Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Nhóm 10: Trong quá trình phát triển, lực lượng

sản xuất và quan hệ sản xuất có thể tác động qua


lại lẫn nhau như thế nào?
-Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai
mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại
không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau
một cách biện chứng, tạo thành quy luật sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất
của sự vận động, phát triển xã hội.
Tác động của lực lượng sản xuất đến quan hệ
sản xuất là:
+ Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất
quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho
phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất
mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một
trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ
chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu
khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất
tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ
bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ
phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc
đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay
thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất
mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ
mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay
thế.
-Bên cạnh đó, quan hệ sản xuất lại tác động trở
lại lực lượng sản xuất như sau:
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc
lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
+ Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách
thức của sản xuất, phân phối. Do đó nó trực tiếp
ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng
suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất
và cải tiến công cụ lao động.Sự tác động của
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra
theo hai hướng, hoặc là tích cực, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp hoặc
tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó
không phù hợp.
Nhóm 4: Vì sao lực lượng sản xuất luôn
luôn biến đổi nhanh hơn, trong khi quan hệ sản
xuất lại luôn biến đổi chậm hơn?
-Lực lượng sản xuất luôn biến đổi nhanh chóng
vì lao động có thể thay đổi.
Ví dụ: Sau nhiều năm học hỏi, làm việc thì
tiến độ, kĩ năng được nâng cao hơn. Các sản
phẩm sản xuất như lao động công cụ có thể
bị hỏng hoặc hiện đại hơn.
-QHSX được định nghĩa bởi các quan hệ tư liệu
sản xuất, phân phối sản phẩm, phải đảm bảo lợi
ích của giai cấp thiện đang nắm giữ quyền sở
hữu tư liệu sản xuất.Mối quan hệ giữa người với
người trog quá trình sản xuất là 1 trong những
biểu hiện của hệ thống xã hội, giữ vai trò xuyên
suốt trong hệ thống thông suốt bởi vì QHSX là
qua hệ thống đầu tiên, quyết định những câu hỏi
1 hệ khác.
+ QHXH hay hơn , tiến bộ hơn nhưng nếu
không phù hợp thì sẽ bị kìm hãm.

Nhóm 8: Sự phát triển của Cách mạng 4.0 có


tạo ra khoảng cách xã hội, khiến cho một số
người mất việc và khó thích ứng với công nghệ
mới hay không?
- Hiện nay, cách mạng 4.0 đang phát triển với
tốc độ chóng mặt với phạm vi toàn cầu. Đòi hỏi
các nước phải luôn chủ động học hỏi, bắt nhịp
với những sự thay đổi mỗi ngày. Trước những
biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Ở cuộc cách mạng này hầu
hết các lĩnh vực đều bị tác động không ít thì
nhiều. Nhưng sự tác động với lĩnh vực lao động
và việc làm là rất lớn.
-Nhiều sự đột phá của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 được sáng tạo như: trí tuệ nhân tạo,
robot, internet, in 3D, công nghệ nano,…. Các
robot được sử dụng nhiều hơn trong công
nghiệp, đi đôi với trí thuệ nhân tạo trở nên phát
triển mạnh mẽ. Có thể thay thế con người trong
một số giai đoạn sản xuất.
-Nhiều ngành nghề thủ công cũng đang dần biến
mất. Thay thế vào đó là các ngành nghề đòi hỏi
kỹ năng tay nghề cao. Nhà máy thông minh
được ra đời, từ đó đóng vai trò chủ đạo. Tự vận
hành toàn bộ quy trình sản xuất, thay thế các
dây chuyền. Việc công nghiệp số, robot, nhà
máy thông minh làm mất cân bằng cho người
lao động. Nguy cơ mất việc, cắt giảm nhân sự
của các công đoạn lặp đi lặp lại, các công việc
đòi hỏi cao về bằng cấp.
-Công nghệ mới đòi hỏi người lao động phải có
những kỹ năng mới để thích nghi. Các kỹ năng
như lập trình, quản lý dữ liệu, quản lý dự án và
trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên ngày càng quan
trọng.Như vậy, cuộc cách mạng Công nghiệp
4.0 đang tác động đến phương thức lao động
trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi người lao động
phải có những kỹ năng mới và sẵn sàng thích
nghi với một môi trường làm việc mới.

You might also like