Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Các dạng thông điệp truyền thông

Note: Những cái bôi xanh, bôi đỏ đại ý là để đưa lên slides; mấy cái gạch
chân thì nghĩa là không đưa lên slides cũng được nhưng lúc thuyết trình thì cố
gắng nhớ hoặc là để ý để đọc cho mọi người hiểu; còn mấy cái chữ đen bình
thường, không làm gì cả thì cứ đọc và thuyết trình bình thường, đại ý là quên thì
thôi cũng được.

Thông điệp truyền thông có thể được chia thành nhiều dạng khác nhau dựa
trên các tiêu chí khác nhau:

Thứ nhất là theo hình thức truyền tải: Thông điệp có thể được truyền tải qua
nhiều hình thức khác nhau, bao gồm âm thanh, hình ảnh, văn bản, video, đài
phát thanh, truyền hình, báo chí, tạp chí, mạng xã hội và các kênh truyền thông
khác. Mỗi hình thức truyền tải thông điệp này có thể được sử dụng để truyền đạt
thông tin, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tạo động lực cho khách
hàng mua hàng hoặc đưa ra các thông tin cần thiết cho công chúng.

Ví dụ khi truyền tải thông điệp qua âm thanh (âm nhạc, giọng điệu). Không chỉ
dừng lại ở việc tạo ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi người dùng, thông điệp
truyền thông hay còn phản ánh những giá trị chung của doanh nghiệp với
giọng điệu phù hợp. Khi xây dựng thông điệp, các marketer cần phải điều
chỉnh giọng điệu sao cho phù hợp với tính chất, đặc trưng của từng sản phẩm,
dịch vụ. Ví dụ như Thông điệp marketing của ông lớn Pepsi “Đã quá Pepsi
ơi” đã trở nên viral và in sâu trong tâm trí người tiêu dùng nhờ giọng điệu vui
nhộn, hài hước và khơi gợi cảm giác sảng khoái. Hay như cách đưa âm nhạc
vào sản phẩm truyền thông của Điện Máy Xanh “Bạn muốn mua Tivi – đến
điện máy xanh, bạn muốn mua tủ lạnh – đến điện máy xanh, máy lạnh, máy giặt
– đến điện máy xanh, điện máy xanh u a u a...” (chắc là đoạn này phát video
đoạn nhạc cho lớp xem. I think so). Với giai điệu bắt tai, quảng cáo của Điện
Máy Xanh rất nhanh chóng trở nên viral. Xét về mục tiêu ban đầu là lan truyền
thông điệp: Mua hàng điện máy – Đến Điện Máy Xanh thì chiến dịch đã
hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Thậm chí thông điệp này còn được cư dân mạng
chủ động lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Ví dụ khi truyền tải thông điệp qua văn bản (slogan). Đầu năm 2016, những
chai, lon Pepsi bỗng khiến nhiều người tò mò vì vẻ ngoài khác lạ với những
biểu tượng PepsiMoji hài hước, sinh động. Với thông điệp “Uống Pepsi, nói
khác đi” trên vỏ lon/chai - khuyến khích mọi người hãy vui vẻ tận hưởng từng
phút giây của cuộc sống bằng việc làm khác đi, thay vì cứ đóng khung mình
trong sự nhàm chán và cũ kỹ.

Ví dụ: Khi truyền tải thông điệp qua hình ảnh. Bức tranh kêu gọi mọi người
hiến máu với thông điệp “Khi bạn hiến máu, bạn cũng đồng thời trao nguồn
sống cho người khác”. Cũng có thể kể đến Thông điệp “Đây là cách mà môi
trường đang tồn tại: Hãy cố gắng chỉ để tồn tại” – bức tranh kêu gọi mọi người
bảo vệ thiên nhiên ở Goiás, Brazil.
Ví dụ khi truyền tải thông điệp qua mạng xã hội, có thể kể đến các nền tảng
như: Facebook, Zalo, Instagram,...Cách truyền tải này được sử dụng khá phổ
biến, hầu hết các nhãn hàng, các chương trình truyền hình, những người nổi
tiếng hay các nhóm cộng đồng...đều lựa chọn truyền tải thông điệp qua mạng xã
hội vì có thể tiếp cận đến rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ.

Thứ hai là theo mục đích: Thông điệp có thể được thiết kế để giáo dục, tuyên
truyền, quảng cáo, bán hàng, thúc đẩy nhận thức, chia sẻ thông tin...

Ví dụ: Thông điệp truyền thông của vinamilk “Vươn cao Việt Nam – Vươn tầm
thế giới” với mục đích thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc quốc
gia, đồng thời sự phát triển của thương hiệu Vinamilk cũng song song với sự
phát triển của đất nước

Một ví dụ khác như là Thông điệp truyền thông về giáo dục : “Giáo dục và
ý nghĩa cuộc sống”. Thông điệp cuốn sách đưa ra rất nhân văn: “Tất cả chúng ta
nhất thiết phải học cách trở thành người có lòng trắc ẩn, biết bằng lòng với
những cái tối thiểu và tìm kiếm cái tối cao. Chỉ khi đó nhân loại mới thực sự
được cứu rỗi.” Thông điệp được đưa ra với mục đích tạo dựng một nền giáo dục
đúng đắn, giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống trong tính toàn thể của nó.

Thứ ba là theo đối tượng: Thông điệp có thể được nhắm đến các đối tượng
nhất định, bao gồm khách hàng tiềm năng, người tiêu dùng, nhà đầu tư, cộng
đồng, công chúng và các đối tượng khác

Chẳng hạn:

Thông điệp truyền thông đến khách hàng: Thông điệp này được thiết kế để
truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty đến khách hàng.
Ví dụ: McDonald’s: Thương hiệu này sử dụng thông điệp “I’m Lovin’ It” để
tạo ra cảm giác hạnh phúc và niềm vui cho khách hàng khi ăn McDonald’s.
Cụm từ này đã giúp cho doanh thu bán hàng của McDonald's tăng vượt trội, từ
đó trở thành câu nói gợi nhắc hiệu quả cho dịch vụ của hãng.

Thông điệp truyền thông đến cộng đồng: Thông điệp này được thiết kế để
truyền đạt thông tin về một vấn đề cộng đồng hoặc một sự kiện đến cộng đồng.

Ví dụ: Chương trình “Điều ước thứ 7” là một chương trình truyền hình thực
tế của Đài Truyền hình Việt Nam, được phát sóng trên kênh VTV3 từ năm
2014. Mục đích của chương trình là thực hiện những ước mơ cụ thể của nhân
vật trong mỗi tập, qua đó gửi gắm hy vọng về niềm tin yêu cuộc sống nơi
khán giả. Mỗi tập phát sóng có sự xuất hiện của một nhân vật chính với một
câu chuyện, ký ức hay những ước mơ tương lai có sức lay động tới trái tim
người xem. Chương trình là hành trình giúp các nhân vật này thực hiện ước mơ
với nhiều tình tiết bất ngờ, hài hước mà ngay cả những người trong cuộc cũng
không biết được. Một chương trình khác như là “Cơ hội cho ai – Whose
chance?” - chương trình truyền hình thực tế số 1 về việc làm của Việt Nam, tạo
thành cầu nối giữa Nhà tuyển dụng và Người lao động với slogan: Tìm việc –
Tìm người – Tìm cơ hội đổi đời. Chương trình tạo ra một sàn giao dịch việc
làm, nơi mà năng lực lao động, mức lương, chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp trả
cho người lao động được thương lượng một cách công khai trên truyền hình,
giúp khán giả có thể tham khảo được mặt bằng lao động, tiền lương.

Thứ tư là theo phương tiện truyền thông: Thông điệp có thể được phân loại
theo PTTT mà chúng ta truyền tải, bao gồm truyền hình, phát thanh, báo chí, tạp
chí, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Ví dụ: Khi thông điệp được phát qua truyền hình thì nhà truyền thông phải sử
dụng cung cách mới lạ và tương phản, hình ảnh và hàng tít bắt mắt,... Nếu kể
đến những thương hiệu sản xuất TVC phát trên truyền hình nhiều nhất, thì
không thể bỏ qua những TVC quảng cáo của vinamilk. Từ những quảng cáo
thông minh, ngộ nghĩnh đầy đáng yêu đến những thước phim áp dụng tính logic
và dẫn chứng khoa học đầy thuyết phục, Vinamilk nhanh chóng chiếm được
cảm tình của đông đảo khán giả. Hình ảnh bác bò láy xe bán mắt kiếng và giày
thả dốc từ trên đồi xuống với câu rao bán “Ai mắt kiếng, ai giày độn hong?” có
lẽ là một video quảng cáo đi vào kí ức của mọi người. Vì một phiên bản hoạt
hình ngộ nghĩnh của chú bò, cộng thêm những hình ảnh, vũ điệu bò sữa ngộ
nghĩnh. Điều không thật nhưng lại xuất hiện rất đáng yêu. Mở màn vô cùng
thông minh của TVC quảng cáo của Vinamilk khi đưa dụng ý của thông điệp
ngay từ đầu qua câu chuyện bán giày và kiếng cùng với câu đáp lời chắc nịch
“dạ không”. Và ngay lập tức là bài hát thay lời lý giải cho câu trả lời. Không chỉ
khéo léo đưa ưu điểm sản phẩm vào, mà có cả cách hướng dẫn sử dụng “ngày 3
ly”. Nối tiếp sau đó chính là thành phần như một lời củng cố niềm tin. Và cuối
cùng khép lại là hình ảnh sản phẩm cùng key message “Vinamilk mắt sáng dáng
cao”. Chính yếu tố motion và brief trong TVC quảng cáo của Vinamilk này đã
mang lại hiệu ứng tuyệt vời cho chiến lược sản phẩm.

Ví dụ khi truyền tải thông điệp qua báo chí. Như mọi người biết, báo chí có
vai trò định hướng xã hội, vậy nên thông điệp truyền thông được truyền tải qua
báo chí cũng là cách thức được sử dụng khá phổ biến. Khi truyền tải thông
điệp qua báo chí, tùy theo nhu cầu và mục đích, chúng ta có thể lựa chọn
truyền tải theo nhiều cách, chẳng hạn như mô tả trình độ chuyên nghiệp
của doanh nghiệp hoặc kinh nghiệm trong việc làm ra sản phẩm. Ví dụ:
Hãng hills Brothers trình bày một khách hàng đang cẩn thận lựa chọn những hạt
cà phê, hãng Italian Swiss Colony nhấn mạnh nhiều năm kinh nghiệm của mình
trong nghề làm rượu vang. Hoặc cũng có thể đưa ra bằng chứng khoa học:
trình bày kết quả khảo sát hay bằng chứng khoa học cho thấy sản phẩm được ưa
chuộng hay xuất sắc hơn các sản phẩm cùng loại. Trong nhiều năm Crest đã
trình bày những bằng chứng khoa học để cho khách tin rằng kem đánh răng này
có khả năng chống sâu răng tuyệt hảo.

Thứ năm là theo thời gian: Thông điệp truyền thông có thể được phân loại dựa
trên thời gian chúng được truyền tải, bao gồm thông điệp TT ngắn hạn, thông
điệp TT dài hạn và thông điệp TT trong tương lai

+ Thông điệp truyền thông ngắn hạn: Thông điệp này được truyền tải trong
một khoảng thời gian ngắn, thường chỉ trong vài giây hoặc vài phút hoặc vài
giờ. Ví dụ như: Livestream sale các mặt hàng (Livestream sale ngày
1/1,2/2...của Shopee; Livestream sale các mặt hàng thời trang như: son, phấn,
váy, áo dài...những ngày cận Tết, Noel, Halloween...). Những livestream này
chỉ diễn ra trong vài giờ và người mua chỉ có thể săn sale trong khoảng thời
gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó, người bán hoặc là nhà sản xuất
thường sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn, cũng từ đó mà mang về lợi nhuận.
Hay một ví dụ khác, đó là: Quảng cáo trên tivi. Quảng cáo thường xuất hiện
giữa các chương trình truyền hình, phim điện ảnh..và chỉ diễn ra trong ít phút.

+ Thông điệp TT dài hạn: Thông điệp này được truyền tải trong một khoảng
thời gian dài hơn, thường từ vài ngày đến vài tuần. Ví dụ như: các chiến dịch
quảng cáo dài hạn hoặc các chương trình giáo dục. Một ví dụ cụ thể đó là
Chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã kéo dài từ năm 2011 đến
năm 2019. Trong chiến dịch này, tên của khách hàng được in trên chai
Coca-Cola, tạo ra một trải nghiệm cá nhân và kích thích sự tương tác của
khách hàng với thương hiệu

+ Thông điệp TT trong tương lai: Thông điệp này được truyền tải với mục
đích đưa ra thông tin về một sự kiện hoặc một sản phẩm sẽ được phát hành
trong tương lai. Ví dụ: Chiến dịch quảng bá bộ phim “The Dark Knight”
vào năm 2008. Chiến dịch này bao gồm các trailer đầy kịch tính, các poster đen
trắng đơn giản và các trò chơi trực tuyến tương tác. Các trailer của bộ phim
được phát hành trên mạng và trên truyền hình, tạo ra sự chú ý lớn từ khán giả.
Các poster đen trắng đơn giản cũng được phát hành trên khắp các thành phố trên
thế giới, tạo ra sự chú ý và tò mò từ khán giả. Hơn thế, game online cũng được
phát hành, cho phép người chơi tham gia vào thế giới của bộ phim và giải quyết
các câu đố để giành giải thưởng.

Tùy theo cách hiểu mà các dạng thông điệp truyền thông có nhiều cách chia
khác nhau. Trên đây là những dạng thông điệp truyền thông phổ biến, được sử
dụng rộng rãi và có sức lan tỏa đến đông đảo công chúng.

You might also like