triết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: 2.

3 Vận dụng ý nghĩa của phương pháp luận “quy luật thống nhất và đấutranh giữa các mặt
đối lập” để rút ra bài học cho sinh viên khi đối mặt vớimâu thuẫn.
Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển, nên muốn phát triển thì cần phải tôn trọng mâu thuẫn,
cần phải thừa nhận có những mặt đối lập tồn tại và đấu tranh thì mới có sự phát triển. Nếu như sinh viên
không thừa nhận những mâu thuẫn trong cách thức học tập, thì sinh viên sẽ luôn bảo thủ, không có sự
thay đổi. Việc tự học rất quan trọng nhưng nó chưa thực sự phù hợp trong môi trường học tập nhóm, nếu
không có sự đấu tranh để hoá giải mâu thuẫn đó, sinh viên sẽ khó đạt được điểm cao trong các bài tập
nhóm và phát triển hơn nữa các kỹ năng và kiến thức của mình
Vì vậy, mỗi người cần phải có sự cởi mở, tôn trọng đối với những thay đổi bên trong và bên
ngoài của bản thân. Thế giới luôn phát triển không ngừng, việc chấp nhận những thay đổi của bản thân để
giải quyết những mâu thuẫn chính là nguồn gốc và động lực cho quá trình phát triển của mỗi người. Là
thế hệ trẻ, mỗi sinh viên cần nỗ lực, cố gắng để có thể nâng cấp và hoàn thiện bản thân, như thế, ta mới có
thể chạy kịp với xu hướng phát triển hiện nay. Việc chấp nhận mâu thuẫn giúp bản thân mỗi người tìm ra
được nguyên nhân của vấn đề và giải quyết nó thay vì đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài.“Tiên trách kỷ,
hậu trách nhân”, đứng trước những khó khăn và rào cản trong cuộc sống, trước hết mỗi người phải xem
xét lại mình để có thể kịp thời phát hiện ra những mâu thuẫn và thay đổi bản thân để có thể tiếp tục thích
nghi với những điều mới mẻ. Từ đó, mỗi người tránh được những cảm xúc chán nản, muốn bỏ cuộc khi
gặp những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống.
Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do đó cần phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra
cách giải quyết phù hợp; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển
hóa giữa chúng, tránh rập khuôn, máy móc. Trong học tập, không chỉ có mâu thuẫn giữa việc học nhóm
và tự học mà còn có những mâu thuẫn khác như: kiến thức mới và kiến thức cũ, môi trường mới và môi
trường cũ… Không chỉ trong học tập mà trong công việchay các lĩnh vực khác của đời sống cũng tồn tại
những mâu thuẫn khác nhau. Do tính chất từng mâu thuẫn là không giống nhau nên cách phân tích và giải
quyết cho từng vấn đề cũng sẽ khác nhau. Chúng ta không nên sử dụng cách giải quyết của một vấn đề để
áp dụng với các vấn đề còn lại. Từ đó, mỗi người sẽ hình thành nên cho mình sự linh hoạt, sáng tạo và
chủ động trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống
Mỗi người cần đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, chứ không điều hoà, thoả hiệp với mâu thuẫn.
Muốn phát triển thì phải đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn, nếu điều hoà mâu thuẫn, mỗi người sẽ làm
chậm đi sự phát triển của bản thân. Từ đó, con người ta sẽ trở nên chậm chạp, thiếu sự nhạy bén và linh
hoạt để thích nghi với những thay đổi của cuộc sống. Mà bản chất của cuộc sống là luôn thay đổi, vì vậy
muốn có chỗ đứng vững chắc thì mỗi người không được thoả hiệp với mâu thuẫn. Việc giải quyết mâu
thuẫn không phải là dễ dàng mà cần phải có thời gian để đấu tranh và thay đổi. Muốn giải quyết mâu
thuẫn thì cần phải đợi đến thời cơ chín muồi, khi có những điều kiện nhất định. Ngược lại, vội vã giải
quyết mâu thuẫn sẽ tạo nên sự nóng vội hay đốt cháy giai đoạn trong quá trình giảiquyết. Từ đó, ta mới có
thể giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để và dứt khoát. Là sinh viên, mỗi người cần tạo cho mình sự kiên
nhẫn, chấp nhận thời gian để bản thân có sự thay đổi và thích nghi từ từ. Nếu ép bản thân giải quyết mâu
thuẫn, ngược lại sẽ gây ra việc phản tác dụng, không những mâu thuẫn không biến mất mà còn hình thành
nên sự thất vọng, muốn bỏ cuộc.

6
Câu 2: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập
Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với sinh viên
để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.
\Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ đó có thể
vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, phải chú
ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu
rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự
phát triển của bản thân. Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Ngoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương
trình học và cũng phải thấy rõ khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó,
yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai đòi
hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội

Câu 3: Phân loại mâu thuẫn


- Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng:
+ Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suất quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; quy định bản chất, sự
phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
+ Mâu thuẫn không cơ bản: đặc trưng cho một phương tiện nào đó, chỉ quy định sự vận động, phát
triển của một hay một sô mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng:
+ Mâu thuẫn chủ yếu: luôn chủ yếu nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng,
có tác dụng dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá trình phát triển.
VÍ DỤ: ở nước ta giai đoạn 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộcViệt Nam đối với thực dân Pháp.
+ Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng.
VÍ DỤ: Nước ta giai đoạn 1940-1943 mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân.
→ Ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương đối, tùy theo từng hoàn cảnh cụ
thể
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng:
+ Mâu thuẫn bên trong : là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập nằm trong
chính mỗi sự vật, hiện tượng. Vai trò quy định trực tiếp quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng.áo, mâu thuẫn giữa các tiền tệ,…
→ Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu đều là những mâu thuẫn giữa các mặt, các bộ phận, yếu tố bên
trong trong cấu thành sự vật, hiện tượng nên có thể gọi chúng là mâu thuẫn bên trong. Tuy nhiên, sự phân
chia này cũng chỉ mang tính tương đối.s
- Căn cứ vào tính chất lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữacác giai cấp ở một giai
đoạn lịch sử nhất định:
+ Mâu thuẫn đối kháng : là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người và lực lượng, xu hướng xã
hội... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòađược.
VÍ DỤ: chẳng hạn như mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hộichiếm hữu nô lệ, giữa vô sản với tư
sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược. :
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người và lực lượng, xu hướng
xã hội,... Có lợi ích cơ không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
VÍ DỤ: Mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với thợ thủ công; giữa thành
thị và nông thôn,…
- Ví dụ về mâu thuẫn: nhân vật phản diện và nhân vật chính diện trong một bộ phim hoặc một tác phẩm
văn học. Mối quan hệ xã hội bao gồm lối sống có văn hóa và vô văn hóa. Mối liên hệ thống nhất, đấu
tranh giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sinh vật. Sản xuất vào tiêu dùng trong hoạt động kinh tế - xã
hội. Chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển nhận thức. Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình
nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mẫu thuẫn trong
bản than mình; sự thống và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vân động và
phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.
- Vị trí của quy luật: là “hạt nhân” của phép biện chứng chỉ ra nguồn gốc, độnglực cơ bản của sự vận
động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 4: Ví dụ về mối liên hệ giữa vật chất - ý thức

Ý thức có tính tương đối độc lập và tính năng động sáng tạo để có thể tác động ngược trở lại vật
chất thông qua các hoạt động của con người. Do đó, cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan thì
cần cản phát huy tính năng động, chủ quản, tức là việc phát hiện mặt tích cực của ý thức và hạn chế mặt
tiêu cực của ý thức.
Ví dụ như trong ca dao tục ngữ của Việt Nam có câu "Có thực mới vực được đạo" - Nghĩa là vật
chất có quyết định nhiều tới ý thức của con người. Bộ não của con người sẽ có trách nhiệm phản ánh
những hiện thực cuộc sống một cách thụ thể. Từ mối quan hệ vật chất và ý thức thì con người sẽ biết cư
xử và hành động cho đúng chuẩn mực.
Bên cạnh đó việc ý thức của con người quyết định vật chất còn được thể hiện rõ trong việc lựa
chọn vật chất, ví dụ như khi con người có một nhu cầu sử dụng vật chất thì sẽ lựa chọn vật chất phù hợp
với nhu cầu của mình, như con người muốn mua một chiếc xe để tải hàng hoá đi bán thì sẽ lựa chọn mua
một chiếc xe tải thay vì lựa chọn một chiếc xe oto con,..
Nếu con người muốn xã hội càng phát triển, con người càng tài năng thì phải chủ động và phát
huy năng lực của mình. Bởi có những thứ trong cuộc sống cần có sự cải tạo của con người thù mới trở
nên có ích, khiến cho vật chất đó sản sinh ra nhiều món đồ, sinh vật, thực vật đa dạng hơn, hoặc nếu đó là
chủ thể nhận thức có hại thì sẽ tìm cách để kìm hãm và loại bỏ khỏi thế giới con người.

1. Khái quát về vật chất và ý thức


Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải hiểu và phát biểu
được khái niệm về vật chất và ý thức

 Vật chất: Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”
 Ý thức : Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật
chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ
óc.
Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

 Nguồn gốc tự nhiên: • Óc người là cơ quan vật chất của ý thức là kết quả quá trình tiến hóa lâu dài của
vật chất. • Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ phát triển khác nhau của
vật chất. Phản ánh tâm lý ở động vật cấp cao và sự chuyển hóa của phản ánh tâm lý thành phản ánh ý
thức của con người.
 Nguồn gốc xã hội : ý thức hình thành thông qua quá trình lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội
của loài người.
Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại; chụp lại; phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.
Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với với tư cách là một phạm trù triết học, nó chỉ ra tất cả những gì tác
động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện tượng. Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại bên
ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người.
Đặc điểm của vật chất: Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.Không
có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận độngVật chất vận động trong không gian
và thời gian; Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình
thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản
chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế
giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.

2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

2.1 Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật
chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội
thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của
vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và
tuân theo những quy luật của vật chất. Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều
này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể
đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con
người.

2.2 Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các
hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động
làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động
của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người.
Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được
tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức
hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có
thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và
ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.
Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động
thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính
là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện
thực khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo
ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách
quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn
phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.

3. Ý nghĩa phương pháp luận


Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động. Tri thức mà con người thu nhận được
sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng
vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.Để cải tạo thế giới khách
quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác
định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công. Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói
quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.Con người muốn ngày càng tài
năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi,
sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và
không bỏ cuộc giữa chừng.
Trong việc xây dựng nền kinh tế mới: Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ
phân tích của nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật chất thông qua những nhận thức cụ thể.
Có những thứ tồn tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự cải tạo của con người mới có ích cho nhiều
việc.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí thay đổi và tác động
trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật thể, đồ vật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng
hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó và loại bỏ nó khỏi
thế giới loài người. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta
chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của
dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

4. Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn


Bởi vì, ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng
động chủ quan, tức là phát huy mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê bình;
rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua
các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.
Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Bên ngoài
lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.
Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ,
lười lao động.

You might also like