Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Đề 1

Câu 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao. (5 điểm)
1. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu nhà nước nhất định.
2. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban nhân dân là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương.
3. Pháp luật mang tính ổn định tuyệt đối.
4. Cơ cấu của quan hệ pháp luật bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và
khách thể.
5. Lỗi, động cơ, mục đích là các yếu tố bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm
pháp luật.
Câu 2. (2 điểm)
So sánh giữa tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật. Nêu ví dụ minh hoạ.
Câu 3. Bài tập tình huống (3 điểm)
Vào ngày 15/5/2023, do thiếu tiền trả nợ vì thua cá độ bóng đá nên A là sinh viên của
Trường Đại học T đến quầy tạp hoá của chị H ở xã Y huyện Z giả vờ mua hàng để trộm tài
sản. Trong lúc chị H sơ hở, A đã lấy 3.500.000 đồng tiền bán hàng chị H để ở tủ. Sau khi A rời
khỏi, chị H mới phát hiện bị mất trộm tiền và trình báo Công an xã Y. Hỏi:
1. Hành vi của A có vi phạm pháp luật không? Vì sao
2. Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật (nếu có).

Đề 2
Câu 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao. (5 điểm)
1. Nhà nước xuất hiện trong mọi hình thái kinh tế - xã hội và luôn mang bản chất giai
cấp.
2. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền
lập hiến, lập pháp; quyền hành pháp và quyền tư pháp.
3. Mọi quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội đều là quan hệ pháp luật.
4. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Khi chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra thì có lỗi cố ý.
Câu 2. (2 điểm)
So sánh giữa tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật. Nêu ví dụ minh hoạ.
Câu 3. (3 điểm)
Vào ngày 15/5/2023, do thiếu tiền trả nợ vì thua cá độ bóng đá nên A là sinh viên của
Trường Đại học T đến quầy tạp hoá của chị H ở xã Y huyện Z giả vờ mua hàng để trộm tài
sản. Trong lúc chị H sơ hở, A đã lấy 3.500.000 đồng tiền bán hàng chị H để ở tủ. Sau khi A rời
khỏi, chị H mới phát hiện bị mất trộm tiền và trình báo Công an xã Y. Hỏi:
1. Hành vi của A có vi phạm pháp luật không? Vì sao
2. Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật (nếu có).

You might also like