Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 2

ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2023-2024


(Đề thi có 04 trang) Môn: HOÁ HỌC
(40 câu trắc nghiệm) Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề)
Mã đề 100
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Anđehit axetic có công thức là :


A. CH3OH. B. HCHO. C. CH3CHO. D. CH3COOH.
Câu 42: Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Zn sinh ra khí H2 ?
A. HCHO. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. CH4.
Câu 43: Natri hiđroxit (NaOH) còn có tên gọi khác là :
A. đá vôi. B. xút ăn da. C. thạch cao. D. phèn chua.
Câu 44: Natri phản ứng với clo sinh ra sản phẩm nào sau đây ?
A. NaOH. B. NaCl. C. NaClO. D. KCl.
Câu 45: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất lỏng ?
A. (CH3)3N. B. H2NCH2COOH. C. CH3CH2NH2. D. C6H5NH2.
Câu 46: Phân tử polime nào sau đây có chứa 3 nguyên tố C, H, O ?
A. Poli(metyl metacrylat). B. Polietilen.
C. Poliacrilonitrin. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 47: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được C 3H5(OH)3 và muối
C17H31COONa. Công thức của X là :
A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 48: Số nguyên tử cacbon trong phân tử Gly-Ala-Gly là :
A. 5. B. 4. C. 8. D. 7.
Câu 49: Ở cùng điều kiện, kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất ?
A. Li. B. Cr. C. Ag. D. W.
Câu 50: Cacbohiđrat X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X hấp
phụ iot cho màu xanh tím. X là :
A. saccarozơ. B. tinh bột. C. glicogen. D. xenlulozơ.
Câu 51: Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 là :
A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Au.
Câu 52: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước ?
A. NaCl, KCl. B. NaNO3, KNO3.
C. CaCl2, MgSO4. D. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
Câu 53: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là
A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 54: Phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tố nitơ?
A. Etyl axetat. B. Glyxin. C. Ancol etylic. D. Tinh bột.
Câu 55: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A. C2H5OH. B. NaCl. C. H2SO4. D. KOH.

Trang 1/4 – Mã đề 100


Câu 56: Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư?
A. Cu. B. Au. C. K. D. Ag.
Câu 57: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaOH. B. Al(OH)3. C. H2SO4. D. K2O.
Câu 58: Criolit (còn được gọi là bằng thạch) có vai trò quan trọng trong sản xuất nhôm bằng phương
pháp điện phân nóng chảy. Criolit tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp; làm tăng độ dẫn điện; tạo hỗn
hợp có tỉ khối nhỏ hơn nhôm nổi lên trên ngăn nhôm nóng chảy bị oxi hóa trong không khí. Công thức
của criolit là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Al2O3.2H2O.
C. 3NaF.AlF3. D. Al(NO3)3.9H2O.
Câu 59: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
A. muối ăn. B. thạch cao. C. đá vôi. D. than hoạt tính.
Câu 60: Crom(III) oxit là chất rắn màu lục thẫm, được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh. Công
thức của crom(III) oxit là
A. Cr(OH)3. B. CrO3. C. Cr2O3. D. CrO.
Câu 61: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 24,0 gam brom thu được m gam kết tủa trắng
2,4,6-tribromanilin. Giá trị của m là
A. 15,7. B. 16,8. C. 15,6. D. 16,5.
Câu 62: Kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây thu được muối sắt (II)?
A. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng. B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch HCl.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử anbumin (lòng trắng trứng) có chứa liên kết peptit.
B. Amino axit là loại hợp chất hữu cơ đa chức.
C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
D. Thành phần nguyên tố của bột ngọt (mì chính) chỉ gồm C, H, O và N.
Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam este no, đơn chức, mạch hở X, thu được H 2O và 13,2 gam CO2.
Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C3H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại Fe không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
B. Cho Zn vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
C. Ở nhiệt độ thường, H2 khử được Na2O.
D. Trong công nghiệp, natri được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
Câu 66: Đốt nóng hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe 2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M
sinh ra 3,36 lít khí H2. Giá trị của V là
A. 300. B. 100. C. 150. D. 200.
Câu 67: Thủy phân chất nào sau đây thu được glucozơ và fructozơ?
A. Amilozơ. B. Amilopectin. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 68: Cho các polime sau: polietilen, poli(etylen terephtalat), poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin. Số
polime điều chế được bằng phản ứng trùng hợp là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 69: Cho sơ đồ phản ứng:

Trang 2/4 – Mã đề 100


Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
A. CH3COOCH2CH3. B. CH2=CHCOOCH3.
C. HCOOCH2CH2CH3. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 70: Cho m gam bột Fe tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch CuSO4 1M. Giá trị của m là
A. 2,80. B. 6,72. C. 3,36. D. 5,60.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại nhôm bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.
(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa.
(c) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
(d) Al2O3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
(đ) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được kết tủa keo trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 72: Hỗn hợp E gồm este đa chức X (mạch hở) và este đơn chức Y. Thủy phân hoàn toàn m gam E
bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH 14,56%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn khan
T gồm ba muối N, P, Q (M N < MP < MQ < 135) và 134,92 gam chất lỏng Z. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa
đủ 1,415 mol O2, thu được 0,195 mol K2CO3, 1,235 mol CO2 và 0,435 mol H2O. Phần trăm khối lượng
của X trong E là
A. 65%. B. 35%. C. 79%. D. 39%.
Câu 73: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên.

Cho các nhận xét sau:


(a) CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
(b) Nên đun nóng ống đựng CuO trước khi dẫn C2H5OH qua.
(c) Kết tủa thu được trong cốc có màu vàng.
(d) Thí nghiệm trên dùng để điều chế và thử tính chất của axetilen.
(e) Khi tháo dụng cụ, nên tháo ống dẫn ra khỏi dung dịch AgNO3/NH3 rồi mới tắt đèn cồn.
(g) Dùng dung dịch HCl dư có thể hòa tan hoàn toàn chất rắn trong cốc thủy tinh.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 74: Một loại xăng E5 có tỉ lệ số mol như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy
hoàn toàn, 1 mol etanol sinh ra một lượng năng lượng là 1367kJ; 1 mol heptan sinh ra một lượng năng
lượng là 4825 kJ và 1 mol octan sinh ra một lượng năng lượng là 5460 kJ. Một chiếc xuồng máy dùng
động cơ đốt trong sử dụng xăng, trung bình một giờ hoạt động thì chiếc xuồng cần một năng lượng là
9000 kJ. Biết khối lượng riêng của xăng bằng 0,72 gam/ml, hiệu suất sử dụng năng lượng là 30%. Nếu
chiếc xuồng đó hoạt động trong 1 giờ thì thể tích khí CO2 tạo thành là V (lít) còn khi đã sử dụng hết 5,0 lít
xăng ở trên thì thời gian xuống hoạt động được t giờ. Giá trị của V và t lần lượt gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 981 và 13,3. B. 5607 và 5,7. C. 5607 và 13,3. D. 981 và 5,7.
Câu 75: Cho các phát biểu sau.
Trang 3/4 – Mã đề 100
(a) Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
(b) Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ.
(c) Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng.
(d) Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(đ) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 76: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2O, BaO trong nước, thu được 3,36 lít khí
H2 và dung dịch Y. Hấp thụ khí CO2 vào dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch phụ thuộc vào
lượng CO2 bị hấp thụ như sau:
Lượng CO2 bị hấp thụ (mol) 0,1 0,2 0,30
Khối lượng chất tan (gam) 16,55 9,3 13,7
Giá trị của m là
A. 25,67. B. 27,65. C. 26,75. D. 27,56.
Câu 77: Cho 13,28 gam hỗn hợp Fe và kim loại M tác dụng với dung dịch HNO 3 dư, thu được dung dịch
X (không chứa muối amoni) và 0,27 mol hỗn hợp B (gồm NO và NO 2) có tỉ khối so với H 2 bằng 19. Cô
cạn X thu được m gam hỗn hợp muối Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và hỗn
hợp E gồm khí và hơi. Cho toàn bộ E vào 500 gam nước, không có khí thoát ra và dung dịch thu được chỉ
chứa một chất tan, có nồng độ 6,165%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40,2. B. 56,1. C. 69,4. D. 102,8.
Câu 78: Hiện nay người ta sản xuất NH 3 không từ N2 và H2 tinh khiết mà tiến hành sự chuyển hóa có xúc
tác một hỗn hợp gồm không khí (chứa 21,03% O 2 và 78,02% N2; còn lại là khí hiếm), hơi nước và khí
thiên nhiên (có thành phần chính là khí metan).
Phản ứng điều chế H2:
CH4 + 2H2O → CO2 + 4H2 (1)
Phản ứng khử O2 để thu N2 trong không khí:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (2)
Phản ứng tổng hợp NH3:
N2 (khí) + 3H2 (khí) ⇌ 2NH3 (khí) (3)
Tổng khối lượng khí metan và hơi nước cần dùng để tạo đủ lượng N 2 và H2 (theo tỉ lệ 1 : 3 về thể tích
dùng cho phản ứng tổng hợp NH3, hiệu suất tổng hợp H = 25%) để sản xuất 1,7 tấn khí NH 3 là m tấn. Giá
trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? (Giả thiết các phản ứng (1) và (2) xảy ra hoàn toàn)
A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 79: Nồng độ của chất tan trong dung dịch bão hoà được gọi là độ tan của chất trong dung môi ở điều
kiện đang xét. Độ tan của chất rắn thường được biểu diễn bằng số gam chất tan trong 100 gam dung môi.
Biết độ tan trong nước của mononatri glutamat (mì chính hay bột ngọt) ở 60°C là 112 gam/100 gam H 2O;
ở 25°C là 74 gam/100 gam H 2O. Khi làm nguội 212 gam dung dịch mononatri glutamat bão hoà ở 60°C
xuống 25°C thì tách ra x gam mononatri glutamat. Giá trị của x là
A. 112. B. 38. C. 57. D. 74.
Câu 80: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và CuO vào dung dịch chứa 0,48 mol HCl. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối; 0,09 mol H 2 và 12,28 gam kim loại. Giá trị của m

A. 20,37. B. 21,00. C. 16,32. D. 19,00.

Trang 4/4 – Mã đề 100


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41C 42C 43B 44B 45D 46A 47A 48D 49A 50B
51C 52D 53B 54B 55C 56C 57B 58C 59D 60C
61D 62D 63A 64D 65B 66A 67C 68A 69D 70B
71B 72D 73C 74D 75A 76C 77C 78B 79B 80D

Câu 61:
nBr2 = 0,15 → nC6H2Br3-NH2 = 0,05
→ m = 0,05.330 = 16,5 gam

Câu 62:
A. Fe + H2SO4 đặc, nóng, dư → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
B. Fe + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag
C. Fe + HNO3 dư → Fe(NO3)3 + NO + H2O
D. Fe + HCl dư → FeCl2 + H2

Câu 63:
A. Đúng, anbumin là một loại protein đơn giản.
B. Sai, amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Sai, các amin đều độc, không được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
D. Sai, thành phần nguyên tố của bột ngọt (mì chính) gồm C, H, O, Na và N.

Câu 64:
X no, đơn chức, mạch hở nên nH2O = nCO2 = 0,3
→ nX = (mX – mC – mH)/32 = 0,075
→ Số C = nCO2/nX = 4: X là C4H8O2

Câu 65:
A. Sai, Fe không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.
B. Đúng, cặp điện cực Zn-Cu (Cu tạo ra do Zn khử Cu2+) tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn
điện hóa.
C. Sai, H2 khử được oxit kim loại sau nhôm.
D. Sai, trong công nghiệp, natri được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy NaCl.

Câu 66:
nFe2O3 = 0,1; nH2 = 0,15

Trang 5/4 – Mã đề 100


Bảo toàn electron: 3nAl = 6nFe2O3 + 2nH2
→ nAl = 0,3
→ nNaOH = nNaAlO2 = 0,3 → V = 300 mL.

Câu 68:
Có 3 polime điều chế được bằng phản ứng trùng hợp là polietilen (trùng hợp CH2=CH2), poli(vinyl
clorua) (trùng hợp CH2=CH-Cl), poliacrilonitrin (trùng hợp CH2=CH-CN)

Câu 69:
Z là sản phẩm tráng gương, tác dụng với NaOH tạo CH3COONa → Z là CH3COONH4
→ Y là CH3CHO
→ X là CH3COOCH=CH2

Câu 70:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
→ nFe = nCuSO4 = 0,12 → mFe = 6,72 gam

Câu 71:
(a) Đúng
(b) Đúng: CO2 dư + H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
(c) Đúng, do phèn chua chứa Al3+ bị thủy phân tạo kết tủa keo làm lắng đọng chất bẩn lơ lửng trong nước.
(d) Đúng:
Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O
(đ) Đúng: NH3 + H2O + Al2(SO4)3 → Al(OH)3 + (NH4)2SO4

Câu 72:
Muối chứa COOK (u) và OK (v)
nKOH = u + v = 0,195.2 = 0,39
Bảo toàn O: 2u + v + 1,415.2 = 0,195.3 + 1,235.2 + 0,435
→ u = 0,27; v = 0,12
mH2O trong dung dịch kiềm = 0,39.56.85,44%/14,56% = 128,16
nH2O sản phẩm = nOK = 0,12
→ mAncol = mZ – 128,16 – 0,12.18 = 4,6
Ancol dạng R(OH)r (u – v)/r = 0,15/r mol
→ M ancol = R + 17r = 4,6r/0,15
→ R = 41r/3
→ r = 3, R = 41, ancol là C3H5(OH)3 (0,05 mol)
Trang 6/4 – Mã đề 100
MN < MP < MQ < 135 nên Q là C6H5OK (0,12 mol)
nACOOK = 0,27 → Số H = (0,435 – 0,12.2,5).2/0,27 = 1
→ Các muối đơn đều có 1H
→ HCOOK (0,05) và CH≡C-COOK (0,22) (Bấm hệ nK và nC để tính số mol)
X là (HCOO)(CH≡C-COO)2C3H5 (0,05)
Y là CH≡C-COOC6H5 (0,12)
→ %X = 39,00%

Câu 73:
(a) Đúng: C2H5OH + CuO (đen) → CH3CHO + Cu (đỏ) + H2O
(b) Đúng
(c) Sai, kết tủa Ag trắng sáng bám vào thành bình.
(d) Sai, điều chế và thử tính chất của CH3CHO
(e) Đúng, làm như vậy sẽ giúp chất lỏng không bị hút ngược lên.
(g) Sai, HCl không hòa tan được AgCl.

Câu 74:
5 lít xăng (5000 mL) nặng 5000.0,72 = 3600 gam
3600 gam xăng E5 gồm C2H5OH (0,05x), C7H16 (0,35x) và C8H18 (0,6x)
m xăng = 46.0,05x + 100.0,35x + 114.0,6x = 3600
→ x = 34,059
Bảo toàn năng lượng:
30%(1367.0,05x + 4825.0,35x + 5460.0,6x) = 9000t
→ t = 5,714h
nCO2 trong 5,714h = 2.0,05x + 7.0,35x + 8.0,6x = 250,334 mol
→ nCO2 trong 1h = 250,334/5,714 = 43,811 mol
→ V = 981,4 lít

Câu 75:
(a) Sai, alanin có 1NH2 và 1COOH nên dung dịch của nó trung tính.
(b)(c) Đúng
(d) Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(đ) Đúng, sữa đậu nành chứa protein bị hòa tan sẽ đông tụ lại khi có chất chua.

Câu 76:
Gọi các thời điểm dùng 0,1 – 0,2 – 0,3 mol CO2 là (1), (2), (3).
Lượng CO2 từ (1) sang (2) tăng nhưng chất tan giảm nên tại (1) Ba(OH)2 vẫn chưa kết tủa hết.
Nếu tại (2) Ba(OH)2 cũng chưa kết tủa hết thì:
Trang 7/4 – Mã đề 100
m chất tan giảm = mBa(OH)2 phản ứng từ (1) sang (2) = 0,1.171 > 16,55 – 9,3: Vô lý. Vậy tại (2)
Ba(OH)2 đã hết.
Tại (1): nBaCO3 = 0,1; nBa(OH)2 = x và nNaOH = y
→ 171x + 40y = 16,55
Giả sử tại (2) NaOH chưa hết
Từ (1) sang (2): nBaCO3 = x; nNa2CO3 = 0,1 – x
→ 16,55 – 171x – 40.2(0,1 – x) + 106(0,1 – x) = 9,3
→ x = 0,05; y = 0,2
Tại (2) chất tan đang có Na2CO3 (0,05) và NaOH (0,1)
Thêm 0,1 mol CO2 thì tại (3) có Na2CO3 (0,05) và NaHCO3 (0,1) → m chất tan = 13,7: Thỏa mãn, điều
giả sử là đúng.
Quy đổi X thành Na (0,2), Ba (0,15) và O
Bảo toàn electron: nNa + 2nBa = 2nO + 2nH2
→ nO = 0,1
→ m = 26,75

Câu 77:
B gồm NO (0,135) và NO2 (0,135)
→ nNO3-(Y) = ne = 3nNO + nNO2 = 0,54
Cho E vào H2O: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Phản ứng không có khí thoát ra nên NO2 và O2 đều hết. Bảo toàn N → nHNO3 = nNO2 = 0,54 và nO2 =
0,135
mddHNO3 = 0,54.63/6,165% = 551,8
→ mH2O trong Y = 551,8 – 500 – mNO2 – mO2 = 22,64
→ mY = 13,28 + 0,54.62 + 22,64 = 69,4 gam

Câu 78:
nNH3 = 100 kmol → nN2 = 100.0,5/25% = 200 kmol và nH2 = 600 kmol
Cần lấy x kmol CH4 và y kmol H2O
Bảo toàn H → 4x + 2y = 600.2
Bảo toàn C → nCO2 = x
Bảo toàn O: 2nO2 (không khí) + nH2O = 2nCO2
⇔ 2.200.21,03%/78,02% + y = 2x
→ x = 177 và y = 246
→ m = 16x + 18y = 7260 kg = 7,26 tấn

Câu 79:
Bảo toàn khối lượng mononatri glutamat:
212.112/(112 + 100) = x + (212 – x).74/(74 + 100)
Trang 8/4 – Mã đề 100
→ x = 38 gam

Câu 80:
Bảo toàn H → nH2O = 0,15 → nCuO = 0,15
Kim loại gồm Cu (0,15) và Al (12,28 – 0,15.64 = 2,68)
Bảo toàn Cl → nAlCl3 = 0,16
→ mX = 0,16.27 + 0,15.80 + 2,68 = 19

Trang 9/4 – Mã đề 100

You might also like