Chương V

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHƯƠNG V: ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP

TẠI SAO PHẢI ĐO LƯỜNG?


Việc đo lường chính là để nghiên cứu hiểu được đặc tính của đối tượng nghiên cứu.
ĐO LƯỜNG LÀ GÌ?
Đo lường chính là việc ấn định các số hay ký hiệu đối với các đặc tính cần đo lường của
đối tượng nghiên cứu.
Bằng cách nào để đạt dược mục đích của việc đo lường? Bằng cách thang đo phù hợp
dựa trên các nguyên tắc xác định.
CÁC LOẠI THANG ĐO CƠ BẢN
1. Thang đo biểu danh: là các thang đo đơn giản nhất, dùng các giá trị tượng trưng
cho một nhãn, tên, loại của thuộc tính đối tượng cần đo.
2. Thang đo thứ tự: thể hiện quan hệ thứ tự lớn nhỏ, hơn kếm, trước sau của đối
tượng nghiên cứu.
3. Thang đo khoảng cách: nhờ việc xác định khoảng cách đều nhau theo các đơn vị
đo lường trong thang đo, nhà nghiên cứu có thể đo lường đặc tính đối tượng theo
thang đo khoảng cách,
4. Thang đo tỉ lệ: là việc xác định tit lệ của các đặc tính đo lường.
QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ THANG VÀ CÁCH ĐO
1. Chọn mẫu
- Chọn ra một nhom nhỏ trong tổng thể đối tượng cân đo lường với số phần tử
nhỏ hơn nhiều so với tổng số phần tử các đối tượng. Ta gọi nhóm nhỏ số phần
tử đó là Mẫu.
- Có 2 cách chọn mẫu
 Chọn mãu phi xác suất: một phương pháp chọn mẫu mà theo đó việc
chọn mẫu dựa vào suy nghĩ chủ quan của người nghiên cứu. Có 2 cách
chọn mẫu theo phương pháp này là:
 Chọ mẫu thuận tiện
 Chọn mẫu theo phán đoán
 Chọn mẫu xác suất:
 Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn thuần: là cách lấy ngẫu nhiên mà mọi
đơn vị phần tử đều có cơ hội ngag nhau xuất hiện trong mẫu.
 Lấy ngẫu nhiên hệ thống: là cách lấy mẫu mà đơn vị đầu tiên là
ngẫu nhiên sau đó cứ cáh k đơn vị lại chọn 1 phần tử.
 Lấy ngẫu nhiên phân tầng: là cách lấy mẫu ngẫu nhiên đơn thuần
cho từng “ tầng” của đối tượng nghiên cứu
 Lấy ngẫu nhiên cho từng tầng: chẳng hạn, sinh viên năm I chọn
40 SV, sinh viên II chọ 30 SV.
2. Xác định kích thước mẫu
- Cách 1: Tính theo công thức
n = N/( 1 + N.e^2)
Trong đó : n là kích thước của mẫu.
N là kích thước của tổng thể
e là mức độ sai lệch cho phép
- Cách 2 : tra bảng dựa vào sai số (e) và độ tin cậy (P) cho phép.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG CƠ BẢN
1. Quan sát
- Các phương pháp quan sát thông dụng
 Theo mức độ chuẩn bị: quan sát có chuẩn bị trước và quan sát không
chuẩn bị.
 Theo quan hệ giữa người quan sát và đối tượng bị quan sát: quan sát có
tham dự và quan sát không có tham dự.
 Theo tính liên tục của quan sát: quan sát liên tục, quan sát định kỳ, quan
sát chu kỳ, quan sát tự động.
2. Phỏng vấn trực tiếp
-Những vấn đề cần lưu ý khi dùng phương pháp này là:
 Trước khi mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn, người nghiên cứu cần có
những cách tiếp cận tâm lý khác nhau.
 Khi phỏng vấn trực tiếp có thể dùng câu hỏi dài, khó, câu hỏi tượng hình,
nhưng khi phỏng vấn bằng điện thoại thì ngược lại câu hỏi cần ngắn, không
khó, dài, câu hỏi tượng hình.
 Trang phục phải phù hợp.
 Phải có thái độ hết sức tôn trọng sự trả lời của đối tượng khảo sát.
3. Thảo luận nhóm trọng điểm ( focus group)
- Đây là hình thức sử dụng một nhóm chuyên gia hay những người am hiểu về
lĩnh vực nghiên cứu thảo luận về vấn đề mà người nghiên cứu đang quan tâm.
4. Điều tra băng thư tín
- Người nghiên cứu gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện cho các đối tượng
điều tra.
 Ưu điểm: có thể điều tra cùng một lúc số lượng lớn đối tượng.
 Nhược điểm: có tỉ lệ trả lời không cao. Vì vậy, cần gửi thư nhắc nhở và
bao giờ cũng phải gửi kèm phong bì có dán tem và địa chỉ sẵn để đối
tượng khảo sát sẵn sàng gửi thư trả lời.

You might also like