Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 15

1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


I. Lí do chọn đề tài
Nếu nói rằng: Tiểu học là bậc học nền tảng cho tất cả các cấp học khác, thì
cũng phải nói rằng: Tiếng Việt là môn học khởi đầu làm nền tảng cho tất cả các
môn học khác. Ở Tiểu học, có đọc viết được, các em mới hiểu các vấn đề khác như
khoa học, lịch sử….
Trong chương trình Tiểu học - Tập đọc lả một phân môn có vị trí đặc biệt
quan trọng, nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc - hiểu, một kĩ
năng quan trọng bậc nhất đối với học sinh Tiểu học. Biết đọc là biết thêm một
công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng
ngày của xã hội. Đọc là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài người.
Nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc Tiểu học về tất
cả các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ. Nó có khả năng trực tiếp hay gián tiếp phát huy
năng lực tư duy của học sinh. Dạy đọc không những rèn luyện kĩ năng đọc cho học
sinh mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các
em sẽ học tốt các môn học khác. Học đọc các em cũng đồng thời học được cách
nói, cách viết một cách chính xác, ngôn ngữ trong sáng, có nghệ thuật. Như vậy,
rèn kĩ năng đọc - hiểu trong bài tập đọc là rất quan trọng. Nó góp phần làm giàu
vốn kiến thức ngôn ngữ vào đời sống và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh. Từ đó góp phần hình thành ở các em những phẩm chất, nhân cách tốt.
Thực tế giảng dạy trong những năm qua, tôi nhận thấy khả năng thể hiện
giọng đọc của học sinh còn ở mức độ đơn giản, một số em đọc còn chậm, chất
lượng đọc đúng, đọc hay của học sinh còn thấp nên trong giao tiếp các em còn gặp
rất nhiều khó khăn. Tôi đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: Phải làm gì? Làm như thế
nào? Để khắc phục tình trạng đó và nâng cao hiệu quả vốn kĩ năng đọc hiểu cho
học sinh, thực hiện mục tiêu của việc dạy Tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng
đọc hiểu cho học sinh lớp 4 tốt hơn, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ
tầm quan trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kỹ
năng đọc hiểu cho học sinh hiệu quả hơn. Dựa vào các căn cứ khoa học trên đây,
tôi đã nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu
cho học sinh lớp 4”.
II. Tính mới
Những đóng góp mới của sáng kiến thể hiện ở mấy điểm sau:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung, phân
môn Tập đọc nói riêng, qua việc xây dựng cơ sở khoa học của các biện pháp rèn kĩ
năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4.
- Từ đó giúp học sinh thấy được cần phải có phương pháp học tập sáng tạo,
làm việc khoa học phù hợp với mục đích học tập của mình. Như vậy, những
2

nghiên cứu của sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng
Việt, đặc biệt là rèn kĩ năng đọc hiểu. Đồng thời sáng kiến có thể làm tài liệu cho
giáo viên trong quá trình dạy học Tập đọc nói chung và rèn kĩ năng đọc hiểu ở tiểu
học nói riêng. Đặc biệt, sáng kiến đã giúp các em phát triển ngôn ngữ tư duy, tình
cảm khi giao tiếp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lí luận
Đối với học sinh lớp 4, đọc hiểu là khả năng nhận biết và hiểu nghĩa
của văn bản (từ, câu, đoạn, cấu trúc, các thông điệp chính và các chi tiết quan
trọng, lập dàn ý, tóm tắt của văn bản); trên cơ sở đó kết nối, đánh giá thông
tin (kết nối thông tin trong văn bản và bước đầu kết nối thông tin ngoài văn
bản); vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết một số vấn đề cụ thể
trong học tập và đời sống.
Song trong quá trình rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học
sinh chưa thật sự được chú trọng. Với các bài tập đọc giáo viên còn nặng về thực
hiện các bước lên lớp, quy trình bài dạy và chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu nội
dung mà chưa khai thác hết cái hay, cái đẹp cũng như nghệ thuật của văn chương.
Từ đó các em mất dần khả năng đọc hiểu văn học, mất đi sự tự chủ của chính
mình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, nhận thức của trẻ cũng
như phát triển nhân cách sau này.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở lớp 4, hầu hết các em đều yêu thích học môn Tập đọc. Các bài tập đọc
trong SGK đều là các tác phẩm hay được chắt lọc và đưa vào chương trình vì thế
giúp các em hiểu biết về thế giới xung quanh, biết sống, học tập và vui chơi một
cách hợp lý. Các em học tập những điều hay, lẽ phải và các vấn đề về đạo đức
con người trong các chủ điểm của môn Tiếng Việt. Đọc hiểu văn học là quá trình
cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm trong mỗi con người. Chính vì vậy việc
xác định vị trí và tìm ra biện pháp nâng cao khả năng đọc hiểu văn học cho học
sinh lớp 4 là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.
3. Mục đích của sáng kiến
Từ thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, tôi đưa ra “Một
số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4” nhằm
mục đích sau:
- Nâng cao nhận thức của bản thân về giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khả
năng đọc hiểu. Tìm ra các biện pháp khắc phục các tồn tại, khó khăn trong giảng
dạy từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
3

- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của đọc hiểu trong quá trình học
phân môn Tập đọc.
- Hình thành, phát triển kĩ năng đọc hiểu văn học cho học sinh.
- Phát triển tư duy sáng tạo.
- Rèn các phẩm chất cần thiết như: chăm chỉ, yêu con người, có lòng nhân
ái, giúp đỡ mọi người.
- Yêu con ngươi, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước qua các hình ảnh gần
gũi trong các bài tập đọc.
- Có phương pháp học tập sáng tạo, làm việc khoa học phù hợp với mục đích
học tập của mình.
II. Thực trạng:
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy chương trình Tập đọc lớp 4, qua các đợt
kiểm tra đọc hiểu của học sinh, qua dự giờ thăm lớp, qua trao đổi với bạn bè đồng
nghiệp tôi nhận thấy thực trạng của học sinh lớp 4 như sau:
1. Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên tích cực học tập, học hỏi, lên lớp dự giờ thường xuyên…
để nâng cao chuyên môn.
- Tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở Phòng Giáo dục và ở trường để toàn thể giáo
viên học hỏi kinh nghiệm và phương pháp dạy mới.
- Giáo viên đã cập nhật được mục tiêu, nội dung, chương trình và phương
pháp: Tích cực hoá hoạt động của học sinh, các hình thức khác nhau khi tổ chức
dạy học như: dạy theo nhóm…
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất trường học còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu mới của
thời đại như: thiếu máy chiếu, …
- Học sinh đọc còn ngọng, ngắt nghỉ chưa đúng, đọc chưa lưu loát, cường độ
đọc nhỏ, còn ngại đọc, đọc diễn cảm còn yếu, …
- Phần lớn phụ huynh còn làm nghề nông, kinh tế còn khó khăn nên việc mua
sắm đồ dùng học tập cho các em chưa đầy đủ, một số phụ huynh còn gửi con cho
ông bà đi làm ăn xa nên việc đôn đốc các em học còn nhiều hạn chế.
Sau một thời gian giảng dạy tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 4D trường tôi
qua hai bài tập đọc sau :
- Thư thăm bạn
- Những hạt thóc giống
Kết quả khảo sát lớp 4D trường tôi như sau :
4

Kết quả Lớp Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
khi số
SL % SL % SL %
chưa áp học
dụng sinh
sáng
4D 36 5 13% 21 60% 10 27%
kiến
3. Nguyên nhân
- Hiện nay, trong thực tế luyện đọc ở lớp 4, kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh
chưa cao, các biện pháp luyện đọc diễn cảm chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu
mong đợi. Phần lớn giáo viên sử dụng các biện pháp truyền thống trong việc luyện
đọc diễn cảm.
- Giáo viên thường hay tham kiến thức, đi quá sâu vào giảng từ ngữ, nội dung
bài nên thời gian luyện đọc của học sinh bị ít dần đi dẫn đến việc phát âm, đọc
đúng bị hạn chế.
- Áp đặt cách đọc theo khuôn mẫu của giáo viên nên học sinh chưa thể hiện
được khả năng riêng của mình, đánh mất tính sáng tạo.
- Năng khiếu của giáo viên về dạy đọc còn chừng mực, chưa được đồng
nhất về cách luyện đọc ở các lớp dưới.
III. Các biện pháp thực hiện
Để nâng cao hiệu quả kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 đòi hỏi người giáo
viên phải kiên trì và bền bỉ, vì đây là một việc khó khăn. Với kinh nghiệm trong
nhiều năm qua, tôi đã áp dụng thành công một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu
cho học sinh lớp 4 như sau:
Biện pháp 1: Rèn kĩ năng luyện đọc trong giờ tập đọc.
1.1.Luyện đọc lưu loát, luyện đọc đúng tốc độ.
Tôi hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách cho học sinh đọc tốt
đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, tôi còn dùng biện pháp đọc tiếp nối
trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ.
Muốn học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt, học sinh
phải được đọc trước nhiều. Em nào đọc chậm tôi phải giúp các em luyện thêm sau
giờ học.
Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một đoạn văn tôi
đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Tôi còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò
chơi cuối giờ như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện... Kết thúc trò chơi bao giờ
tôi cũng cho học sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc nhanh nhất, giỏi nhất và gợi
ý rút kinh nghiệm cho lần chơi sau.
1.2.Rèn kĩ năng đọc thầm
5

Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao: nắm bắt đúng, đủ thông tin cơ
bản, đọc hiểu tốt trong thời gian ngắn. Đây là mục đích yêu cầu cơ bản của hoạt
động đọc đúng, nói đúng. Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra . Tôi giao
nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng trong việc đọc hiểu. Từng bước
hình thành thói quen đọc thầm cho các em, tập trung chú ý khi đọc thầm để thu
hút thông tin một cách đầy đủ và cảm nhận được văn bản.
Đọc thầm (đọc lướt) để nắm nội dung, tóm tắt nội dung, ý chính, chọn ý cho
phù hợp… Tôi từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó cho học sinh
làm quen dần với cách đọc thầm nhanh (để phát hiện những từ ngữ được lặp lại,
gợi tả, nhân hoá,…). Đọc thầm để tìm hiểu nội dung của từng đoạn, để biết cảm
xúc của tác giả hay tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài văn, bài thơ, kịch
bản,… Đọc lướt toàn bài để tìm ra hành động hay tính cách của nhân vật…
Tôi hướng dẫn học sinh đọc thầm nhanh có hiệu quả cao nhất để học sinh
nắm được nội dung bài học.
Ví dụ: Dạy bài: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Tôi yêu cầu một học sinh khá - giỏi đọc toàn bài, đồng thời cả lớp đọc thầm
theo bạn để nắm được nội dung của bài.
- Đọc thầm lần 2 trước khi tìm hiểu nội dung 3 khổ thơ đầu, cho 1 học sinh
đọc 3 khổ thơ, cả lớp đọc thầm theo. Tôi giao nhiệm vụ: Những hình ảnh nào trong
bài nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
- Đọc thầm lần 3 trước khi tìm hiểu nội dung khổ 4, cho 1 học sinh đọc khổ
4. Đồng thời cả lớp đọc thầm, tả lời câu hỏi: Tình đồng chí, đồng đội của các chiến
sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
- Đọc thầm lần 4: Trước khi trả lời câu hỏi: Hình ảnh những chiếc xe không
có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ
gì?
Qua việc tổ chức cho học sinh giải quyết các yêu cầu đặt ra, tôi đã giúp các
em biết cách đọc thầm trước khi phân tích nội dung bài, đồng thời với đọc cá nhân
thành tiếng để nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Như vậy đã
kết hợp nhuần nhuyễn giữa đọc thành tiếng và đọc thầm. Nhờ đó học sinh có kĩ
năng đọc và cảm nhận văn bản tốt hơn.
1.3.Rèn kĩ năng phát âm đúng
Đầu năm, tôi đã phân loại để nắm được mức độ đọc của học sinh. Từ đó có kế
hoạch luyện đọc cho từng em. Trước khi lên lớp, tôi dự tính các lỗi học sinh lớp tôi
dễ mắc, những từ, những câu khó lần trước chưa đọc tốt để luyện.
Luyện đọc đúng các âm đầu ví dụ: Làm việc, phụ nữ, phụ lão, cá rô, khoẻ
khoắn...
6

Đọc đúng các âm khó ví dụ: Chai rượu, con hươu, đêm khuya, lưu luyến, cái
rìu...Phần luyện này tôi kết hợp luôn trong lúc đọc cá nhân.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Bốn anh tài”
Học sinh A đọc đoạn 2. Học sinh B nhận xét: bạn đọc sai “tang hoang”, sửa
lại là: “tan hoang”,.... Tôi cho học sinh A đọc lại cho đúng. Sau đó gọi 2 đến 3 học
sinh khác nhắc lại.
Khi gọi học sinh đọc, tôi thường yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét bạn đọc,
để từ đó sửa và khắc phục cho học sinh một số lỗi như sau:
- Phát âm sai tiếng có phụ âm đầu “ l” hay “n”
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng việt 4 - tập 2)
Học sinh phát âm chưa đúng “lát chun, lát hoa” thành “nát chun, nát hoa” do
cách phát âm đầu lưỡi chưa đúng. Khi đó tôi sẽ sửa cách phát âm để học sinh đọc
đúng theo cá nhân, theo nhóm.
- Phát âm sai các âm chính.
Ví dụ 3: Bài : “Tre Việt Nam” (Tiếng việt 4 - tập 1).
Từ “bạc màu” mà học sinh đọc là “bạc mầu”, đọc như vậy là sai. Khi đó, tôi
sửa ngay cho học sinh bằng cách cho học sinh phát hiện và giúp bạn đọc lại, để các
em kịp thời sửa sai và đọc bài cho đúng. Từ đó các em tự tin hơn trong giờ học tập
đọc.
Luyện đọc tốt trong giờ Tập đọc sẽ góp phần giúp học sinh đọc hiểu được tác
phẩm tốt hơn.

Hình ảnh: Học sinh lớp 4D đang đọc bài trong giờ học
7

Biện pháp 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài có hiệu quả.


*Sự chuẩn bị của học sinh:
Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy
và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra
các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
*Phân loại học sinh:
Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để
nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại
học sinh theo ba đối tượng:
- Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm.
- Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
- Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, ngọng.
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh
những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Đồng thời nêu tầm quan trọng,
yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài
văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi những
câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ thuật.
Biện pháp 3: Thi đua luyện đọc diễn cảm có sáng tạo
Ở Tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kỹ
thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe, thiên về cảm
xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm,
góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật.
Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây
sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt khi đọc một bài tập đọc tạo ra một hiệu quả nghệ
thuật cao.
Ở lớp 4, học sinh thực hành đọc diễn cảm nhiều hơn. Trước hết, tôi yêu cầu
học sinh tìm giọng đọc, giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện tình
cảm, thái độ của tác giả đối với nhận vật... và nội dung miêu tả trong văn bản.
Hướng dẫn học sinh luyện tập để từng bước đạt yêu cầu theo các mức độ từ thấp
đến cao như sau:
- Biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng (từ ngữ gợi tả , gợi cảm, từ làm nổi
bật ý chính,...)
- Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ,...)
phù hợp với từng loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.
- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật.
8

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật phù hợp với lứa tuổi, tính cách (già, trẻ, người
tốt, người xấu,...)
- Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với từ ngữ miêu tả trong văn bản hay thái độ
cảm xúc cuả tác giả (vui, buồn, giận dữ,....)
Tôi thường hướng dẫn học sinh luyện đọc qua các biện pháp: đọc mẫu - phát
hiện cách đọc - thực hành luyện đọc - thi đua đọc diễn cảm (tránh phân tích quá
sâu và chi tiết về cách đọc).
Ví dụ: Bài “Khuất phục tên cướp biển” - TV4/2
...Chủ tàu trừng mắt /nhìn bác sĩ quát://
- Có câm mồm không ?//
Cơn tức giận của tên cướp biển thật dữ dội.// Hắn đứng phắt dậy,/ rút soạt
dao ra,/ lăm lăm chực đâm.// Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc /và quả quyết: //
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ/ trong phiên tòa
sắp tới.//
Đoạn văn vừa rồi đọc với giọng như thế nào? Các em cần nhấn giọng ở những
từ ngữ nào? Lời nói nhân vật cần đọc với giọng ra sao?...
- Giọng đoạn đầu hống hách, sau đó bực tức, hằn học, đoạn sau dứt khoát, rõ
ràng, dõng dạc. Giọng tên chúa tàu hống hách, kiêu căng, giọng của bác sĩ điềm
đạm nhưng kiên nghị. Câu nói của bác sĩ cần đọc rõ ràng, quả quyết đầy sức thuyết
phục. Cần chú ý và nhấn giọng ở các động từ có trong đoạn văn: đứng phắt dậy, rút
soạt dao ra, chực đâm, dõng dạc, quả quyết, cất dao, bị treo cổ.... Đây là những từ
ngữ bộc lộ hai tính cách khác biệt, hoàn toàn đối nghịch nhau và điều đó đã làm lên
sự chiến thắng của bác sĩ Ly và sự thất bại của tên chúa tàu.
Vì vậy, trong giờ tập đọc lớp tôi các em rất thích tham gia đọc diễn cảm. Đọc
diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc
đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm... phù hợp với từng ý cơ bản của bài
đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ
biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả.
Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng (kỹ thuật ngắt
giọng biểu cảm), làm chủ được tốc độ đọc (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay giãn
nhịp đọc), làm chủ cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm
chủ ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng).
Một học sinh biết đọc diễn cảm không thể là học sinh chỉ đọc to, rõ ràng mà
còn phải có ngữ điệu, thể hiện tình cảm của mình vào bài đọc đó. Tôi hướng dẫn
học sinh khi đọc cần: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi
giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến cần nhấn
giọng phù hợp để thấy rõ nội dung cầu khiến. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc
bộ phận giải thích của câu …
9

Trên cơ sở học sinh đã đọc đúng, đọc lưu lóat, hiểu thấu đáo bài đọc, tôi mới
tiến hành hướng dẫn các em đọc diễn cảm. Cụ thể như sau:
*Tìm đúng và đọc đúng giọng: Vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm,…phù hợp
với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể lọai, đọc có cảm xúc cao.
- Với bài Tập đọc miêu tả: Tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở từ ngữ
biểu cảm, gợi tả, từ chỉ đặt điểm, tính chất có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của
đọan văn.
- Với bài tập đọc là truyện kể: Tôi hướng dẫn các em đọc đúng lời của
nhân vật và chuyển giọng linh họat cho phù hợp với từng nhân vật để làm rõ tính
cách của nhân vật đó.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Những hạt thóc giống” Tiếng Việt 4 tập 1.
Lời người dẫn truyện: đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi; thấp hơn lời nói
của Vua và Chôm.
Lời của Chôm lúc tâu Vua: Ngây thơ, lo lắng: “Tâu bệ hạ! Con không làm sao
cho thóc nảy mầm được.”
Lời nói của Vua lúc giải thích thóc đã luộc kỹ: ôn tồn: “Trước khi phát thóc
giống ta đã cho luộc kỹ. lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia
đâu phải thu được từ thóc giống của ta !”
Lời nói của Vua lúc khen ngợi Chôm: dõng dạc: “Trung thực là đức tính quý
nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.”
Để rèn luyện khả năng đọc đúng các câu đối thọai, đúng giọng của các nhân
vật, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm, thi đua, bình chọn bạn, nhóm
đọc hay nhất. Trên cơ sở đọc và sửa trong nhóm, đọc trước lớp, các em sẽ biết đọc
đúng các câu đối thọai và biết thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.
Trong từng bài tập đọc, các em cũng cần có giọng đọc thích hợp.
Ví dụ 2: Đọc bài “Trung thu độc lập” giọng tha thiết, thể hiện rõ giọng người
anh nói chuyện thân mật với các em thiếu nhi yêu quí.
Đoạn 1: Nhấn mạnh các từ tả vẻ trong sáng, đẹp đẽ của trung thu độc lập qua
các từ: Bao la, vằng vặc.
Đoạn 2: Nhấn mạnh các từ ngữ nói lên lòng tin tưởng của anh chiến sĩ ở tương
lai của đất nước như: Các em có quyền, các em sẽ thấy, cũng dưới ánh trăng
này........
Như vậy, ngữ điệu là sự hoà đồng của chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, cao
độ... tạo nên âm hưởng của bài đọc. Đọc diễn cảm không phải là đọc sao cho
“điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc.
10

Những học sinh đọc còn chưa tốt, tôi kiên trì luyện tập thêm, không bỏ qua
mà cũng không đòi hỏi ráo riết. Tôi còn tổ chức theo nhóm để các em khá, giỏi
kèm cặp các em đọc chưa tốt.
Biện pháp 4: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực
trong giờ Tập đọc.
- Căn cứ vào các mục đích trên, tôi đã cải tiến để tìm ra phương pháp dạy học
để đạt hiệu quả cao như: Soạn sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài đưa ra cho phù hợp, lựa
chọn cách giảng những từ ngữ, hình ảnh giúp học sinh đọc hiểu nội dung bài một
cách dễ hiểu nhất mà phù hợp với khả năng học tập, nhận thức của lớp mình.
Ví dụ 1: Bài “Người ăn xin” Tiếng Việt 4 tập 1.
Nếu không cho học sinh hiểu nghĩa từ “lọm khọm” nghĩa là mô tả dáng vẻ già
yếu, lưng còng chậm chạm thì học sinh không thấy hết được hình ảnh ông lão ăn
xin đáng thương.
Chúng ta biết đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh, có sức biểu
cảm và đa nghĩa. Vì vậy, tôi giúp học sinh phát hiện ra những từ ngữ có tính nghệ
thuật và đánh giá cao chúng trong việc biểu đạt nội dung. Đó là các từ giàu tính
biểu cảm như các từ láy, từ mang nghĩa bóng, đa nghĩa hay chuyển nghĩa...
Ví dụ 2: Bài “Sầu riêng”- Tiếng Việt 4 tập 2.
Tôi giúp học sinh thấy giá trị của từ “đam mê”, “quyến rũ” trong việc miêu tả
hương vị của của trái sầu riêng và thể hiện thái độ, tính cảm của tác giả trước
hương vị đặc biệt của loại trái quý, trái hiếm của miền Nam.
Biện pháp 5: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học để kích thích
hứng thú học tập trong giờ Tập đọc.
Tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm: nhằm tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được luyện tập. Tôi luôn tích cực thực
hiện tốt các yêu cầu sau:
- Xác định sự cần thiết phải tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm;
tính toán thời gian, số lần cho hợp lí.
- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của từng nhóm, cặp. Thực hành luyện tập
trong cặp, nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, bày tỏ ý kiến trong nhóm…
- Hình thành ý thức tự giác làm việc tinh thần kỉ luật của các cặp, nhóm…
- Giám sát, động viên giúp đỡ học sinh trong quá trình luyện tập của nhóm,
cặp.
Thực tế ở lớp tôi, tôi đã hình thành cho học sinh nhóm ngay từ khi vào đầu
năm học. Mỗi bàn là một nhóm nhỏ, mỗi tổ là một nhóm lớn, khi đưa ra bài tập
hoặc yêu cầu để học sinh thực hiện, các em đã có thói quen thực hiện theo nhóm
của mình.
11

Hình ảnh: Học sinh lớp 4D đọc bài theo nhóm

Biện pháp 5: Vận dụng linh hoạt trò chơi giúp học sinh luyện đọc, tìm hiểu
nội dung bài học.
Để học sinh hứng thú học tập hơn tôi giúp học sinh luyện đọc, tìm hiểu nội
dung bài học bằng cách tổ chức các trò chơi như: Truyền điện, thả thơ, nghe đọc
đoạn văn, đoạn thơ đoán tên bài.
- Nội dung trò chơi gắn liền với với bài học, phục vụ cho yêu cầu về kiến
thức, kĩ năng của bài.
- Hình thức tổ chức trò chơi: gọn nhẹ, cách tiến hành đơn giản để tất cả học
sinh đều có khả năng tham gia, luật chơi rõ ràng, chặt chẽ để đảm bảo tính công
bằng.
- Chuẩn bị đủ phương tiện, điều kiện trước khi tổ chức trò chơi.
- Tuỳ thuộc vào thời gian, nội dung bài học mà giáo viên tổ chức trò chơi sao
cho phù hợp. Có thể là thi đọc nối tiếp theo tổ (nhóm), thi đọc “truyền điện”, thi
đọc truyện, kịch theo vai, “ thả thơ”….
Ví dụ: Bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” - TV4/1
Tổ chức cho học sinh thi học thuộc lòng khổ thơ mình yêu thích bằng trò chơi “
Thả thơ - truyền điện”
- Tôi chia lớp làm 3 đội chơi theo 3 đơn vị tổ hàng ngày. Mỗi đội chơi cử ra 2
- 3 bạn tham gia vào trò chơi.
12

- Cách chơi: Giáo viên cử 1 bạn làm người thả thơ và truyền điện. Bạn đó bắt
đầu đọc: “Nếu chúng mình có phép lạ” và đọc tên đội đọc tiếp đoạn thơ. Khi đội
khởi đầu đọc thuộc lòng khổ thơ mình thuộc có quyền chỉ định đội khác và khổ thơ
mà đội đó sẽ phải đọc. Nếu đội được chỉ định mà không đọc thuộc thì chuyển cho
người khác đọc nhưng số điểm sẽ bị trừ đi một nửa. Cứ như vậy hết lượt 3 đội
chơi. Nếu có thời gian sẽ tổ chức 2 hoặc 3 vòng. Giáo viên có thể làm trọng tài cho
trò chơi và phải là người hoạt náo viên tích cực nhất.

Hình ảnh: Học sinh lớp 4 D đang chơi trò chơi

Kết thúc trò chơi, tôi tổ chức cho các em tổng kết bình chọn đội thắng cuộc và
tuyên dương. Với những đội còn lại, tôi không ngần ngại động viên các em và thái
độ nâng đỡ khích lệ, cảm thông của giáo viên đã khơi dậy niềm tự hào về thành
công ở mỗi học sinh, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi chỉ có thành công,
cảm giác, xúc động khi thành công mới là nguồn gốc của sự mong muốn học hỏi.
IV. Những kết quả đạt được:
Bằng các biện pháp nêu trên tôi đã triển khai và áp dụng ở lớp 4D trường tôi,
đồng thời trao đổi với đồng nghiệp ở trường tôi cũng như một số giáo viên giảng
dạy lớp 4 ở trường bạn áp dụng đưa vào các giờ dạy và đạt được những kết quả
khả quan. Qua cách dạy này tôi đã rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản về
đọc hiểu và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Học sinh đọc bài tốt hơn, diễn cảm
hơn, từ đó đã nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, góp phần hình
thành ở các em những phẩm chất, nhân cách tốt.
Sau khi áp dụng những biện pháp của sáng kiến nêu trên, tôi tiến hành khảo
sát học sinh lớp 4D qua bài tập đọc: “Con sẻ” kết quả đạt được như sau:
13

Kết quả Lớp Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
sau khi số
SL % SL % SL %
áp dụng học
sáng sinh
kiến 4D 36 24 67% 12 33% 0 0%
Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy chất lượng đọc hiểu của các em
được nâng lên rõ rệt. Số học sinh đọc diễn cảm và cảm thụ văn bản đã được nâng
cao (từ 13% lên 67%). Số học sinh đọc chậm, chưa trôi chảy không còn nữa. Mặt
khác, học sinh hứng thú học tập hơn. Trong giờ học các em tập trung hơn, say sưa
cùng bạn bè học và làm bài. Có thể nói rằng học sinh đã không còn ngại khi học
tiết Tập đọc nói riêng mà còn tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong môn
Tiếng Việt nói chung, Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà sáng kiến nêu trên có
tính khả thi cao.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Quá trình nghiên cứu
Để thực hiện được sáng kiến này bản thân tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu
cả một quá trình. Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu lựa chọn những biện
pháp mà mình tâm đắc, phù hợp với yêu cầu của ngành, phù hợp thực tế ở trường,
với đối tượng lớp mình dạy. Sau đó tôi lập kế hoạch khảo sát thực tế và tìm các
nguồn tài liệu hỗ trợ cho sáng kiến để tham khảo và vận dụng. Trong quá trình
nghiên cứu và triển khai sáng kiến tôi đã sử dụng một số tài liệu tham khảo hỗ trợ
như sau:
TT Tên tài liệu Tác giả Nhà xuất bản
1 Sách giáo khoa Nguyễn Minh Nhà xuất bản giáo dục Việt
Tiếng Việt 4 Thuyết Nam
(Chủ biên)
2 Tài liệu tham khảo Nguyễn Minh Nhà xuất bản giáo dục
SGV Tiếng Việt 4 Thuyết Việt Nam
(Chủ biên)
Ngoài ra, tôi thường xuyên tìm hiểu, cập nhật, học hỏi những bài giảng sáng
tạo, những bài giảng hay trên INTERNET…
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Muốn chất lượng của học sinh ngày một nâng cao giáo viên cần tích cực tìm
tòi, học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn, Tích cực
mạnh dạn đổi mởi phương pháp dạy học của bộ môn, coi trọng người học, coi
14

người học là chủ thể hoạt động có như vậy tiết học mới nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu
quả cao hơn.
Trong quá trình dạy học, để đạt được mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm thì
giáo viên phải có các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung một cách
sáng tạo, không dựa theo khuôn mẫu nhất định. Cần tăng cường kết hợp với thực
tiên để làm giàu thêm vốn sống, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho các
em. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục.
Để nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nói riêng và cho học sinh
Tiểu học nói chung người giáo viên phải:
- Nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc
hiểu trong giờ Tập đọc.
- Nắm chắc nội dung, nghiên cứu kĩ nội dung từng bài dạy cụ thể để lập kế
hoạch dạy học sát với thực trạng dạy và học của lớp mình. Đề ra những biện pháp
dạy học thích hợp, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Luôn học hỏi để có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong bài dạy, cách cung
cấp kiến thức nhằm tạo cho học sinh hứng thú trong học tập.
- Phải nắm được đối tượng học sinh, để lựa chọn phương pháp và hình thức
tổ chức cho phù hợp tạo ra không khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi nổi.
- Giáo viên phải kiên trì, không vội vàng, nôn nóng, luôn tin tưởng vào sự
tiến bộ của học sinh để khuyến khích, động viên các em kịp thời. Đồng thời cũng
phải nghiêm khắc đối với những học sinh có biểu hiện lười và tiêu cực trong học
tập.
3. Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng
Các biện pháp dễ dàng áp dụng trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh
nhiều khối lớp ở trường Tiểu học và trường Phổ thông cơ sở. Tuy vậy, trong thực
tế dạy học, giáo dục, để phát huy tính hiệu quả của sáng kiến hơn đòi hỏi giáo viên
cần hết sức tinh tế, nhạy bén, biết lắng nghe, kịp thời đưa ra hướng để giúp học
sinh đọc hiểu một cách hiệu quả nhất.
Giáo viên phải có sự kiên nhẫn, bền bỉ, cần phải thường xuyên lâu dài, kết
hợp lồng ghép trong cả các phân môn của môn Tiếng Việt, Khoa học, Đạo đức,
Lịch sử - Địa lý và các môn học khác.
Cần giúp cho học sinh biết tự giác, chịu khó học hỏi, cũng như sẵn sàng chia
sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phát huy tối đa năng lực của học sinh.
Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được quý
thầy cô giáo đón nhận, góp ý và triển khai áp dụng rộng rãi ở các khối lớp trong
các trường Tiểu học và trường Phổ thông cơ sở để chứng minh tính khả thi của
sáng kiến kinh nghiệm.
15

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học
sinh lớp 4 mà tôi đã thực hiện. Trong quá trình thực hiện sáng kiến chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được lắng nghe ý kiến đóng góp của
của hội đồng khoa học, của đồng nghiệp để biện pháp nêu trên được hoàn thiện
hơn và áp dụng có hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong sự
nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

You might also like