Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

 TÁC GIẢ VÕ QUẢNG

 I. Vài nét về tác giả:

1.Tiểu sử:

-Võ Quảng (1-3-1920)

- sinh ra trong một gia đình nho trung lưu ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, Đà Nẵng

- 15 tuổi học ở trường Quốc học Huế

- 17 tuổi tham gia phong trào học sinh yêu nước, gia nhập đoàn thanh niên dân chủ

- 19 tuổi gia nhập đoàn thanh niên phản đế

- 21 tuổi bị pháp bắt giam ở nhà nho thừa phủ

- Sau cm t8- 1945 ông làm phó chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Đà Nẵng

- 1948 là phó chánh án tòa án quân sự miền Nam VN, hội thẩm nhân dân tòa án nhân dân lk 5

- 1954 ông tập kết ra bắc, ông từ chối con đường hoạt động chính trị để đi theo nghề viết văn

- 1957-1964 ông là tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản KIM ĐỒNG

- Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa,

- Năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu
nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

 2. Sự nghiệp sáng tác

- Võ Quảng viết nhiều thể loại: thơ, văn, tiểu luận phê bình, kinh nghiệm và lí luận sáng tác
văn học thiếu nhi. Ngoài ra ông còn dịch sách cho các em, là người rất tâm huyết với nghề

- Võ Quảng quan niệm:” không nên dè sẻn, không nên tính toán rằng mình sẽ véo mẩu này
trong toàn bộ vốn liếng của mình ra để viết truyện này, còn mẩu kia thì dành viết truyện
khác. Mỗi khi viết 1 truyện dù nhỏ nhất, nhà văn cũng phải dốc hết cả cuộc đời dành chọn cả
tấm lòng và sự hiểu biết của mình vào đó.”

 II. Những thành tựu sáng tác của Võ Quảng

1. Thơ viết cho trẻ em:

- Thơ Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi nhỏ(lứa tuổi mẫu giáo và đầu tiểu học). Ông thường viết
những bài thơ xinh xắn, nhẹ nhàng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thơ ông khai thác nhiều vấn đề
của cuộc sống nhưng nội dung chủ yếu mà ông muốn đem lại cho các em là lòng yêu thiên nhiên,
yêu thế giới cỏ cây, loài vật để từ đó hướng các em tới một mục đích cao rộng hơn là lòng yêu cái
đẹp, yêu thiên nhiên.
- Các tập thơ tiêu biểu:

+ Gà mái hoa (1957)

+ Nắng sớm (1965)

+ Anh đom đóm (1970)

+ Qùa đó (1970)

+ Măng tre (1972)

+ Én hát và đu quay (1972)

 a) Thế giới thiên nhiên sinh động và lộng lẫy

* Cảnh vật thiên nhiên với bức tranh lộng lẫy:

- Võ Quảng xây dựng vẽ nên những bức tranh lộng lẫy của cảnh vật thiên nhiên. Tất cả những nét
đặc trưng của 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, đề được ông thâu tóm những nét điển hình nhất của đất
trời

- Ông phát hiện ra những vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên từ những chi tiết gần gũi nhất. Thiên nhiên
như bừng tỉnh phô diễn “các màu sắc quý” cùng làm cho mùa xuân thêm tươi tắn.

Đó cũng có thể là con đường nhỏ với bụi ngải hoang “ mọc chen bồm bộp”; Là một chỗ chơi với “
hoa sen sáng rực, như ngọn lửa hồng”; một mầm non khi mùa xuân tới bỗng bật dậy “khoác áo màu
xanh biếc…”

- Những chi tiết được ông chọn lọc để miêu tả thiên nhiên thường có sức gợi, sức khái quát

VD: Một thoáng đổi thay của đất trời khi mùa xuân chợt đến được ông miêu tả qua sự thức tỉnh kì
diệu của chổi biếc:

Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn… (Mầm non)

Và đây là mùa hạ được gợi tả qua nét vẽ cảnh hồ sen:

Hoa sen sáng rực

Như ngọn lửa hồng

Một chú bồ nông

Mải mê đứng ngắm

Nước xanh thăm thẳm


Lồng lộng mây trời

Một cánh sen rơi

Lung linh mặt nước

(Có một chỗ chơi)

Bài thơ mang phong cách cổ điển: vẽ mây nẩy trăng, lấy động tả tĩnh. Tác giả miêu tả âm thanh
tiếng động của cánh sen rơi, nhưng lại thấy toát lên sự tĩnh lặng. Một cánh sen rơi đủ làm mặt nước
rung rinh gợn sóng. Không gian yên tĩnh, thoáng đãng và trong lành như được ướp hương sen, và
chú bồ nông kia như cũng bị thôi mien trong cảnh sắc này

Và với nhà thơ mỗi mùa có một đặc trưng riêng vẻ đẹp riêng và đó là vẻ đẹp của đất nước và
dân tộc

*Thế giới loài vật và cây cỏ

. Thế giới loài vật: Không chỉ vẽ lên những cảnh sắc thiên nhiên tươi mới, Võ Quảng còn cho các
em tiếp xúc với một thế giới cây cỏ và loài vật hết sức phong phú, đa dạng

Nhà thơ NGÔ XUÂN MIÊN đã có nhận xét: “ trong thơ anh (Võ Quảng) có một mảnh vườn bách
thú và bách thảo mà những em bé nào có cái may mắn được vào đều say mê và yêu thích”. Quả
đúng là như vậy vườn thơ của ông khá giàu có về các loại chim thú và cây cỏ.

Thơ Võ Quảng là thế giới của con trẻ và thế giới của hoa cỏ, loài vật, qua cách nhìn con trẻ. Một
thế giới vui ngộ, cái vui lao động, nẩy nở, sinh sôi.

 Gần gũi nhất với con người là : mèo, vịt, gà, chó, trâu, bò, lợn…

+ Con bê lông vàng “đi qua vườn ớt, nhìn sau nhìn trước, đi qua vườn cà, đi vào đi ra, đi tìm mẹ nó”.
Bê “không thấy mẹ” mà “thấy cái hoa nở”.

Nó bước lại gần

Nó đứng tần ngần

Mũi kề, hít hít

 - Xa hơn là các loài biết bay trên trời cao: chim chào mào, cò vạc, cò, quạ, chim vàng anh

 - Và ngay cả những con vật ở rừng: thỏ, nai, cáo, voi, hổ…

 Ai đó? Mời vào. Một hoạt cảnh thật vui, những “nhân vật” ở đây như Thỏ, Nai, Vạc, Gió
chưa hề quen nhau mà đầy lòng hiếu khách.

 Biết bao thế hệ ông bà nội ngoại, từng ngồi bên cháu trước những trang tranh truyện Mời
vào để cùng nhận diện mấy vị khách lạ sau ba tiếng gõ cửa: Cốc, cốc, cốc.

 - Những con vật dưới nước: cá, bồ nông, chẫu chàng, ếch..
=> Tất cả họp lại 1 xã hội chim, thú rất đông vui, đầy những tiếng hót, tiếng kêu, tiếng vỗ cánh…ríu
rít, inh ỏi như thế giới trẻ thơ đầy ắp tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát thật nhộn nhịp và đáng yêu. Võ
Quảng đã thổi vào trong những loài vật ấy một tâm linh để chúng hiện lên có hồn, có hoạt động như
con người. Võ Quảng thường dựng lên những cảnh rất sống động, trong đó những nhân vật (con
vật)hiện lên với những hoạt động, động tác của chúng rất linh hoạt và ngộ nghĩnh.

VD: + Bạn đọc thú vị khi gặp trong thơ ông một con trâu mộng

“Trợn tròn đôi mắt

Nó cứ nhìn nhìn

Coi bộ không tin

Những người lạ mặt”

(Con trâu mộng)

+ Hay một chú chó vàng tinh nghịch thấy cái gì cũng sủa, cũng chọc vào, đến nỗi chọc cả vào tổ ong,
để ong đốt sưng vêu cả mặt

(Một chú chó vàng)

+ Hay con lợn phàm ăn:

“ Lưng mày múp míp

Mắt mày béo híp

Đuôi mày ngúc ngoắc

Miệng mày nhóp nhép

Mũi mày hít hít

Ụt ịt ! ụt ịt !..

(Con lợn)

=> Tác giả viết về con vật như viết những cảm xúc, những suy nghĩ của tuổi thơ mình. Và bạn đọc,
đọc thơ ông như cũng được gặp lại chính tuổi thơ của mình ở đó.

. Về loài cây cỏ:

những bài thơ của Võ Quảng con viết về cây cỏ thường rất tươi tắn với màu sắc rực rỡ: trong
bài thơ “Ai cho em biết”

“Hoa cải li ti

Đốm vàng óng ánh

Hoa cà tim tím


Nõn nuột hoa bầu

Hoa ớt trắng phau

Xanh lơ hoa đỗ

Cà chua vừa độ

…xanh ngắt hàng hành

xanh lơ cải diếp..”

=> Cỏ cây thiên nhiên trong thơ Võ Quảng thường mang một sức sông mãnh liệt. Khiêm nhường như
một (Mầm non) cũng biết “bật chiếc vỏ rơi” để “đứng dậy giữa trời”, mạnh thì như rừng núi đồi
nương “đâm toạc màn sương, mở ra cõi đất”…có thể nói Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế
giới cỏ cây và vạn vận xung quanh. Chính vì thế thơ ông thường có những sững sờ, đột ngột, chứa
chất một cái gì đột biến trong bừng tỉnh trong nảy nở và sinh sôi, vô cùng tươi mới…

 b) Những bài học giáo dục đầu tiên về cuộc sống

Là nhà văn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ thơ. Võ Quảng quan niệm: “văn học viết cho
thiếu nhi còn đặt ra vấn đề chính yếu thứ 2, đó là vấn đề giáo dục: giáo dục cái hay, cái đẹp cho thiếu
nhi. Người viết cho thiếu nhi là một nhà văn, nhưng đồng thời cũng là một nhà giáo, muốn các em
trở nên tốt đẹp.”chính vì vậy ta thường bắt gặp trong thơ ông một ý nghĩa giáo dục cụ thể, hướng
các em vào những việc làm tốt như: chăm học, chăm làm, giúp đỡ bố mẹ….

Nhưng đó không phải là lời giáo huấn khô khan, gò ép mà ông đã khéo léo gài lồng ý nghĩa giáo
dục trong những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ.

VD: trong bài thơ AI DẬY SỚM Võ Quảng viết:

“Ai dạy sớm Cả vừng đông

Bước ra nhà Đang chờ đón

Cau ra hoa Ai dậy sớm

Đang chờ đón Chạy lên đồi

Ai dậy sớm Cả đất trời

Đi ra đồng Đang chờ đón”.

=> Với quan niệm của mình, Võ Quảng đã sáng tác những bài thơ không chỉ giúp các em phát hiện ra
những cái đẹp xung quanh, cái đẹp của thiên nhiên mà còn giúp các em hiểu được cái đẹp ấy chính
là nhờ bàn tay lao động nhờ công việc của con người.

Thơ Võ Quảng luôn hàm chứa một cái gì đột biến trong bừng tỉnh, nẩy nở, sinh sôi.

Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới hoa cỏ và loài vật quanh ta. Ông thổi vào chúng
sự sống vui và làm cho các em cùng chúng ta vui cái vui của sự sống bình thường. Cứ như vậy ông
góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ; và giúp cho con người kéo
dài sự tươi tắn của tuổi thơ. Thơ Võ Quảng ít nói điều gì cao xa, to tát, trừu tượng.

Ý kiến của Võ Quảng sau đây về thơ cho thiếu nhi cũng hoàn toàn phù hợp với thơ ông: “... với
những mảnh vải thông thường nhà thơ có nhiệm vụ phải may thành những bức thảm đầy đủ màu
sắc sinh động và tươi vui. Keo vật có mệt là vì những hạn chế đó. Và trong keo vật đó, người làm thơ
có cảm giác không phải cố dốc hết sức ra, mà có lúc phải cố sức giảm sức đi, làm nhỏ lại, cố cho thơ
trẻ ra và rũ hết những hiểu biết cồng kềnh”.

 2.Văn xuôi Võ Quảng viết cho trẻ em

a) Truyện đồng thoại:

Truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong 2 tập truyện:

+ Những chiếc áo ấm (1970)

+ Bài học tốt (1975)

Với những chuyện tiêu biểu như: chuyến đi thứ hai, bài học tốt, trong một hồ nước, hòn đá, mèo
tắm, trăng thức, những chiếc áo ấm….

-> Đây là loại chuyện giàu chất tưởng tượng. Nhưng một điều dễ dàng thấy trong nhũng đồng
thoại hay, truyện đồng thoại của Võ Quảng nhẹ nhàng mà thấm thía. Nó đem đến cho trẻ những bài
học bổ ích, giúp trẻ vững vàng hơn trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình.

VD: trong truyện “bài học tốt”

Tác giả cho các em được gặp gỡ với một chú Rùa mà ước mơ đi đây đi đó, nhưng lại hay lười, hay
ngại, muốn ý vào người khác nên đã bám vào chân ngựa để chạy cho nhanh. Rốt cuộc là rùa bị ngã
làm cái mai vỡ ra nhiều mảnh, nhưng thật may, “ những mảnh vỡ sau đó lành lại ”, và cũng từ đó
“Rùa rút ra được bài học tốt” . Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập
thành công và thắng trong cuộc chạy thi với thỏ.

-> câu truyện dí dỏm này Võ Quảng đã giúp các em nhận thức một điều: sự bám víu tầm gửi trong
cuộc sống là điều đáng ghét và nguy hại

VD: Hay đáng chú ý là câu truyện “những chiếc áo ấm”:

Không phải ngẫu nhiên mà Võ Quảng lấy tên truyện này để đặt tên cho một tập sách. Trong
truyện các em được gặp một xã hội rừng xanh với muôn loài thật thú vị. Mỗi loài đều có một biệt tài
riêng: nhím thì xâu kim, tằm thì xe chỉ, ốc sên vạch phấn, bộ ngựa cắt vải, …tất cả đều biết phát huy
hết khả năng của mình, nương tựa sưởi ấm cho nhau trong những mùa đông tháng giá, trong cả
cuộc đời. Chúng đã làm nên cuộc sống ở rừng xanh, baih hát rừng xanh. Đó là bài học đẹp đẽ về tính
đoàn kết, về sức mạnh của tập thể.

Còn có rất nhiều câu truyện có ý nghĩa khác nữa mà Võ Quảng muốn gửi đến các em. Tất cả đều
có tính giáo dục các em trong cuộc sống hàng ngày….
Tất cả câu truyện của ông không ham viết dài. Truyện của ông thường ngắn và động. Chỉ bằng vài
nét phác họa, ông đã dựng lên một cảnh trí, một tình huống, mà ở đó có đủ màu sắc, âm thanh sống
động, làm toát lên ý nghĩa cũng như tư tưởng của người viết.

* Đặc điểm của truyện đông thoại:

- Truyện của Võ Quảng mang đạm chất dân gian:

+ Khi giải thích đặc điểm tự nhiên của loài vật, Võ Quảng vẫn tiếp tục con đường nghệ thuật dân
gian. Ông cũng đưa ra những lời giải thích ngộ nghĩnh, phù hợp với vốn kinh nghiệm và “cái lí” của
trẻ em. Chẳng hạn, Mắt Giếc đỏ hoe vì khóc nhiều, Mèo sợ nước nên chỉ tắm khô, tiếng hú của Vượn
là dư âm tiếng kêu đau thương về sự mất mát của đồng loại... Cách giải thích như thế, nhìn chung
tạo được niềm tin ngây thơ nơi những tâm hồn con trẻ.

+ Chất dân gian trong truyện đồng thoại của Võ Quảng còn được thể hiện qua việc tác giả sử dụng
kiểu bố cục tác phẩm theo hai phần trước sau rõ ràng. Mỗi phần có một chức năng riêng, cụ thể:
phần diễn truyện mô tả sự việc, phần kết truyện nêu lên hệ quả sự việc.Lối bố cục này là hoàn toàn
phù hợp với tầm đón nhận của các em, nhất là các em tuổi nhi đồng. Điểm mới trong các kết truyện
của Võ Quảng là việc đưa thêm lời người kể chuyện. Chẳng hạn, “Cho đến ngày nay, khi các bạn đi
qua một cánh rừng vẫn còn nghe tiếng hú của Vượn...” (Vượn hú) hay “Riêng về cái mai, mời các bạn
hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật” (Bài học tốt……

- Truyện đồng thoại của Võ Quảng mở rộng chức năng phản ánh hiện thực:

+ Lấy cảm hứng từ truyện dân gian Cóc kiện Trời, Võ Quảng kể về anh Cóc Tía quyết định nối
gót Cụ Tổ lên kiện Trời để đòi mưa cho hạ giới. Đường xa vạn dặm, dốc núi cheo leo, sông sâu thăm
thằm nhưng Cóc Tía không hề nản chí. Thế rồi, nhờ gặp được Cò Bạch mà Cóc Tía thấy không cần
phải lên kiện Trời nữa. Dưới đôi cánh của Cò Bạch, Cóc Tía đã nhìn thấy những con mương ngang
dọc, những hồ chứa nước, những trạm thuỷ nông phun nước ào ào. Tất cả những hình ảnh ấy, theo
Cò Bạch chính là thành quả của người lao động: “nhân dân vùng này, trong mấy năm qua đã đắp
những đập cao ngăn nước, cho nước chảy vào các ao hồ. Nước các ao hồ dâng lên. Họ lại đào những
con mương lớn nhỏ, cho nước chảy đến tưới khắp cánh đồng. Ông Trời không mưa nhưng họ vẫn có
thừa nước để tưới ruộng”.

+ Không dừng lại ở việc phản ánh cuộc sống lao động, truyện đồng thoại của Võ Quảng còn mở
rộng sang cả đề tài chiến tranh. Đó là trường hợp truyện Hòn Đá, một tác phẩm gợi lên kí ức đau
thương về chiến tranh. Sự tàn khốc của chiến tranh, ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết
đã được Đá Cuội tái hiện qua những dòng kể ngắn ngủi cho các bạn Đồng Hồ và Lịch Treo. Từ rừng
sâu, Đá Cuội đã trở về trong ngôi nhà nhỏ, trở thành người kể chuyện cổ tích chiến tranh để “gợi lại
hình ảnh của anh, nhắc nhở chung quanh cần sống như người đã mất”... Truyện đồng thoại của Võ
Quảng như vậy đã hướng vào những hiện thực lớn của đời sống đất nước.

- Truyện đồng thoại mang dáng dấp truyện ngụ ngôn:

- Truyện đồng thoại của Võ Quảng ngắn gọn, ngôn từ giàu hình ảnh:

=> Toàn bộ thế giới đồng thoại của Võ Quảng chứa đựng một triết lý sống, một kinh nghiệm sống
thật hồn nhiên mà sâu xa. Đọc đồng thoại của Võ Quảng ta như càng được chứng minh khả năng
tung hoành của tưởng tượng - điều mà chính tác giả cũng đã từng khẳng định: “không có chỗ nào gọi
là xa xôi, không có vấn đề gì gọi là cao siêu mà truyện đồng thoại không vươn tới được”.

b) Tiểu thuyết:

Có các tập tiểu thuyết như: Cái thăng (1961), chỗ cây đa làng (1964). N hưng tiêu biểu là 2
tác phẩm: Quê nội (1973), tảng sáng (1976).

Với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng dẫn ta vào sinh hoạt của một làng quê có tên là Hòa
Phước, ven sông Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trong và sau Tháng Tám - 1945. Đằm thắm trong
một tình yêu, một nỗi niềm nhớ thương vừa vời vợi, vừa sâu thẳm, truyện của Võ Quảng dường như
không chú ý, hay nói đúng hơn, không nhằm lạm dụng cái lạ, cái riêng trong dấu ấn của từng vùng.
Hòa Phước là quê của tác giả, của một người con vùng quê Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Hàn,
Cửa Đại... nhưng cũng là của anh, của tôi, của tất cả. Nghe chuyện Hòa Phước của tác giả cũng như là
nghe kể về quê hương của chính mình. Rõ ràng khi Võ Quảng viết “hết mình” trong một tình yêu
“quê nội” thì cũng là khi Võ Quảng đã gặp tất cả chúng ta - những người hẳn ai cũng khao khát một
tình yêu quê. Và tình yêu quê hương, như xưa nay vẫn vậy là một tình yêu không biên giới. Yêu quê
mình và đồng thời yêu quê bạn. Yêu nơi mình sinh ra và yêu nơi mình ghé đến. Rồi chính do sự hòa
nhập, sự đổi trao, sự bổ sung đó mà biết nâng tình yêu quê hương cụ thể lên tình yêu Tổ quốc.

Hai nhân vật chính đi suốt Quê nội, Tảng sáng, tham gia vào tất cả các sự cố, gắn nối các mảng
khối hành động - đó là hai cậu bé có tên Cục và Cù Lao. Cả hai dường như có hao hao hình bóng tác
giả. Giá trị lớn của bộ truyện mà Võ Quảng đã dồn hết mọi tâm lực, cùng kỷ niệm cả một thời trẻ
sống hết mình với quê hương, khao khát đến với cách mạng, chính là ở sự sống của hai nhân vật này.
Trong hình ảnh Cục và Cù Lao có sự hiện diện, sự hoá thân, sự sống động trở lại của tất cả tuổi thơ
chúng ta, mỗi người có thể có một khuôn mặt riêng không giống nhau; nhưng ai lại chẳng có ít nhiều
cái ngộ nghĩnh ấy, cái tinh nghịch ấy, cái ham say chơi đùa ấy, cái khôn ranh hoặc vụng dại ấy. Ai
trong chúng ta lại chẳng có một tuổi thơ tuy thiếu nghèo hoặc no đủ về vật chất và tinh thần có khác
nhau, nhưng đều có cùng một khao khát muốn làm việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách,
muốn vươn lên những việc quá sức mình, muốn nhanh chóng thành người lớn, muốn được giao
những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao quả Võ Quảng đã phát hiện được một cái gì thật nghiêm
trang và hệ trọng, và cũng thật là điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh,
không lắp lại của nó.

 * Tiểu thuyết “Quê nội”:

Tiểu thuyết quê nội là truyện kể về chú Hai Tuân cùng cậu con trai là Cù Lao, sau bao năm lưu lạc
sứ người, đến khi CMT8 thành công mới tìm đườn về quê, nhận lại họ hàng ruột thịt. Cùng với sự trở
về của cha con chú Hai Tuân, cả làng Hòa Phước như cũng được hồi sinh. Tất cả hồ hởi cùng bắt tay
vào xây dựng cuộc sống mới, nhưng không ai quên những ngày quá khứ đau buồn.

Hiện tại – quá khứ đan xen nhau trong lời kể của cậu bé Cục (nhân vật tôi người kể chuyện) đã
làm nổi bật thân phận của từng nhân vật: những chị Ba, anh Bốn, chú Hai, dì Năm, …đều hiện lên
một cách sống động. Tác giả đã nghiền ngẫm về những nỗi khổ cực và những phẩm chất tốt đẹp của
họ.Trong không khí cách mạng đang sục sôi khắp nơi người ta càng thấm thía nỗi khổ nhục của
những ngày bị áp bức, bóc lột, bị lưu lạc.
Nhưng cách mạng đã về, trả lại quê hương, trả lại cuộc sống cho tất cả. Làng Hòa Phước cũng như
khắp mọi miền quê trên đất nước đều thay da đổi thịt. Đặc biệt CM đã kết nối mọi vùng quê lại với
nhau từ Hòa Phước tới cù lao Chàm….

=> Với “Quê nội” tác giả muốn đưa ra một triết lí, nghười dân đã mất nước thì không còn có quê
hương. Chính bởi vậy, mà âm hưởng chủ đạo của tác phẩm là ca ngợi. Ngợi ca công lao to lớn của
CMT8. Nhờ có CM người dân từ kiếp người nô lệ đã được trở lại làm người, và cũng nhờ CM mà anh
em, gia đình mới được sum họp

 * Tiểu thuyết “Tảng sáng”

Tảng sáng có thể coi là tập 2 của “Quê nội” vẫn tiếp tục mạch cảm hứng của “quê nội” kể về sự
nghiệp diệt giặc dốt với chủ đề “bừng lên một làng”. Các em thiếu nhi tích cực tham gia mặt trận
bình dân học vụ, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của 2 nhân vật Cục và Cù Lao…nhưng rồi Pháp
quay trở lại…ngày đêm đập vào mắt mọi người.

Quê hương lại một lần nữa bừng lên với những ngày đấu tranh gian khổ mà vinh quang. Một lớp
người đang trưởng thành, như Cục và Cù Lao, nối tiếp “tre già măng mọc”. Đây cũng chính là 2 nhân
vật trung tâm có mặt trong suốt chiều dài tác phẩm tham gia vào mọi biến cố của câu chuyện. Đó
cũng chính là hình ảnh mạnh mẽ, tự tin của lớp trẻ sau cách mạng .

=> Những trang Võ Quảng, cả văn và thơ đều chan chứa một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, hoa
trái, chim muông nơi cảnh sống quanh ta; cùng là chan chứa một tình yêu quê, nơi những người
thân yêu cùng sống, nơi chứa đầy những kỷ niệm thời thơ ấu, nơi ghi nhận từng bước sự trưởng
thành của đời người.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc:

+ ông thường phát hiện ra những vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi và kì diệu

. Thơ của Võ Quảng đọc thơ ta có cảm giác như được dạo chơi trong một công viên kì lạ, ở đó có
bao nhiêu loài chim, loài cỏ thơm, có những dọt sương sớm, những ánh nắng ban mai…thiên nhiên
rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt, vui tai nhưng cũng thật thơ mộng và óng ả. Vườn thơ
của ông có những bức tranh lộng lẫy, cảnh sắc thiên nhiên, ông phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên
từ những chi tiết gần gũi nhất những chi tiết được ông chọn lọc để miêu tả thiên nhiên, thường có
sức gợi, sức khái quát:

VD: một thoáng đổi thay của đát trời khi mùa xuân chợt đến, được ông miêu tả qua sự thức tỉnh của
một chồi biếc:

“Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn”

( Mầm non)
Hay những bài thơ của Võ Quảng viết về cây cối

Thường rât tươi tắn, đây là 1 vườn xuân rực rỡ sắc màu với vẻ đẹp của:

“Hoa cải li ti

Đốm vàng óng ánh

Hoa cà tim tím

Nõn nuột hoa bầu

Hoa ớt trắng phau…”

=> Thiên nhiên như bừng tỉnh, phô diễn các sắc màu quý cũng làm cho mùa xuân thêm tươi tắn

- Trong văn xuôi Võ Quảng viết cho thiếu nhi cũng khá phong phú, có những tranh miêu tả thật tài
hoa và sâu sắc

VD: trong tác phẩm “Quê nội và Tảng sáng” tác giả đã vẽ lên cảnh quê thật lộng lẫy và xinh đẹp =>
một vùng quê đẹp và trù phú bên dòng sông Thu Bồn với những bãi dâu bạt ngàn, quanh năm lách
cách tiếng thoi dệt lụa của các cô thôn nữ ; những làng xóm xanh tươi cây trái, những vạn chài san
sát ghe thuyền buôn bán và đánh cá…nơi đó có những con người thật chất phác, cần cù, là đủ mọi
nghề kiếm sống và kiên quyết bám trụ quê hương trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp

b) Ngôn ngữ giàu nhạc điệu:

- Thơ văn Võ Quảng rất giàu nhạc điệu, trẻ em thích và dễ thuộc thơ ông cũng vì nhạc điệu đó, có
những bài đọc lên thấy linh hoạt, tự nhiên như một đồng dao như bài thơ: Chị chổi tre, mời vào…có
những bài dịu êm hài hòa như : Thuyền lướt, anh đom đóm….lại có những bài tiết tấu luôn thay đổi
như: Gà mái, báo mưa…

- Hệ thống ngôn ngữ được sử dụng trong thơ ông là những từ thông dụng, giản dị, dễ hiểu nhưng
dặc biệt ông chú ý sử dụng các biện pháp tu từ để làm cho vốn từ ngữ đó thật sống đọng và hấp dẫn

- Thơ Võ Quảng chắc khỏe với những từ láy, những thanh trắc, những cử chỉ , hành động luôn
luôn biến đổi. Ông rất sành dùng phần trắc trong thơ, bởi vần trắc hợp với tâm hồn vui tươi nghịch
ngợm của trẻ thơ như khi ông miêu tả chú lợn phàm ăn:

Lưng mày múp míp

Mắt mày béo híp

Đuôi mày ngúc ngoắc

Miệng mày nhóp nhép

Mũi mày hít hít

Ụt ịt ! ụt ịt..!
- Võ Quảng biết khéo léo kết hợp những mảng từ tượng thanh bằng cách dùng tiếng kêu của
loài vật như: gà thì cục tác cục tác, vịt thì cạc cạc, lợn ịt ịt ịt..hoặc mô phỏng tiếng kêu của
laoif vật, tiếng động của cỏ cây như: con gà mái bình thường thì kêu tót tót lúc giật minh thì
kêu oắc oắc, con chẫu chàng ọc uộc->học thuộc.

=> Chính cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo đã tạo nên nhạc điệu trong thơ Võ Quảng. Ông đã đem
đến cho trẻ em những vần thơ thạt vui và dễ cảm xúc, còn người lớn đọc thơ ông cũng có những
giây phút thư giãn thật thú vị với cảm giác được trở về thời hồn nhiên tre thơ

c) Những chi tiết hài hước dí dỏm:

* thơ:

Góp phần tạo nên sự hồn nhiên, tươi trẻ trong thơ Võ Quảng còn là những chi tiết hài hước, dí
dỏm, ngồ ngộ vui và dễ nhớ, sự dí dỏm đó được ông thể hiện qua cách quan sát, nhìn nhận thể hiện

VD:

-Trong bài thơ 4 người, ông ví hồn mùa xuân, hạ, thu, đông như 4 người lính gác, 4 người lao
động cần cù, chăm chỉ, đầy trách nhiệm và sáng tạo để làm cho đất trời luôn mới mẻ

- Với bài thơ 3 chị gà mái, Võ Quảng không chỉ thể hiện 1 sự duyên dáng và tinh tế mà còn thật hóm
hỉnh. Quan sat 3 cô gà mái ông bỗng liên tưởng tới những cá tính khác nhau của con người. cách ông
thể hiện tâm tính của 3 chị gà mái – mái nâu thì ra dáng sành điệu “ uống ngụm nước mưa, như
người say sưa, nhấp ly rượu ngọt” – gà mái trắng yếm đỏ hoa vàng tình tứ trong dáng vẻ “mặt nhìn
tha thiết” – còn mái đen thì đoảng vị “ đi đứng loăng quăng, như người mất của có lúc lại tần ngần,
mắt nhìn dồn dáo”

=> Những chi tiết dí dỏm, hài hước ấy đã góp phần tạo nên nhũng tiếng cười sảng khoái cho người
đọc tạo nên sự hấp dẫn ở thơ ông

• Văn xuôi: ông có cách miêu tả nhân vật dí dỏm, hài hước

VD: Cù Lao trong “Quê nội và tảng sáng” , với nước da đen thui, với cái mũ vải có nhiều múi chắp
lại và đặc biệt có thói quen ăn đườn trộn với mắm cái, Cù Lao hoàn toàn không giống những đứa trẻ
ở quê, em bị gọi là “ mọi biển”

=> Ta có thể thấy ông đã tạo ra được một màu sắc riêng, giọng điệu riêng, một phong cách không lẫn
bất cứ ai.

Võ Quảng ra đi trong lặng lẽ đã 3 năm; sau khi đã để lại cho đời một tình yêu con trẻ hết mình và
trọn đời; và với tình yêu đó, ông đã để lại cho nhiều thế hệ trẻ bao hành lý tinh thần quý giá, nó làm
giàu có tâm hồn mỗi con người. Võ Quảng đã chăm chút biết bao nhiêu cho cái phần sống bên trong
ấy của con người ngay từ tuổi thơ. Và ông còn nhắc nhở ta khi đã đi qua tuổi thơ, càng cần biết
chăm chút hơn, nhân hậu hơn, với tất cả những gì thân thiết, cả những gì còn xa lạ, hoặc ngang trái
trong vận hành đầy vất vả của cuộc đời, cả trong sự tự quên mình đi vì niềm vui và hạnh phúc của
người khác.

You might also like