Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

Deadline: 24h thứ năm 4/4

MỞ ĐẦU
Trong bước tiến chung của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, khoa học và kỹ thuật đã mở ra
nhiều cơ hội cho sự phát triển dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cả cho doanh nghiệp và
cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công của một dự án, việc lập kế hoạch và quản lý dự
án được coi là quan trọng hàng đầu và là yếu tố tiên quyết cho một chiến lược hiệu quả.
Quá trình này đòi hỏi phương án làm việc phức tạp, và để đáp ứng và giải quyết các thách
thức này, những nhà quản lý đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ công nghệ hiện đại. Phần mềm
Microsoft Project đã và vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà quản lý để hỗ trợ trong
việc lập kế hoạch và quản lý dự án. Được biết đến như một công cụ mạnh mẽ, phần mềm này
không chỉ giúp nhà quản lý tổ chức quản lý dự án một cách chặt chẽ, mà còn mang lại sự linh
hoạt, tối ưu hóa tài nguyên, dự báo rủi ro và khả năng theo dõi tiến độ đáng kể.
Với Microsoft Project, nhà quản lý dự án có thể tạo ra lịch trình chi tiết, quản lý tài nguyên
hiệu quả, theo dõi tiến độ thực hiện dự án và dự báo các rủi ro tiềm năng. Điều này giúp họ
có khả năng đưa ra quyết định thông minh và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, đảm bảo sự
thành công của dự án.
Với thị trường bánh kẹo đang được phát triển mạnh mẽ và cũng như đóng góp vào sự phát
triển kinh tế, sự đồng bộ và chất lượng là những yếu tố quan trọng không thể thiếu. Hiểu
được giá trị của phần mềm Microsoft Project, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu và áp
dụng phần mềm. Nhóm tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về ứng dụng phần mềm Microsoft
Project trong quản lý “Dự án của công ty bánh kẹo Tibica”. Dự án này không chỉ cung cấp
các thông tin về tính năng của phần mềm trong việc quản lý dự án mà còn là kết quả của sự
nỗ lực và hy vọng mang lại giá trị hữu ích để đóng góp vào cộng đồng quản lý dự án và phát
triển. Nhóm tác giả mong rằng việc áp dụng Microsoft Project vào quá trình quản lý dự án
của công ty Tibica sẽ giúp chúng tôi tăng cường sự đồng bộ, hiệu quả và chất lượng trong
mọi hoạt động của chúng tôi, từ quá trình lập kế hoạch, phân công tài nguyên, theo dõi tiến
độ, đến dự báo rủi ro và quản lý chất lượng sản phẩm.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm dự án và quy trình quản lý dự án
1.1.1. Khái niệm dự án
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một
khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính
có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối
tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và
chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong
một thời gian nhất định.
Dự án là một tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch
vụ duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối
cảnh không chắc chắn.
Tổng thể các hoạt động: Dự án bao gồm nhiều công việc mà tất cả đều phải kết thúc bằng
một sản phẩm giao nộp sản phẩm kế hoạch, báo cáo, hồ sơ tài liệu mà muốn có đều đòi
hỏi những quyết định, điều hòa các mặt yêu cầu, các chi phí và sự chấp nhận rủi ro.
Các công việc lệ thuộc vào nhau: Vì tất cả đều đáp ứng một mối quan tâm sự thành công
của dự án và do đó tất cả chỉ còn là những đóng góp cho một hệ thống rộng lớn, hướng
đích hơn. Sự sắp xếp công việc trong dự án phải tôn trọng một logic về thời gian.
Các công việc và tổng thể các công việc cần được thực hiện trong một thời hạn xác định.
Dự án có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Các nguồn lực để thực hiện các công việc và tổng thể công việc là giới hạn.
Mỗi dự án thường tiêu phí các nguồn lực. Các nguồn lực này càng bị ràng buộc chặt chẽ
khi chi phí cho dự án là một số thành công then chốt.
Các hoạt động của dự án đang diễn ra trong môi trường không chắc chắn. Môi
trường của dự án không phải là môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai.
1.1.2. Quy trình quản lý dự án
Quản lý dự án là việc “áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các
hoạt động dự án để đáp ứng yêu cầu dự án"
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát
quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn,
trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

Quy trình quản lý dự án gồm năm bước: thiết lập dự án, lập kế hoạch dự án, thực
thi dự án, kiểm soát dự án, kết thúc dự án. Vai trò của quy trình là thực hiện và
kiểm soát nhiều công việc. Quy trình giúp nhân viên hình dung được trong mỗi
nghiệp vụ họ phải tiến hành những bước công việc nào, cách thức ra sao và phải
cần đạt kết quả gì? Đối với cấp quản lý có thể giám sát tiến độ và chất lượng
công việc do nhân viên thực hiện.
1.2. Phần mềm quản lý dự án
1.2.1. Phần mềm miễn phí
1.2.1.1 Jira phần mềm quản lý dự án cho nhà phát triển
JIRA là phần mềm quản lý công việc vô cùng hữu ích hưởng tới người dùng là những
nhà phát triển và cho phép quản lý nhiều dự án phát triển phần mềm. Phần mềm được
sử dụng bởi nhiều nhóm agile.
Agile là phương thức phát triển phần mềm linh hoạt với mục đích đưa phần mềm càng
sớm càng tốt tới tay người dùng, được cho là phương pháp cải tiến và hiệu quả hơn so
với những mô hình cũ. Với JIRA, các nhà phát triển có thể dễ dàng lên kế hoạch, theo
dõi và phát hành phần mềm của mình, cho dù có đang làm việc với nhiều dự án phần
mềm khác nhau. Cơ sở dữ liệu có thể được truy cập trên thiết bị hoặc thông qua dịch
vụ đám mây của hãng. Tất cả những gì bạn cần là tạo tài khoản miễn phí từ trang chủ.
Đặc điểm chính của phần mềm quản lý công việc JIRA:
➢ Tạo ra quy trình làm việc hiệu quả nhất cho toàn đội.
➢ Phát hành phần mềm.
➢ Dễ dàng quản lý nhiều dự án phần mềm cùng lúc.
➢ Bảng điều khiển đa dạng: Scum Board, Kanban Board,
➢ Cải thiện năng suất làm việc toàn đội thông quan dữ liệu trực quan và báo cáo
trong thời gian thực.
➢ Portfolio tất cả các dự án mang lại cái nhìn tổng thể, dễ dàng quản lý đội nhóm,
lên kế hoạch nguồn lực, theo dõi tiến trình.
➢ Bộ lọc JIRA Query Language giúp tìm kiếm nhanh chóng.
➢ Hơn 950 add-on mang đến các tính năng nâng cao.
➢ Quy mô quản lý nhóm từ 10 tới 10,000 biến JIRA thành công cụ quản lý nhóm
agile cho bất kỳ kích thước nhóm nào.

1.2.1.2 Trello công cụ quản lý công việc trực tuyến


Trello là một công cụ rất hiệu quả để quản lý công việc, đặc biệt là quản lý dự án gồm
nhiều người. Ngoài phiên bản dành cho các thiết bị di động, hiện nay Trello đã có
phiên bản trực tuyến. Trello cũng được xem là một trong những ứng dụng giúp quản
lý công việc hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay.
Trello sẽ giúp bạn kiểm soát các dự án một cách hiệu quả, bao gồm tên dự án, nội
dung dự án, thành viên nhóm và những nội dung liên quan đến dự án. Bằng cách tổ
chức chúng dưới dạng bảng, người dùng dễ dàng nắm bắt được toàn bộ các vấn đề
liên quan đến công việc cần làm mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm.
Một ví dụ điển hình cho lợi ích của Trello đó là sử dụng Trello để tổ chức tiệc cưới,
du lịch, các chuyến dã ngoại, hội thoại... Lên đầu mục các nội dung chính như nhà
cung cấp, khách sạn, nhiếp ảnh, thực đơn, danh sách khách mời, ban nhạc…
Ngoài giúp quản lý các dự án trong công việc, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Trello để
kiểm soát tất cả những việc “vặt” của mình như lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho
bạn thân, viết một vở kịch hay lên kế hoạch dọn nhà vào cuối tuần. Trello sẽ giúp bạn
nhận thấy rằng việc quản lý bản thân và sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên thật
không khỏi và bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
Những tính năng nổi bật của Trello
- Đơn giản
Trello không có quá nhiều nút phức tạp và người dùng chỉ cần mất vài phút để làm
quen với giao diện của nó. Sau đó, có thể bắt đầu lên kế hoạch của mình.
Đối với những công việc đã hoàn thành, người dùng đơn giản chỉ cần kéo các tấm thẻ
đỏ vào List Done mà không cần phải mất nhiều thời gian đổi tên, đổi ngày hay thay
đổi tình trạng công việc.
- Chuyên nghiệp và khoa học
Trello hỗ trợ nhiều nhãn dán với các màu khác nhau, cho phép người dùng phân loại
các công việc theo tính chất quan trọng hay khẩn cấp của công việc. Điều này giúp
bạn dễ dàng ưu tiên cái gì nên làm trước, nên làm sau và không bỏ qua bất cứ công
việc nào,
- Hỗ trợ các thông báo thay đổi
Hỗ trợ thông báo vào email khi có bất kỳ sự thay đổi nào trên dự án. Điều này sẽ tạo
điều kiện cho người dùng nắm được quá trình triển khai dự án cũng như tiến độ hoàn
thành công việc.
1.2.1.3 Asana công cụ quản lý tối ưu
Trong những năm gần đây, các ứng dụng hỗ trợ thực hiện dự án đã trở nên đa dạng và
ngày càng phổ biến với nhiều tính năng ưu việt. Cùng với Trello, Redmine hay
Toodledo, Basecamp, Clinked, phần mềm Asana cũng là một công cụ khá thú vị và
tiện ích giúp người sử dụng có thể làm việc theo nhóm mà không cần thông qua email.
Hiện nay, rất nhiều các công ty và tập đoàn lớn đã đưa Asana vào làm công cụ trợ
giúp cho các dự án, điển hình là Airbnb và Foursquare.
Những tính năng nổi bật:
Được phát triển bởi người đồng sáng lập Facebook Dustin Moskovitz và kỹ sư Justin
Rosenstein với mục đích ban đầu là thúc đẩy tiến độ làm việc của nhân viên tại
Facebook, Asana được biết đến như một SAAS với tính năng nổi bật chính là sự đơn
giản. Với thiết kế khoa học và chuyên nghiệp, người sử dụng sẽ không mất quá nhiều
thời gian để “làm quen” với ứng dụng độc đáo này. Asana mang đến cho người sử
dụng tất cả những công cụ cơ bản hiệu quả và thông minh nhất trong công tác quản lý
và một môi trường làm việc chuyên nghiệp qua những không gian (workspace) riêng
cho mỗi team dự án với đầy đủ tên dự án, deadline hoàn thành, trình tự ưu tiên công
việc. Ngoài ra, Asana còn cho phép người sử dụng theo dõi tiến độ công việc trên
tablet, smartphone hay máy tính để bàn hoặc thêm vào những comment, file đính kèm,
ghi chú, inbox ... một cách hết sức linh hoạt để có thể cập nhật và kiểm soát tính hiệu
quả của công việc một cách nhanh chóng, chỉ tiết hơn, đồng thời tăng cường sự tương
tác giữa các thành viên trong nhóm dự án. Một ưu điểm nổi bật nửa của Asana chính
là: khác với rất nhiều công cụ hỗ trợ thay thế, Asana hoàn toàn miễn phí cho các nhóm
từ 15 thành viên trở xuống. Với những tính năng vượt trội đó, Asana hiện nay đang trở
thành một công cụ hỗ trợ quản lý dự
án phổ biến và nhận được sự tin cậy từ người sử dụng.
1.2.1.4 My collab phần mềm quản lý dự án khách hàng:
MyCollab cung cấp một giải pháp toàn diện cho việc quản lý mối quan hệ khách hàng,
tài liệu và dự án nói chung. Ngoài ra, MyCollab cũng đồng thời cung cấp rất nhiều
những công cụ để người dùng, đặc biệt là chủ dự án nắm bắt được các lịch biểu, thời
gian hoàn thành dự án trực quan.
Hệ thống giám sát dự án được hiển thị dưới dạng timeline cho phép người dùng dễ
quản lý và theo dõi mọi lúc. Các thành viên trong cùng một dự án có thể trao đổi với
nhau thông qua email hoặc tin nhắn trong MyCollab. MyCollab Project cũng cung cấp
biểu đồ quản lý Gantt, theo dõi tiến độ và chức dự án. Đồng thời, MyCollab-Project
còn cung cấp biểu đồ phát triển Agile và bảng Kanban đặc trưng.
Ưu điểm: Là công cụ quản lý dự án toàn diện cho phép dễ dàng theo dõi và nắm bắt
được tiến độ dự án, dễ dàng xuất file dưới dạng CSV, Excel, PDF để dễ chia sẻ
1.2.1.5 One Project
Với những tính năng riêng biệt, Open Project cho phép lên kế hoạch, sắp xếp kế hoạch
theo một lộ trình, quản lý nhiệm vụ và phân phối công việc, đặc biệt công cụ theo dõi
thời gian, chi phí báo cáo và ngân sách hàng tuần.
Nhờ hệ thống quản lý dự án thông qua vòng đời, quản lý nhiệm vụ, thống kê thời gian,
báo giá và rất nhiều tính năng khác, OpenProject có thể khẳng định là một trong
những phần mềm hỗ trợ quản lý dự án hàng đầu, bên cạnh đó, bổ trợ rất tốt cho các
phần mềm kế toán và quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp.
Ưu điểm: Giao diện hiện đại, thân thiện cho tất cả người dùng muốn lập kế hoạch và
theo dõi kế hoạch quản lý dự án của công ty.
1.2.1.6 My Xteam phần mềm quản trị doanh nghiệp
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, Phần mềm quản trị doanh nghiệp Myxteam
mang đến cho nhà quản lý công cụ hiệu quả để kết nối nhân viên và công ty dễ dàng.
Quản lý giấy tờ nhanh và dễ dàng với MyXteam. Mọi giấy tờ tập trung trong một nền
tảng, nhân viên mới không còn bị rối giấy tờ, mọi thông tin đều được cập nhật dễ dàng
xuyên suốt.
Sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp MyXteam làm nơi hướng dẫn video, kiến
thức cho nhân viên dễ dàng, tạo nên một nơi học tập, rèn luyện cho nhân viên mới.
Sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp MyXteam để trao quyền cho nhân viên
được phép làm việc và quản lý các hoạt động của mình.
1.2.2. Phần mềm có bản quyền
1.2.2.1 Microsoft Project
Microsoft Project là một phần mềm quản lý dự án được phát triển và bán bởi
Microsoft. Chương trình này được thiết kế để hỗ trợ quản lý dự án trong việc phát
triển các kế hoạch, phân công nguồn lực cho dự án, theo dõi tiến độ, quản lý ngân
sách và phân tích khối lượng công việc. Mặc dù mang nhãn hiệu như là một thành
viên của gia đình Microsoft Office nhưng nó chưa bao giờ được đi kèm trong bất cứ
trong bộ Office nào (như Visio). Tương tự, Office 2010 cũng như vậy. Project có hai
phiên bản, Standard và Professional. Project tạo ra ngân sách dựa trên việc phân công,
tỉ lệ tài nguyên. Mỗi tài nguyên có một lịch trình riêng của mình, trong đó xác định
những gì thay đổi một tài nguyên
Các chức năng chính của MS Project:
❖ Tạo ra các kế hoạch cho dự án. Xác định được thời gian phải hoàn thành
❖ Lập tiến độ thích hợp với các nhiệm vụ cần phải thực hiện
❖ Phân bổ nguồn lực và chi phí cho các công tác
❖ Cho phép điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các ràng buộc về thời gian và chi
phí tài nguyên giới hạn
❖ Quản lý dự án theo tiến độ và chi phí bằng phương pháp Earned Value Method
❖ Xem các thông tin, dữ liệu theo nhiều cách, đánh dấu, lọc và sắp xếp thông tin
dự án theo cách của bạn
❖ Cộng tác và chia sẻ dữ liệu với những thành viên trong nhóm để tăng năng suất
làm việc
❖ Chuẩn bị những báo cáo mang tính chất chuyên nghiệp để trình bày cho ban
lãnh
❖ đao, tư vấn giám sát, chủ đầu tư, công nhân.
Ưu điểm: quản lý thời hạn của một cuộc họp quan trọng cho đến ngân sách thích hợp
cho nguồn lực của dự án, trải nghiệm một cách dễ dàng, mang lại hiệu quả làm việc
tốt hơn
Nhược điểm: chi phí bản quyền cao, mất nhiều thời gian để làm quen do có nhiều tính
năng.
1.2.2.2 Project Manager
Project Manager là tiện ích hỗ trợ người dùng tổ chức và sắp xếp các tập tin asset 3D
bao gồm mô hình, nguyên vật liệu, kết cấu và ánh sáng và xử lý chúng trong chương
trình 3ds Max. Với Project Manager, người dùng dễ dàng tạo danh mục và sử dụng
chúng trong các bitmap của project, thư viện các mô hình và nguyên vật liệu, cùng các
tập tin HDRI và tập tính trắc quang IES. Trang tổng quan trong thời gian
❖ Quản lý tác vụ
❖ Tạo báo cáo tức thì
❖ Timesheets
❖ Quản lý khối lượng công việc của nhóm
❖ Quản lý nhiều dự án
❖ Tích hợp với hơn 400 ứng dụng.
Ưu điểm: Dễ sử dụng, công cụ Project Manager cho phép bạn dễ dàng quản lý nhóm
của mình để xem liệu dự án của bạn có đang theo dõi hay không.
1.2.2.3 Orange Scrum
Orange Scrum là công cụ quản lý dự án dành cho các lập trình viên tự do, cơ quan,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều tính năng hỗ trợ người dùng theo dõi và thực
hiện dự án. Đặc biệt, phần mềm cung cấp bảng phân phối Scrum, lên kế hoạch tài
nguyên, theo dõi tiến độ, biểu đồ Kanban và Gantt, kết hợp với một giao diện theo
kiểu Google tạo thuận lợi trong thao tác cho người dùng.
OrangeScrum giúp bạn tập trung các nhiệm vụ của dự án để quản lý công việc được
thuận lợi hơn, đồng thời phối hợp các nguồn lực khác nhau như con người, quy trình,
công nghệ để thực hiện dự án
OrangeScrum giúp bạn tập trung các nhiệm vụ của dự án để quản lý công việc được
thuận lợi hơn, đồng thời phối hợp các nguồn lực khác nhau như con người, quy trình,
công nghệ để thực hiện dự án gian thực
Các tính năng của Orange Scrum:
❖ Xuất hóa đơn, báo cáo dữ liệu
❖ Theo dõi thời gian tự động
❖ Giám sát và theo dõi dự án trong thời gian thực
❖ Phối hợp các nguồn lực để thực hiện dự án
❖ Quản lý dự án, các công việc liên quan
Ưu điểm: Orangescrum tạo ra một nền tảng cộng tác giữa chủ dự án và khách hàng,
các bên liên quan với chức năng giao tiếp thông minh. Chức năng theo dõi thời gian tự
động, báo cáo dữ liệu, lập kế hoạch dự án trên giao diện đồ họa tương tác. Bạn cũng
có thể tùy biến các nhiệm vụ, xác định nhiệm vụ ưu tiên, nâng cao năng suất công
việc.
1.2.2.4 Primavera
Primavera Việt Nam được phân phối bởi TPP Technologies là phần mềm cho phép
các doanh nghiệp quản lý dự án một cách thống nhất trên toàn bộ tổ chức. Người quản
lý có thể dễ dàng kiểm soát được tất cả các vấn đề về tiến độ, nguồn lực, ngân sách,
hồ sơ, tài liệu... từ đó chủ động trong việc lên kế hoạch, giám sát thực hiện, báo cáo
kết quả dự án.
Phần mềm Primavera được xây dựng từ năm 1983, ứng dụng vào việc giám sát tiến
độ, quản lý tài sản, quản lý tài chính... Phần mềm được sử dụng tại nhiều quốc gia trên
thế giới, cho nhiều loại công trình, tài sản khác nhau. Cho đến nay Primavera đã trở
thành phần mềm quản lý bắt buộc mang tính quốc tế khi tham gia đấu thầu vào các dự
án xây dựng.
Các tính năng của Primavera:
❖ Quản lý dự án
❖ Quản lý tiến độ
❖ Quản lý nguồn lực
❖ Quản lý thông tin dự án tập trung
❖ Đánh giá năng suất thực hiện
❖ Quản lý dự án cơ sở
❖ Phân tích dữ liệu giữa các dự án khác nhau
1.2.2.5 Mavenlink
Mavenlink được đánh giá là một trong những phần mềm quản trị dự án miễn phí tốt
nhất hiện nay, đặc biệt là trong việc hỗ trợ làm việc nhóm online với nhiều người cùng
tham gia. Với Mavenlink, bạn có thể lập kế hoạch, quy trình và phân cấp bậc nhiệm
vụ cho dự án, hiển thị không gian dự án để bạn dễ dàng hình dùng, đồng thời cập nhật
liên tục những thay đổi của dự án.
Các tính năng của Mavenlink:
❖ Quản lý thời gian,
❖ Quản lý chi phí,
❖ Yêu cầu thanh toán
❖ Báo cáo công việc đang tiến hành (WIPE report).
❖ Báo cáo các khoản phải thu (A/R report)
Ưu điểm: tạo một trang để người sử dụng góp ý, đề xuất các điều chỉnh và tính năng
mới. Bộ phận phát triển sẽ căn cứ vào các gợi ý đó để hoàn thiện, cải tiến phần mềm.
Tính năng nào đang làm hoặc định làm, cũng sẽ có thông báo cụ thể.
Nhược điểm: tính năng phân quyền cho người sử dụng chưa thật sự chặt chẽ

CHƯƠNG 2 - PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN


2.1. Giới thiệu tổng quan
2.1.1 Sơ lược về phần mềm Microsoft Project:
Microsoft Project (viết tắt là MS) là phần mềm cơ sở dữ liệu tiên tiến và là sản phẩm
phần mềm chuyên dùng cho vấn đề này, chương trình này rất có ích cho các nhà sáng
tạo lập các dự án chuyên dùng đang làm việc trong môi trường Windows. Với MS bạn
có thể sử dụng máy tính để bàn thực hiện nhiều công việc. Quản lý dự án bao gồm tất
cả các giai đoạn của một dự án, đi từ giai đoạn lập kế hoạch đến lúc hoàn thành và
phác thảo các bản báo cáo sau cùng để tổng kết việc hoàn tất dự án A
2.1.2 Các yêu cầu cơ bản cho máy tính và phần mềm hỗ trợ
Môi trường hoạt động: Microsoft 9x/Me/2000/XP.
Cấu hình máy tính: Chỉ cần đáp ứng được yêu cầu theo hệ điều hành trên.
Có thể cài đặt MS Project độc lập, không cần kèm theo bất cứ chương trình nào.
Nên có bộ gõ tiếng Việt và dùng font UNICODE. Hệ điều hành thích hợp nhất nên từ
WinMe trở lên. Nếu dùng Win98Se thì cần phải cài bộ Office 2000 để có bộ font
Unicode. Bộ gõ tiếng Việt hỗ trợ Unicode có thể dùng Vietkey 2000.
2.1.3 Các tiện ích của MS Project
Hệ lệnh trong danh mục (menu) và trong các nút bấm (buttons) trên thanh công cụ
(toolbars) là tương đồng nhau, tuy được bố trí khác nhau. Các nút bấm có thể thêm,
bớt bằng tiện ích "Customize" được gọi ra bằng cách nhấp phải chuột vào phần
"toolbars" và các nút được kéo thả để thêm hay bớt
MS Project là một chương trình kiểu “thấy gì thì in ra như thế” cho nên việc trình bày
ngay trên màn hình cũng như thiết lập giấy in là điều cần hoàn thành trong quá trình
thao tác. Chi tiết phần này có thể tìm thấy trong menu "File" và "View".
Các thao tác cơ bản trong sử dụng các chương trình thông dụng như: Tạo mới, lưu trữ,
cắt dán,... tương tự như trong các ứng dụng phổ biến khác. Hay nói cách khác nếu sử
dụng tốt Windows và MS Office (Word, Excel...) thì người dùng sẽ không gặp trở
ngại trong thao tác trên MS Project.
Để thuận tiết trong quá trình soạn thảo, tác giả chỉ trình bày theo lệnh trong danh mục
mà không trình bày theo Các lệnh nút bấm. CHunsg ta có thể tự tìm hiểu chúng bằng
cách di chuyển chuột trên nút bấm tương ứng.
Mỗi thao tác được thể hiện trong một dòng, khi kết thúc thao tác bao giờ cũng là bấm
chọn nút "Ok" hay "Apply" hoặc bấm phím “Enter”. Hủy một thao tác bao giờ cũng là
bấm chọn nút "Cancel" hoặc bấm phím “Esc”.
Đây là chương trình giao tiếp với người dùng bằng tiếng Anh nên người sử dụng cần
biết một số từ tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành để sử dụng.
Phần "help online" của MS Project rất đầy đủ và chi tiết nên khi nắm được phần cơ
bản nên dùng trực tiếp phần “help online” cho các công việc đòi hỏi sự chuyên sâu
hơn.
2.1.4 Một số bước chính trong việc quản lý một dự án của MS Project
1. Chuẩn bị thông tin cho dự án: Gồm tên dự án, mục đích của dự án, tác giả thực
hiện, tên công ty tiến hành lập d2. Các thiết lập ban đầu cho dự án mới (new project):
Gồm thông tin chính của dự án, thiết lập thời gian, lịch, kế hoạch làm việc...
3. Khai báo tài nguyên sẽ sử dụng trong dự án: Tài nguyên được dùng trong dự án bao
gồm nhân công, vật liệu và máy móc các loại...
4. Bắt đầu với bước lập dự án: Việc tổ chức lập một dự án chính là nhập số liệu, quan
sát các quá trình thực hiện của từng hạng mục trong dự án và cập nhật sửa đổi chúng
theo yêu cầu cụ thể nào đó cho từng hạng mục bằng các bảng (table) khác nhau. Mỗi
bảng thường có hai vùng, một vùng bên trái được tổ chức theo các hàng và cột để
nhập số liệu, còn vùng bên phải dùng để hiển thị các tiến trình và mối quan hệ giữa
chúng.
5. Cập nhật tiến độ trong quá trình thực hiện dự án: Cập nhật tiến độ thực hiện các
công tác là yếu tố quan trọng để giám sát, tổ chức thực hiện dự án. Mỗi công tác bao
gồm một số thông tin chính cần phải cập nhật như: khối lượng đã hoàn thành (tỉnh
theo %), thời gian thực tế hoàn thành, thời điểm bắt đầu và kết thúc thực tế.ự án…
6. Xác lập đường găng của dự án: Đường găng (Critical Path) là đường đi từ đầu đến
cuối dự án theo các công tác có thời gian hoàn thành dài nhất. Các công tác nằm trên
đường găng được gọi là công tác găng và thông qua đường găng ta có thể điều chỉnh
được tiến độ dự án.
7. In các biểu đồ và báo cáo: Các báo cáo được Project hỗ trợ khá đa dạng, tuy nhiên
người dùng bị hạn chế can thiệp vào một số định dạng của báo cáo như một số ghi
chú, tên các cột... Việc kết xuất báo cáo hoàn toàn tự động, ta chỉ cần chọn mục phù
hợp là xong. Việc in các báo cáo cũng tương tự như việc kết xuất, được Project làm tự
động, nếu cần ta chỉ điều chỉnh trong phần “Page setup” để in cho đẹp hơn.

2.2. Giao diện phần mềm (Na)

Hình 2.2 - 1 : Giao diện Microsoft office project 2016 trên giao diện desktop
Giao diện chính của Microsoft office project 2016:

Hình 2.2 - 2: Giao diện khi mới khởi động Microsoft office project 2016

Hình 2.2 - 3: Giao diện làm việc của Microsoft office project 2016

Trong giao diện cửa sổ làm việc của Project bao gồm các thành phần chính
sau:
- Thanh công cụ Quick Access: là nơi bạn có thể tùy biến giao diện, có
thể thêm các tùy chọn bạn thường xuyên sử dụng lên thanh công cụ
này.

Hình 2.2 - 5: Quick Access nơi bạn chọn lựa những giao diện của Microsoft
office project 2016

- Thanh công cụ Quick Access Toolbar (thanh công cụ truy cập nhanh): Đây
là một khu vực tùy chọn của giao diện Project mà bạn có thể thêm các lệnh
thường xuyên sử dụng

Hình 2.2 - 6: Thanh công cụ Quick Access Toolbar

- Tab và Ribbon: dùng để thay thế cho các trình đơn thả xuống (drop menu) và
các thanh công cụ truyền thống. Mỗi Tabs sẽ liên quan đến một loại hình hoạt
động trong Project. Ribbon (dải) là khu vực chứa đựng các lệnh mà bạn sẽ sử
dụng để thực thi các hành động trong Project.

- Nhóm lệnh: là tập hợp các lệnh có liên quan tới nhau. Mỗi tab sẽ được chia
thành nhiều nhóm lệnh.
- Lệnh: là các tính năng cụ thể để thực thi hành động trong Project. Mỗi tab
chứa đựng một số lệnh.

- View: là khung hình xuất hiện trong cửa sổ làm việc của Project, có thể hiển thị
một khung hình đơn hoặc nhiều khung hình khác nhau trong cửa sổ làm việc.

- Phím tắt View: sẽ cho phép bạn nhanh chóng chuyển đổi giữa một số khung
hình nhìn thường xuyên được sử dụng trong Project.

- Thanh trượt Zoom: là dùng để thay đổi phạm vi quan sát của khung nhìn vào
giao diện của Project.

- Thanh trạng thái: sẽ hiển thị một số chi tiết quan trọng chẳng hạn như chế độ
tiến độ của nhiệm vụ mới và xem bộ lọc nào đang được áp dụng cho khung
hiện tại.

- Shortcut menu và Mini toolbar: có thể được truy cập thông qua việc click
chuột phải bất kỳ vào một mục dữ liệu nào đó mà bạn thấy trong khung hình.

2.3. Một số thao tác cơ bản


2.3.1. Tạo một dự án mới
Để khởi tạo một dự án mới, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Click vào Start > All Programs > Microsoft Office > Microsoft Project
2013
Bước 2: Chọn vào File để mở giao diện Backstage.
Bước 3: Click vào New
Bước 4: Dưới mục Available Template, chọn Blank project và chọn tiếp vào
Create để tạo một dự án mới
Bước 5: Trên tab Project, tại nhóm Properties, click vào Project Information
Bước 6: Tại Start date, nhập ngày bắt đầu của dự án hoặc bạn có thể click vào
biểu tượng mũi tên để hiển thị lịch và chọn ngày trên lịch.
Bước 7: Click vào OK để chấp nhận ngày bắt đầu và đóng hộp thoại Project
Information.
Bước 8: Trên tab File, chọn Save để lưu lại tập tin dự án.
Bước 9: Trên hộp thoại Save As, tại File Name, nhập tên dự án và chọn thư
mục lưu trữ dự án.
2.3.2. Thiết lập thông tin dự án

Thiết lập thông tin dự án là một bước quan trọng, cần được thực hiện trước khi bắt đầu
lập các giai đoạn cho dự án

● Dưới đây là 2 phần thiết lập cơ bản cho thông tin dự án chúng ta phải thực
hiện:

1. Thiết lập thông tin chung của dự án: File → Info → Project
Information → Advanced Properties.

Nhập tên dự án, người quản lý, công việc,...

Hình 2.3 -1: Thiết lập thông tin dự án

2. Thiết lập đơn vị thời gian cho dự án: File → Options → Schedule.
Hình 2.3 - 2: Thiết lập thông tin dự án

- Week start on: chọn ngày bắt đầu 1 tuần mới cho dự án.
- Fiscal year starts in: chọn năm tài chính (tài khóa) bắt đầu bằng tháng nào của
năm. Thông thường là tháng 1 dương lịch.
- Default start time/end time: chọn thời điểm bắt đầu/ kết thúc ngày làm việc.
Hình minh họa là làm từ 8h sáng đến 5h chiều.
- Xác định số giờ làm việc trong ngày (Hours per day), số giờ làm việc trong
tuần (Hours per week), số ngày làm việc trong tháng (Days per month).
- Xác định kiểu đơn vị tài nguyên là thập phân (Decimal) hay % (Percentage)
trong Show assignment unit as a.
- Mặc định cách tạo ra các công việc mới trong New tasks created là tự động
(Auto schedule) hay thủ công (Manual schedule). Nên chọn Auto để quen
thuộc với các phiên bản MP trước.
- Lựa chọn thời điểm tính tiến độ của dự án theo ngày bắt đầu (Project start
date) hay ngày hiện tại (Current date) trong Auto schedule tasks scheduled
on.
- Lựa chọn đơn vị thời gian trong dự án trong Duration is entered in (thông
thường chọn là ngày) và đơn vị công việc trong dự án trong Work is entered
in (thông thường chọn là giờ công).
- Chọn định dạng công việc trong Default task type (Chọn Fix Duration – đây
là lựa chọn phổ biến ở Việt Nam).
- Bỏ chọn New task are effort driven.
- Bỏ chọn Auto link inserted or moved tasks.
- Bỏ chọn Task will always honor their constraint dates.
- Chọn chế độ On trong Calculator project after each edit để dự án ln được tính
tốn lại ngay khi có sự thay đổi.
- Bỏ chọn Update task status updates resource status (trong giai đoạn lập kế
hoạch, chúng ta đang lập dữ liệu ban đầu, chưa kiểm soát đo lường tiến trình
hay cập nhật thì nên loại bỏ đặc điểm này).
- Lựa chọn chi phí cố phí được tính phân bổ (Prorated), ngay khi bắt đầu công
việc (Start) hay khi kết thúc công việc (Finish) trong Default fixed cost accrual.
- Thiết lập thời gian dự án: Project → Project Information. Tại Start date (và
Finish date), nhập ngày bắt đầu (và kết thúc) của dự án hoặc click vào biểu
tượng mũi tên để hiển thị lịch và chọn ngày.
- Chọn ngày hiện hành trong Current date mặc định lấy bằng ngày của máy tính,
có thể chọn bằng ngày khác.
- Chọn loại lịch áp dụng cho dự án trong Calendar.

2.3.3. Tạo lịch

Một dự án luôn tồn tại những lượng công việc phải thực hiện khác nhau nên cần phải
tạo lập một định dạng lịch trình làm việc riêng để phù hợp với dự án của bạn. Theo
đó, lịch làm việc được sử dụng trong Microsoft Project 2016 được thiết lập về lịch
trình làm việc cũng như thời gian cho các tác vụ của dự án một các mặc định. MSP đã
thiết lập 8 giờ mỗi ngày, tuần làm việc 5 ngày. Vì thế chúng ta có thể thay đổi mặc
định này thành những định dạng phù hợp hơn với các giai đoạn công việc cần thực
hiện.

Bước 1: Chọn Project

Bước 2: Chọn Change Working time

Để tạo lịch mới nhấn chọn Create New Calendar khi đó sẽ có 2 lựa chọn Tạo mới –
Create new base calendar hoặc Tạo một bản lịch sao chép – Make a copy of
Standard của MP sẵn có (Standard, 24 hours, Night Shift). Bạn có thể đặt tên cho lịch
mới.
Hình 2.3 - 4: Tạo lịch

Bước 3: Chọn Work weeks/ Details chọn các ngày sẽ làm việc của 1 tuần trong dự án
(ví dụ này làm cả thứ 7 và chủ nhật)

Hình 2.3 - 5: Tạo lịch

Bước 4: Chọn Set day(s) to these specific working times rồi khai báo thời gian làm
việc của buổi sáng và chiều (From…to).
Hình 2.3 - 6: Tạo lịch

2.3.4. Tạo danh sách công việc

Bước 1: Vào Task tab chọn Gantt Chart

Hình 2.3 - 7: Tạo danh sách công việc

Bước 2: Nhập tên trong cột Task name. Ta cũng có thể copy từ Excel để dán vào cột
Task Name

Bước 3: Trong cột Task Mode chọn một trong hai loại Task Mode: thời biểu bằng tay
(manually scheduled) hay tự động (auto scheduled). Nếu ta chọn kiểu tự động, khi đó
ta chưa tính toán số ngày cho từng công việc thì MS Project mặc định là 1 ngày bắt
đầu từ ngày bắt đầu dự án. Ta cũng có thể quét khối các công việc, rồi chọn kiểu tự
động trên Group Task. Nếu muốn mặc định chọn kiểu, ta vào
option/schedule/scheduling option project
Bước 4: Trong cột Duration, nhập thời gian thực hiện công việc theo tháng, tuần,
ngày, giờ hay phút. Bạn có thể sử dụng các dấu tắt

2.3.5. Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc


Khi bạn tạo liên kết giữa các task trong project, mặc định Microsoft Project sẽ
tạo liên kết dạng Finish-To-Start. Thực tế, trong các project chúng ta có thể sẽ
dùng nhiều dạng khác nhau để phù hợp với các trường hợp thực tế. Dưới đây là
các dạng liên kết được sử dụng trong thực tế cũng như là trong Microsoft
Project.
- Finish-To-Start (FS): công việc B không thể bắt đầu khi mà công việc A
chưa kết
thúc.
- Start-To-Start (SS): công việc B không thể bắt đầu khi mà công việc A chưa
bắt đầu. Công việc phụ thuộc (B) có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi công
việc mà nó phụ thuộc (A) bắt đầu.
- Finish-To-Finish (FF): công việc B không thể kết thúc khi mà công việc A
chưa kết thúc. Công việc phụ thuộc (B) có thể kết thúc bất cứ lúc nào sau khi
công việc mà nó phụ thuộc (A) kết thúc.
- Start to Finish (SF): Công việc này bắt đầu công việc kia mới kết thúc

2.3.6. Cân đối nguồn lực


Cân đối nguồn lực gồm:
- Cân đối tự động
- Cân đối thủ công
Các bước nguồn lực cân bằng:
1. Xác định nguồn lực được xác định quá tải
2. Công việc lọc có tài nguyên quá tải
3. Các giai đoạn cân bằng đối số

Trong thanh Resource -> Nhấn Leveling Options


Hình 2.3 - 8 : Cân bằng nguồn lực
Nhấn OK

2.3.7. Nguồn lực dự án


Trong Microsoft project 2016 có 3 loại nguồn lực:
- Nguồn lực công việc: gồm con người và các thiết bị làm việc để hoàn
thành các công việc trong dự án.
- Nguồn chi phí đại diện cho chi phí tài chính liên quan đến các công việc.
Ví dụ như chi phí giải trí, du lịch, thiết bị...
- Nguồn nguyên liệu là nguồn mà bạn sử dụng trong suốt tiến trình của dự
án. Ví dụ với một dự án xây dựng bạn cần phải theo dõi sắt thép hoặc bê
tông được sử dụng trong suốt dự án.
Có 10 bước xác định nguồn lực và thông tin cho nguồn lực dự án
Bước 1: Vào Task tab, ấn mũi tên thả xuống nút Gantt Chart để chọn Resource
Sheet hoặc chọn View tab, chọn Resource Sheet để mở khung hình tạo nguồn
lực hệ thống
Bước 2: Cột hiển thị thông tin I (Indicate): sẽ hiển thị thông tin chỉ dẫn, khuyến
cáo liên quan đến công việc đó để người dùng xem xét lại các tham số liên
quan đến công việc đó
Bước 3: Cột Resource Name: đánh tên nguồn lực các nguồn lực sử dụng cho
dự án. Để có được danh sách các nguồn lực này, ta tổng hợp từ các định mức
hao phí đến công việc đó
Bước 4: Chọn kiểu nguồn lực trong Type
- Với nhân lực con người hay máy móc chọn kiểu nguồn lực là Word
- Với những nguồn lực là nhiên, nguyên liệu chọn là Material
- Với những chi phí khác chọn là Cost
Bước 5: Trong cột Group đặt tên nhóm để gom nhóm các nguồn lực cùng loại
Bước 6: Với mỗi nguồn lực công việc nhập đơn vị tại cột Max.Unit
Bước 7: Cột Material label: nhập đơn vị tính cho loại nguồn lực Material, ví dụ
như tấn, kg,...
Bước 8: Cột Std. Rate: để biểu diễn mức giá chuẩn thường được tính cho một
loại nguồn lực. Đối với loại nguồn lực Work thì đơn vị Std.Rate có thể là ngày,
giờ,... Đối với loại nguồn lực Material thì đơn vị Std.Rate có thể là đơn giá hao
phí
Bước 9: Cột Cost/Use: dùng để biểu diễn chi phí cố định (chi phí khoản không
phụ thuộc vào thời gian và mức độ sử dụng nguồn lực) cho một lần sử dụng
nguồn lực, giống như chi phí vận chuyển lắp đặt máy móc, chi phí vận chuyển
lực lượng công nhân đến công trường. Khi một công việc sử dụng nguồn lực có
liên quan với chi phí này, MS project sẽ công chi phí chuẩn Std.Rate và chi phí
Cost/User và gán cho công việc
Bước 10: Cột Accrue At (tích lũy chi phí): để chọn cách tính chi phí của một
nguồn lực
- Kiểu Start: Tính chi phí ngay từ đầu công việc
- Kiểu End: tính chi phí sau khi xong công việc
- Kiểu Protected: Công việc làm được bao nhiêu thì tính bấy nhiêu theo tỷ
lệ

2.3.8. Phân bổ nguồn lực cho các công việc


Bất cứ một dự án nào thì người quản lý dự án cũng cần phải có trách nhiệm
phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. Microsoft Project giúp Project
manager có thể quản lý các công việc cũng như các nguồn lực được tốt hơn.

Để thực hiện việc phân công việc cho nguồn nhân lực, thực hiện các bước sau:
Trên tab Project, tại nhóm Properties, click Project Information
Hình 2.3 - 9: Phân bổ nguồn lực cho công việc

Nhấn Statistics

Hình 2.3 - 10 : Phân bổ nguồn lực cho công việc

2.3.9. Lịch trình cho dự án

Nhấn Project, tại mục Properties, click Change Working Time


Hình 2.3 - 11 : Lập trình cho dự án

Tại For calendar, nhấn vào mũi tên để chọn lựa lịch

Hình 2.3 - 12 : Lập trình cho dự án

- 24 Hours: không có thời gian nghỉ.


- Night Shift: được tính bắt đầu từ đêm thứ 2 cho đến sáng thứ 7, từ 23h
đêm đến 8h sáng và mỗi ngày nghỉ 1h.
- Standard: chuẩn truyền thống, bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6, từ 8h sáng
đến 17h chiều và mỗi ngày nghỉ 1h.

Tại cột Name trên tab Exceptions, nhập tên của một sự kiện ngoại lệ nào đó,
tại cột Start và Finish nhập thời gian bắt đầu và kết thúc.
Hình 2.3 - 13 : Lập trình cho dự án

Click OK để xác nhận. Để xác nhận lại lịch dự án, chú ý vào thời gian mà bạn
đã thiết lập đã chuyển sang màu sắc thể hiện ngày không làm việc. Công việc
sẽ tiếp tục được thực hiện sau khi kết thúc ngày này.

2.3.10.Tìm đường găng cho dự án


Đường găng là tập hợp các công việc phải được thực hiện đúng tiến độ để những
công việc này không ảnh hưởng đến sự hoàn thành của dự án nếu có sự trì hoãn công
việc
Click vào Gantt Chart Format, trong mục Bar Styles, nhấn chọn Critical Tasks

Hình 2.3 - 14: Đường găng cho dự án

Đường găng sẽ biến thành màu đỏ


Hình 2.3 - 15: Đường găng cho dự án

2.3.11. Cập nhật tiến độ dự án


Giả sử bây giờ công việc "Đầu tư xây dựng" thực tế được thực hiện từ ngày
31/03/2024 đến 30/04/2024. Ta thực hiện như sau: Khi cửa sổ update Task hiện
ra ta chọn ngày bắt đầu (Start) là 31/03/2024 và ngày Kết thúc (Finish) là
30/04/2024

Hình 2.3 - 16: Cập nhập tiến độ dự án

2.3.12. Lập và in báo cáo


● Để lập báo cáo ta thực hiện các thao tác sau:
1. Tại tab View, trên nhóm Split View, đánh dấu chọn vào Timeline.
Hình 2.3 - 17 Lập báo cáo

2. Click vào bất kì vị trí nào trong Timeline.


3. Click vào tab File, click Save & Send.
4. Click Create PDF/XPS Document. Click Create PDF/XPS.
5. Tại hộp thoại Browse, nhập tên cho tập tin vào File Name.
6. Tại hộp thoại Browse, nhập tên cho tập tin vào File Name.
7. Chọn nơi lưu trữ, Sau đó click OK.

● Để in báo cáo ta thực hiện các thao tác sau:


Chọn File -> Print ( hoặc Ctrl + P ). Hộp thoại Print xuất hiện, có thể tùy chỉnh
theo ý muốn

Hình 2.3 - 18: In báo cáo

CHƯƠNG 3 – MINH HỌA: ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ……


3.1. Giới thiệu dự án
3.1.1. Mô tả
Tên dự án: Xây dựng Công ty bánh kẹo Tibica
Ngày bắt đầu dự án: 27/03/2024
Ngày kết thúc dự án: 20/03/2025
Các giai đoạn trong dự án cần thực hiện: Lên ý tưởng thiết kế dịch vụ, nghiên cứu
thị trường, huy động nguồn lực, tiến hành xây dựng, vận hành và giám sát.
Các giai đoạn trong dự án cần thực hiện:
3.1.2. Tóm tắt dự án
Thị trường bánh kẹo đang trở thành một ngành công nghiệp hấp dẫn và tiềm năng, với sự
tăng trưởng ổn định trong số lượng người tiêu dùng và nhu cầu sử dụng bánh kẹo. Đồng thời,
nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao về những sản phẩm bánh kẹo an toàn, ngon
miệng và đa dạng về hương vị và hình dạng. Công ty Tibica nhận thấy cơ hội này và quyết
định đầu tư vào lĩnh vực bánh kẹo để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và sở thích của khách
hàng. Bằng cách tập trung vào nghiên cứu, phát triển và sáng tạo, công ty Tibica hy vọng
mang đến những sản phẩm bánh kẹo độc đáo, đẹp mắt và hấp dẫn. Đồng thời, công ty cũng
sẽ tạo ra một hệ thống phân phối hiệu quả, giúp đưa sản phẩm Tibica đến gần hơn với khách
hàng trên khắp mọi miền đất nước. Với sự kết hợp giữa sự sáng tạo, chất lượng và khả năng
tiếp cận thị trường, dự án công ty bánh kẹo Tibica đáng được chú ý và tin tưởng là một
thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm.
3.1.3. Mục tiêu dự án
Dự án hướng đến việc sản xuất và cung cấp các loại bánh kẹo chất lượng cao, đa dạng và
sáng tạo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và thay đổi. Một trong những mục tiêu quan
trọng của dự án là tạo ra những sản phẩm bánh kẹo an toàn và lành mạnh cho người tiêu
dùng. Công ty sẽ tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đảm bảo rằng sản
phẩm được sản xuất và đóng gói trong một môi trường vệ sinh và tuân thủ các quy trình kiểm
tra chất lượng nghiêm ngặt. Mục tiêu này đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể tin tưởng và
yên tâm khi sử dụng các sản phẩm bánh kẹo của công ty.Mục tiêu kinh doanh của dự án là
tạo ra một thương hiệu bánh kẹo mạnh mẽ và được công nhận trên thị trường. Công ty sẽ tập
trung vào việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các công thức mới và ý tưởng sáng tạo
để tạo ra những sản phẩm độc đáo và hấp dẫn. Đồng thời, công ty sẽ đặt mục tiêu xây dựng
một hệ thống phân phối hiệu quả, đảm bảo rằng sản phẩm bánh kẹo của công ty có thể tiếp
cận được đến khách hàng ở nhiều khu vực và kênh phân phối khác nhau. Mục tiêu của dự án
cũng bao gồm tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Công
ty sẽ tạo ra các vị trí công việc cho người dân địa phương, cung cấp thu nhập ổn định và tạo
điều kiện để nhân viên phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn. Điều này không
chỉ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ của cộng
đồng.
3.1.4. Đánh giá mức cấp thiết
Dự án xây dựng một công ty bánh kẹo Tibica không chỉ là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà
còn mang tính cần thiết trong ngành công nghiệp thực phẩm. Với sự tăng trưởng của nền kinh
tế và sự phát triển của đô thị, nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo ngày càng tăng, tạo ra một thị trường
tiềm năng cho dự án này. Một trong những lý do quan trọng khiến dự án xây dựng công ty
bánh kẹo trở nên cần thiết là sự đa dạng và sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng. Bánh kẹo
không chỉ đơn thuần là món ăn ngọt ngào mà còn là một sản phẩm được sử dụng trong nhiều
dịp khác nhau như sinh nhật, kỷ niệm, lễ hội và các dịp đặc biệt. Do đó, có một nhu cầu liên
tục và đa dạng về các loại bánh kẹo, từ bánh ngọt truyền thống cho đến bánh kẹo sáng tạo và
đặc biệt. Ngoài ra, dự án xây dựng công ty bánh kẹo cũng tạo ra cơ hội cho việc phát triển và
thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm địa phương. Bằng cách sản xuất và cung cấp các loại
bánh kẹo chất lượng cao, công ty có thể đóng góp vào việc tạo ra các sản phẩm thực phẩm an
toàn và đáng tin cậy cho người tiêu dùng. Đồng thời, dự án này cũng tạo ra cơ hội việc làm
cho người dân địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong
khu vực.Một yếu tố quan trọng khác là mức độ sáng tạo và đổi mới trong ngành công nghiệp
bánh kẹo. Việc xây dựng công ty bánh kẹo cung cấp một nền tảng để nghiên cứu, phát triển
và thử nghiệm các công thức và ý tưởng mới. Điều này không chỉ giúp công ty tạo ra những
sản phẩm mới mẻ và hấp dẫn mà còn giúp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của ngành
công nghiệp bánh kẹo nói chung.
3.1.5. Mức độ phù hợp của dự án ở Việt Nam
Dự án được đánh giá là một lựa chọn phù hợp và tiềm năng. Việt Nam là một quốc gia có nền
kinh tế phát triển và đang được tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua. Sự gia tăng thu nhập
của người dân cùng với sự phát triển của công nghiệp và thị trường tiêu dùng tạo ra một môi
trường thuận lợi cho dự án này. Một trong những yếu tố quan trọng khiến dự án phù hợp là
nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo đang tăng cao tại Việt Nam. Với việc người dân có thu nhập cao
hơn và thay đổi lối sống, bánh kẹo không chỉ đơn thuần là một loại đồ ăn ngọt mà còn trở
thành một phần quan trọng của văn hóa tiêu dùng. Việt Nam có một thị trường tiêu thụ lớn
cho các sản phẩm bánh kẹo, từ bánh ngọt truyền thống cho đến bánh kẹo sáng tạo và nhập
khẩu. Ngoài ra, Việt Nam cũng có lợi thế về nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Đất
nước này nằm trong vùng Đông Nam Á, nơi có sự đa dạng và phong phú về nguyên liệu thực
phẩm. Việt Nam cung cấp nhiều loại nguyên liệu chất lượng cao như mỳ, gạo, đậu phộng,
đường và hương liệu tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất bánh kẹo chất lượng
cao. Ngoài ra, công nghệ sản xuất đã phát triển và được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, giúp
nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất.
3.2. Kế hoạch thi công
3.2.1. Quy trình các bước thực hiện dự án

CV NỘI DUNG THỜI BẮT ĐẦU KẾT THÚC


GIAN

I Khởi tạo dự án

Phân tích thị trường 9 wks Wed 27/3/24 Tue 28/5/24

Xác định nhu cầu khách hàng 2 wks Wed 29/5/24 Tue 11/6/24

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 2 wks Wed 1/5/24 Tue 14/5/24

Nghiên cứu xu hướng thị trường 3 wks Wed 1/5/24 Tue 21/5/24
Xác định dòng sản phẩm 2 wks Wed 22/5/24 Tue 4/6/24

II LẬP KẾ HOẠCH

Xác định mục tiêu kinh doanh 2 wks Wed 5/6/24 Tue 18/6/24

Dự trù chi phí và doanh thu 1 wk Wed 19/6/24 Tue 25/6/24

Dự toán chi phí và lợi nhuận 1 wk Wed 19/6/24 Tue 25/6/24

Lập kế hoạch tài chính 2 wks Wed 26/6/24 Tue 9/7/24

Lập kế hoạch marketing 2 wks Wed 5/6/24 Tue 18/6/24

III THỰC HIỆN DỰ ÁN

Xác định nguồn vốn đầu tư 2 wks Mon 1/7/24 Fri 12/7/24

Lựa chọn phương án huy động vốn 1 wk Mon 15/7/24 Fri 19/7/24
phù hợp

Tìm kiếm nhà cung cấp 1 wk Mon 15/7/24 Fri 19/7/24

Thiết kế mẫu mã sản phẩm 2 wks Mon 1/7/24 Fri 12/7/24

Tạo dựng mẫu 15 days Mon 15/7/24 Fri 2/8/24

Lên dây chuyền sản xuất 2 wks Mon 5/8/24 Fri 16/8/24

7. Sản xuất sản phẩm 3 wks Mon 19/8/24 Fri 6/9/24

8. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 10 days Mon 9/9/24 Fri 20/9/24

9. Xây dựng logo, slogan, bộ nhận diện 2 wks Fri 2/8/24 Thu 15/8/24
thương hiệu

10. Xây dựng website, fanpage, tham gia 6 wks Fri 16/8/24 Thu 26/9/24
hội chợ triển lãm

11. Phân phối sản phẩm, tư vấn khách 12 wks Fri 27/9/24 Thu 19/12/24
hàng

12. Giải đáp thắc mắc, đổi trả sản phẩm, 13 wks Fri 27/9/24 Thu 26/12/24
bảo hành

IV ĐIỀU KHIỂN, KIỂM SOÁT

1. Ghi chép sổ sách, theo dõi thu chi 35 wks Wed 1/5/24 Tue 31/12/24

2. Quản lý hàng hóa tồn kho 14 wks Fri 27/9/24 Thu 2/1/25

V KẾT THÚC VÀ PHÁT TRIỂN

1. Báo cáo kết quả kinh doanh 3 wks Fri 3/1/25 Thu 23/1/25

2. Xác định chiến lược phát triển, mở 2 wks Fri 24/1/25 Thu 6/2/25
rộng thị trường

3. Phát triển kênh bán hàng, quảng bá 4 wks Fri 7/2/25 Thu 6/3/25
thương hiệu

4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 6 wks Fri 7/2/25 Thu 20/3/25
mới
3.2.2. Nhóm thực hiện

CV NỘI DUNG

I Khởi tạo dự án

1. Phân tích thị trường Marketing

2. Xác định nhu cầu khách hàng Marketing

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Marketing

4. Nghiên cứu xu hướng thị trường Nghiên cứu và phát triển

5. Xác định dòng sản phẩm Nghiên cứu và phát triển

II LẬP KẾ HOẠCH

1. Xác định mục tiêu kinh doanh Ban giám đốc

2. Dự trù chi phí và doanh thu Ban giám đốc

3. Dự toán chi phí và lợi nhuận Tài chính


4. Lập kế hoạch tài chính Tài chính

5. Lập kế hoạch marketing Marketing

III THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Xác định nguồn vốn đầu tư Tài chính

2. Lựa chọn phương án huy động vốn phù hợp Tài chính

3. Tìm kiếm nhà cung cấp Sản xuất

4. Thiết kế mẫu mã sản phẩm Thiết kế

5. Tạo dựng mẫu Kỹ thuật

6. Lên dây chuyền sản xuất Kỹ thuật

7. Sản xuất sản phẩm Sản xuất

8. Kiểm tra chất lượng sản phẩm Nghiên cứu và phát triển

9. Xây dựng logo, slogan, bộ nhận diện thương hiệu Marketing, Kỹ thuật

10. Xây dựng website, fanpage, tham gia hội chợ triển Marketing, kỹ thuật
lãm

11. Phân phối sản phẩm, tư vấn khách hàng Bán hàng

12. Giải đáp thắc mắc, đổi trả sản phẩm, bảo hành Chăm sóc khách hàng

IV ĐIỀU KHIỂN, KIỂM SOÁT

1. Ghi chép sổ sách, theo dõi thu chi Tài chính

2. Quản lý hàng hóa tồn kho Kho

V KẾT THÚC VÀ PHÁT TRIỂN

1. Báo cáo kết quả kinh doanh Tài chính, Ban giám đốc

2. Xác định chiến lược phát triển, mở rộng thị trường Ban giám đốc

3. Phát triển kênh bán hàng, quảng bá thương hiệu Marketing

4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Nghiên cứu và phát triển
3.3. Ứng dụng phần mềm Microsoft Project để quản lý dự án
3.3.1. Tạo dự án
3.3.2. Thiết lập thông tin dự án
3.3.3. Tạo lịch
3.3.4. Tạo danh sách công việc
3.3.5. Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc
3.3.6. Tài nguyên dự án
3.3.7. Phân bổ tài nguyên cho công việc
3.3.8. Lịch trình cho dự án
3.3.9. Sơ đồ gantt cho dự án
3.3.10. Cập nhập tiến độ dự án
3.3.11. Cân đối tài nguyên
3.3.12. Lập và in báo cáo
KẾT LUẬN
Microsoft Project là một phần mềm mạnh mẽ được thiết kế để hỗ trợ quản lý dự án trong việc
phát triển kế hoạch, phân công nguồn lực, theo dõi tiến độ, quản lý ngân sách và phân tích
khối lượng công việc. Đây là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản lý dự án tổ chức và
điều phối công việc một cách hiệu quả.
Microsoft Project có nhiều ưu điểm vượt trội. Đầu tiên, nó cung cấp một giao diện dễ sử dụng
và linh hoạt, cho phép người dùng tạo ra lịch trình chi tiết và tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể
của dự án. Nó cũng cho phép người dùng phân công và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả,
đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng tối ưu và đồng bộ với kế hoạch dự án.
Thêm vào đó, Microsoft Project cung cấp các công cụ mạnh mẽ để theo dõi tiến độ dự án.
Người dùng có thể theo dõi và báo cáo tiến độ thực hiện dự án, nhận biết rủi ro và thay đổi
trong quá trình thực hiện, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh và đảm bảo dự án được hoàn
thành đúng hẹn.
Tuy nhiên, như bất kỳ phần mềm nào khác, Microsoft Project cũng có những khuyết điểm
cần được khắc phục. Một trong số đó là khả năng phức tạp và yêu cầu thời gian để nắm bắt
và làm quen với các tính năng và chức năng của phần mềm. Đôi khi, việc tạo ra một lịch trình
chi tiết và quản lý tài nguyên có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng.
Thông qua bài viết này, chúng em mong muốn chia sẻ những hiểu biết của mình về Microsoft
Project và cung cấp ví dụ cụ thể về việc sử dụng phần mềm này trong lập tiến độ và quản lý
dự án. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua việc áp dụng Microsoft Project, các cá nhân và tổ
chức có nhu cầu quản lý dự án sẽ nhận thấy hiệu quả và lợi ích của việc sử dụng phần mềm
này trong công việc của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO(trình bày đúng mẫu IPA)

1.Ngân
2.Na
3.An
4.Nữ

You might also like