Công giáo). Vào thời điểm
đầu thế kỷ XX, công trình bảo tàng với 2 tầng
nhà cao vút lên trên không gian thoáng rộng,
mênh mông khiến người đi đường có thể thấy nó
hùng vĩ thế nào, đặc biệt là tòa bát giác của công
trình đã từng được xem như ngọn “hải đăng” cho
những tàu thuyền tham gia giao thông đường
thủy trên dòng sông Hồng, như báo hiệu điểm
đến của đất kinh kỳ Thăng Long, Hà Nội.

59
Museum Bulletin
Tiếp đến là hệ thống tòa nhà chính chạy dọc
a
theo sân vườn hai bên. Kiểu thức kiến trúc dọc
là một trong những đặc trưng kiến trúc nhà thờ
phương Tây nhưng hệ thống hành lang, mái lợp
ngói âm dương lại đều là những dấu ấn kiến trúc
truyền thống Việt Nam thể hiện phù hợp với môi
trường nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều. Trên dọc
lan can đều được trang trí biểu tượng chữ Vạn
cách điệu, một biểu tượng phổ biến của các quốc
gia có tiếp thu và phát triển Phật giáo ở khu vực
Đông Dương. Đặc biệt là hệ thống cột của toàn
bộ công trình, mặc dù bằng chất liệu bê tông cốt
thép nhưng đều được thiết kế theo lối kiến trúc
gỗ truyền thống kiểu vì kèo, lỗ mộng với thức
cột hình “đòng lúa” (hai đầu trên, dưới nhỏ, ở
giữa phình được phỏng theo hình thân cây lúa lúc
làm đòng, chuẩn bị trổ bông) và từng cặp hàng
cột chia tòa nhà thành nhiều gian một cách ước
lệ theo kiểu kiến trúc trăm gian truyền thống…;
liên kết giữa các cặp hàng cột cũng được làm
theo kiểu ghép mộng (mộng đuôi cá) được trang
trí hoa văn kỷ hà gấp khúc giống như kiểu thức

Hình 5. a. Hệ thống con sơn, đầu dư đỡ mái kiến trúc (phía bên ngoài tòa bát giác);
b. Hệ thống đầu dư (phía bên trong tòa nhà chính)
(Ảnh: Nguyễn Thị Thu Hoan)

60
Thông báo khoa hoc
trang trí trên các đầu mái đao (trang trí này được
thể hiện trên tất cả các chi tiết mộng cá ở cả phía a
trong và ngoài công trình nhằm tạo nên phong
cách trang trí thống nhất tổng thể công trình),
phía trên đầu các cột là các khối bê tông hình chữ
nhật nằm nhô ra, đỡ phần mái kiến trúc, mặc dù
công năng chính của chúng không hẳn là chịu lực
cho hệ thống mái mà đó là một cách thức đưa chi
tiết kiến trúc tựa như những đầu dư trong kiến
trúc truyền thống. Chi tiết này cũng được thể
hiện ở phía trong công trình với các đầu dư nhô
ra, một mặt là để trang trí, mặt khác đó như là b
một cách nhận biết sự phân chia các gian của tòa
nhà dài. Như vậy, hầu hết các chi tiết kiến trúc
Việt truyền thống đều đã được chắt lọc, thể hiện
trong công trình kiến trúc này.
Bên cạnh những chi tiết mang đặc trưng kiến
trúc gỗ truyền thống được chắt lọc rất tinh tế,
khi đưa vào trang trí cho công trình này cũng
được thể hiện rất công phu, tỉ mỉ trong từng chi
tiết từ bức tường vôi, diềm lan can hành lang hay
cầu thang, các ô thông gió đến các cấu kiện kiến
trúc chính như đầu xà, chân cột…
Mặc dù trên chất liệu bê tông, cốt thép, tường
vôi, xi măng nhưng các chi tiết đó đều được đắp Hình 6. a. Mộng cá và trang trí hình kỷ hà trên các đầu cột
bên ngoài tòa nhà; b. Trang trí chữ Thọ cách điệu trên ô
tỉa tỉ mỉ gợi chúng ta nghĩ về các mảng chạm thoáng bên ngoài tòa nhà
khắc gỗ vậy. Và tất cả hoa văn trang trí đều thống (Ảnh: Nguyễn Quốc Bình)
nhất một đề tài đó là văn kỷ hà gấp khúc, đường/
chỉ gờ đắp nổi (gờ đơn, kép, giật cấp nhiều lớp)
nhưng chúng được thể hiện dưới nhiều kiểu dáng
khác nhau phù hợp với công năng, vị trí của mỗi
bộ phận kiến trúc thể hiện sự linh hoạt tiếp thu,
sáng tạo để tạo nên sự phong phú, sống động
cho công trình.

Hình 7. Trang trí hình chữ Vạn cách điệu trên lan can hành lang phía ngoài công trình
(Ảnh: Nguyễn Quốc Bình)

61
Museum Bulletin
Nhìn tổng thể tòa nhà vừa mang bóng dáng thuật các dân tộc Việt Nam. Đối tượng khách
của nhà thờ phương Tây vừa mang bóng dáng của tham quan Bảo tàng lúc này chủ yếu là các nhà
ngôi đình làng Việt. Mặc dù các chi tiết kiến trúc nghiên cứu, học giả, sinh viên và một số người
mang đậm dấu ấn kiến trúc Đông Đương và kiến thưởng ngoạn. Vì vậy, các sưu tập hiện vật được
trúc Việt truyền thống, song các công năng sử sắp xếp trong các tủ trưng bày (tủ kính, khung
dụng của công trình lại mang dấu ấn kiến trúc đồng dành cho các hiện vật nhỏ) hoặc bày trần
phương Tây vừa rất hiện đại vừa phù hợp với trên sàn nhà (đối với các hiện vật thể khối lớn)
môi trường và thuận lợi cho mọi hoạt động. Hệ dọc theo hệ thống cột chạy giữa tòa nhà hoặc
thống tầng hầm với tường dày, hành lang ngăn một số hiện vật còn được bày trên các mi cửa…
mưa, nắng đảm bảo an ninh, an toàn cho hiện vật với tuyến tham quan trưng bày theo kiểu zích zắc
lưu giữ, trưng bày; hay hệ thống cửa kính lấy ánh phù hợp với khách tham quan tự do, tự nghiên
sáng tự nhiên, cửa thông gió đảm bảo luôn mát cứu, thưởng ngoạn cổ vật.
vào mùa hè, ấm vào mùa đông… Đó thực sự là Trong thời gian này, Trường Viễn Đông Bác cổ
một dấu ấn kiến trúc tiêu biểu phản ánh sự giao Pháp còn có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu,
lưu, gặp gỡ của 2 nền văn hóa Đông - Tây đầu thế sưu tầm, bảo tồn các nguồn sử liệu cũng như bảo
kỷ XX. Còn nhiều chi tiết độc đáo trong kỹ thuật quản, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa và hoạt
xây dựng công trình vẫn đang thu hút sự khám động rất hiệu quả, đóng góp quan trọng trong
phá của nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực, nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam.
nhất là kiến trúc, xây dựng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,
Cùng những cây cổ thụ, hệ thống trưng bày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính
ngoài trời trong khu vực sân vườn đến nay vẫn phủ lâm thời được thành lập và bắt tay ngay vào
được tiếp tục bổ sung, thiết kế hài hòa, càng làm việc kiện toàn bộ máy nhà nước cùng với đó là
cho tòa kiến trúc như một tác phẩm nghệ thuật sắp xếp, giao nhiệm vụ cho các bộ, ban, ngành
trên nền màu trời, màu cây xanh mát, hài hòa với với hàng loạt các sắc lệnh quan trọng được ban
tổng thể cảnh quan chung và đã trở thành địa hành. Trong đó, Sắc lệnh số 65 do Hồ Chí Minh -
điểm lưu lại những tấm ảnh kỷ niệm (địa điểm Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ
check in) đầy ý nghĩa của hầu hết các du khách Cộng hòa ký ban hành ngày 23/11/1945, theo
khi đến với không gian này. đó “Đông Phương Bác cổ Học viện (Vietnam
Từ bố cục mặt bằng, cấu trúc không gian, Oriental Institute) thay Pháp quốc Viễn đông Bác
công năng sử dụng tiện lợi đến kỹ thuật xây dựng cổ Học viện (École français d’Extrême Orient) bị
và các chi tiết kiến trúc mang ý nghĩa văn hóa, bãi đi” và “có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trên toàn
nghệ thuật sâu sắc… Đó thực sự đều là những giá cõi Việt Nam”(2).
trị thể hiện tư duy, trí tuệ, tầm nhìn của những Tuy nhiên, ngay năm sau đó (1946), cuộc
nhà khoa học, kiến trúc sư về quy hoạch, kiến kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra, cả
trúc, nghệ thuật để một tòa nhà được dựng nước lại dồn mọi sức lực cho cuộc kháng chiến
lên không chỉ là một công trình xây dựng bình trường kỳ, vì vậy, công việc tiếp quản tạm thời
thường mà đó còn là một kiệt tác nghệ thuật, chưa thực hiện được. Thông tin, tư liệu về hoạt
một di sản kiến trúc độc đáo. động của Bảo tàng trong giai đoạn 1946 - 1954
được lưu lại rất hiếm hoi hoặc được nhắc đến
4. Quá trình hoạt động, phát triển như một thông tin tham khảo nhưng lại rất quý
của Bảo tàng giá: “GS. Trần Quốc Vượng có kể một sự kiện sau:
Sau khi khánh thành (1932), Bảo tàng Louis Tháng 12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Finot trưng bày các sưu tập cổ vật châu Á, chủ TS. Nguyễn Văn Huyên “đi kháng chiến và làm Bộ
yếu là các nước Đông Dương và các sưu tập nghệ trưởng Bộ Giáo dục Chính phủ (…) suốt mấy chục

62
Thông báo khoa hoc
năm. Những người Pháp phụ trách EFEO đã niêm đặc biệt là sự chỉnh lý, bổ sung nội dung phản ánh
phong văn phòng của ông và đóng hòm tất cả tài lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội đóng vai trò chủ
liệu của ông để lại ở EFEO (…), cho xuống hầm bảo đạo trong các phần trưng bày… đã cơ bản đáp
quản. Tháng 10/1954, sau khi Bộ trưởng Nguyễn ứng được nhu cầu công chúng trong và ngoài
Văn Huyên trở lại Hà Nội, EFEO đã trao lại cho ông nước lúc bấy giờ và hệ thống trưng bày này duy
tất cả các hòm tài liệu này cùng với các ấn phẩm trì phục vụ công chúng cho đến ngày nay.
của EFEO được in ấn sau năm 1945. Đấy là một cử Năm 2011, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được
chỉ đẹp, rất có văn hóa, rất Pháp” (Ngô Thế Long, thành lập trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử
Trần Thái Bình 2021: 100) Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Trên
Đến khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc cơ sở đó, nội dung trưng bày được chỉnh lý, hoàn
kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), Viện thiện giới thiệu đầy đủ lịch sử Việt Nam từ thời
Viễn Đông Bác cổ Pháp không thể tiếp tục hoạt Tiền sử đến nay gồm: cơ sở 1 (Bảo tàng Lịch sử
động tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu, tài Việt Nam trước đây) giới thiệu lịch sử Việt Nam
liệu lịch sử, cổ vật, sách vở (khoảng 60.000 hiện từ thời Tiền sử đến hết triều Nguyễn (1945) và cơ
vật) và các cơ sở vật chất của Trường đã được sở 2 (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trước đây)
bàn giao cho chính quyền Việt Nam. Ngay sau giới thiệu lịch sử Việt Nam từ năm 1958 đến nay.
khi bàn giao, Bảo tàng đã tiếp tục sưu tầm, bổ Đến nay, trải qua hơn 90 năm, công trình vẫn
sung tài liệu, hiện vật và chuyển đổi nội dung từ vững vàng và luôn là hình mẫu cho mọi thế hệ
loại hình bảo tàng nghệ thuật thành loại hình bảo kiến trúc sư nghiên cứu, tìm tòi làm cơ sở sáng
tàng lịch sử xã hội. Sau 5 tháng, công việc chỉnh tạo, thiết kế cho các công trình hiện đại đồng
lý nội dung hoàn thành, đến 3/9/1958, Bảo tàng thời tòa kiến trúc cũng đã trở thành một phần
chính thức mở cửa đón khách tham quan, phục di sản của Bảo tàng, nơi lưu giữ nhiều bảo vật,
vụ mọi đối tượng công chúng với nội dung trưng sưu tập hiện vật quý hiếm… hẳn đã phần nào thể
bày giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử hiện sự xứng tầm với giá trị của công trình thế
đến hết triều Nguyễn (1945). kỷ này. Cũng 90 năm ấy, dù trải qua bao thăng
Trong quá trình hoạt động, phục vụ khách trầm lịch sử, công trình với chức năng là một
tham quan trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, bảo tàng vẫn được duy trì, tiếp nối để đến ngày
trong chiến tranh cũng như sau khi hòa bình lập hôm nay nó đã trở thành Bảo tàng Lịch sử Quốc
lại, đổi mới đất nước, Bảo tàng luôn được chỉnh gia, bảo tàng lớn nhất cả nước, bảo tàng đầu hệ
lý, bổ sung kết quả nghiên cứu nhằm từng bước trong hệ thống bảo tàng Việt Nam. Với những
hoàn thiện hệ thống trưng bày phù hợp với nhiệm nỗ lực của các thế hệ cán bộ đã đưa Bảo tàng
vụ trong tình hình mới. Theo đó, trong các năm trở thành địa chỉ giáo dục tin cậy, địa điểm tham
1965, 1978, 1993, 1995 đều được bổ sung, chỉnh quan, trải nghiệm hấp dẫn du khách và có vai trò
lý nhỏ, đặc biệt là đợt chỉnh lý, nâng cấp với quy quan trọng trong tư vấn, hướng dẫn chuyên môn,
mô lớn năm 1998 - 2000 mới làm thay đổi được nghiệp vụ cho cán bộ các bảo tàng, di tích địa
diện mạo trưng bày. Vào thời điểm đó, hệ thống phương, bảo tàng chuyên ngành và là đầu mối,
trưng bày này cũng được đánh giá là hiện đại với cầu nối giới thiệu lịch sử, văn hóa Việt Nam tới
giải pháp trưng bày bắt kịp xu hướng phát triển, công chúng trong khu vực và trên thế giới.

63
Museum Bulletin
Chú thích
(1) Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc
Đông Dương thuộc Pháp. Ernest Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Trước
khi trở thành Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp, Ernest Hébrard là giáo sư của Trường Mỹ thuật
Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp đưa sang để phụ trách công việc quy hoạch và kiến trúc của ba
nước Đông Dương. Ông gọi nó là “phong cách kiến trúc Đông Dương” (style indochinois). Thực chất đây là một phong cách
chiết trung Âu - Á, trong đó không chỉ có chi tiết kiến trúc của ba nước Đông Dương mà có cả chi tiết kiến trúc Trung Quốc.
Ernest Hébrard sử dụng “phong cách kiến trúc Đông Dương” rất sáng tạo và đã để lại những công trình rất có giá trị nghệ
thuật.
(2) Sắc lệnh số 65 ngày 23 tháng 11 năm 1945. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Tài liệu tham khảo


Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 2014. Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội (1875 - 1945),
Nxb. Thế giới, Tp. Hồ Chí Minh.
Papin P. 2009. Lịch sử Hà Nội. Nxb Thế giới, Tp. Hồ Chí Minh.
Ngô Thế Long, Trần Thái Bình 2021. Học viện Viễn Đông Bác cổ (giai đoạn 1898 - 1957), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Văn Trường 2000. Trường Viễn Đông Bác cổ. Tạp chí Xưa và Nay, số 75, tr. 27 - 28.
http://www.archives.org.vn/tin-hoat-dong-cua-trung-tam/kien-truc-cac-cong-trinh-van-hoa-xay-dung-tai-ha-noi-thoi-ki-
phap-thuoc.htm
https://vtc.vn/cac-phong-cach-kien-truc-ha-noi-thoi-ky-phap-thuoc-ar100904.html
https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/bao-tang-louis-finot-thanh-cong-day-an-tuong-cua-phong-cach-kien-truc-dong-
duong-580579.ldo
http://m.designs.vn/tin-tuc/ernest-hebrard-kien-truc-su-dau-tien-dem-chat-phap-vao-viet-nam_135531.html
http://m.designs.vn/tin-tuc/ernest-hebrard-kien-truc-su-dau-tien-dem-chat-phap-vao-viet-nam_135531.html

64
Thông báo khoa hoc
THE VIETNAM NATIONAL MUSEUM OF HISTORY:
THE JOURNEY OF 90 YEARS AND
ITS UNIQUE VALUES

The article provides a fairly comprehensive view of the formation and


development of the Vietnam National Museum of History, from the historical
background of the formation, the construction process and the architectural and
artistic values of the building, to the operation and development of the museum
institution. The author paid much attention to the architectural and artistic
value of the building. Elements such as space, landscape, layout or decorative
details are analyzed with great care. Based on the analysis, the author makes
some comments on the high value of the building.

Finally, according to the author, during the 90 years of journey, despite


many historical hazards, the construction work of the Louis Finot Museum has
been maintained, so that today it has become the Vietnam National Museum of
History - the largest museum in the country, the first museum in the Vietnamese
museum system.

65
Museum Bulletin

You might also like