NHÓM 4 - Nội Dung Sự Cần Thiết Sửa Đổi, Hoàn Thiện Luật Báo Chí 2016

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

A - SỬA ĐỔI, HOÀN THIỆN LUẬT BÁO CHÍ 2016:

I - Luật Báo chí 2016:

1. Về kết cấu luật:


So với Luật Báo chí năm 1989, luật Báo chí năm 2016 đã có những
sửa đổi bổ sung:
● Luật báo chí năm 1989: gồm 7 chương, 31 điều. Sau sửa đổi, bổ sung
luật báo chí năm 1999, luật báo chí có 36 điều ( bổ sung thêm 6 điều và
bỏ 1 điều).
● Luật báo chí năm 2016 tăng 25 điều, trong đó có 32 điều mới, 29 điều sửa
đổi.
● Kết cấu của luật báo chí 2016 có những thay đổi: chương III (Nhiệm vụ
quyền hạn của báo chí), chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của
Luật báo chí 1999 thành chương III (Tổ chức báo chí) và chương IV
(Hoạt động báo chí) trong Luật Báo chí năm 2016.
2. Về nội dung mới của luật:
Thứ nhất, luật quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí của công dân (chương II).
Thứ hai, về đối tượng thành lập cơ quan báo chí (Điều 14): cơ sở giáo dục đại
học, tổ chức nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, Luật bổ sung quy định về liên kết trong hoạt động báo chí (Điều 37).
Trong đó, quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được phép
liên kết và thời lượng tối đa đối với các sản phẩm dựa trên các hoạt động liên
kết. Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, cải cách thủ tục hành chính, tự chịu
trách nhiệm của cơ quan báo chí.
Thứ tư, về quyền tác nghiệp báo chí.
- Quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ
quan, tổ chức.
- Giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp
thông tin chỉ khi có yêu cầu bằng văn bản của chủ thể cụ thể có thẩm
quyền.
Thứ năm, luật quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
- Hội nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức và tuân thủ các quy định về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
- Sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo nếu vi phạm về đạo đức nghề nghiệp gây hậu
quả nghiêm trọng.

1
Thứ sáu, về hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí.
- Luật quy định theo hướng mở hơn.
- Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ
của cơ quan báo chí, đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí.
Thứ bảy, những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
- Luật quy định cụ thể, rõ ràng hơn đồng thời bổ sung thêm 1 số hành vi
như: Thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, thông tin
ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ
em…
Thứ tám, về cải chính và xử lý vi phạm.
- Luật bổ sung một số quy định mới về cải chính như trình tự thủ tục cải
chính, vị trí cải chính đối với từng loại hình báo chí
- Bổ sung một số quy định mới về xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí.
Thứ chín, Luật đã quy định nhiều nội dung cởi mở và thông thoáng hơn so với
quy định pháp luật báo chí hiện hành.
- Điều kiện cấp thẻ nhà báo: có thời gian công tác tại các cơ quan báo chí 2
năm trở lên.
- Đặt văn phòng đại diện của cơ quan báo chí.
- Hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài…
Thứ mười ,Luật pháp điển hóa quy định tại các Nghị định của Chính phủ để đưa
vào luật, bổ sung một số quy định mới điều chỉnh hoạt động báo chí như:
- Chính sách nhà nước về báo chí.
- Thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí.
- Hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài.

II - Tổng quan về sửa đổi, hoàn thiện luật báo chí 2016:

Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực thi hành từ năm 2017. Sau 5 năm thực
hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận nhiều đánh giá tích cực từ các bộ,
ngành, địa phương và cơ quan báo chí.
Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo
hành lang pháp lý để hoạt động báo chí phát triển vượt bậc, quyền tự do báo chí,
tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn
khổ Hiến pháp và luật định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn
còn không ít bất cập. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có báo cáo gửi Chính phủ
về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ
sung.

2
Theo đó, báo cáo nêu 7 nhóm vấn đề với 27 nội dung, nhóm nội dung có
quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật có thể kể đến như
sau:
1. Đối với nội dung quy định về cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, Hội Nhà
báo Việt Nam, cơ quan chủ quản báo chí.
Điều 18, Điều 31 Luật Báo chí quy định về việc cấp các loại giấy phép
trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, chưa có quy định về việc thu hồi giấy phép
khi cơ quan báo chí không còn bảo đảm các điều kiện hoạt động.
2. Hai là, đối với quy định về đối tượng, điều kiện thành lập; mô hình hoạt
động, cơ cấu tổ chức, cơ chế kinh tế - tài chính của cơ quan báo chí, Luật Báo
chí chưa bao quát hết các mô hình, vấn đề của truyền thông hiện đại.
Ví dụ, việc tổ chức và hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, truyền
thông đa phương tiện; báo chí công nghệ, sử dụng trí tuệ nhân tạo và cung cấp
nội dung xuyên biên giới; hội tụ về nhân lực, hạ tầng, công nghệ, nguồn dữ liệu,
sản xuất nội dung để phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều loại hình báo
chí, các nền tảng công nghệ, các phương thức truyền thông mới là xu thế phát
triển của báo chí hiện đại mà Luật Báo chí hiện hành chưa bao quát hết.
3. Ba là, các quy định về nội dung thông tin báo chí.
Hiện các quy định về nội dung chưa có quy định nội dung thúc đẩy
chuyển đổi số.
4. Bốn là, quy định về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú.
Điều 22 Luật Báo chí quy định về điều kiện và hoạt động của văn phòng
đại diện, phóng viên thường trú, song thực tế triển khai thời gian qua cũng còn
không ít tồn tại, bất cập.
5. Năm là, quy định về hoạt động tác nghiệp báo chí.
Ví dụ như Điều 27 Luật Báo chí quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được
xét cấp thẻ nhà báo. Điều kiện, tiêu chuẩn để được cấp thẻ nhà báo tại Luật Báo
chí hiện hành đã đơn giản hơn, từ yêu cầu 3 năm công tác và phải có hợp đồng
dài hạn tại cơ quan báo chí xuống còn 2 năm công tác liên tục tại cơ quan báo
chí. Song, chưa có quy định yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí
trước khi cấp thẻ nhà báo lần đầu.
6. Sáu là, quy định về tạp chí khoa học.
Khoản 16 Điều 3 và khoản 2 Điều 14 quy định về khái niệm và đối tượng
thành lập tạp chí khoa học.Các tạp chí khoa học hiện chiếm đến 37% tổng số cơ
quan báo chí, mang tính đặc thù hơn so với các sản phẩm báo chí thông thường
khác với chức năng chính là công bố kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin về
hoạt động khoa học chuyên ngành. Tuy nhiên, các quy định của Luật Báo chí về

3
tạp chí khoa học còn chưa đầy đủ để tạo cơ sở cho sự phát triển của sản phẩm
này; chưa quy định về tiêu chí và điều kiện bảo đảm chất lượng khoa học, chưa
quy định trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc bảo đảm chất lượng khoa
học.
7. Bảy là, một số quy định khác trong Luật Báo chí.
Điểm C Khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm
người đứng đầu cơ quan báo chí là có thẻ nhà báo (trừ tạp chí thuộc tổ chức tôn
giáo, tạp chí khoa học). Quy định chưa phù hợp với thực tế đối với một số cơ
quan báo chí đặc thù, nhất là cơ quan báo chí trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, nhân sự từ cơ quan, đơn vị khác không có thẻ nhà báo
được luân chuyển, điều động làm người đứng đầu cơ quan báo chí.
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp với thực
tiễn là cần thiết, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát
triển, đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều
chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Thực tiễn báo chí truyền thông trong thời gian qua có những biến động
sâu sắc để thích ứng với quá trình chuyển đổi số do sự tác động của công nghệ,
đặc biệt là sự phát triển của Internet và mạng xã hội. Chính những biến động ấy
đã làm cho Luật Báo chí năm 2016 còn nhiều chỗ không phù hợp, thiếu tính khả
thi.
Ví dụ:
Điều 17 của Luật Báo chí năm 2016 hiện nay không phù hợp với xu thế
báo chí đa nền tảng hiện nay.
Trong hệ sinh thái truyền thông mới, báo chí đang chuyển biến theo xu
thế truyền thông đa chiều, đa hình thái, đa nền tảng, đa tiếp nhận. Các cơ quan
báo chí đều khai thác các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới có số đông
người sử dụng như Facebook, YouTube, Tiktok... để đáp ứng nhiều tệp công
chúng mới, chuyên biệt và để nối dài, mở rộng thông tin cho các kênh chính
thống.
Không chỉ có một kênh, nhiều cơ quan báo chí khai thác cùng lúc hàng
trăm kênh miễn phí trên mỗi nền tảng cho từng chuyên mục, chuyên trang khác
nhau. Việc phát triển nội dung trên các mạng xã hội cũng là xu thế chung của
báo chí thế giới, xu thế báo chí đa nền tảng (multi platform journalism).
Kết quả khảo sát từ giữa năm 2022 với 142 cơ quan báo chí cho thấy:
100% đơn vị đã khai thác nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới của bên thứ ba
như Facebook, YouTube, Instagram, Tik Tok, Spotify, Google Podcast, Apple
Podcast... Phát triển nội dung báo chí trên mạng xã hội hay là xu hướng đa nền

4
tảng hoàn toàn không phải là việc sao chép các nội dung đã đăng trên báo hay
phát sóng trên đài để đưa lên những nền tảng miễn phí.
Điều 17 Luật Báo chí 2016 (khoản 4) quy định: “Báo điện tử phải có ít
nhất một tên miền “.vn “ đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ
thống máy chủ đặt tại Việt Nam”. Nhưng các nền tảng YouTube, Facebook, Tik
Tok, Spotify, Google Podcast, Twitter, Instagram... không có máy chủ đặt tại
nước ta, cũng như không có tên miền “.vn”.
⇨ Chính vì vậy,cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh của
Luật Báo chí cho phù hợp với thực tiễn truyền thông trong sự bùng nổ của kỷ
nguyên số, công nghệ số, phù hợp với xu thế báo chí đa nền tảng hiện nay.

Việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ của cơ quan báo chí sẽ
nảy sinh nhiều bất cập. Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính
hai mặt vào đời sống báo chí truyền thông.
- Mặt thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, bảo đảm
cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới kỹ thuật tiếp cận
công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu cũng như công tác đào
tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm
báo.
- Mặt thứ hai, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới hiện tượng
thương mại hóa báo chí, hay sự xuất hiện những sản phẩm báo chí thuần túy
mang tính hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan tâm đến chức năng
thông tin tuyên truyền.
Từ năm 2017 đến năm 2020 là thời điểm kinh tế báo chí “chạm đáy”,
lượng báo in phát hành và các hợp đồng quảng cáo của một số cơ quan báo chí
giảm, nhiều tòa soạn phải giảm số lượng trang, kỳ xuất bản, trong khi đó một số
khác phải tạm ngừng xuất bản bản in.Đánh giá 5 năm thực hiện Luật Báo chí
2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận sự tham gia điều tiết của
Nhà nước bằng nguồn lực tài chính cho báo chí còn thấp, chưa được đồng đều,
thường xuyên. Trong quá trình vận hành, có ít cơ quan chủ quản bố trí ngân
sách, nguồn lực để đặt hàng hoặc hỗ trợ cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, thông tin, tuyên truyền.

III - Sự cần thiết sửa đổi Luật Báo chí 2016:

Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Báo chí năm 2016 do Bộ Thông tin
& Truyền thông ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp

5
tổ chức, ngày 4/12/2019, tại Hà Nội đã đánh giá kết quả 3 năm thi hành Luật
Báo chí, qua đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện luật Báo chí, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
1. Thuận lợi của Luật Báo chí 2016 trong hoạt động thực tiễn:
- Sau khi có hiệu lực, Luật Báo chí 2016 đã:
+ Kịp thời điều chỉnh nhiều vấn đề nảy sinh
+ Phần nào khắc phục bất cập trong thực tiễn hoạt động báo chí.
+ Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về
báo chí trong giai đoạn hiện nay.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam phát
triển mạnh mẽ.
- Luật Báo chí tạo điều kiện cho hoạt động nghiệp vụ báo chí, đồng thời
tạo hành lang pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và hợp tác, hỗ trợ các
cơ quan báo chí, tác nghiệp của phóng viên. Các cơ quan hành chính nhà nước
bước đầu thực hiện nghiêm chỉnh việc cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho
báo chí. Nhiều cơ quan báo chí cho biết các cơ quan hành chính nhà nước đã
bước đầu tích cực phản hồi thông tin của cơ quan báo chí.
- Căn cứ các quy định của Luật Báo chí, nhiều bộ, ngành, địa phương
cũng ban hành các văn bản triển khai thực hiện như:
+ Về nâng cao chất lượng, tăng cường lãnh đạo và quản lý công tác báo chí
- xuất bản.
+ Về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị.
+ Về chấn chỉnh hoạt động của các văn phòng đại diện, phóng viên thường
trú của cơ quan báo chí.
=> Luật Báo chí đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và hoạt động
liên quan phát triển vượt bậc, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí
của nhân dân được đảm bảo và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và luật
định.
2. Khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện:
Mặc dù Luật Báo chí 2016 đã tạo hành lang pháp lý và các hoạt động liên
quan cho báo chí phát triển, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn
còn không ít mặt bất cập:
● Quy định về báo chí in và báo điện tử:
- Khoản 15 điều 3 quy định: “Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất
bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi
trường mạng”.

6
=> Định nghĩa này chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa báo và tạp chí điện
từ, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.
- Tại khoản 3 và khoản 6 điều 3 quy định: “Báo in là…, gồm báo in và
tạp chí in; “Báo điện tử là…, gồm báo điện tử và tạp chí điện từ”
=> Gây nhầm lẫn, cần quy định là báo chí in, báo chí điện tử rõ ràng.
● Quy định về thỏa thuận bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu cơ quan
báo chí:
- Điều 23 Luật báo chí 2016 chỉ quy định tiêu chuẩn người đứng đầu cơ
quan báo chí và Điều 15 quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong
việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí.
- Tuy nhiên, tại Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí quy định tiêu chuẩn và thỏa
thuận đối với cả cấp phó của người lãnh đạo cơ quan báo chí.
=> Khó khăn trong quá trình thực hiện do chưa thống nhất giữa luật và
các quy định khác.
● Quy định về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú:
- Quy định của pháp luật về báo chí trước đây quy định hoạt động của văn
phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương phải có sự chấp thuận của
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương.
Tuy nhiên, Luật 2016 quy định cơ quan báo chí lập văn phòng đại diện
chỉ cần thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương.
- Chưa có chế tài xử lý đối với hành vi cơ quan báo chí cử phóng viên
hoạt động độc lập nhưng không thông báo với cơ quan quản lý tại địa phương.
- Luật Báo chí 2016 chỉ quy định về nhà báo và phóng viên thường trú,
chưa quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên trong khi thực tế đội
ngũ này ở văn phòng đại diện địa phương khá nhiều.
=> Tình trạng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động gây
bức xúc cho địa phương, doanh nghiệp nguyên nhân là do cơ quan báo chí
buông lỏng quản lý đối với nhà báo, phóng viên và CTV; khoán doanh thu
quảng cáo cho văn phòng đại diện dẫn đến tình trạng phóng viên sử dụng CTV
và một số đối tượng nhằm sách nhiễu doanh nghiệp để vòi vĩnh, ép ký hợp đồng
quảng cáo; viết bài tập trung khai thác mặt tiêu cực, vướng mắc của địa
phương…
● Quy định về phóng viên:
Tại khoản 1 Điều 25: “Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ
nhà báo” chưa bao quát hết các đối tượng đang thực hiện nghiệp vụ phóng viên

7
trong cơ quan báo chí, bao gồm những người hoạt động nghiệp vụ dưới 02 năm
(chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo). Ngoài ra, chưa có quy định đối với phóng
viên chưa được cấp thẻ nhà báo khi tác nghiệp tại các cơ quan -> Gây khó khăn
cho đối tượng này khi tác nghiệp.
Điều 25 quy định nhà báo “được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động
nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo”
nhưng nhiều cơ quan, tổ chức ngoài thẻ nhà báo vẫn yêu cầu phải có giấy giới
thiệu của cơ quan báo chí.
● Quy định về thẻ nhà báo, thẻ cộng tác viên:
Luật 2016 không quy định về bất kỳ loại thẻ nào trong hoạt động tác
nghiệp của cơ quan báo chí ngoại trừ thẻ nhà báo.
Tuy nhiên, có tình trạng nhiều phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan
báo chí hoạt động tác nghiệp bằng các loại giấy tờ, thẻ dễ nhầm lẫn với thẻ nhà
báo.
=> Có không ít trường hợp sử dụng các loại giấy tờ, thẻ này để mời chào
quảng cáo, gây phiền hà cho các cơ quan, doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến
danh dự, uy tín nghề nghiệp của các nhà báo hoạt động đúng theo quy định pháp
luật.
Việc cấp giấy giới thiệu để phóng viên tác nghiệp chưa được quy định
trong Luật Báo chí 2016 nên đây chỉ là văn bản mang tính hướng dẫn.
● Quy định về việc thực hiện số đặc biệt ngày lễ, tết, kỷ niệm:
Khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí 2016 quy định khi thay đổi kỳ hạn xuất
bản, số trang, khuôn khổ chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của
Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, trong thực tế vào các dịp lễ, tết, kỷ
niệm, cơ quan báo chí có nhu cầu xuất bản các số báo đặc biệt, thay đổi kỳ hạn
xuất bản, thay đổi khuôn khổ hoặc số trang chỉ mang tính chất nhất thời, sau đó
lại thực hiện theo quy định tại giấy phép.
=> Việc quy định phải có văn bản của cơ quan chủ quản khiến việc thực
hiện thủ tục bị kéo dài thời gian. Cần sửa đổi khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí
2016 cho phù hợp với thực tế.
● Quy định về đối tượng thành lập cơ quan báo chí:
Khoản 2 Điều 14 Luật Báo chí 2016 quy định: “Cơ sở giáo dục đại học
theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định
của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên
được thành lập tạp chí khoa học.”

8
Tuy nhiên, việc thành lập các viện nghiên cứu còn dễ dãi, chưa đảm bảo
điều kiện nghiên cứu khoa học hoặc thành lập viện chỉ để ra tạp chí.
=> Cần có quy định cụ thể về đối tượng được thành lập tạp chí khoa học;
đối tượng được thành lập tạp chí chuyên về giải trí.
● Quy định về cải chính trên báo chí:
Điều 42 về cải chính trên báo chí quy định: “Khi có văn bản kết luận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó
và nội dung cải chính của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, Luật 2016 chưa có quy định trách nhiệm gửi kết luận của cơ
quan ban hành quyết định đến cơ quan báo chí để thực hiện việc cải chính theo
quy định.
=> Dẫn đến cơ quan báo chí không biết để đăng thông tin, xảy ra tranh
chấp liên quan đến nội dung mà báo chí đăng tải.
● Các khó khăn, vướng mắc khác:
- Điều 52 Luật Báo chí 2016 chỉ quy định về chế độ lưu chiểu đối với báo
chí, nộp ấn phẩm báo chí, không quy định về chế độ lưu chiểu đối với loại hình
đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp.
- Luật Báo chí hay Quy chế phát ngôn chưa quy định cụ thể chế tài xử lý
nếu không thực hiện nhiệm vụ phát ngôn.
- Khoản 1 Điều 21 Luật Báo chí 2016 quy định: “Cơ quan báo chí hoạt
động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu”. Hiện nay, theo Luật Viên chức,
khái niệm này đã hủy bỏ và thay thế bằng đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên
các cơ quan báo chí do tổ chức hội thành lập không phải là đơn vị sự nghiệp
công lập nên cần quy định loại hình hoạt động cho các cơ quan báo chí này.

IV - Tổng kết:

Có thể nói gần 10 năm qua, Luật Báo chí năm 2016 đã tạo hành lang pháp
lý cần thiết để góp phần xây dựng nền báo chí lành mạnh, tích cực, hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế và bảo đảm tính hiệu lực trong
quản lý, điều hành các hoạt động báo chí, tạo thuận lợi cho các cơ quan báo chí
Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho hoạt động báo chí phát
triển vượt bậc; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân
được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và luật định.

9
Đánh giá 5 năm thực hiện Luật Báo chí 2016, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã ghi nhận sự tham gia điều tiết của Nhà nước bằng nguồn lực tài chính
cho báo chí còn thấp, chưa được đồng đều, thường xuyên. Trong quá trình vận
hành, có ít cơ quan chủ quản bố trí ngân sách, nguồn lực để đặt hàng hoặc hỗ
trợ cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền.
Tuy nhiên, thực tiễn báo chí truyền thông trong thời gian qua có những
biến động sâu sắc để thích ứng với quá trình chuyển đổi số do sự tác động của
công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của Internet và mạng xã hội.
Trong hệ sinh thái truyền thông mới, báo chí đang chuyển biến theo xu
thế truyền thông đa chiều, đa hình thái, đa nền tảng, đa tiếp nhận. Các cơ quan
báo chí đều khai thác các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới có số đông
người sử dụng như Facebook, YouTube, Tiktok... để đáp ứng nhiều tệp công
chúng mới, chuyên biệt và để nối dài, mở rộng thông tin cho các kênh chính
thống.
Cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí
cho phù hợp với thực tiễn truyền thông trong sự bùng nổ của kỷ nguyên số,
công nghệ số, phù hợp với xu thế báo chí đa nền tảng hiện nay.

B. PHÂN TÍCH VÍ DỤ VI PHẠM LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM:

I - Tổng quan:
● Nguồn thông tin: vietnamplus.vn
● Đối tượng vi phạm: Báo Dân trí (Dân Trí là một tờ báo điện tử trực thuộc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đây là một tờ báo có tiếng và
được người dân tin tưởng vào độ uy tín cũng như tính xác thực của các
bài báo).
● Thực trạng hoàn cảnh khi bài báo được đăng: Vào năm 2021, khi đại dịch
COVID-19 bùng nổ ở Việt Nam, có diễn biến cực kỳ phức tạp và đang
trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng thông tin truyền thông. Cụ thể
hơn là sự việc diễn ra trong giai đoạn đỉnh điểm 15 ngày chống dịch của
Thành phố Hồ Chí Minh.

II - Nội dung vi phạm: Báo Dân trí đã đăng thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Cụ thể là bài báo với tiêu đề “Nam sinh 22 tuổi tử vong sau khi mắc
COVID-19". Thông qua xác minh thực tế sự việc và kiểm chứng nguồn tin tại
Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thông tin Báo điện tử

10
Dân Trí đăng nêu trên là sai sự thật. Ngay trong buổi làm việc với Thanh tra Sở
Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Báo điện tử
Dân Trí xác nhận bài viết “Nam sinh 22 tuổi tử vong sau khi mắc COVID-19" là
chưa chuẩn xác, bệnh nhân nêu trên đang được điều trị tích cực, thở máy.
Ngay sau đó, Báo điện tử Dân Trí đã gỡ bài viết trên và đồng thời, thực
hiện việc cải chính với bài viết “Thông tin bệnh nhân 22 tuổi mắc COVID-19 tử
vong là không chính xác".

III - Hậu quả:


Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh,
bài viết “Nam sinh 22 tuổi tử vong sau khi mắc COVID-19" mà báo điện tử Dân
trí đã đăng có nội dung sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác
phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong giai
đoạn tập trung cao điểm 15 ngày cao điểm chống dịch của thành phố.

IV - Hình thức xử phạt:


Căn cứ mức độ hành vi vi phạm và những biện pháp khắc phục hậu quả
bước đầu của Báo điện tử Dân trí, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ
Chí Minh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Thanh tra Bộ Thông tin và
Truyền thông đề nghị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt vi phạm
hành chính đối với Báo điện tử Dân Trí về hành vi đăng thông tin sai sự thật gây
ảnh hưởng nghiêm trọng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 8, Nghị định số
119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

V - Bài học kinh nghiệm:


1. Bài học kinh nghiệm cho người, tổ chức đăng tin:
- Cần kiểm tra tính xác thực của thông tin trước khi đăng tải.
- Nâng cao nhận thức về pháp luật, đạo đức báo chí, không đăng tin nhằm
lôi kéo lượt tương tác hay vì mục đích không chính đáng.
- Khi phát hiện thông tin được đăng tải là sai lệch, cần phải khắc phục hậu
quả bằng cách xóa bỏ thông tin sai lệch, ngay lập tức lên tiếng đính chính
thông tin đó.
2. Bài học kinh nghiệm cho người đọc:
- Nâng cao nhận thức về tin giả, về các thông tin mang tính chất lôi kéo, đả
kích, tấn công cá nhân, tổ chức, đặc biệt là tác động về mặt chính trị.

11
- Người đọc cần tiếp cận thông tin một cách có chọn lọc, tìm đọc những
trang tin có uy tín, những tờ báo chính thống, những thông tin đã được
kiểm duyệt, xác minh.
- Khi phát hiện tin giả, tin sai lệch cần thông báo cho cơ quan chức năng để
kịp thời xử lý.

12
STT Tên thành viên Mã sinh viên
1 Phạm Thị Anh Thư 2356070051
2 Đặng Châu Tùng Chi 2356070010
3 Lục Hương Giang (Nhóm trưởng) 2356070017
4 Nguyễn Hà Anh 2356070004
5 Lê Thị Anh Thư 2356050042
6 Chu Thị Giang 2356040010
7 Phan Đào Mai Linh 2356040023
8 Nguyễn Hạnh Dung 2356020008
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

13

You might also like