Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

CHƯƠNG II.

KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG KINH


DOANH QUỐC TẾ

ThS. Lê Mai Trang


Bộ môn Thương mại Quốc tế
ĐH Kinh tế Quốc dân
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ - VI MÔ

Công nghệ
Kĩ thuật
Tự nhiên

Nhà Doanh nghiệp Trung


Khách Chính trị
cung Gian
hàng
cấp Đối thủ MKT Pháp luật

Kinh tế - Tài chính Nhóm công chúng ảnh hưởng


C sở hạ tầng
Văn hoá
Nhân khẩu học Xã hội
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Công nghệ
Kĩ thuật
Tự nhiên

Chính trị
Pháp luật

Kinh tế - Tài chính


C sở hạ tầng
Văn hoá
Nhân khẩu học Xã hội
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Kinh tế
- GNP & GDP (Thu nhập bình quân đầu
người; Phân bố chi tiêu của người tiêu
dùng).
- Tình hình lạm phát (Giá trị đồng tiền & thu
nhập bị ảnh hưởng).
- Tỷ giá hối đoái (Nguồn tiền & dòng tiền bị
ảnh hưởng):
• Góc độ quốc gia: Điều tiết cán cân
thương mại.
• Góc độ doanh nghiệp: Ảnh hưởng đến
xuất khẩu & nhập khẩu.
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
A. Khái quát về Môi trường kinh tế

- Các yếu tố chủ chốt trong môi trường kinh tế của một quốc gia mà doanh
nghiệp thường quan tâm là tốc độ phát triển kinh tế và giai đoạn phát triển kinh
tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức sống dân cư, cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị
hóa
- Là yếu tố quan trọng nhất mà nhà quản trị MKT cần xem xét để điều chỉnh
nhiệm vụ MKT của mình cho phù hợp. Nó quyết định mức thu nhập, kiếu phân
phối thu nhập trong XH và mức độ phát triển của thị trường. Nhận dạng mức độ
phát triển kinh tế của mỗi thị trường nước ngoài, cho phép nhà Qt MKT nhận
biết được các loại KH, các loại nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của từng loại KH
đối với SP.
1. Mức độ tăng trưởng kinh tế và giai
đoạn phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (Economic development) được hiểu là sự tăng trưởng
của nền sản xuất quốc gia được thể hiện qua sự thay đổi của các chỉ số như
thu nhập bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội GDP, hay tổng thu
nhập quốc dân GNI , cho thấy khả năng chi trả của cư dân của một quốc gia
nào đó.
https://www.youtube.com/watch?v=rZnl0RfiSQo
https://vneconomy.vn/nhung-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-nam-2022.htm
2. Thu nhập và phân phối thu nhập

Phân loại quốc gia theo nhiều cách khác nhau:


- Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product)
(giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất bởi một quốc gia
trong khoảng thời gian một năm)
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product)
(giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế trong nước sản xuất
trong một năm)
- GDP Bình quân đầu người
- GNP bình quân đầu người
Phân loại quốc gia theo thu nhập
- Phân loại quốc gia theo thu nhập (GDP bình quân đầu người)
+ các nước kém phát triển LDCs
+ các nước đang phát triển
+ các nước công nghiệp mới NICs
+ các nước công nghiệp phát triển
Sự phát triển kinh tế bắt nguồn từ 3 loại hình hoạt động kinh tế:
- Nông nghiệp khai thác
- Sản xuất
- Dịch vụ
BEM (Big Emerging Markets)- 10 quốc gia trong thị trường mới nổi
BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) , GDP>1 nghìn tỷ đô la
- Ngân hàng thế giới nhóm các quốc gia trên cơ sở thu nhập quốc dân (GNI
đầu người)
Phân loại quốc gia theo thu nhập
Nhóm nước chậm phát triển: nước NN lạc hậu, kém phát triển, mức độ công nghiệp hóa
hạn chế, tỷ lệ sinh đẻ cao, tỷ lệ biết chữ thấp, phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài, chính
trị không ổn định, là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm máy móc và hàng tiêu dùng.
Nhóm nước đang phát triển: đang thực hiện công nghiệp hóa, có nguồn cung cấp LĐ với
chi phí thấp, thị trường tiêu dùng lớn, sở hữu một số tài nguyên như dầu mỏ, than,…Là thị
trường tiềm năng cho sản phẩm ô tô, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng…
Các nước NICs: sản xuất phát triển nhanh, có nhu cầu nhập nguyên liệu để sx hàng tiêu
dùng, dệt may. (HongKong, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Brazil, Mexico,…)
Nhóm nước phát triển cao: xuất khẩu hàng hóa cho các nước khác và nhập khẩu nglieu thô
bán thành phẩm.(Hoa kỳ, Pháp,…)
3. Cơ sở hạ tầng

- Mạng lưới giao thông


- Hạ tầng thông tin
Cơ sở hạ tầng
Bao gồm các phương tiện thông tin, năng lượng và giao thông vận tải ở một quốc gia.
Nghiên cứu marketing và hoạt động xúc tiến hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng thông
tin của một quốc gia. Phương tiện truyền thông đại chúng là hệ thống các dịch vụ, điện
thoại, radio, tivi, internet...; sự sẵn có của các phương tiện này thay đổi từ quốc gia này
tới các quốc gia khác. Cần lưu ý không phải tất cả các quốc gia đều cho phép quảng cáo
thương mại. Sự bao phủ của internet và các phương tiện truyền thông thay đổi rất lớn
giữa các quốc gia và ngoài ra còn bị giới hạn bởi các qui định quảng cáo thương mại.
Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông vận tải, khả năng giải phóng phương
tiện các sân bay, bến cảng, hệ thống điện nước, năng lượng cung cấp cho kinh doanh, hệ
thống kho bãi, hệ thống bán buôn, bán lẻ... Tất cả đều là những yếu tố rất quan trọng
trong việc ra quyết định có nên lựa chọn thị trường quốc gia đó hay không của một công
ty quốc tế.
4. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép so sánh
giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng
xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá
hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. Khi đồng tiền của một nước mất giá, người
nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân
trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự tăng giá có hiệu quả
ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và
người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài. Chính vì điều
này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất
khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước.
4. Tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (xác định bằng cung và cầu tiền tệ)
- Tỷ giá hối đoái PPP (purchasing power parity) – dựa trên lý thuyết về sức mua ngang
giá (Big Mac PPP)
Chỉ số PPP dùng để tính tỷ lệ chuyển đổi giá trị thực giữa hai loại tiền tệ bằng cách so sánh
giá cả của một rổ hàng hóa và dịch vụ ở 2 quốc gia. Trong chỉ số Big Mac, giỏ hàng hóa đã
được lược giản chỉ còn là một ổ bánh Big Mac được bán ra bởi cửa hàng thức ăn nhanh
McDonald’s. Ổ bánh Big Mac được lựa chọn bởi vì tính phổ biến và có tính chất không
thay đổi nhiều về chất lượng dù xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau; bởi sự kiểm tra chặt
chẽ trong chuỗi cửa hàng McDonald’s trên toàn thế giới. Vì những lý do trên, chỉ số này có
thể dùng để so sánh giá trị thực giữa nhiều đồng tiền khác nhau.
Tỷ lệ chuyển đổi giữa hai loại tiền theo sức mua tương đương theo chỉ số Big Mac (Big
Mac PPP) được tính bằng cách chia giá mua một Big Mac tính bằng tiền của nước này trên
giá mua một Big Mac tính bằng tiền của nước khác. Giá trị nhận được sẽ đem so sánh với tỷ
giá hối đoái hiện hành; nếu thấp hơn, đồng tiền của nước đầu tiên có giá trị (theo sức mua
tương đương) thấp hơn so với đồng tiền của nước sau; và ngược lại.
5. Lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia,
dẫn đến sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng trong nền kinh tế đó. Khi so sánh
với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các
loại tiền tệ khác. Lạm phát là chỉ số quan trọng với các nhà làm marketing quốc tế bởi
các lý do:
- Lạm phát ảnh hưởng đến khả năng mua hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng.
- Tỷ lệ lạm phát cao góp phần gây bất ổn chính trị và kinh tế. Một công ty quốc tế hoạt
động tại các thị trường này sẽ gặp khó khăn trong chiến lược định giá và nỗ lực kiểm
soát chi phí.
- Lạm phát làm tăng giá cả của các yếu tố sản xuất trên thị trường có liên quan. Lạm phát
cao làm cho giá trị doanh thu tính bằng đồng nội tệ giảm và điều này khiến các doanh
nghiệp gặp rủi ro ngoại hối. Điều tồi tệ hơn khi các doanh nghiệp sản xuất ở quốc gia có
lạm phát cao xong bán sản phẩm cho các quốc gia có lạm phát thấp, vì chi phí đầu vào
tăng lên trong khi doanh thu vẫn ổn định.
B. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế
tới hoạt động MKT
1. Thu nhập và cơ hội thị trường
2. Cơ hội thị trường từ đáy kim tự tháp (BOP – The Global Pyramid of
Wealth)
3. Mức độ rủi ro trong kinh doanh
4. Một số thay đổi của kinh tế quốc tế và thương mại thế giới
5. Văn hoá tiêu dùng và cơ hội Marketing
1.THU NHẬP VÀ CƠ HỘI THỊ
TRƯỜNG
Người làm MKT quốc tế có thể sử dung cách phân loại sau:
1. Thu nhập gia đình rất thấp: nền kinh tế tự cung tự cấp , dân cư nông thôn
(Burundi, GDP $727/người, CH Trung Phi, CHDC Congo)
2. Thu nhập gia đình rất thấp và rất cao (Ấn Độ, Mexico), sự phân phối thu
nhập hai phương thức
3. Thu nhập gia đình thấp, trung bình và cao. Công nghiệp hoá tạo ra tầng lớp
trung lưu mới nổi, các tầng lớp thu nhập rất thấp và rất cao có xu hướng duy
trì vì những lý do truyền thống là rào cản giai cấp xã hội (Bồ Đào Nha)
4. Thu nhập gia đình ở mức trung bình : các quốc gia tiên tiến sẽ có xu hướng
giảm thiểu sự phân bổ thu nhập quá mức (Đan Mạch)
https://cafef.vn/gdp-binh-quan-dau-nguoi-theo-ngang-gia-suc-mua-
cua-viet-nam-dung-thu-bao-nhieu-the-gioi-20220616170638196.chn
2. Cơ hội thị trường từ đáy kim tự tháp (BOP – The Global
Pyramid of Wealth)
3. Mức độ rủi ro trong kinh doanh
- Tạp chí The Economist xếp hạng rủi ro dựa trên các thước đo :
Rủi ro tín dụng, chất lượng cuộc sống, bất ổn chính trị, niềm tin điều hành, mức
độ dễ dàng kinh doanh
- Phân loại rủi ro quốc gia (Tổ chức phát triển kinh tế OECD xếp loại) dựa trên
rủi ro tín dụng của một quốc gia
- Phân loại dựa trên chỉ số phát triển con người được LHQ tính toán cho các
thành viên dựa trên tuổi thọ, tỷ lệ nhập học, trình độ học vấn, biết đọc biết
viết và GDP bình quân đầu người

Người làm MKT quốc tế cần xem xét nên hay không dựa vào đánh giá rủi ro
làm cơ sở để quyết định thâm nhập và MKT ở thị trường nước ngoài
4. Một số thay đổi của kinh tế quốc tế và
thương mại thế giới
- Đầu tư quốc tế tăng mạnh và có nhiều thay đổi
- Xu hướng quốc tế hoá ngày càng rõ nét
- Cơ cấu quốc tế của các lĩnh vực kinh tế chủ chốt có những thay đổi căn bản

- FDI dịch chuyển tử các nước phát triển sang các nước đang phát triển
- (BRICS)
- Khu vực phát triển và thay đổi nhanh chóng là châu Á và các quốc gia
thuộc vành đai Thái Bình Dương , không còn phụ thuộc châu Âu hay
Hoa Kỳ (BEM , BRIC)
5. Văn hoá tiêu dùng và cơ hội MKT

Tỷ lệ thu nhập chi cho các nhu cầu thiết yếu sẽ cung cấp dấu hiệu
về mức độ phát triển của thị trường cũng như ước tính số tiền mà
người tiêu dùng còn lại cho các hoạt động mua sắm khác
Câu hỏi thảo luận:

1) Phân tích tầm quan trọng của việc nắm rõ xu hướng thay đổi của tỷ
giá hối đoái trong kinh doanh quốc tế
2) Thảo luận về những hạn chế của việc sử dung thu nhập bình quân
đầu người để đánh giá tiềm năng thị trường
3) Tại sao nói đáy kim tự tháp vẫn tiềm ẩn cơ hội kinh doanh
THANK
YOU!

You might also like