Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Gửi Người bố kính yêu của con.

1 năm trôi qua ,bố phải xa gia đình,người thân ,làng xóm để đi phương xa-nơi đất
khách quê người để bôn ba kiếm sống trang trải cho gia đinh.Con biết bố vẫn đếm từng
ngày,từng tháng,cố vượt qua khó khăn,nhớ nhà.Những người xa nhà ai mà chả mong đến
tết để sum họp,quây quần bên nhau.Hạnh phúc chỉ từ những điều giản dị mà sâu sắc như
nồi bánh chưng xanh sôi hay cũng đón đêm giao thừa trong không khí huân hoan ,vui vẻ.
Thế nhưng ,năm nay chắc bố không về được rồi…
Năm 2020 vừa qua thật là một năm nhiều biến động với đại dịch được WHO tuyên bố
là đại dịch của toàn nhân loại:COVID-19.Vào cái tết năm trước,trong khi chúng ta đang
tận hưởng không khí tết tràn về khắp mọi miền quê thì cũng là lúc 1 nhóm người mắc
bệnh viêm phổi nhưng không rõ nguyên nhân.Giới chức y tế đã rất bất ngờ khi phát hiện
đây là căn bệnh chưa từng tiếp xúc.Qua điều tra sơ bộ thì nguồn bệnh tại chợ hải sản Hoa
Nam-Vũ Hán.Chắc hẳn nhiều người sẽ biết Vũ Hán là một trong những trung tâm thương
mại quốc gia lớn nhất của Trung Quốc.Nơi đây là nguồn cơn sinh ra đại dịch khủng khiếp
chưa từng xuất hiện trên toàn cầu.Mọi người ai cũng đã sợ hãi hai từ ‘’Vũ Hán’’
này.Nhưng chúng ta đâu thể đổ lỗi cho ai được.Có thể đây là sự trừng phạt của mẹ thiên
nhiên cho những hành vi phá hủy môi trường của chúng ta.Tuy nhiên,hình phạt này thật
sự rất tàn khốc.
Hậu quả của dịch bệnh quả thật vô cùng tàn khốc.Tính tới thời điểm hiện tại đã có
98,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 2.116.336 ca
tử vong nhưng đây chỉ là con số thống kê tới thời điểm hiện tại.Điều này đồng nghĩa
số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng theo từng giờ từng phút. Mô hình điển hình của chu
kỳ này là một loại bệnh truyền nhiễm bùng phát, chính phủ và giới chức y tế các nước
phản ứng với hàng loạt chính sách, dịch bệnh được kiểm soát và biến mất, con người
quên nó đi. Sau đó, chu trình trên tiếp tục lặp lại. Báo cáo cho rằng "thiệt hại kinh tế to
lớn của Covid-19 là động lực thúc đẩy việc suy nghĩ lại một cách cơ bản vai trò của chính
phủ trong công tác chuẩn bị đối phó đại dịch". Một nghiên cứu hồi tháng 7 của Liên Hợp
Quốc chỉ ra rằng suy thoái kinh tế từ đại dịch Covid-19 có thể đẩy 130 triệu người đến
cảnh chết đói vì nó phá vỡ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Con lo răng Covid-19 sẽ gây bất ổn hòa bình toàn khu vực .Covid-19 đã đặc biệt khoét
sâu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, tiềm ẩn nguy cơ nổ ra một cuộc ‘’Chiến tranh
lạnh mới " giữa hai cường quốc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh
giấu giếm thông tin khi dịch mới bùng phát, khiến Covid-19 lan rộng ra toàn cầu. Ông
thậm chí gọi nCoV là "virus Trung Quốc". Bắc Kinh trong khi đó một mực bác bỏ. Con
lo răng Covid-19 sẽ gây bất ổn hòa bình toàn khu vực Hàng loạt cuộc khẩu chiến đã nổ ra
giữa đôi bên liên quan đến đại dịch.Nhưng cũng phải thôi.Một nước cường thịnh như mĩ
vì dịch bệnh mà tổn thất kinh tế nặng nề thì những người ngoại giao bức xúc cũng hợp lí.
Một tác động khác của đại dịch đối với quan hệ đối ngoại nằm ở những tiến trình ngoại
giao. Trước Covid-19, các vấn đề liên chính phủ thường được tham vấn trực tiếp. Tuy
nhiên, trong và sau đại dịch, vai trò của công nghệ và Internet đã trở nên quan trọng hơn.
Các hội nghị trực tuyến ngày nay chiếm ưu thế hoàn toàn trong quan hệ ngoại giao quốc
tế.
Đại dịch covid-19 đã tạo ra sự gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất trong lịch sử, ảnh
hưởng tới gần 1,6 tỷ người học trên toàn cầu tại hơn 190 nước trên tất cả các châu
lục. Việc đóng cửa trường học và những không gian học tập khác tác động tới 94% số
học sinh, sinh viên toàn thế giới.Cuộc khủng hoảng làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về
giáo dục khi nó làm giảm cơ hội tiếp cận của trẻ em, thanh thiếu niên và cả người lớn ở
những nhóm dễ bị tổn thương nhất như người nghèo, người sống ở vùng nông thôn,
người tị nạn, người khuyết tật... Giới chuyên gia cảnh báo hệ lụy của việc không thể duy
trì học tập có nguy cơ kéo dài nhiều thế hệ, xóa bỏ những tiến bộ giáo dục đã đạt được
trong nhiều thập kỷ. Nhưng mặt khác, Covid-19 cũng kích thích đổi mới trong ngành
giáo dục. Nhiều phương pháp tiếp cận sáng tạo được thúc đẩy như học tập qua radio,
truyền hình. Hàng loạt giải pháp đào tạo từ xa được phát triển nhờ phản ứng nhanh chóng
của chính phủ và các đối tác giáo dục trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ nền giáo dục đa sắc
thái.đại dịch covid-19 đã tạo ra sự gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất trong lịch sử
Thật may là đất nước Việt nam thân yêu của chúng ta đã có những cố gắng nỗ lực có
thể đẩy lùi dịch bệnh.Cứ ngỡ năm nay gia đình mình được đón tết nhờ sự góp sức chung
tay của các nhà lãnh đạo,các y bác sĩ thì những ca mới nhất của hải dương và quảng ninh
đã phá hủy tất cả.Nhưng một điều đáng lên án ở đây là những công nhân làm việc ở vùng
dịch.Sau khi nghe có ca nhiễm mới,thay vì ở yên một chỗ thì họ lại trốn về quê.Có người
bắt xe về trong đêm dù giá có đắt cắt cổ,có người lại đi xe máy trốn về.Tự hỏi ý thức của
họ ở đâu.Dễ hiểu là ai cũng muons tết sum vầy bên gia đình nhưng hành vi của họ là bất
chấp nguy hiểm có thể khiến dịch bệnh lan tràn về khắp mọi nơi.Chính vì thế mà chính
phủ đã thông báo cho toàn quốc gia nghỉ tết sớm 1 tuần vì không thể truy xét kịp những
người trốn cachs li từ vùng dịch.Đúng là ‘’Con sâu làm giàu nồi canh’’.Điều quan trọng
nhất là Chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh.”Không ai bị bỏ lại phía sau’’ là khẩu hiệu
cho thấy sự đoàn kết đồng lòng của cả mọi miền trên đất nước.
Con biết là nếu bố không về, nhà mình đón Tết sẽ bớt vui. Bố chắc sẽ buồn và nhớ
nhà lắm! hùng Con nhớ, mới Tết năm ngoái thôi, cả gia đình mình còn sum họp vui lắm!
Ngày Tết, chỉ mấy củ dưa hành, đĩa thịt kho đông với cái bánh chưng thôi nhưng vẫn thật
vui, mẹ nhỉ. Chỉ nhớ lại thôi cũng đủ làm con cảm thấy hạnh phúc rồi. Năm nay con ở
đây thì không có bánh chưng, cũng không có đào Tết nữa rồi. Lại còn chẳng biết ở nhà
mình sắm sửa, chuẩn bị các thứ như nào. Nhưng bố không phải lo.Trong mắt con bố là
một vị anh hùng,một vị anh hùng góp nhũng phần nhỏ của mình cùng với các thiên thần
áo trắng sẽ tạo nên kì tích.
Bố nhớ giữ gìn sức khỏe.
Con của bố

You might also like