Thảo luận chương 1112

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

THẢO LUẬN

I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1. Chỉ có cơ quan hành chính mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biện pháp xử lý hành chính chỉ được áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm hành chính.
3. Mọi trường hợp vi phạm hành chính đều bị xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người có năng lực chủ thể thì có năng lực trách nhiệm hành chính.
5. Trách nhiệm hành chính chỉ có thể được áp dụng độc lập đối với người có
hành vi vi phạm hành chính.
6. Hành vi trái pháp luật hành chính là hành vi vi phạm hành chính.
7. Hình thức xử phạt cảnh cáo luôn phải thông qua thủ tục không lập biên bản.
8. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đều phải bằng văn
bản.
9. Mọi hành vi vi phạm hành chính đều có động cơ mục đích.
10. Mọi vi phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền đều phải ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính.
11. Víệc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của Tòa án nhân
dân thực hiện luôn theo thủ tục hành chính.
12. Việc lập biên bản là bắt buộc đối với hành vi vi phạm hành chính, là cơ sở
để chủ thể có thẩm quyền xem xét ra quyết định xử phạt.
13. Người có quyền lập biên bản vi phạm hành chính luôn là người có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng độc lập.
15. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính luôn là yêu cầu bắt buộc
đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
16. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước.
17. Mọi trường hợp quá thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính cá
nhân, tổ chức không phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
18. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì có quyền ra quyết
định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
19. Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính nhằm để đảm bảo thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
20. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến
hành khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
21. Mục đích của kiểm soát hoạt động hành chính nhằm hạn chế nguy cơ sai
phạm và lạm quyền của các cơ quan hành chính và cá nhân được trao quyền
22. Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh là một
phương thức kiểm soát bên trong hoạt động hành chính nhà nước
23. khi tiến hành kiểm soát hoạt động hành chính, Tòa án có quyền tuyên hủy
các quyết định hành chính, đình chỉ các hành vi hành chính trái pháp luật bị
kiện và buộc bồi thường thiệt hại
24. Việc cá nhân, công dân thực hiện quyền khiếu nại là một phương thức kiểm
soát bên ngoài đối với hoạt động hành chính nhà nước
25. Công dân có quyền yêu cầu về bất kỳ nội dung nào thuộc về tổ chức và hoạt
động của cơ quan nhà nước nói chung, trong đó có cơ quan hành chính nhà
nước
26. Công dân có quyền khiếu nại mọi quyết định hành chính do cơ quan hành
chính nhà nước ban hành
27. Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
28. Phương thức kiểm soát bên trong hoạt động hành chính nhà nước bao gồm
hình thức thanh tra và kiểm tra nội bộ
29. Trách nhiệm hành chính chỉ được áp dụng theo thủ tục hành chính
30. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường
xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
31. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tiến hành các hoạt động
kiểm tra chức năng.
32. Quyền kiến nghị được sử dụng nhằm mục đích thực hiện các quyền chủ thể
hoặc bày tỏ nguyện vọng đến người có thẩm quyền xem xét, xử lý vi phạm
phạm luật đã được phát hiện theo đúng quy định pháp luật.

II. Bài tập tình huống


Câu 1. A (17 tuổi) và B (17 tuổi) là người Việt Nam có sức khỏe bình thường,
học cùng lớp tại trường THPT X. Trong một buổi thảo luận môn Giáo dục công
dân, A và B có tranh cãi với nhau về một quan điểm sống. Cảm thấy bực tức vì
B không chịu hiểu vấn đề, sau khi tan học, A đã lao đến đấm thẳng vào người
B, gây bầm tím trên người của B. Sự việc sau đó được trình bày lên Công an
phường Y nơi xảy ra vụ việc và được Chiến sĩ công an nhân dân lập biên bản
tiếp nhận sự việc.
a) Hành vi của A có phải là vi phạm hành chính không? Vì sao?
b) Giả sử chiến sĩ công an nhân dân cho rằng hành vi của A là vi phạm
hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt
tiền là 375.000 đồng. Thẩm quyền ra quyết định xử phạt của Chiến sĩ
Công an nhân dân trong trường hợp này có đúng không? Vì sao? Giả
sử mức phạt đối với hành vi trên là từ 500.000đ – 1.000.000 đ
c) Trong trường hợp này A có thể chịu những trách nhiệm pháp lý nào?
Tại sao?
d) Giả sử trước đó 01 tuần, A đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi
tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng. Trong
trường hợp này, A có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nào?
Tại sao?
Câu 2. Ngày 14/5/2021, trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sỹ cảnh sát giao
thông đã phát hiện anh Nguyễn Văn A, 19 tuổi điều khiển xe HonDa Dream vô
ý đi vào đường cấm. Hỏi:
1. Hãy xác định các trường hợp A không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêu
căn cứ pháp lý
2. Trong trường hợp hành vi của anh A cấu thành vi phạm hành chính. Hãy
phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính của A
3. Chiến sỹ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của A, hãy xác định
nhiệm vụ của chiến sỹ cảnh sát phải thực hiện theo quy định pháp luật?
Câu 3. Ông M. có hành vi xây nhà trái phép từ năm 2013. Đến năm 2016, Ủy
ban nhân dân Quận H. mới lập biên bản xử lý vụ việc, sau đó ban hành Quyết
định buộc tháo dỡ phần căn nhà xây dựng trái phép của ông M. Hỏi Quyết định
của Ủy ban nhân dân quận H. có hợp pháp không? Tại sao?
Câu 4. Em Nguyễn Văn Th. 14 tuổi 5 tháng đã nhận được quyết định áp dụng
hình thức xử phạt hành chính đưa vào trung tâm giáo dục bắt buộc của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện T do trong thời gian trước em Th có hành vi trộm cắp
và đánh người gây thương tích theo hồ sơ của Trưởng Công an huyện T.
Quyết định của Chủ tịch UBND huyện T có đúng hay không? Tại sao?
Câu 5. Anh C. đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức và được nhận vào tập sự
tại Ủy ban nhân dân huyện N. Trong thời gian tập sự, do có hành vi vi phạm
pháp luật, anh C. bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định kỷ luật với
hình thức cảnh cáo. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N đã ra Quyết
định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với anh C.
• Hỏi Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với anh C đúng hay
sai? Tại sao?
Câu 6. Em Nguyễn Văn A. (15 tuổi) có hành vi trộm cắp và đánh người gây
thương tích theo hồ sơ của Trưởng Công an huyện T. Em A đã nhận được quyết
định áp dụng hình thức xử lý hành chính đưa vào trung tâm giáo dục bắt buộc
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện T. Quyết định của Chủ tịch UBND huyện
T có đúng hay không? Tại sao?
Câu 7. Ngày 11/11/2020, các cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản về
hành vi tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại của M (25 tuổi). Đến ngày
25/12/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận H. ban hành Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của M, bao gồm các biện pháp sau:
phạt tiền và buộc tiêu hủy toàn bộ số văn hóa phẩm độc hại đó. Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận H đúng hay sai?

You might also like