TLH. QLH Chương 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

CHƯƠNG 2
QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
Giảng viên: ThS. Trần Lan Hương
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

• Tổng quan về quyết định quản lý

• Quá trình quyết định

• Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản lý


Mục tiêu
• Nắm được kiến thức tổng quát về quyết định quản lý
• Hiểu được quy trình quyết định quản lý
• Nắm được các mô hình ra quyết định quản lý
• Vận dụng quy trình và các mô hình để ra quyết định giải quyết vấn đề
trong công việc quản lý
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.1.Khái niệm:
Quyết định quản lý là phương án hợp lý nhất trong các phương án có thể
để giải quyết một vấn đề đã chín muồi nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra
trong điều kiện môi trường luôn biến động của hệ thống.
.
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
Lí do phải quyết định?
Do hệ thống có vấn đề - Khoảng cách giữa thực tế và kì vọng . Tồn tại hai loại vấn đề:
• Vấn đề xuất hiện khi trạng thái của hệ thống có sự khác biệt so với trạng thái mong
muốn, là mâu thuẫn cần được chủ thể quản lý can thiệp bằng các quyết định để đưa hệ
thống vận động theo mục tiêu đã định => Không giải quyết vấn đề, mục tiêu của hệ thống
sẽ bị đe doạ.
• Cơ hội là tình huống xảy ra khi môi trường tạo cho hệ thống khả năng đi xa hơn so với
mục tiêu ban đầu => cần ra quyết định tận dụng cơ hội
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.2. Đặc điểm của quyết định quản lý

Quyết định quản lý


là sản phẩm của Chủ thể ra quyết
hoạt động quản định quản lý là
lý. Quá trình quản các cá nhân, tập
lý thực chất là quá thể được trao
trình đề ra và tổ thẩm quyền hoặc
chức thực hiện các uỷ quyền
quyết định quản lý

Phạm vi tác động


của quyết định Quyết định quản lý
có liên quan chặt
quản lý không chỉ
chẽ tới hoạt động
là một người mà
thu thập và xử lý
có thể rất nhiều
thông tin
người
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.3. Hình thức biểu hiện của quyết định quản lý
a. Hình thức văn bản
• Khái niệm: Văn bản quản lý là các văn bản phản ánh các quyết định quản lý, là
hình thức chủ yếu thể hiển quyết định quản lý dù đó là quản lý nhà nước hay
quản lý của các tổ chức kinh tế -xã hội.
• Đặc biệt phổ biến đối với các khối cơ quan quản lý nhà nước
üVăn bản luật : quốc hội ban hành
üVăn bản dưới luật: cơ quan quản lý hoặc cá nhân trong bộ máy nhà nước
điều hành.
• Trong quản lý của tổ chức KTXH:
üQuyết định: do cá nhân các nhà quản lý ban hành
üNghị quyết: văn bản quản lý do tập thể ban hành.

7
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ

2.1.3. Hình thức biểu hiện của quyết định quản lý


b. Hình thức phi văn bản
Hình thức này là hình thức biểu hiện của các quyết định quản lý ít quan trọng, có
phạm vi hẹp và thời gian không dài, được biểu hiện thành lời nói hoặc các tín hiệu
khác phi văn bản.

8
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.4. Phân loại quyết định quản lý

Phạm vi Cơ
Phương
Thời gian Tính chất Mức độ quan Cấp độ
điều chỉnh pháp
RQĐ

Quản lý
Dài hạn Chuẩn tắc Chiến lược Toàn cục Tập thể Cấp cao
NN

Không Chiến
Trung hạn Bộ phận Tổ chức Cá nhân Cấp trung
chuẩn tắc thuật

Tác Cấp
Ngắn hạn
nghiệp cơ sở

9
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.4. Phân loại quyết định quản lý
a. Phân theo thời gian thực hiện quyết định
— Theo thời gian có hiệu lực của quyết định, các quyết định chia thành quyết
định dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
b. Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định
— Quyết định chuẩn tắc (còn gọi là quyết định được lập trình hoá) là quyết định
xuất hiện nhiều lần và mang tính thông lệ, giải quyết những vấn đề lặp di lặp
lại. Ví dụ: quy trình, thủ tục
— Quyết định không chuẩn tắc (còn gọi là quyết định không được lập trình hoá)
là quyết định giải quyết những vấn đề phức tạp, không lặp lại, xuất hiện ngẫu
nhiên hoặc xuất hiện lần đầu. Ví dụ: quyết định chiến lược hay quyết định đầu

10
2.1.4. Phân loại quyết định quản lý
c. Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra QĐ
• Quyết định chiến lược xác định những mục tiêu tổng quát, những phương thức cơ
bản để thực hiện mục tiêu. Quyết định chiến lược có đặc điểm là mang tính toàn
diện, lâu dài và ổn định.
• Quyết định chiến thuật xác định những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu
chiến lược trong những lĩnh vực hoạt động nhất định, trong thời gian tương đối
ngắn, mang đặc điểm một chiều cục bộ và giai đoạn.
• Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm xử lý những tình huống cụ
thể,trong công việc hàng ngày của cơ quan quản lý.

11
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.4. Phân loại quyết định quản lý
d. Phân theo phạm vi điều chỉnh của quyết định
• Các quyết định toàn cục điều chỉnh hầu hết các đối tượng quản lý.
• Các quyết định bộ phận chỉ điều chỉnh một hoặc một số các đối tượng quản lý.
Các quyết định bộ phận có vị trí ít quan trọng hơn so với quyết định toàn cục,
thường được đưa ra trên cơ sở quyết định toàn cục.
e. Phân theo cơ quan ra quyết định
• Quyết định quản lý nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành như
Quốc hội,Chính phủ, các Bộ, địa phương…
• Quyết định quản lý của các tổ chức là những quyết định do hệ thống quản lý của
các tổ chức đưa ra và ban hành trước hết là người đứng đầu tổ chức, giám đốc,
chủ tịch Hội đồng quản lý(chủ tịch hội đồng quản tri, chủ tịch hội đồng trường,
hiệu trưởng,…).
12
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ

2.1.4. Phân loại quyết định quản lý


f. Phân theo số người ra quyết định
Các quyết định quản lý được chia thành quyết định cá nhân và quyết định tập thể.
• Quyết định tập thể là quyết định do tập thể có thẩm quyền đưa ra, trên cơ sở biểu quyết.
Quyết định tập thể thường là các quyết định quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng lớn.
• Quyết định cá nhân là quyết định do một người đưa ra trong phạm vi thẩm quyền.
Người đưa ra quyết định cá nhân là người đứng đầu hệ thống hoặc những người đựợc
uỷ quyền như chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, giám đốc,...

13
1. TỔNG
2.1. QUAN
TỔNG VỀ
QUAN QUYẾT
VỀ ĐỊNH
QUYẾT QUẢN
ĐỊNH LÝLÝ
QUẢN
2.1.5. Yêu cầu đối với quyết định quản lý

Cô đọng Tính thời


Hợp pháp Khoa học Tối ưu Hệ thống Linh hoạt
Dễ hiểu gian

Xác định
Đáp ứng Thống nhất rõ thời
Xu hướng tốt nhất theo 1 mục Tính thời
vận động gian, đối
các mục đại, Môi
Phạm vi tiêu chung, tượng
khách tiêu, trường Ngắn gọn
thẩm Các qđ tại thực
quan, luôn biến
quyền, Phù hợp các thời Dễ hiểu hiện, chủ
Vận dụng đổi, Cần
Theo luật ràng buộc, điểm khác Đơn nghĩa thể chịu
PP khoa luôn điều
định Được ủng nhau ko trách
học hiện chỉnh cho
hộ được mâu nhiệm tổ
đại phù hợp
thuẫn chức thực
thi
14
1. TỔNG
2.1. QUAN
TỔNG VỀ
QUAN QUYẾT
VỀ ĐỊNH
QUYẾT QUẢN
ĐỊNH LÝLÝ
QUẢN
2.1.5. Yêu cầu đối với quyết định quản lý
a.Yêu cầu về tính hợp pháp
• Quyết định được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền của cá nhân của tập thể.
• Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định.
• Quyết định được ban hành đúng thủ tục và hình thức.
b.Yêu cầu về tính khoa học
• Quyết định quản lý được đưa ra trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
• Cụ thể là phải phù hợp với xu hướng vận động khách quan, tuân thủ yêu cầu của các
nguyên lý khoa học, vận dụng các phương pháp khoa học hiện đại, phù hợp với môi
trường hiện tại, tương lai, có đầy đủ thông tin cần thiết, những kết quả phân tích thực
trang và bài học kinh nghiêm trong nước và quốc tế.

15
1. TỔNG
2.1. QUAN
TỔNG VỀ
QUAN QUYẾT
VỀ ĐỊNH
QUYẾT QUẢN
ĐỊNH LÝLÝ
QUẢN
2.1.5. Yêu cầu đối với quyết định quản lý
c. Yêu cầu về tính hệ thống (thống nhất)
• Các quyết định được ban hành thống nhất theo một hướng, tránh mâu thuẫn. Hướng
thống nhất do mục tiêu chung quyết định. Các cá nhân và tập thể ra quyết định cần
hiểu rõ cây mục tiêu của hệ thống
• Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn,
trái ngược và phủ định nhau. Quyết định nào không còn phù hợp cần được loại bỏ.
d. Yêu cầu về tính tối ưu
• Đòi hỏi phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án - phương án đáp ứng
tốt nhất các mục tiêu đồng thời phù hợp với những ràng buộc nhất định, được sự
ủng hộ của đối tượng và những người thực hiện quyết định.

16
1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.5. Yêu cầu đối với quyết định quản lý
e. Yêu cầu về tính linh hoạt
• Đòi hỏi quyết định quản lý phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lựa chọn
quyết định, phản ánh được tính thời đại, môi trường mà quyết định ra đời và thực
hiện; xử lý tình huống phải linh hoạt, khéo léo tránh rập khuôn, máy móc, giáo điều.
Phương án quyết định đáp ứng được sự biến đổi của môi trường
f. Yêu cầu về tính cô đọng, dễ hiểu
• Dù được thể hiện dưới hình thức nào, các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ hiểu,
đơn nghĩa. Điều đó một mặt tránh cho người thực hiện hiểu sai về quyết định, mặt
khác tiết kiệm được dung lương thông tin, tiên lợi cho việc lưu trũ và sử dung thông
tin về quyết định.

17
1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
2.1.5. Yêu cầu đối với quyết định quản lý
g. Yêu cầu về tính thời gian, đối tượng thực hiện và chủ thể chịu trách nhiệm tổ
chức thực thi quyết định
• Tính thời gian cho biết quyết định được đưa ra khi nào, có hiệu lực từ ngày nào và
trong thời gian bao lâu.
• Mặt khác, một quyết định muốn có hiệu lực và hiệu quả phải xác định rõ các chủ
thể quản lý điều hành và các đối tượng thực hiện quyết định.
• Điều này đặt ra trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra đôn đốc
trong quá trình thực hiện quyết định và chịu trách nhiệm giải trình về việc thực hiện
các quyết định.

18
Thảo luận tình huống: Thắt chặt kỷ luật ở công ty Telcom
Anh Hải đã làm việc được 3 năm ở bộ phận sản xuất và lắp ráp thiết bị viễn thông của
công ty viễn thông TELCOM. Các đồng nghiệp yêu mến anh cho đến khi được đề bạt
lên chức quản lý bộ phận sản xuất. Lúc lên làm chức vụ quản lý, anh có một suy nghĩ là:
nhân viên trong bộ phận không làm đúng năng lực và hiệu quả còn thấp. Anh còn cho
rằng trước khi anh trở thành quản lý, họ thường lãng phí 30% thời gian làm viêc. Do
vậy, anh Hải đã làm ra một chương trình làm việc rất chặt chẽ cho từng người, bao lâu
phải hoàn thành và làm việc gì tiếp theo. Người nào vi phạm chương trình này của Hải
sẽ bị kỷ luật. Một hôm anh Hải bắt gặp một nhóm rời chỗ làm việc sớm hơn 10 phút để
ăn trưa. Anh Hải bắt mọi người phải quay lại chỗ làm việc ngay và dọa sẽ kỷ luật bằng
hình phạt trừ lương. Các đồng nghiệp cho là anh Hải không còn là người đồng nghiệp
cũ nữa và đã bỏ rơi họ. Giọt nước sau cùng làm tràn ly. Hôm sau, anh Hải đang đi trong
phân xưởng thì lãnh nguyên một miếng giẻ lau vào đầu, trong cơn thịnh nộ, anh Hải thề
sẽ đuổi việc người nào ném giẻ vào anh. Mọi người trong xưởng đều cho mình vô can
và cho là có thể miếng giẻ văng ra từ cái máy đóng bao. Nhưng Hải nhận rõ là mọi
người tỏ ra thích thú về sự việc này.
Tên tình huống: Thắt chặt kỷ luật ở công ty Telcom

1. Quyết định quản lý là quyết định gì?


2. Quyết định quản lý này đã đạt yêu cầu hay chưa?
3. Biên pháp để đảm bảo yêu cầu cho quyết định quản lý này?
2. RA QUYẾT ĐỊNH
Quy trình quyết định quản lý ( giới thiệu)
Quy trình quyết định quản lý là trình tự thực hiện các hoạt động nhằm đưa ra và
thực hiện quyết định. Bước 1,2,3 là bước của quy trình ra quyết định, bước 4 là
quy trình tổ chức thực hiện quyết định.

25
Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản

• Điều tra, nghiên cứu
Đi sâu vào thực tế, thu thập đầy đủ dữ liệu dưới sự chỉ đạo của lý luận
khoa học từ đó có nhận thức đúng đắn về quy luật của sự vật
+ Chọn mẫu điều tra: mẫu ngẫu nhiên, mẫu cách đều
+ điều tra chuyên gia, trưng cầu dân ý,…
Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản

• Dự báo khoa học
• PP dự báo nhân - quả: Dựa trên mô hình thống kê, xuất phát từ mối quan hệ
nhân quả trong sự phát triển của sự vật và hiện tượng mà tiến hành dự báo.
• Phương pháp dự báo tương tự: Dựa trên nghiên cứu xu thế vận động của hiện
tượng kt-xh có cùng bản chất đã xảy ra ở hệ thống khác.
• Phương pháp dự báo trực quan: tổng hợp ý kiến của nhiều người (chuyên gia)
để suy đoán
• PP cây vấn đề
Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản

• PP phân tích toán học
• PP Nghiên cứu khả thi
• Mô phỏng và thử nghiệm
• PP ra quyết định dựa vào trực giác
• PP chuyên gia
• Thành lập các nhóm chuyên gia
• Lấy ý kiến chuyên gia: PP phỏng vấn, PP hội thảo,PP 6 chiếc mũ tư duy…
CÁC MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

Câu hỏi của nhà báo: 6W


Mô hình cây mục tiêu

Mô hình SMART
Mô hình cây vấn để

Mô hình SWOT

Mô hình giải pháp công cụ Mô hình Benchmarking

Mô hình ra Mô hình ra
quyết định hợp lý quyết định tập thể …
29
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2.2 Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 1: Phân tích vấn đề " Xác định đúng vấn đề là đi được một nửa con đường của Ra quyết định"
Mục tiêu:
• Phát hiện được vấn đề ( Yêu cầu + Triệu chứng => Vấn đề)
• Chuẩn đoán được nguyên nhân
• Quyết định giải quyết vấn đề ( vấn đề đó đã chín muồi hay chưa)
• Xác định cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu khi giải quyết vấn đề
Câu hỏi cần trả lời:
§ Có vấn đề không?
§ Triệu chứng của vấn đề?
§ Vấn đề xảy ra ở đâu? Khi nào? Bao lâu? Với ai?
§ Nguyên nhân của vấn đề là gì? Nguyên nhân chính? Nguyên nhân phụ ?
§ Hậu quả nếu vấn đề không được giải quyết?
§ Có cần ra quyết định để giải quyết vấn đề hay không?
§ Có thẩm quyền ra quyết định không?
30
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 1: Phân tích vấn đề
Mô hình cây vấn đề

Hậu quả

Vấn đề

Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2 Nguyên nhân 3

NN NN NN NN NN NN NN NN NN
1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3

31
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 2: Xác định mục tiêu
• Để phân tích mục tiêu, ta có thể sử dụng mô hình cây mục tiêu, đây là việc
xác định một tập hợp các mục tiêu cần đạt đến, rồi sắp xếp chúng theo thứ tự
• Việc xây dựng cây mục tiêu có tác dụng:
Ø Giúp nhà lập kế hoạch thấy rõ mối quan hệ giữa các cấp mục tiêu,
Ø Thấy được mối liên hệ giữa kế hoạch của tổ chức (địa phương, ngành,
quốc gia) mình với các tổ chức (địa phương, ngành, quốc gia) khác trong
quá trình cùng hướng tới mục tiêu chung, làm cơ sở để tổ chức phối hợp
hành động giữa các tổ chức (địa phương, ngành, quốc gia).
Ø Là đầu vào trực tiếp để xây dựng các cấp mục tiêu trong kế hoạch chiến
lược.
Cây mục tiêu cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) có tính lôgic
(2) có tính cụ thể hóa dần
(3) có tính độc lập tương đối.

32
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 2: Xác định mục tiêu
Cây Mục tiêu

Mục đích

Mục tiêu

Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3

MT MT MT MT MT MT MT MT MT
1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3

33
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 3: Tìm kiếm các lựa chọn quyết định (giải pháp => Phương án) để giải quyết vấn đề
Nguyên tắc
• Xác định tất cả các khả năng có thể
• Đối với mỗi khả năng cần trả lời các câu hỏi sau:
Ø Làm gì? Làm như thế nào? Xác định giải pháp
Ø Thực hiện mục tiêu bằng gì ? Xác định công cụ ( nguồn lực)
• Chú ý: Không làm gì cũng là một phương án
Chủ thể thực hiện
giải pháp Thời
KQ KQ
Chủ thể gian
TT PA Chủ thể Chi phí mong không
chịu triển
thực đợi mong đợi
trách khai
hiện
nhiệm

35
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn quyết định tối ưu
Nguyên tắc
• Phương án tối ưu là phương án tốt nhất trong những phương án có thể
• Đánh giá dựa trên:
o Hệ thống tiêu chí
o Kinh nghiệm trực giác của người ra quyết định
o Gợi ý từ người khác
o Sức mạnh ý chí của nhà quản lý

36
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn quyết định tối ưu
PHƯƠNG PHÁP
• Phương pháp phân tích lợi ích chi phí
Nếu các tiêu chí đánh giá được quy về 1 hệ số đo (bằng tiền) thì có thể sử dụng Phương án
tối ưu = ( Lợi ích – Chi phí ) => Max
• Phương pháp đánh giá đa tiêu chí

37
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn quyết định tối ưu
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHỔ BIẾN
- Tiêu chí hiệu lực: Đạt được mục đích mục tiêu ko?
- Tiêu chí hiệu quả:
• Hiệu quả tuyệt đối ( Lợi ích ròng) = Tổng lợi ích – Tổng chi phí
• Hiệu quả tương đối = (Tổng lợi ích – Tổng chi phí )/ Chi phí
Tuy nhiên nếu việc tính lợi ích là ko dễ dàng thì có thể sử dụng chi phí như thước đo độ
hiệu quả
- Tính khả thi: Đảm bảo nguồn lực để thực hiện mục tiêu
- Tính bền vững: Có ảnh hưởng tích cực và đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên (bền vững theo
thời gian) 38
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn quyết định tối ưu
Phương pháp đánh giá đa tiêu chí
HIỆU LỰC TÍNH HIỆU QUẢ KHẢ THI TỔNG
Trọng Điể Điểm có trọng số Trọng Điể Điểm có trọng Trọng Điể Điểm có ĐIỂM
số m số m số số m trọng số

PA1
PA2
PA3
PA4
PA5
PA6
PA7
PA8 39
2. RA QUYẾT ĐỊNH
2.2. Quy trình ra quyết định quản lý
Bước 5: Thể chế hóa quyết định tối ưu

Quyết định tối ưu được thể chế hoá dưới hình thức văn bản hoặc phi văn bản

40
Thảo luận tình huống: Dự án cà phê chè phá sản
Ngày 24/3/1997, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 172/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình
Phát triển cây cà phê chè (arabica) trên phạm vi cả nước. Tổng công ty Cà phê Việt Nam
(Vinacafe) được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần để triển khai
chương trình trồng cây cà phê chè tại các tỉnh.
Thực hiện nội dung trên, ngày 13/3/1999, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã ban hành Quyết
định số 02/TCT-DHAD/QĐ về việc phê duyệt Dự án Đầu tư phát triển cà phê tại tỉnh Thanh Hóa,
với quy mô 3.260 ha, trên địa bàn 4 huyện miền núi: Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lạc và Thạch
Thành; tổng vốn đầu tư 71,773 tỷ đồng. Dự án giao Công ty Cao su - Cà phê Thanh Hóa (nay là
Công ty Cao su Thanh Hóa) thực hiện.
Theo số liệu thống kê, trong 4 năm đầu thực hiện Dự án (từ năm 1999), Công ty Cao su - Cà phê
Thanh Hóa đã trồng được hơn 4.000 ha cà phê chè, với 6.384 hộ dân tại các huyện phía Tây tỉnh
Thanh Hóa tham gia (hộ dân tham gia thông qua hợp đồng vay vốn phát triển cà phê chè và thế
chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Công ty Cao su - Cà phê Thanh Hóa bảo lãnh). Tổng
vốn đã đầu tư cho Dự án là trên 130,6 tỷ đồng. Năng suất cà phê thực tế không như các chuyên
gia đã dự đoán. Các hộ vay vốn trồng cà phê bị lỗ nặng, mặc dù nhà nước hỗ trợ 20% vốn. Đến
năm 2011, dự án phá sản. Nhiều hộ vay vốn không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Câu hỏi thảo luận
• Dự án không thành công do đề ra hay tổ chức thực
hiện quyết định?
• Quyết định đầu tư dự án cà phê chè (arabica) trách
nhiệm thuộc về ai? Nhà nước, tổng công ty hay các
hộ trồng cà phê?
• Quyết định nhân rộng dự án cà phê Arabica trên
phạm vi cả nước có hợp lý không? Theo anh (chị)
nên thế nào?
• Nên dùng phương pháp gì để ra quyết định trong
tình huống này?
• Lợi ích của người trồng cà phê nên được xử lý ra
sao?

You might also like