Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Câu 1:

6 quy luật cơ bản của thế giới tự nhiên:


+ Quy luật về sự đa dạng
Định nghĩa “đa dạng” : Nhiều yếu tố hoặc bộ phận khác nhau
VD: Có vô số các hành tinh trong vũ trụ
Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: -Luôn luôn có sự nâng cao của những phát hiện mới
so với cái đã tìm ra, từ đó quy luật đã tạo động lực thúc đẩy và nghiên cứu.
-Số lượng, tính chất của các chất là vô cùng! Do vậy về mặt lí thuyết là có thể tồn tại
những chất có tính chất phù hợp với yêu cầu mong muốn của con người (chẳng hạn chất
có khả năng tiêu diệt tế bào ung thu, chất có tính chất tự làm lành vết rách,…).
-Mỗi sinh vật có thành phần hóa học khác nhau → Có thể nghiên cứu để khám phá ra
những chất quý báu (thậm chí ngày nay là cả mô, cơ,…) để cung cấp cho con người (làm
thuốc, thức ăn, chữa bệnh).
+ Quy luật về tính cấu trúc
Định nghĩa “cấu trúc” : Là một sự sắp xếp và tổ chức các yếu tố bên trong của 1 vật hay
một hệ thống nào đó
Ý nghĩa: - Một số ý nghĩa thực tiễn rút ra từ quy luật trong nghiên cứu KHTN: Mỗi chất,
sinh vật đều có cấu trúc xác định và tương ứng là những tính chất và đặc điểm xác định.
- Mỗi chất, mỗi sinh vật sống đều có cấu trúc xác định: Do sự đa dạng về số lượng loại
chất, loài sinh vật → đa dạng về tính chất và đặc điểm → mối liên hệ giữa cấu trúc và
(tính chất của chất, thần kinh của con người – tư duy,…).
- Việc xác định được cấu trúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Giải thích và dự đoán được
tính chất và đặc điểm của chất cũng như sinh vật sống (VD: Phương pháp điều trị thay
đổi cấu trúc ADN có thể ngăn sự phát triển của gen gây bệnh, hoặc sửa chữa đột biến di
truyền).
VD: Kim cương và than chì có cấu trúc khác nhau.
+ Quy luật về tính hệ thống
Định nghĩa “hệ thống”: Là tập hợp những phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động
chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để thực hiện 1 chức năng nào đó
Mỗi phần tử có 2 đặc trưng: Có chức năng nhất định và có tính độc lâp tương đối
Có 2 điều kiện để trở thành hệ thống: “ Là tập hợp các phần tử” và “Các mối liên hệ,
quan hệ giữa các phần tử”.
Ý nghĩa: -Để nghiên cứu KHTN được tốt, trước tiên cần phải xác định xem phần tử
nghiên cứu thuộc (những) hệ thống nào, có chức năng ra sao, ảnh hưởng chi phối lẫn
nhau giữa các phần tử trong hệ thống đó là như thế nào → ảnh hưởng thế nào đến chức
năng của toàn hệ thống → biện pháp để nâng cao hiệu quả, chức năng của toàn hệ thống.
VD:Quần xã rừng mưa nhiệt đới gồm các quần thể cây, chim, thú khác nhau mang các
đặc điểm và chức năng khác nhau.
+ Quy luật về tính tuần hoàn
Định nghĩa “tuần hoàn”: Trong thế giới tự nhiên, cấu trúc của các hệ thống hoặc vận
động và biến đổi của các hệ thống đều mang tính lặp đi lặp lại
Ý nghĩa: - Nếu biết được quy luật tuần hoàn và vị trí của đối tượng nghiên cứu trong quá
trình tuần hoàn, có thể dự đoán được những điều đã và sẽ xảy ra tiếp theo → phát triển
những vấn đề tích cực, hạn chế những vấn đề tiêu cực.
- Một trong những nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học là tìm các quy luật tuần
hoàn (nếu có) của đối tượng nghiên cứu để đưa ra các dự đoán, dự báo giúp hoàn thiện
hơn đối tượng nghiên cứu (nhìn rộng, nhìn toàn diện vấn đề!).
VD: Vòng tuần hoàn máu trong cơ thể người
+ Quy luật về sự vận động và biến đổi của thế giới tự nhiên
Định nghĩa “vận động”: “Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi của tất cả sự
vật, hiện tượng, của mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản tới phức
tạp.
Định nghĩa “biến đổi”: Là sự thay đổi hoặc làm cho thay đổi thành khác trước.
Ý nghĩa: - Mọi sự vật luôn vận động và biến đổi.
- Nghiên cứu các điều kiện để xác định sự thay đổi cấp độ vận động.
VD: Sự vận động quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của trái đất.
+ Quy luật về sự tương tác của thế giới tự nhiên
Định nghĩa “Tương tác”: Là sự tác động qua lại lẫn nhau.
Ý nghĩa: -Mọi sự vật luôn vận động và biến đổi (nhiều cấp độ, entropy của vũ trụ luôn
tăng).
-Nghiên cứu các điều kiện để xác định sự thay đổi cấp độ vận động (VD: hỗn hợp N2, H2
chỉ có chuyển động phân tử, nhưng khi tăng nhiệt độ sẽ dẫn đến phản ứng tạo NH3).

Câu 2:
KHTN với vấn đề dân số
1. Thực trạng
- Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 ở VN đã xác định dân số nước ta
vượt 96 triệu người (đứng thứ 15 thế giới, thứ 3 ĐNÁ sau Indo, Phi)
● Tỉ lệ tang dân số bình quân 2009 – 2019: 1,14%/năm

● 290 người/km2
- Riêng 50 năm cuối thế kỉ XX, dân số thế giới tăng thêm 3 tỉ người.
2. Nguyên nhân
- Mức chết giảm nhanh trong khi mức sinh giảm chậm. Mức chết, đặc biệt là
mức chết trẻ em giảm nhanh nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực y
tế như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống tiêu chảy, tiêm vacxin phòng
bệnh, nâng cao chế độ dinh dưỡng.
⇨ “BÙNG NỔ DÂN SỐ”.

⇨ Gây ra nhiều hệ lụy đến xã hội và môi trường:

♦ Hiện tượng nóng lên toàn cầu

♦ Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm

♦ Suy dinh dưỡng, bất bình đẳng giới

♦ Kìm hãm sự phát triển kinh tế, lây lan bệnh nguy hiểm

⇨ Việc kiểm soát mức độ gia tăng dân số là vấn đề mang tính toàn cầu.
3. Giải quyết
- Để kiểm soát mức độ gia tăng dân số, cần kiểm soát mức sinh thông qua các
biện pháp tránh thai. Xét trên một số khía cạnh thì các phát minh ra các biện
pháp tranh thai chính alf một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người,
vì nó góp phần thay đổi hoàn toàn việc kiểm soát sinh sản của nhân loại.
- Hiện nay, có nhiều phương pháp tránh thai hiện đại khác nhau. Dựa trên cơ chế
tác dụng, người ta có thể phân loại các BPTT thành 3 nhóm chính:
♦ Nhóm 1: ức chế quá trình chín và rụng trứng

♦ Nhóm 2: ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng

♦ Nhóm 3: ngăn cản sự làm tổ của trứng trong dạ con


Nhóm 1 gồm các cách sử dụng thuốc tránh thai – Phương pháp hóa học
Nhóm 2 gồm các cách chặn đường tinh trùng đến với trứng. Đối với nam là
dung bao cao su (condom), xuất tình ngoài âm đạo, thắt ống dẫn tinh.
Đối với nữ là dung mũ đậy tử cung, thắt ống dẫn trứng. – Phương pháp
vật lý
Nhóm 3 gồm các dụng cụ tử cung, trước đây khi mới ra đời nó có hình vòng
tròn nên gọi là vòng tránh thai.
3.1. Tránh thai bằng phương pháp hóa học
3.1.1. Chất diệt tinh trùng
Những năm 1930, nhiều hóa chất đã được nghiên cứu để sản xuất các chất
diện tinh trùng tiềm năng. Trong những năm 1950, các hóa chất hiệu
quả hơn như nonoxinol-9 đã được phát triển.
3.1.2. Thuốc viên tránh thai
Do uống thuốc hang ngày nên nồng độ hormone sinh dục estrogen và
progesterone (nếu uống thuốc viên tránh thai phối hợp) hoặ cnồng
độ progesterone (nếu uống thuốc viên tránh thai chỉ có progestion)
trong máu luôn luôn cao. Điều này làm cho tuyến yên giảm tiết FSH
và LH, vì vậy nang trứng không trín và trứng không rụng trong thời
gian uống thuốc. Đồng thời làm cho chất nhày ở cổ tử cung đặc lại
ngăn không cho tinh trùng vào buồng tử cung.
3.1.3. Thuốc tiêm tránh thai
Những năm 1950, các biện pháp tránh thai toàn thân đầu tiên sử dụng
progesterone tác dụng ngắn đã được phát triển. Chúng được dung
bằng dường uống và phải được dung thường xuyên. Do vậy thuốc
tiêm tránh thai được phát triển, một lần tiêm vào cánh tay hoặc mông
có hiệu quả tránh thai 2-3 tháng. Thuốc tiêm tránh thai cũng có
nguồn gốc từ hormone sinh dục nên có cơ chế tác động tương tự
thuốc viên tránh thai.
3.1.4. Thuốc cấy tránh thai
Thuốc cấy tránh thai ra đời vào năm 1990 sau khi được FDA (Cục quản lí
thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận.
Từ năm 2010, que cấy Nexplanon bắt đầu thay thế Implanon. Que cấy này
tương tự Implanon, n hung có một số cải tiến về quy trình cấy.
3.1.5. Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc viên tránh thai khẩn cấp là loại thuốc tránh thai chứa hormone được
dùng ngay sau khi quan hệ tình dục không bảo vệ. Hormone trong
thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ ngăn không cho trứng chin và rụng
đồng thời làm biến đổi niêm mạc tử cung, do vậy trường hợp nếu
trứng đã thụ tinh cũng không thể làm tổ và không phát triển trong tử
cung được.
3.2. Tránh thai bằng phương pháp vật lý
3.2.1. Bao cao su nam
Năm 2006, doanh sốbao cao su đạt đến 9 tỉ chiếc trong 1 năm trên toàn thế
giới. Đây là 1 trong những các trợ thủ đắc lực trong việc phòng ngừa
các bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục và giảm thiểu việc mang
thai.
3.2.2. Bao cao su nữ, màng ngăn âm đạo
Năm 2003, Femcap – chiếc mũ đậy tử cung được làm từ silicon đã được
phát triển ở Anh và được bán ở các hiệu thuốc.
3.2.3. Triệt sản nam
1775, ca thắt ống dẫn tinh đầu tiên được tiến hành.
Trong thế kỷ 20, với sự tiến bổ của các kỹ thuật phẫu thuật, việc sử dụng
triệt sản là biện phá kiểm soát khả năng sinh sản trở nên khả thi và
phổ biến rộng rãi.
3.2.4. Triệt sản nữ
Triệt sản bằng phương pháp Hysteroscopic được tiến hành vào năm 2002,
lần đầu tiên được tiến hành tại Mỹ. Các thiết bị nhỏ trong ống được
đưa vào qua âm đạo (đặt hysteroscopic) và đặt ở lối vào ống dẫn
trứng.
3.3. Dụng cụ tử cung
Dụng cụ tử cung chứa hormone cũng được phát minh vào những năm 1960 và
1970; ban đầu mục tiêu là giảm thiểu tình trạng chảy máu kinh nguyệt liên
quan đến vòng tránh thai bằng đồng. Hiên nay, dụng cụ tử cung chứa
hormone được sử dụng rộng rãi là Mirena, cũng được Luukkainen phát
triển và phát hành vào năm 1976.

KHTN với vấn đề sức khỏe


1) SỨC KHỎE LÀ GÌ?
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng
thái hoàn toàn thoải mái cả về vật chất, tâm thần, và xã hội, chứ không chỉ là trạng thái
không có bệnh tật hay không tàn phế”, theo đó:
- Thoải mái hoàn toàn về thể chất tức là mọi hoạt động thể lực, hoạt động sống và chức
năng của cơ thể như ăn, ngủ, sinh sản, vận động… đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với
giai đoạn phát triển, thời gian, không gian, cũng như môi trường sống.
- Thoải mái hoàn toàn về tâm thần là trạng thái tâm thần và cảm xúc tốt nhất phù hợp
theo lứa tuổi, môi trường sống và nền văn hóa. Người có sức khỏe tâm thần tốt sẽ có sự
cân bằng, hài lòng, bình an trong tâm hồn và thoải mái trong giao tiếp xã hội, cũng như
có sự tự tin vào bản thân và có thể đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống để duy
trì trạng thái tốt về cảm xúc.
- Thoải mái về xã hội là có nghề nghiệp ổn định với thu nhập đủ sống và an sinh xã hội
được đảm bảo
- Không có bệnh tật hay tàn phế là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, cũng khư
không có khiếm khuyết nào đó về thể chất hoặc tinh thần.
Sức khỏe của mỗi người dân và cả cộng đồng thường đối mặt với các vấn đề sau:
- Mất cân bằng trong dinh dưỡng
- Mất an toàn vệ sinh thực phẩm
- Ô nhiễm môi trường
- Những bệnh truyền lây
Tất cả các vấn đề trên đều có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân,
chúng tương tác qua lại và gây ra những hậu quả nặng nền về sức khỏe cộng đồng và nền
kinh tế mỗi quốc gia. Trong đó, các vấn đề như dinh dưỡng, mất vệ sinh an toàn thực
phẩm, ô nhiễm môi trường đang nổi nên là vấn đề thời sự, nỏng bỏng trên thế giới, nhất
là ở những nước đang phát triển gây ra những thách thức lớn nhất về sức khỏe cộng đồng
như tình trạng thừa cân, béo phì và ung thư. Trong khi, các bệnh truyền lây, nhất là
những bệnh mới nổi, cũng diễn biến phức tạp gây ra những nguy cơ toàn cầu như bệnh
cúm H5N1, hội chứng Hô hấp cấp tính (SARS), và đại dịch HIV.
2) KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
VỀ SỨC KHỎE
a). Công nghệ tế bào gốc
- Ngày nay tế bào gốc (TBG) nhất TBG tủy xương và mô mỡ được thử nghiệm để điều trị
nhiều mặt bệnh khác nhau như ung thư như chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, cột
sống, thần kinh, và tim mạch. Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng, liệu pháp
TBG đã cho thấy nhiều ưu việt, khắc phục được những hạn chế của các phương pháp
điều trị thông thường (ví dụ như hóa trị trong điều trị ung thư).
b). Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS)
- Giải trình tự thế hệ mới là công nghệ giải trình tự DNA để nghiên cứu bộ gen
(genomics) của con người hoặc các loài khác có bộ gene. Cùng với sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, công nghệ NGS cũng đã được cải tiến, và phát triển rất nhiều. Nhờ có công
nghệ NGS, chúng ta đã giải mã được bộ gen người đầu tiên vào năm 2004, dưới sự hợp
tác của 15 quốc gia trên thế giới do Mỹ đứng đầu.
- Công nghệ giải trình tự gen được ứng dụng rộng rãi trong y học để chẩn đoán bệnh,
cũng như tìm ra các đính phân tử trong điều trị bệnh. Công nghệ NGS giúp cho các bác sĩ
và nhà nghiên cứu phát hiện ra các điểm đột biến và biến dị di truyền từ đó để phát hiện
và sàng lọc các bệnh trên người đặc biệt là các di truyền và bệnh ung thư, cũng như theo
dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh. Ngoài ra, công nghệ NGS cũng được sử
dụng rộng rãi đề giải trình tự các chủng vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh, từ đó để tìm
ra các bệnh pháp hiệu quả để chẩn đoán và điều trị các bệnh do chúng gây ra.
c). Chụp cắn lớp vi tính (CT Scanner) và cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo
lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3
chiều của bộ phận cần chụp.
- Cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng
radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và
sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng. Quá trình phóng thích này được máy thu
nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.
d) Vật liệu sinh học thay thế (biomaterials) và bộ phận thay thế (prosthetics) trong
y học
- Vật liệu sinh học đóng một vai trò không thể thiếu trong y học ngày nay, nhất là trong y
học tái tạo và phục hồi chức năng. Vật liệu sinh học có thể là tự nhiên hoặc tổng hợp và
được sử dụng trong các ứng dụng y tế để hỗ trợ, tăng cường hoặc thay thế các mô/bộ
phận cơ thể bị hỏng hoặc mất chức năng sinh học. Việc sử dụng vật liệu sinh học trong
lịch sử đầu tiên có từ thời cổ đại, khi người Ai Cập cổ đại sử dụng chỉ khâu vết thương
làm từ gân động vật. Trong y học hiện đại, vật liệu y học là sản phẩm của sự kết hợp giữa
các ngành khoa học như y học, sinh học, vật lý, hóa học, kỹ thuật mô phỏng và máy học.
- Kim loại, gốm sứ, nhựa, thủy tinh, và thậm chí các tế bào sống và mô đều có thể được
sử dụng trong việc tạo ra một vật liệu sinh học. Chúng có thể được tái cấu trúc thành các
bộ phận đúc hoặc gia công, lớp phủ, sợi, màng, bọt và vải để sử dụng trong các sản phẩm
và thiết bị y sinh. Chúng có thể bao gồm van tim, khớp hông, mảng cấy ghép nha khoa
hoặc là kính áp tròng. Chúng thường có khả năng phân hủy sinh học, và một số có thể
hấp thụ sinh học, có nghĩa là chúng được loại bỏ dần khỏi cơ thể sau khi hoàn thành một
chức năng nhất định.
- Cùng với sự phát triển của công nghệ in 3D, công nghệ tế bào gốc, và các lĩnh vực công
nghệ y học phân tử khác, ngày ngày con người đã tạo ra được những bộ phận thay thể
phức tạp như quả tim nhân tạo từ tế bào gốc, mở ra nhiều tiềm năng to lớn trong việc điều
trị các bệnh nguy hiểm trong tương lai.
e) Công nghệ robot trong y học (Medical robots)
- Cùng với sự phát triển mạnh trong ngành khoa học robot và tự động hóa, nhiều robot đã
được phát triển và ứng dụng trong y học đem lại những thành quả to lớn cho con người
trong chẩn đoán, điều trị bệnh và hỗ trợ phục hồi chức năng cũng như chăm sóc bệnh
nhân. Một loạt các robot đã và đang được phát triển để phục vụ trong ở các vai trò khác
nhau trong y tế. Robot chuyên điều trị cho con người bao gồm robot phẫu thuật và robot
phục hồi chức năng. Lĩnh vực thiết bị robot hỗ trợ và trị liệu cũng đang mở rộng nhanh
chóng. Chúng bao gồm robot giúp bệnh nhân phục hồi chức năng từ các tình trạng
nghiêm trọng như đột quỵ, robot thấu cảm hỗ trợ chăm sóc người già hoặc người bị tổn
thương về thể chất /tinh thần và robot công nghiệp y tế đảm nhận nhiều công việc thường
ngày, như khử trùng phòng, cung cấp vật tư y tế và thiết bị khác bao gồm cả thuốc men.
Những robot y học có thể là cả một hệ thống đồ sộ, gồm nhiều bộ phận đượcthiết kết tích
hợp với nhau nhưng đạt độ chính xác rất cao như hệ thống Robot phẫuthuật DaVinci,
hoặc chúng chỉ nhỏ xíu vài mm như robot nội soi con nhộng dùng để kiểm tra các bệnh
đường tiêu hóa.
f) Trí tuệ nhân tạo trong y học (Artificial Intelligence in Medicine)
- Các siêu máy tính của IBM WATSON được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam là trong
lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó có việc sàng lọc thuốc điều trị ung thư. Các dữ liệu
cho thấy, IBM WATSON đã chọn thuốc để điều trị cho bệnh nhân ung thư có hiệu quả
tươngđương hoặc tốt hơn so với các chuyên gia y tế.

KHTN với vẫn đề an ninh lương thực


1) KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC
- An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi
quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng
thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Theo
định nghĩa của FAO thì an ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm
một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và
năng động.
- Nội dung cơ bản của an ninh lương thực của quốc gia gồm có các nội dung là: lương
thực có đầy đủ từ sản xuất hoặc nhập khẩu; đảm bảo lương thực ổn định trong mọi tình
huống; đảm bảo người dân đều có lương thực để tiêu dùng từ thu nhập của mình; lương
thực cung cấp cần phải đảm bảo an toàn, chất lượng.
- Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, một quốc gia phải tính toán đến các
phương án:
(1) Cố gắng sản xuất đủ lương thực để cung cấp cho toàn thể người dân trong phạm vi
quốc gia (tự túc về lương thực);
(2) Nhập khẩu lương thực từ nước ngoài và trả bằng tiền thu nhập có được từ xuất khẩu;
(3) Phối hợp cả hai biện pháp trên.
*An ninh lương thực quốc gia được đánh giá trêm 4 nội dung chính:
- Thứ nhất là sự sẵn có về lương thực: Sự sẵn có lương thực (availability) chính là việc
đảm bảo đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn
sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên hoặc
thông qua nhập khẩu. Tức là đảm bảo nguồn cung lương thực đầy đủ mọi nơi, mọi lúc.
- Thứ hai là sự tiếp cận với lương thực: Tiếp cận lương thực là khả năng của các cá nhân
tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng
lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ở các quốc gia nhập khẩu lương
thực, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu
và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương
thực.
- Thứ ba là sự ổn định của lương thực: Sự ổn định (stability) của lương thực là phải có hệ
thống phân phối ổn định. Cung và cầu lương thực trên thị trường ổn định. Quốc gia hoặc
một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải có được nguồn lương thực ổn định,
phù hợp. Không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất
thường.
- Thứ tư là sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng: Tiêu dung lương thực
thông qua các chế độ ăn uống hợp lý liên quan đến có nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh
và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng. Sự an
toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng thể hiện qua độ dinh dưỡng của lương
thực, chất lượng và vệ sinh lương thực, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu chất do sử dụng
lương thực.
2) KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN
NINH LƯƠNG THỰC
- Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp mang đến những lợi ích thiết thực
và rất đáng lưu tâm cho các quốc gia trên toàn thế giới cũng như khu vực Châu Á, trong
đó có Việt Nam.
- Các sản phẩm bảo vệ thực vật và công nghệ sinh học giúp người nông dân có thể trồng
được nhiều lương thực hơn trên diện tích đất canh tác ít hơn; bảo vệ cây trồng không bị
phá huỷ bởi sâu hại và dịch bệnh, từ đó giúp tăng sản lượng sản xuất ra trên một đơn vị
diện tích. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có thể kéo dài tuổi thọ khả thi của sản
phẩm và ngăn ngừa tổn thất sau thu hoạch – giúp đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm
đáng tin cậy với giá cả phải chăng.
- Công nghệ sinh học hiện đại cho phép những nhà chọn tạo giống có thể chọn lựa những
gen sản sinh ra các tính trạng mong muốn và cấy chúng từ một tế bào này sang một tế
bào khác. Cây trồng công nghệ sinh học giúp quá trình lai tạo đó diễn ra một cách chính
xác và có chọn lọc hơn rất nhiều so với các phương pháp lai tạo truyền thống trong việc
tạo ra một tính trạng nông học mong muốn. Một thực tế ít được biết đến đó là từ hàng
nghìn năm nay, nông dân đã sử dụng nhiều kỹ thuật lại tạo khác nhau để làm thay đổi cấu
trúc gen của cây trồng nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất canh tác.
- Mục tiêu trọng tâm của ngành công nghiệp khoa học thực vật là để giúp nông dân phát
triển một nguồn cung cấp phong phú các sản phẩm lành mạnh theo một cách an toàn và
với giá cả phải chăng. Các công cụ của khoa học thực vật, chẳng hạn như thuốc bảo vệ
thực vật, giảm thiệt hại cho cây trồng cả trước và sau khi thu hoạch, và tăng sản lượng.
Bằng việc làm nông nghiệp với năng suất cao hơn, những công cụ này giúp giữ giá lương
thực trong tầm kiểm soát của người tiêu dùng.
- Một nguồn cung cấp dồi dào các sản phẩm tươi là tối quan trọng cho dân cư khỏe mạnh.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những lợi ích cho sức khỏe của thường xuyên
ăn nhiều loại trái cây và rau quả tươi, và người tiêu dùng đang ngày càng nhận thức được
những lợi ích này. Năng suất nông nghiệp là chìa khóa để đảm bảo rằng nhu cầu này có
thể được đáp ứng được với một mức giá phải chăng.
3) NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Khi dân số tăng, đất canh tác giảm, và tác động của biến đổi khí hậu bắt đầu thấy rõ, việc cung
cấp cho nông dân các công cụ cần thiết để sản xuất đạt năng suất cao hơn khi sử dụng tài
nguyên thiên nhiên ít hơn là rất quan trọng. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng nông nghiệp
trở nên hiệu quả hơn về mặt sử dụng năng lượng, đất và nước, với một dấu chân môi
trường nhỏ hơn. Công nghệ nông nghiệp đã tạo ra những tiến bộ đáng kể cho tính bền
vững trong việc canh tác. Ngành công nghiệp khoa học cây trồng tiếp tục thực hiện với
sự sáng tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục tăng tính bền vững của tập quán
canh tác.

KHTN với vấn đề môi trường


1) KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng tốc độ gia tăng các chất (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng
lượng (nhiệt, âm thanh, ánh sáng,...) vào môi trường với tốc độ nhanh hơn tốc độ pha
loãng, phân hủy, tái chế, phân tán cũng như tốc độ lưu trữ thành những chất không gây
hại, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người và thiên nhiên.
2) CÁC LOẠI Ô NHIỄM CHÍNH
a) Ô nhiễm không khí: Là sự ô nhiễm môi trường không khí gây bởi các chất khí, hơi,
khói, bụi.
- Một số tác nhân gây ô nhiễm chính: CO2 , SOx , NOx , CO, NH3 , VOCs (chất hữu cơ
dễ bay hơi), CFCs (Chlorofluorocarbons), hạt bụi mịn (PM: Particulate Matter), ...
- Các hoạt động gây ô nhiễm:
+ Tự nhiên: Hoạt động của núi lửa (tạo SO x , khói bụi,...), sét (tạo N x ), quá trình sinh
trưởng của động vật (thải CH 4 ) và thực vật (một số loại sản sinh nhiều VOCs),...
+ Công nghiệp: Khí thải, khói bụi, khí thải từ các quá trình sản xuất, ...
+ Giao thông vận tải: Quá trình đốt nhiên liệu động cơ sản sinh: COx , SOx , NOx ,...
+ Sinh hoạt của con người (gây tác động nhỏ hơn các loại trên): Chủ yếu từ hoạt động
đun nấu.
b) Ô nhiễm nước: Là sự ô nhiễm môi trường nước gây bởi các chất ở thể lỏng, rắn, hoặc
dung dịch trong nước.
- Một số tác nhân gây ô nhiễm chính:
+ Các hợp chất hữu cơ: Không bền (như chất béo, protein, carbohidrat, chất...) và bền
vững (như các hạt nhựa, hóa chất bảo vệ thực vật,...).
+ Các kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, Ni,...
+ Asen vô cơ: Dạng As(III) độc hơn nhiều so với dạng As(V).
+ Các chất dinh dưỡng: N, P, K... gây hiện tượng phì dưỡng nước bề mặt,...
+ Các chất rắn, ...
- Các hoạt động gây ô nhiễm:
+ Tự nhiên: Do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của
sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân
hủy thành chất hữu cơ...
+ Sản xuất: Nước thải công nghiệp, y tế,...
+ Sinh hoạt của con người: Nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn,
cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.
c) Ô nhiễm đất: Là sự ô nhiễm môi trường đất hoặc sự suy thoái đất. Sự suy thoái đất
biểu hiện qua sự giảm năng suất trong nông nghiệp gây bởi đất trồng.
- Một số hoạt động gây ô nhiễm:
+ Tự nhiên: Nước mặt bị ô nhiễm ngấm vào đất, mưa acid, dung nham núi lửa,...
+ Sản xuất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón,...) và công nghiệp.
+ Sinh hoạt của con người.
+ Xử lí rác thải không đúng quy cách: Rác thông thường, rác thải điện tử,...
+ Phá rừng.
d) Một số loại ô nhiễm khác: Thường xuất hiện ở xã hội hiện đại.
- Ô nhiễm phóng xạ.
- Ô nhiễm sóng (âm thanh, ánh sáng và các loại sóng điện từ khác).
3) KHTN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
- Ngoại trừ các yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, thực tế cho thấy rằng các hoạt động
công nghệ lại là nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường; và sự ô nhiễm này
cũng được giải quyết bằng công nghệ bởi sự thay đổi quy trình hoặc công nghệ cũ bằng
quy trình, công nghệ mới (quy trình, công nghệ “xanh”) ít hoặc không gây ô nhiễm môi
trường và/hoặc quy trình,công nghệ hiệu quả trong xử lí chất thải, ô nhiễm môi trường.
Điều này thể hiện quy luật tuần hoàn cũng như vận động và biến đổi của Thế giới tự
nhiên.
- VD: Quy trình xử lí thủy ngân:
KHTN với vấn đề năng lượng
1) VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC THÁCH THỨC
- Mọi hoạt động hàng ngày của con người đều dùng đến năng lượng. Trong mấy năm gần
đây, các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo về một cuộc khoảng hoảng năng lượng toàn
diện trong thế kỷ XXI. Hệ quả của nó không chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế thế giới,
mà còn đe dọa trực tiếp hoà bình, an ninh quốc tế. Phân tích về nguyên nhân dẫn đến
cuộc khủng hoảng này, các nhà khoa học cho rằng chủ yếu do nguồn dầu lửa, khí đốt,
than đá đã cạn kiệt, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao do nhiều quốc gia
đang đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có nguồn năng lượng chủ đạo mới thay
thế dầu lửa, cộng với những bất ổn về an ninh ở các vùng chiến lược về năng lượng của
thế giới.
2) NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THAC NĂNG
LƯỢNG TÁI TẠO
- Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế
biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. Điện năng (thường gọi
tắt là điện) là một dạng năng lượng thứ cấp, được chuyển đổi từ các nguồn năng lượng sơ
cấp như than đá, khí đốt, dòng nước, gió, mặt trời...Về nguồn gốc, năng lượng có thể chia
làm hai loại: năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
● Năng lượng không tái tạo là các nguồn năng lượng phải mất một thời gian dài để
hình thành. Hầu hết các nguồn năng lượng không tái tạo là nhiên liệu hóa thạch
(than, dầu mỏ, khí tự nhiên) được hình thành nhờ sự phân hủy xác động thực vật
qua hàng triệu năm. Năng lượng hạt nhân (sinh ra từ phóng xạ uranium) cũng là
năng lượng không tái tạo vì trữ lượng uranium trên Trái Đất là hữu hạn.
● Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng có thể được tạo ra và bổ sung trong
một thời gian ngắn. Chúng có thể không bao giờ cạn kiệt trong vòng vài tỉ năm
nữa. Một số nguồn năng lượng tái tạo: từ Mặt Trời (quang điện), từ nước (thủy
điện), từ gió (phong điện), từ các dòng nước ngầm và magma trong lòng đất (địa
nhiệt), từ thủy triều và ngay cả từ chất thải chăn nuôi và trồng trọt (biogas...)
a) Thủy điện
- Thuỷ điện là nguồn điện được sản xuất từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có
được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay tua bin và phát ra điện.
Nguồn nước có thể là từ sông hoặc là do con người tạo ra như các dòng nước chảy từ hồ
trên cao xuống thông qua các ống và chảy ra khỏi đập. Thủy điện là nguồn năng lượng tái
tạo phổ biến, mang tính cạnh tranh. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện tổng
hợp hiện nay (đóng góp hơn 16% tổng sản lượng điện trên toàn thế giới và khoảng 85%
điện tái tạo toàn cầu). Hơn nữa, thủy điện giúp ổn định những biến động giữa cung và
cầu. Vai trò này sẽ trở nên quan trọng hơn trong những thập kỷ tới, khi những chia sẻ của
nguồn điện tái tạo thay đổi - chủ yếu là năng lượng gió và năng lượng mặt trời - sẽ tăng
lên đáng kể. Đóng góp của thủy điện vào việc giảm dần lượng các bon gồm hai phần
chính: cung cấp nguồn điện tái tạo sạch và đóng góp nguồn điện vào lưới điện quốc gia.
Ngoài ra, các đập thủy điện giúp kiểm soát nguồn cung cấp nước, lũ lụt và hạn hán, nước
cho tưới tiêu. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện cũng cần tính đến các hoạt động giao
thông đường thủy và giải trí. Những mục tiêu này có thể gây ra những mâu thuẫn tại các
thời điểm khác nhau nhưng thường là bổ sung cho nhau nhiều hơn.
- Có 3 loại hình thủy điện phổ biến là thủy điện trên sông, thủy điện hồ chứa và thủy điện tích
năng.
b) Năng lượng sinh học
- Năng lượng sinh học là năng lượng bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi sinh khối, trong đó
sinh khối có thể được sử dụng trực tiếp như nhiên liệu hoặc được xử lý thành các chất
lỏng và chất khí. Sinh khối là các chất hữu cơ dễ phân hủy có nguồn gốc từ thực vật hay
động vật. Sinh khối bao gồm gỗ và các cây trồng nông nghiệp, cây thân thảo và thân gỗ,
chất thải hữu cơ đô thị, cũng như phân bón.
- Năng lượng sinh học là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất hiện nay, cung cấp 10% nguồn
năng lượng sơ cấp của thế giới. Nó đóng vai trò quan trọng tại nhiều nước đang phát triển
như cung cấp năng lượng cho đun nấu và sưởi ấm, tuy nhiên nó thường gây ra các tác
động đến sức khỏe và môi trường.
- Việc phát triển nhiên liệu sạch từ sinh khối như năng lượng sinh học tại các nước đang phát
triển là những giải pháp chính để cải thiện tình hình hiện nay và đạt mục tiêu tiếp cận với
năng lượng sạch vào năm 2030. Hiện nay, năng lượng sinh học chiếm khoảng 10% tổng
năng lượng chính trên thế giới. Hầu hết tỷ lệ này ở những nước đang phát triển được sử
dụng cho việc đun nấu và sưởi ấm. Các công nghệ để sản xuất điện và nhiệt từ năng
lượng sinh học đã tồn tại từ hệ thống sưởi cho các tòa nhà đến những bể chiết suất khí
sinh học để sản xuất điện, các nhà máy khí hóa điện và nhiệt sinh khối quy mô lớn. Sinh
khối kết hợp trong các nhà máy điện đốt than hiện nay cũng có thể là lựa chọn nhằm đạt
mục tiêu giảm phát thải ngắn hạn và sử dụng bền vững hơn tài sản hiện có. Ngoài ra, các
nhà máy năng lượng sinh học mới đang ngày càng đóng vai trò quan trọng nhằm đáp ứng
nhu cầu về điện và nhiệt.
c) Năng lượng mặt trời
- Năng lượng mặt trời là quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành các dạng năng lượng có
thể sử dụng. Quang điện mặt trời, điện nhiệt mặt trời, sưởi ấm và làm mát bằng năng
lượng mặt trời cũng được tạo ra nhờ các công nghệ năng lượng mặt trời.
● Quang điện mặt trời: Hệ thống quang điện mặt trời là hệ thống biến đổi trực tiếp
năng lượng mặt trời thành điện năng. Bộ phận quan trọng của hệ quang điện mặt
trời là pin quang điện, là một thiết bị bán dẫn (thường là tinh thể Si) được sử dụng
để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều. Pin quang điện mặt
trời được kết nối với nhau để tạo thành môđun, thường lên đến 50-200W. Các
môđun quang điện mặt trời được kết hợp với các thành phần ứng dụng khác như
biến tần, pin, các linh kiện điện, và hệ thống lắp đặt, tạo thành một hệ thống quang
điện mặt trời. Các mô-đun có thể được liên kết với nhau để cung cấp năng lượng
từ một vài W đến hàng trăm MW.
● Công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời (CSP): Các thiết bị hội tụ năng lượng mặt
trời (CSP) được sử dụng để tập trung năng lượng từ các tia sáng mặt trời nhằm
làm nóng thiết bị nhận ở nhiệt độ cao. Sau đó nhiệt này được chuyển đổi thành
điện năng còn gọi là điện nhiệt mặt trời (STE). Một thiết bị hội tụ năng lượng mặt
trời gồm một loạt các tấm thu năng lượng mặt trời và các thiết bị thu, ở đó nhiệt
thu được sẽ chuyển thành năng lượng cơ học, sau đó biến đổi sang điện năng. Ở
giữa hệ thống có một hoặc một số bộ truyền nhiệt hoặc chất lỏng hoạt động, có thể
lưu giữ nhiệt và hệ thống làm mát, ẩm hoặc khô.
● Công nghệ sưởi ấm và làm mát bằng năng lượng mặt trời
Một loạt các công nghệ hiện nay được sử dụng để thu bức xạ mặt trời và chuyển
đổi chúng thành nhiệt để sử dụng cho một số ứng dụng. Một số công nghệ
làm nóng bằng năng lượng mặt trời đã hoàn thiện và có thể cạnh tranh trong
một số lĩnh vực nhất định trên thế giới như làm nóng nước sinh hoạt và
nước ở các bể bơi. Các công nghệ lâu đời nhất đó là hệ thống nước nóng
sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời, lần đầu tiên được phát triển trên quy
mô lớn vào những năm 1960 ở một số nước như Australia, Nhật Bản và
Israel. Công nghệ sưởi ấm bằng nhiệt năng lượng mặt trời cũng đang phát
triển mạnh mẽ trên thế giới trong thập kỷ qua. Công nghệ làm mát bằng
năng lượng mặt trời Theo ước tính khoảng hơn 1.000 hệ thống làm mát
bằng năng lượng mặt trời được lắp đặt trên toàn thế giới vào cuối năm
2018, với 80% lắp đặt này là ở châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Đức và
Italia). Tuy nhiên làm mát bằng năng lượng mặt trời vẫn là một thị trường
nhỏ đang phát triển trong những năm gần đây.
d) Năng lượng gió
- Năng lượng gió là động năng của gió được khai thác để sản xuất điện thông qua các tua-bin
gió. Cũng giống như các công nghệ năng lượng tái tạo khác dựa trên những nguồn tài
nguyên tái tạo, năng lượng gió xuất hiện trên khắp thế giới và có thể góp phần làm giảm
phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng do không bị ảnh hưởng bởi những rủi ro về giá
nhiên liệu, đồng thời cải thiện an ninh năng lượng và làm đa dạng nguồn năng lượng
cũng như làm giảm sự biến động về giá nhiên liệu hóa thạch, vì thế có thể ổn định chi phí
sản xuất điện trong thời gian dài. Năng lượng gió không trực tiếp phát thải khí nhà kính
và không thải ra các chất ô nhiễm khác (như oxit lưu huỳnh và oxit nitơ); ngoài ra, nó
không tiêu thụ nước. Đối với những địa phương vùng nóng hoặc khô đang quan tâm đến
các vấn đề ô nhiễm không khí và thiếu nguồn nước ngọt để làm mát cho các nhà máy,
những lợi ích của năng lượng gió ngày càng trở nên quan trọng.
+ Năng lượng gió trên đất liền
Năng lượng gió trên đất liền là một trong những công nghệ năng lượng tái tạo
đang được phát triển ở quy mô toàn cầu. Các tua bin gió lấy động năng từ quá trình di
chuyển dòng không khí (gió) và chuyển đổi thành điện năng thông qua rôto khí động học,
được nối qua hệ thống truyền dẫn với máy phát điện. Tuabin tiêu chuẩn hiện nay có ba
cánh quay trên một trục ngang, với một máy phát điện đồng bộ hoặc không đồng bộ được
kết nối với lưới điện.
+ Năng lượng gió ngoài khơi
Năng lượng gió ngoài khơi được tạo ra bởi các tuabin gió được lắp đặt trên biển. Việc lắp đặt
các tuabin trên biển tận dụng được nguồn gió tốt hơn các địa điểm ở đất liền. Vì vậy, các
tuabin ngoài khơi đạt được nhiều giờ đủ tải hơn (đủ công suất phát điện). Các tuabin gió
ngoài khơi có thể được đặt gần các trung tâm tiêu thụ điện lớn ở ven biển, thường tránh
sử dụng đường dây tải điện dài để đáp ứng nhu cầu về điện - điều này có thể làm cho điện
gió ngoài khơi đặc biệt hấp dẫn đối với nhiều nước có nhu cầu phát triển ở vùng ven biển
hoặc nằm xa các vùng phát triển điện trên đất liền. Do ít phải cạnh tranh về không gian
hơn so với sự phát triển trại gió trên đất liền và thỏa mãn những yêu cầu về môi trường
nên các dự án điện gió trên biển có thể lớn hơn và trong tương lai có thể đạt công suất 1
GW.
e) Năng lượng đại dương
- Năng lượng đại dương bao gồm: Năng lượng thủy triều, năng lượng song, gradient nhiệt độ,
gradient muối.
f) Năng lượng địa nhiệt
- Năng lượng địa nhiệt thường sản xuất điện phụ tải, vì nó không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và
thay đổi theo mùa.
KHTN với vấn đề biến đổi khí hậu.
1) KHÁI NIỆM KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
-Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy
ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng,
miền xác định. Khoảng thời gian truyền thống để thống kê số liệu là 30 năm, theo như
định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới . Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các
biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió
-Biến đổi khí hậu (tên gọi đầy đủ là Biến đổi khí hậu Trái Đất) thường được hiểu là sự thay đổi
của hệ thống khí hậu của Trái Đất, bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch
quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo
trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là
thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức
trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất
hiện trên toàn Trái Đất. Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các
đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hàng
thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. Theo đó, những thay đổi bất
thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño, không thể hiện sự thay
đổi khí hậu. Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự
thay đổi của khí hậu mà trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến
thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí
hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”. Trong những năm gần đây, đặc biệt
trong các văn bản về chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay
đổi khí hậu hiện nay, và được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.

2) CÁC BIỂU HIỆN CỦA SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


- Có nhiều biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất, chẳng hạn như:
+) Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
+) Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và
các sinh vật trên Trái Đất.
+) Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo
nhỏ trên biển.
+) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất
dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của
con người.
+) Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
+) Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển,
sinh quyển, các địa quyển.
3) NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
a) Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ bên ngoài,
hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu trái
đất, bao gồm:
+Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do Trái Đất tự quay xung quanh trục của nó và
quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn ra. Các thay
đổi về chuyển động của Trái Đất gồm: sự thay đổi của độ lệch tâm có chu kỳ dao động
khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ dao động khoảng 41.000 năm và tuế sai
(tiến động) có chu kỳ dao động khoảng từ 19.000 năm đến 23.000 năm. Những biến đổi
chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ
thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất.
+Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có thể bị biến dạng
qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình vận động kiến tạo,
phun trào của núi lửa,... Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố lục địa - đại dương, hình
thái bề mặt trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố bức xạ mặt trời trong cân bằng bức
xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương. Ngoài
ra, các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu vận chuyển
một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh
hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào khí quyển.
+Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát xạ của Mặt Trời đã
có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời kỳ hoạt động mãnh liệt gây ra
khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự xuất hiện các vết đen mặt trời làm
cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất thay đổi, năng lượng chiếu xuống
mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.
+Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Bên
cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào không gian, và vì
vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi
khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ
đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
b) Biến đổi khí hậu do tác động của con người
Có hai tác động chủ yếu của con người gây nên biến đổi khí hậu, đó là:
- Hiệu ứng nhà kính.
- Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu
-Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ Trái Đất:
+ Sử dụng năng lượng: 50%
+ Công nghiệp: 24%
+ Nông nghiệp:13%
+ Phá rừng: 14%
4) HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
a) Hậu quả đối với môi trường
+Tăng lượng hơi nước trong khí quyển
+Băng tan và nước biển dâng
+Thay đổi hệ thống không khí
+Xuất hiện nhiều hơn các hiện tượng thời tiết cực đoan
+Hệ sinh thái bị phá hủy
b) Hậu quả đối với sự phát triển KT-XH
+Gây lũng đoạn thị trường, mâu thuẫn chính trị do đình trệ sản xuất
+Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều ngành sản xuất ở cả 3 lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư
nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ.
5) KHOA HỌC TỰ NHIÊN GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Khoa học tự nhiên và Công nghệ giúp con người cách phó với biến đổi khí hậu trên những mặt
sau:
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
+ Cải tạo, nâng cấp hạ tầng;
+ Làm việc gần nhà;
+ Tiết kiệm, giảm chi tiêu;
+ Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả;
+ Chặn đứng nạn phá rừng;
+ Tiết kiệm điện;
+ Khai phá những nguồn năng lượng mới;
+ Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất.

Câu 3:
- Chương trình GDPT tổng thể nhằm phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng
yêu cầu định hướng nghề nghiệp nội dung ở cấp trung học phổ thông còn có một số
chuyên đề được thiết kế theo cụm chuyên đề học tập của môn học Ngữ văn, Toán, Lịch
sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học,
Nghệ thuật.
- Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm
các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình
thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên
nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế
giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có
trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của
cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá
và cách mạng công nghiệp mới.

Câu 4:
-Khái niệm “năng lực” : Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất
tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt
động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo.
- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi
sau:
● Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủvà tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đềvà sáng tạo
● Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ,năng
lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn
góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Cụ thể hơn:
Câu 5:
*Môn KHTN: Phương pháp giáo dục môn Khoa học tự nhiên được thực hiện theo các
định hướng chung sau đây:

a)Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc;bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu,
mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để phát hiện và giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải
nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, tìm
tòi, khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng.

c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục
tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tùy theo yêu cầu cần
đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề.
Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình,đàm thoại,...) được sử dụng theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường sử dụng các phương
pháp dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thểhọc tập của học sinh(dạy học thực hành,
dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải
nghiệm,khám phá; dạy học phân hoá,... cùng những kĩ thuật dạy học phù hợp).

*Chương trình GDPT tổng thể:

-Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá
hoạt động của học sinh,trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho
học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến
khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực,
nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và
những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
-Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập
và hoạt động thực hành(ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những
vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt
là công cụtin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.
-Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua
một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng
vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại,đọc sách; sinh hoạt tập thể,
hoạt động phục vụ cộng đồng.
-Tuỳ theo mục tiêu,tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc
theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều
kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

You might also like