Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM:


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VNG
GIAI ĐOẠN 2019 -2023

LỚP HỌC PHẦN: DIGITAL MARKETING CLC 64C


GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
THÀNH VIÊN NHÓM:
1. Vũ Tuấn Nam – 11224485
2. Bùi Thị Trâm Anh – 11220097
3. Dương Thị Hương Giang – 11221734
4. Lê Hồng Anh – 11220239
5. Nguyễn Hồng Minh – 11224239
6. Nguyễn Minh Hiếu – 11222331
7. Nguyễn Trang Anh – 11220491
8. Trần Duy Linh – 11223768
9. Vũ Trần Mai Linh – 11223855

HÀ NỘI, 2024
MỤC LỤC

I. Tổng quan doanh nghiệp:...................................................................................................................3


1. Thông tin chung.............................................................................................................................3
2. Thông tin về ngành kinh doanh.....................................................................................................5
3. Thông tin doanh nghiệp.................................................................................................................6
II. Cơ sở lý thuyết:............................................................................................................................10
1. Bảng cân đối kế toán....................................................................................................................10
2. Báo cáo kết quả kinh doanh.........................................................................................................11
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...........................................................................................................12
4. Vốn lưu động ròng.......................................................................................................................12
5. Nhu cầu vốn lưu động ròng.........................................................................................................13
6. Dòng tiền tự do............................................................................................................................14
7. Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần..............................................................................14
8. Dòng tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản.........................................................................................15
9. Dòng tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở hữu...................................................................................15
10. Dòng tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận thuần từ HĐKD.............................................................15
11. Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD..........................................................................16
12. Vòng quay tiền (Cash Turnover Ratio)....................................................................................16
13. Kỳ thu tiền bình quân (Average Collecting Period)................................................................16
14. Vòng quay hàng tồn kho..........................................................................................................17
15. Vòng quay vốn lưu động..........................................................................................................17
16. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (FATO - Fixed Assests Turnover).....................................17
17. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TATO - Total Assests Turnover)..........................................17
18. Tỷ số thanh toán hiện hành (CR - Current Ratio)....................................................................18
19. Tỷ số thanh toán nhanh (QR - Quick Ratio)............................................................................18
20. Tỷ số thanh toán tức thời.........................................................................................................18
21. Hệ số nợ (D/A - Debt/Assests)................................................................................................19
22. Hệ số tự tài trợ (E/A - Equity/Assests)....................................................................................19
23. Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E - Debt/Equity)........................................................................19
24. Hệ số doanh lợi doanh thu (ROS - Return on Sales)...............................................................19
25. Hệ số doanh lợi tổng tài sản (ROA - Return on Assets)..........................................................20
26. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity)....................................................20
27. Tỷ lệ lãi EBIT..........................................................................................................................20
28. Vốn hóa....................................................................................................................................21

1
29. Giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay.......................................................21
30. Thu nhập trên mỗi cổ phần của 4 quý gần nhất (EPS).............................................................22
31. Chỉ số giá thị trường trên thu nhập – Hệ số giá trên thu nhập (P/E)........................................22
32. Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)........................................................................23
33. Chỉ số giá thị trường trên doanh thu thuần (P/S).....................................................................23
III. Nội dung phân tích:.....................................................................................................................23
1. Phân tích tình hình tài sản - nguồn vốn........................................................................................23
a. Phân tích tình hình tài sản........................................................................................................23
b. Phân tích tình hình nguồn vốn.................................................................................................26
c. Phân tích vốn lưu động ròng....................................................................................................27
d. Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng......................................................................................28
2. Phân tích tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận......................................................................29
a. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh......................................................................................29
b. Phân tích cơ cấu doanh thu......................................................................................................31
c. Phân tích cơ cấu chi phí...........................................................................................................32
d. Phân tích cơ cấu lợi nhuận.......................................................................................................32
3. Phân tích dòng tiền.......................................................................................................................33
a. Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh.............................................................33
b. Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.....................................................................34
c. Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.................................................................35
d. Tổng quan lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2019 – 2023..............................................................36
e. Phân tích dòng tiền tự do.........................................................................................................38
f. Phân tích chỉ số dòng tiền........................................................................................................39
4. Phân tích các chỉ số tài chính.......................................................................................................42
a. Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động.............................................................................................42
b. Nhóm chỉ số Thanh khoản.......................................................................................................46
c. Nhóm chỉ số Đòn bẩy tài chính................................................................................................48
d. Nhóm chỉ số Sinh lợi...............................................................................................................49
e. Nhóm chỉ số Định giá..............................................................................................................51
IV. Giải pháp.....................................................................................................................................59
1. Xác định điểm mạnh. yếu và rủi ro..............................................................................................59
a. Điểm mạnh...............................................................................................................................59
b. Điểm yếu..................................................................................................................................59
2. Giải pháp......................................................................................................................................59

2
I. Tổng quan doanh nghiệp:
1. Thông tin chung
Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước:
Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược giữa các
nước lớn ngày càng gay gắt, toàn diện hơn, gia tăng căng thẳng địa chính trị; xung đột Nga – Ukraine
diễn biến phức tạp, giao tranh ở khu vực Trung đông đã tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế
thế giới sau dịch Covid-19.

Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt
chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm ảnh hưởng đến hoạt động
xuất, nhập khẩu của khu vực và thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của
nước ta tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổng cầu thế giới suy giảm, tác
động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh so với dự báo trước đây
nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022. Trong khu vực, Báo cáo Triển
vọng phát triển châu Á tháng 12/2023 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam sẽ đạt
mức tăng 5.2% năm 2023 do tăng cường đầu tư công và thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài.

Tình hình kinh tế:


GDP năm 2023 ước tính tăng 5.05% so với năm trước. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền
kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.83%, đóng góp 8.84%; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 3.74%, đóng góp 28.87%; khu vực dịch vụ tăng 6.82%, đóng góp 62.29%.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu
vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37.12%; khu vực dịch vụ chiếm 42.54%; thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm chiếm 8.38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11.96%; 38.17%; 41.32%; 8.55%).

Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3.52% so với năm 2022, đóng góp 41.04% vào
tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4.09%, đóng góp 26.64%; xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ giảm 2.54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4.33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ đóng góp 32.32%.

Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10221.8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 1019 triệu đồng/người, tương đương
4284.5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo
giá hiện hành ước đạt 199.3 triệu đồng/lao động (tương đương 8380 USD/lao động, tăng 274 USD so
với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3.65% do trình độ của người lao động được
cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0.6 điểm phần
trăm so với năm 2022).

CPI bình quân năm 2023 tăng 3.25% so với năm 2022. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng
4.16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3.25%). Nguyên nhân chủ yếu
do bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11.02% so với năm trước, giá gas giảm 6.94% là
yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm
phát cơ bản.

3
Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2023 đạt 2177 nghìn doanh nghiệp, tăng
4.5% so với năm 2022; 1726 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5%.

Chính sách thuế:


 Giảm thuế Giá trị gia tăng xuống còn 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ ngày
01/01/2024 đến hết ngày 30/06/2024.
 Cơ sở kinh doanh tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm
20% mức tỷ lệ & để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch
vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
 Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2024 từ ngày 01/01/2024.

Lãi suất liên ngân hàng:

Từ ngày 11 đến 15/3, Ngân hàng Nhà nước đều đặn hút tiền qua kênh tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, giá trị
xấp xỉ 15000 tỷ đồng/phiên, lãi suất 1.4%, thu hút trên dưới 10 thành viên thị trường tham gia mỗi
phiên. Luỹ kế 5 phiên, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 75000 tỷ đồng.

Động thái điều hành thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước xuất hiện khi tỷ giá trên thị trường tự do
và tỷ giá ngân hàng thương mại tăng nóng kể từ đầu tháng 3.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước khởi động việc hút tiền ngày 11/3, lãi suất VND kỳ hạn qua đêm tăng
gần gấp đôi từ 0.71% lên 1.47%/năm tại ngày 13/3. Lãi suất VND kỳ hạn 1 tuần tăng từ 1.29%/năm
(11/3) lên 1.68%/năm ngày 13/3. Tương tự, kỳ hạn 2 tuần tăng từ 1.33% lên 1.81%.

4
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng (Nguồn: SBV)

Tuy nhiên, ngày 14/3, lãi suất VND liên ngân hàng các kỳ hạn ngắn điều chỉnh giảm nhẹ so với ngày
13/3. Cụ thể: qua đêm 1.21%/năm; 1 tuần 1.45%/năm; 2 tuần 1.74%/năm.

Lãi suất VND liên ngân hàng các kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng biến động nhẹ hơn những kỳ hạn ngắn.

Doanh số trên thị trường liên ngân hàng (Nguồn: SBV)

2. Thông tin về ngành kinh doanh


Tổng quan ngành Công nghệ - Internet:
 Nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, đạt 23 tỷ USD năm 2022
và đang trên đà đạt 50 tỷ USD vào năm 2025.
 Tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt 23 tỷ USD.
 Việt Nam đứng thứ 12 về lượng người dùng Internet trên toàn thế giới: Theo số liệu thống kê
của Bộ Thông tin và Truyền thông, người dùng Việt Nam dành trung bình 7 tiếng mỗi ngày để
tham gia các hoạt động liên quan đến Internet. Tỷ lệ người dùng sử dụng Internet hàng ngày tại
Việt Nam lên tới 94%.
5
 Lượng người dùng Internet đạt 72.1 triệu (chiếm 73.2% dân số).
 Metaverse trở thành công nghệ tương lai: Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường đứng đầu
về tỷ lệ đón nhận các công nghệ tương lai như Metaverse. Theo kết quả khảo sát, 7 trong số 10
người tiêu dùng số tại Việt Nam đã sử dụng công nghệ liên quan đến Metaverse (tiền điện tử,
thực tế tăng cường/ thực tế ảo, thế giới ảo và NFT) trong năm 2022.
 Dịch vụ tài chính kỹ thuật số phát triển vượt bậc: Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày
càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ dân số trẻ, tỉ lệ sử dụng thiết bị di động và Internet
cao. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google dự kiến đến năm 2025 tổng giá trị giao
dịch có thể lên tới 143 tỉ USD.
 Trí tuệ nhân tạo (AI) phủ sóng vào đời sống: AI ngày càng được ứng dụng ở nhiều ngành nghề
như công nghiệp, nông nghiệp, sinh học, y tế, giáo dục, giao thông hay thương mại điện tử.
 Chỉ số sẵn sàng AI của Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu và 6/10 trong ASEAN: Bên cạnh những
chủ trương của Chính phủ như Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI
đến năm 2030 nhằm đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam, nhiều
doanh nghiệp trong nước đã phát triển nhiều giải pháp AI để đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội,
xây dựng và phát triển cộng đồng AI nước nhà.

Ngành game:
 10 năm qua ngành công nghiệp game Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Doanh thu ngành
game Việt Nam đã vượt 500 triệu USD, đứng thứ 5 tại Đông Nam Á, hơn một nửa dân số Việt
Nam tiếp cận giải trí với sản phẩm game.
 Hệ sinh thái ngành game Việt cũng đã từng bước có một số tên tuổi dẫn đầu như VNG,
Amanotes, Sky Mavis, Appota, VTC...; trong đó, có những tên tuổi mang tầm quốc tế như
Amanotes và Sky Mavis.
 Ngành game tạo ra nhiều việc làm có giá trị kinh tế cao và sức cạnh tranh toàn cầu trong mảng
lập trình game, thiết kế game, đồ họa game. Trên thế giới hiện nay có khoảng 3 tỷ người chơi
game, chiếm 40% tổng dân số toàn cầu. Doanh thu từ ngành game được dự báo đạt mốc 187 tỷ
USD; trong đó, một nửa đến từ game mobile.
 Châu Á là khu vực đóng góp một nửa số người chơi game và cả doanh thu. Tại châu Á, Hàn
Quốc là một “cường quốc” về ngành game, doanh thu từ game cao gấp 40 lần so với K-pop và
gấp 6 lần so với ngành điện ảnh của nước này.
 Trong đó, Việt Nam là nước đứng thứ ba về số lượng người chơi game di động, 54.6 triệu.
Nhưng, doanh thu vẫn còn khá khiêm tốn nếu so về tương quan số người chơi với 507 triệu
USD.
 Theo xếp hạng của App Annie 2020, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới, thứ 2 trong khu vực
Đông Nam Á về số lượng game download (tải về). Ngoài ra, Việt Nam cũng xếp thứ 3 trong top
10 các nhà sản xuất ứng dụng game của khu vực; cứ 25 games được download, có 1 game sản
xuất tại studio Việt Nam.
 Tuy ngành game có nhiều triển vọng tăng trưởng, thế nhưng tại ngành game tại Việt Nam vẫn
chưa được quan tâm về cả mặt chính sách và pháp lý.
 Đánh giá với những tiềm năng đáng kể về kinh tế và xã hội, ngành game được xác định là mũi
nhọn được ưu tiên chú trọng của rất nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, đặc biệt là sau
đại dịch vừa qua khi rất nhiều ngành nghề truyền thống bị ảnh hưởng.

3. Thông tin doanh nghiệp


VNG là công ty cổ phần công nghệ hàng đầu và là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, được
thành lập ngày 9 tháng 9 năm 2004 với tên gọi ban đầu là VinaGame. VNG phát triển với sứ mệnh
6
“Kiến tạo công nghệ và Phát triển con người. Từ Việt Nam vươn tầm thế giới.” Các sản phẩm phong
phú của VNG đã tạo ra những giá trị tích cực trong trải nghiệm và tương tác của người dùng tại Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới.

Giá trị cốt lõi:


Con người và văn hóa là tài sản quan trọng của VNG. Phát triển con người là mục tiêu quan trọng,
thậm chí còn vượt trên chuyện xây dựng sản phẩm. Đi cùng với sự phát triển ấy chính là giá trị cốt lõi
từ sâu bên trong, nhằm thúc đẩy các nhân sự của VNG luôn phải nỗ lực hết mình để mang đến cho
khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Ba giá trị cốt lõi chính của VNG bao gồm:
 Đón nhận thách thức
 Phát triển đối tác
 Giữ gìn chính trực

Vị thế của VNG trong ngành:


 CTCP VNG là một trong những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam và là một trong những
nhà phát hành sản phẩm công nghệ trực tuyến hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
 VNG luôn khẳng định vị thế hàng đầu, tiên phong trong các lĩnh vực kinh doanh mà Công ty
tham gia, đón đầu xu hướng phát triển của thị trường, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang
thương hiệu Việt với tiêu chuẩn quốc tế.
 Năm 2018, VNG ước tính có khoảng 35% thị phần game PC và 50% thị phần game di động tại
Việt Nam. Cùng Garena (SEA) và Gamota (Appota), VNG liên tục có mặt trong top 3 nhà phát
hành game lớn nhất Việt Nam.
 Bên cạnh mảng kinh doanh game, VNG cũng lấn sân sang nhiều mảng công nghệ tiên tiến khác
như ra đời trang thương mại điện tử 123mua.vn (sau này bán lại cho FPT), mạng xã hội Zing
Me, nền tảng nhạc số Zing MP3, ứng dụng gửi tin nhắn gọi điện Zalo, ví điện tử ZaloPay. Đáng
chú ý, ứng dụng nhắn tin Zalo sau 8 năm ra mắt, đã vượt qua Facebook Messenger của Meta tại
Việt Nam vào năm 2020 và đã có hơn 74 triệu người dùng tại thị trường trong nước, nơi ứng
dụng này được sử dụng để trò chuyện, mua sắm, gửi tiền và thanh toán hóa đơn.

Lịch sử phát triển:


 2004 - 2008: Dẫn đầu thị trường dịch vụ Internet
- Phát hành tựa game đầu tiên, Võ Lâm Truyền Kỳ, Thành lập VinaGame, tiên phong cho kỷ
nguyên game nhập vai tại Việt Nam
- Chuyển đổi thành công ty công nghệ với sứ mệnh “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống
người Việt Nam”
 2009 - 2012: Hướng đến những tiêu chuẩn toàn cầu
- Ra mắt Zing Me, mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam và nền tảng Zalo.
- Mở rộng mảng kinh doanh trò chơi trực tuyến ở thị trưởng nước ngoài.
- Đổi tên thành VNG, nhấn mạnh cam kết mở rộng lĩnh vực kinh doanh
 2013 - 2016: Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam
- Ra mắt mảng Thanh toán điện tử với sản phẩm ZaloPay
 2017 - nay: Từ Việt Nam vươn tầm Thế giới
- Đặt sứ mệnh mới: “Kiến tạo công nghệ và Phát triển Con người. Từ Việt Nam Vươn tầm Thế
giới”
- Liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư và ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á
- Ra mắt mảng kinh doanh đám mây, VNG Cloud
- Ký kết “Bản ghi nhớ về việc niêm yết trên sàn NASDAQ”
- Chính thức giao dịch trên sàn UpCom với mã cổ phiếu VNZ (05/01/2023)

7
Thành tích:
 Huân chương Lao động hạng Ba (4/2014)
 Top 40 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Forbes Vietnam công bố (2016, 2017 và 2018)
 Top 100 thương hiệu Việt Nam trong hội nhập quốc tế (2018)
 Nhà phát hành hàng đầu Đông Nam Á do App Annie công bố
 Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin tiêu biểu (2018)
 Giải thưởng “Thương hiệu truyền cảm hứng - Inspirational Brand Award” tại lễ trao giải Doanh
nghiệp Châu Á Thái Bình Dương - Asia Pacific Enterprise Awards 2023 (APEA 2023)
 Giải thưởng Quốc tế “Doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xã hội sáng tạo nhất 2023”
 Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2020” do HR Asia - Tạp chí hàng đầu về Nhân sự
khu vực Châu Á bình chọn

Cơ cấu ban lãnh đạo:

8
VNG hiện có gần 4000 nhân viên đang làm việc tại 11 thành phố trên toàn Thế giới.
Cơ cấu sở hữu:

Với hệ sinh thái kỹ thuật số đa dạng hàng đầu Việt Nam, VNG có 4 nhóm sản phẩm chính:
 Trò chơi trực tuyến (Võ lâm truyền kỳ, Tốc Chiến, PUBG)
 Nền tảng kết nối (Zalo, Zing)
 Thanh toán và tài chính (ZaloPay)
 Chuyển đổi số (VNG Cloud, trueiD, PRISM)

Công ty con:
 CTCP Công nghệ EPI
 Cty TNHH VNG Online
 Cty TNHH Phát triển phần mềm VNG
 Cty TNHH Giải trí Long Đình
 Cty TNHH Phát triển phần mềm VTH
 Cty TNHH Verichains
 Cty TNHH Truyền Thông Minh Phương Thịnh

9
 Cty TNHH ZingPlay Việt Nam
 CTCP Dịch vụ Dữ liệu công nghệ thông tin Vi Na
 Cty TNHH VNG Data Center
 CTCP Dịch vụ Mạng Vi Na
 CTCP Zion
 CTCP A4B
 VNG Singapore Pte Ltd.

II. Cơ sở lý thuyết:
1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có
và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được ví như một bức ảnh
chụp nhanh cho thấy các khoản đầu tư (các tài sản) và nguồn huy động vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu) để tài trợ cho các khoản đầu tư này tại một thời điểm nhất định. Đây là một báo cáo tài chính có ý
nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với
doanh nghiệp bởi căn cứ vào bảng cân đối kế toán, có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình tài
chính của doanh nghiệp ở khía cạnh quy mô tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, mức độ tự chủ tài chính,
khả năng thanh toán các khoản nợ,...

Hình thức của bảng cân đối kế toán được trình bày theo 2 dạng:
 Dạng tài khoản (account format): tài sản được trình bày ở cột bên trái, nợ và vốn chủ sở hữu
được trình bày ở cột bên phải.
 Dạng báo cáo (report format): tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu được trình bày trong cùng một cột.

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được phân loại theo từng nhóm nhỏ dựa trên tính thanh
khoản của các loại tài sản, tính chất ngắn hạn hay dài hạn của nợ và vốn chủ sở hữu.

Dù được thiết kế theo dạng bảng nào thì bảng cân đối kế toán luôn đảm bảo mối quan hệ theo phương
trình:
Tổng tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ

Phương trình này nói lên rằng các tài sản của công ty luôn cân bằng với các nguồn vốn huy động để tài
trợ cho các tài sản đó từ những người cho vay và chủ sở hữu. Tính cân bằng (cân đối) là tính chất cơ
bản của bảng cân đối kế toán.
 Tài sản:
Tài sản của doanh nghiệp là các nguồn lực có giá trị kinh tế, có khả năng mang lại lợi ích trong tương
lai. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào rất nhiều các loại tài sản khác nhau để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Mỗi một loại tài sản có đặc điểm riêng, có rủi ro riêng và có khả năng tạo ra lợi nhuận
khác nhau. Nguyên tắc sắp xếp các khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán tuân thủ theo nguyên
tắc tính thanh khoản giảm dần.

 Nợ phải trả:
Nợ phải trả là các khoản giảm trừ lợi ích kinh tế trong tương lai, phát sình từ nghĩa vụ của một thực thể
mà trong tương lai phải chuyển giao tài sản hay cung cấp dịch vụ cho thực thể khác. Nghĩa vụ này phát
sinh do các giao dịch hay sự kiện trong quá khứ.

 Vốn chủ sở hữu:


10
Vốn chủ sở hữu là phần lợi ích còn lại của các chủ sở hữu trong tổng tài sản sau khi đã trừ đi nợ.

Ý nghĩa:
Bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn lực và các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập
báo cáo. Thông qua đánh giá tỷ trọng, kết cấu các loại tài sản doanh nghiệp nắm giữ, cho phép người
sử dụng nắm bắt được đặc điểm kinh doanh, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Tương tự, bên phần
nguồn vốn, cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu sẽ phản ánh mức độ tự chủ tài chính, các nghĩa vụ và
khả năng huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát tình hình và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh phản ánh kết quả tích lũy của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, cho biết hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận hay không. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

 Doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ các hoạt
động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu không bao gồm vốn góp
của cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ hoạt động khác.

Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, là nguồn
để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

 Chi phí:
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và lao động sống mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để tổ chức và thực hiện các hoạt động trong kỳ của mình, gồm: tiêu hao các loại vật tư, nguyên
nhiên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho người lao động....

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, người ta chia chi phí của doanh nghiệp ra thành ba loại, đó là: chi phí
sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác.
- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí mà doanh nghiệp phải
chịu để tổ chức nên các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường trong kỷ.
- Chi phí tài chính là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí mà doanh nghiệp phải chịu, phát
sinh có liên quan đến các hoạt động tài chính trong kỳ của doanh nghiệp, là bộ phận chi phí của
doanh nghiệp phát sinh liên quan đến các hoạt động huy động vốn, các hoạt động đầu tư tài
chính và các hoạt động mang tính chất tài chính khác của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.
- Chi phí khác là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí mà doanh nghiệp phải chịu, phát sinh
từ các hoạt động không thường xuyên, có tính chất bất thường của doanh nghiệp trong kỳ; bao
gồm: chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt. hỏa hoạn....),
tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế...

11
 Lợi nhuận:
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt
được doanh thu đó, bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thông thường, lợi nhuận từ hoạt động
tài chính và lợi nhuận tử hoạt động khác:
- Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh thông thường: là khoản chênh lệch giữa tổng
doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và chi phí sản xuất kinh doanh.
- Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính: là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài
chính và chí phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động khác và
chi phí hoạt động khác.

Lợi nhuận sau thuế là khoản thu nhập thực sự thuộc về những người chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

Ý nghĩa:
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho người sử dụng về tình hình và kết
quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, để từ đó có thể đưa ra quyết định kinh tế
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh
nghiệp...

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái quát việc hình thành và sử
dụng tiền của doanh nghiệp trong kỷ báo cáo. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có
thể thấy được nguồn gốc hình thành khối lượng tiền, việc chỉ tiêu của doanh nghiệp đồng thời đánh giá
khả năng thanh toán cũng như dự báo được dòng tiền trong kỳ tiếp theo.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:


- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh các dòng tiền phát sinh từ các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động
đầu tư hay tài chính.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh các dòng tiền phát sinh từ các hoạt động mua
sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn, và các khoản đầu tư khác không phải
tương đương tiền.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh các dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo
ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Ý nghĩa:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với các báo cáo tài chính khác có vai trò cung cấp thông tin giúp cho
việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo này không chỉ hữu ích cho các nhà quản trị
mà còn rất cần thiết cho ngân hàng và các nhà đầu tư. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản
trị có thể biết được lượng tiền được tạo ra và chi tiêu như thế nào, hoạt động nào mang lại nhiều tiền
cho doanh nghiệp, dự báo được dòng tiền trong tương lai. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp ngân hàng
đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, hoạt động tạo ra tiền của doanh nghiệp có thực sự bền
vững không. Các nhà đầu tư thông qua việc xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ đánh giá được khả
năng mở rộng đầu tư trong tương lai, chất lượng lợi nhuận và chính sách chi trả cổ tức của doanh
nghiệp.

4. Vốn lưu động ròng


12
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này, phải có nguồn tài trợ bao gồm vốn ngắn hạn và vốn dài hạn.
 Vốn ngắn hạn là vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt
động sản xuất kinh doanh bao gồm vay ngắn hạn, nợ phải trả nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn
hạn khác.
 Vốn dài hạn là vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm
vốn chủ sở hữu, nợ trung và dài hạn.

Vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần dư của vốn dài hạn và vốn ngắn
hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch giữa vốn dài hạn với tài sản dài hạn, hay
giữa tài sản ngắn hạn với vốn ngắn hạn gọi là vốn lưu động ròng.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Vốn ngắn hạn
= Vốn dài hạn - Tài sản ngắn hạn

Mức độ an toàn của tài sản phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động ròng. Để phân tích tình hình đảm
bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, cần tính toán và so sánh giữa vốn và tài sản.
 Nếu vốn lưu động ròng < 0, tức là vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn hoặc tài sản ngắn hạn
nhỏ hơn vốn ngắn hạn, cho thấy chính sách tài trợ bảo thủ của doanh nghiệp. Khi vốn lưu động
ròng < 0 , vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản dài hạn, doanh nghiệp sử dụng một phần vốn
ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, đồng thời cho thấy tài sản ngắn hạn không đáp ứng đủ
nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn và cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng, doanh
nghiệp phải dùng một phần tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường
hợp này, giải pháp là doanh nghiệp nên tăng cường huy động vốn dài hạn hoặc giảm quy mô
đầu tư dài hạn, hoặc thực hiện đồng thời hai giải pháp đó.
 Nếu vốn lưu động ròng > 0 , tức là vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn hoặc tài sản ngắn hạn lớn
hơn vốn ngắn hạn, cho thấy chính sách tài trợ mạnh dạn của doanh nghiệp. Khi vốn lưu động
ròng > 0 vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn
hạn. Đồng thời, tài sản ngắn hạn lớn hơn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh
nghiệp tốt.
 Nếu vốn lưu động ròng bằng 0, tức là vốn dài hạn bằng tài sản dài hạn và vốn ngắn hạn bằng tài
sản ngắn hạn, cho thấy chính sách tài trợ trung hòa của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là vốn
dài hạn đủ để tài trợ cho tài săn dài hạn, còn tài sản ngắn hạn đủ để doanh nghiệp đảm bảo yêu
cầu thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp có
thể coi là lành mạnh.

5. Nhu cầu vốn lưu động ròng


Nhu cầu vốn lưu động ròng là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản
ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn

Trong thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:


 Nhu cầu vốn lưu động ròng > 0, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn,
khi đó nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp
có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải sử dụng vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản
phải thu khách hàng.

13
 Nhu cầu vốn lưu động ròng < 0, tức là vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho hàng
tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần huy động vốn ngắn
hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.

6. Dòng tiền tự do
Dòng tiền tự do, viết tắt FCF (tiếng Anh là Free Cash Flow) là phần lợi nhuận còn lại khi đã khấu trừ
hết các khoản chi phí không dùng tiền, cụ thể hơn đó là số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi đã chi
trả cho mọi chi phí cần thiết để hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra bình thường.
FCF = OCF (Lưu chuyển tiền thuần) - CAPEX (Chi phí vốn)

Trong đó:
 OCF hay Operating Cash Flow là dòng tiền thuần được lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, dòng tiền ở đây là là toàn bộ các khoản thu - chi phát sinh thường xuyên
trong quá trình sản xuất.
OCF = Lợi nhuận trước thuế và lãi + Khấu hao – Thuế
 CAPEX hay Capital Expenditure là các khoản chi phí đầu tư, nâng cấp và duy trì tài sản cố
định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị...phản ánh dòng tiền doanh nghiệp đầu tư mua tài sản cố
định. Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, CAPEX được thể hiện ở mục Dòng
tiền từ hoạt động đầu tư.
Tiền chi để mua, xây tài sản cố Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán
CAPEX = -
định tài sản cố định

Ý nghĩa:
Đối với doanh nghiệp, dòng tiền tự do thể hiện số tiền mặt mà doanh nghiệp đang có, phục vụ trực tiếp
cho các kế hoạch và mục tiêu của họ trong tương lai. FCF cao có nghĩa là doanh nghiệp có đủ khả năng
để trả nợ, đóng góp vào tăng trưởng và chia sẻ với các cổ đông thông qua cổ tức, đồng thời, thể hiện
triển vọng của một tương lai thành công.

Đối với nhà đầu tư, FCF phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc sản sinh ra dòng
tiền mặt nên chỉ số này là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để định giá cổ phiếu của doanh
nghiệp. Như đã nói ở trên, khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp rẻ nhưng FCF tăng đều thì tương lai
không xa cổ phiếu này cũng sẽ tăng giá. Nhà đầu tư có thể tận dụng mua lúc rẻ rồi bán ra ở lúc cao giá.

Đối với các cổ đông công ty, chỉ số FCFE (dòng tiền tự do trên vốn chủ sở hữu) càng lớn thì lợi nhuận
tiềm năng càng cao. Trong ngắn hạn, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ cổ tức. Và khi FCFE được
tái đầu tư, thị phần của công ty tăng lên thì lợi nhuận trong dài hạn cũng cao hơn.

7. Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần

Tỷ số Dòng tiền HĐKD trên Doanh thu thuần Dòngtiền thuần từ HĐKD
=
(Operating Cash Flow/Net Sales) Doanhthu thuần

Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần là tỉ lệ hiệu suất đo lường dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh trừ chi phí tài sản cố định trong mối tương quan với doanh thu bán hàng. Tỷ số này cho biết tỷ lệ
giữa dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy
khả năng tạo tiền từ doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty tăng trưởng nhưng dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh không tăng trưởng là chỉ dấu của rủi ro. Những thay đổi trong điều kiện bán
hàng hay chính sách công nợ đều được thể hiện qua chỉ số này.
14
Chỉ số này cho phép nhà đầu tư đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền thuần của doanh nghiệp. Điều này
giúp nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra chỉ số cũng cho
phép nhà đầu tư so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau. Việc so sánh này giúp nhà đầu tư có thể
chọn ra những doanh nghiệp có khả năng tạo ra dòng tiền thuần từ doanh thu tốt nhất và đầu tư vào đó.
Cuối cùng, tỷ lệ dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng thanh toán
nợ và đầu tư mở rộng của doanh nghiệp.

8. Dòng tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản

Dòngtiền thuần từ hoạt động kinh doanh


Dòng tiềntừ HĐKD trênTổng tài sản (OCF /TA)=
Tổng tài sản

Tỷ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản (OCF/TA) là một tỷ số tài chính được sử
dụng để đánh giá khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ
số này cho biết doanh nghiệp có thể tạo ra được bao nhiêu tiền mặt từ hoạt động kinh doanh cho mỗi
đồng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu.
 Giá trị OCF/TA cao: Doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều tiền mặt từ hoạt động kinh doanh so
với tổng tài sản của mình. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình một
cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.
 Giá trị OCF/TA thấp: Doanh nghiệp đang tạo ra ít tiền mặt từ hoạt động kinh doanh so với tổng
tài sản của mình. Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình không
hiệu quả hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

9. Dòng tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở hữu

Dòng tiềnthuần từ hoạt động kinh doanh


Dòng tiềntừ HĐKD trênVCSH (OCF /OE)=
V ốn chủ sở hữu

Tỷ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên vốn chủ sở hữu (OCF/OE) là một tỷ số tài chính được sử
dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong việc tạo ra dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có thể tạo ra được bao nhiêu tiền mặt từ hoạt động
kinh doanh cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp có.
 Giá trị OCF/OE cao: Doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để tạo ra dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả
năng sinh lời cao.
 Giá trị OCF/OE thấp: Doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu không hiệu quả để tạo ra
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động
không hiệu quả hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

10. Dòng tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Dòng tiền từ HĐKD trên Lời nhuận Dòng tiềntừ hoạt động kinh doanh
=
thuần từ HĐKD (OCF/NP) Lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh

Tỷ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (OCF/NP) là
một tỷ số tài chính được sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh sang dòng tiền mặt. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có thể thu hồi được bao nhiêu tiền mặt từ
hoạt động kinh doanh cho mỗi đồng lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp kiếm được.
15
 Giá trị OCF/NP cao: Doanh nghiệp có khả năng thu hồi tiền mặt tốt từ hoạt động kinh doanh.
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả năng tạo ra dòng tiền ổn
định.
 Giá trị OCF/NP thấp: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi tiền mặt từ hoạt động kinh
doanh. Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả hoặc doanh
nghiệp đang gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền.

11. Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD

Tài sản lưu động hiệnthời−Hàngtồn kho


Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD=
Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD là khả năng sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để
thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
 Giá trị tỷ số cao: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ tốt từ dòng tiền HĐKD. Điều này
cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả năng tạo ra dòng tiền ổn định để
thanh toán các khoản nợ.
 Giá trị tỷ số thấp: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ yếu từ dòng tiền HĐKD. Điều này
có thể cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả hoặc doanh nghiệp đang gặp khó
khăn trong việc quản lý dòng tiền.

12. Vòng quay tiền (Cash Turnover Ratio)

Doanhthu thuần
Vòng quay tiền=
Tiền và tươngđương tiền

Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Chi tiêu này lớn khi tiền và tài sản trong đương
tiền nhỏ hơn doanh thu và ngược lại. Từ số được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu thuần của hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Mẫu số chính là tổng giá trị của các
khoản tiền mặt, tiền trong quỹ, tiền gửi tại ngân hàng... của doanh nghiệp và các tài sản tương đương
tiền, tức là có khả năng tốt trong việc chuyển đổi thành tiền như chứng khoán thanh khoản cao, các
giấy tờ có giá... Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá khả năng hoạt động của loại tài sản có tính
thanh khoản cao nhất trong các tài sản là tiên - trong việc tạo ra doanh thu. Nó cho biết nắm giữ mỗi
một đồng “tiền và tài sản tương đương tiền" thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

13. Kỳ thu tiền bình quân (Average Collecting Period)

Các khoản phảithu


Kỳ thu tiền bìnhquân=
Doanhthu bìnhquân hàng ngày

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu khoản phải thu thành
tiền. Giá trị các khoản phải thu trên tử số là giá trị của ngắn hạn của doanh nghiệp theo số liệu trên
bảng cân đối kế toán. Mẫu số được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần bán hàng trong kỳ chia cho
số ngày trong kỳ.

Kỳ thu tiền bình quân giúp đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu, hay nói
cách khác là khả năng của doanh nghiệp trong việc thu nợ từ khách hàng. Hệ số này cũng giúp đưa ra
những thông tin về chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân tăng dần hoặc cao
16
hơn so với con số bình quân của ngành thì chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp là dễ dãi và
các khoản phải thu không đủ tính thanh khoản. Việc nới lỏng tín dụng sẽ cần thiết trong trường hợp cần
kích thích bán hàng, tuy nhiên việc làm này cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền
bình quân được rút ngắn lại hoặc thấp hơn so với con số bình quân của ngành thì chứng tỏ chính sách
tín dụng của doanh nghiệp là khắt khe, điều này khiến cho doanh nghiệp có thể bị mất nhiều khách
hàng quan trọng.

14. Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán


Vòng quay hàng tồn kho=
Hàngtồn kho bình quân

Để xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và bán hàng trong kho, người ta sử
dụng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Đó là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho
của một doanh nghiệp.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy dấu hiệu của việc hoạt động có hiệu quả của hàng tồn kho
và chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hàng tồn kho được bán càng nhanh thì vốn lưu
trong kho càng thấp. Tuy nhiên, nếu vòng quay này quá cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang bị
thiếu hoặc bị mất các đơn đặt hàng, giá hàng đang giảm hoặc doanh nghiệp đang thiếu các nguyên vật
liệu. Ngược lại, nếu hệ số này quá thấp thì lại là dấu hiệu của việc doanh nghiệp còn đọng quá nhiều
hàng trong kho hoặc hàng trong kho bị lỗi thời, chất lượng kém…

15. Vòng quay vốn lưu động

Doanhthu thuần
Vòng quay vốn lưu động=
Tài sản ngắn hạn bìnhquân

Tỷ số này cho biết một đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cũng
như trên, doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu thuần của hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Tài sản ngắn hạn là những tài sản tham gia trực tiếp
vào quá trình sản xuất bao gồm tổng giá trị của tiền, chứng khoán thanh khoản, hàng tồn kho, các
khoản phải thu, chi phí trả trước ngắn hạn... Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động đo lường hiệu quả hoạt
động của tài sản ngắn hạn, từ đó giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh cần thiết trong việc đầu tư vào
tài sản.

16. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (FATO - Fixed Assests Turnover)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (hay còn gọi là vòng quay tài sản cổ định) giúp doanh nghiệp đánh
giá một cách khái quát quá trình quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp.

Doanhthu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ=
Tài sản cố định bình quân

Chi tiêu này cho biết cứ mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định xem xét mức đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố
định (đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị) và điều này cực kì quan trọng đối với những doanh nghiệp đòi
hỏi vốn lớn như một nhà sản xuất với các khoản đầu tư vào tài sản lâu dài

17
17. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TATO - Total Assests Turnover)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (hay còn gọi là vòng quay tổng tài sản) là chỉ tiêu được đưa ra để đánh
giá quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Doanh thu thuần


Hiệu suất sử dụng tổng tài sản=
Tổng tài sản bình quân

Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu
suất sử dụng tổng tài sản xem xét mức độ hiệu quả của việc quản lý tất cả tài sản của một doanh
nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao thì mức đầu tư để tạo doanh số bán hàng càng thấp và do vậy
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu hiệu suất tài sản tương đối thấp so với mức của ngành hoặc
thấp so với chính mức độ trước đây của doanh nghiệp thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều
vào tài sản hoặc là tốc độ bán hàng của doanh nghiệp quá chậm.

18. Tỷ số thanh toán hiện hành (CR - Current Ratio)


Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán chung nhất của doanh
nghiệp. Tỷ số này được tính bằng công thức:

Tài sản ngắn hạn


Tỷ số khả năng thanh toán hiệnhành=
Nợ ngắn hạn

Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả có thời gian đáo hạn ngắn, thường dưới 1 năm. Tỷ
số khả năng thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm
bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Khi tỷ số khả năng thanh toán hiện hành giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và đây
là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Khi tỷ số này có giá trị cao thì chứng tỏ
doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao.

Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản
ngắn hạn hay nói cách khác là việc quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chưa có hiệu quả bởi có
quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều các khoản phải thu từ khách hàng... Do đó, lợi nhuận của
doanh nghiệp có thể bị giảm.

19. Tỷ số thanh toán nhanh (QR - Quick Ratio)


Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản
ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. Tỷ số này được
tính toán theo công thức sau:

Tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho


Tỷ số thanh toán nhanh=
Nợ ngắn hạn

Tử số bao gồm tiền, các loại chứng khoán có khả năng thanh toán cao và các khoản phải thu. Do các
loại hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi việc bán chúng có thể mất khá nhiều thời gian nên
không được tính vào tỷ số này.

20. Tỷ số thanh toán tức thời

18
Để xem xét khả năng mà doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thanh toán một cách nhanh nhất, người ta sử
dụng tỷ số khả năng thanh toán tức thời, được tính toán dựa vào công thức sau:

Tiền và tương đương tiền


Tỷ số khả năng thanh toán tức thời=
Nợ ngắn hạn

Tử số là là tiền và các khoản tương đương tiền, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các
loại tài sản. Tỷ số này cho biết một đống nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và các
khoản tương đương tiền. Vì đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên tỷ số này sẽ đo lường
khả năng trả nợ ngay tức thời của doanh nghiệp. Tỷ số này cao cho thấy doanh. nghiệp có đồng tiền
mặt ổn định và đáp ứng được nhu cầu thanh toán tức thời, nhưng nếu tỷ số này quá cao chứng tỏ doanh
nghiệp đang dư thừa một lượng tiền mặt lớn mà không sử dụng đề đầu tư sinh lời, như vậy cho thấy
hiệu quả quản lý và sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp là chưa cao.

21. Hệ số nợ (D/A - Debt/Assests)

Tổng nợ
Hệ số nợ=
Tổng tài sản

Hệ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài số này quá nhỏ, chứng tỏ doanh
nghiệp vay ít. Điều này hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Hệ số nợ càng thấp thì
mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản
và phải thanh lý tài sản Ngược lại, hệ số nợ cao phản ánh doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà
chủ yêu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

22. Hệ số tự tài trợ (E/A - Equity/Assests)

Vốn chủ sở hữu


Hệ số tự tài trợ =
Tổng tài sản

Hệ số tự tài trợ trực tiếp phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ
số tự tài trợ cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp ít bị phụ thuộc vào huy động đến từ vay nợ, qua đó
cho thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp tương đối tốt.

23. Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E - Debt/Equity)

Tổng nợ
Hệ số nợ /VCSH =
Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động nợ và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cao chứng tỏ doanh
nghiệp phụ thuộc vào hình thức huy động vay nợ; tức là rủi ro tài chính của doanh nghiệp cao. Nhưng,
tỷ số này quá thấp, lại chứng tô doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích
hiệu quả từ việc tiết kiệm thuế.

24. Hệ số doanh lợi doanh thu (ROS - Return on Sales)

Lợi nhuận sau thuế


Hệ số doanh lợidoanh thu (ROS)=
Doanh thu thuần
19
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sự biến động
của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao
chất lượng tiêu thụ sản phẩm. Tử số là lợi nhuận sau thuế, được tính từ lợi nhuận trước thuế sau khi trừ
đi thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Mẫu số là doanh thu thuần, được hiểu là doanh thu
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động
khác.

25. Hệ số doanh lợi tổng tài sản (ROA - Return on Assets)

Lợi nhuận sau thuế


Hệ số doanh lợitổngtài sản ( ROA )=
Tổng tài sản

ROA là tỷ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng
vốn đầu tư (hay lượng tài sản), tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn
này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư
vào tài sản thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao càng tốt vì nó cho thấy doanh
nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản nợ. Nếu một
doanh nghiệp không kiếm được nhiều hơn số tiền chỉ cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một
dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo thêm được
một khoản lợi nhuận.

26. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity)


Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo
lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu.

Lợi nhuận sau thuế


Hệ số doanh lợivốn chủ sở hữu ( ROE )=
Vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra và tích lũy tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ
phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Tỷ số ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của chủ sở hữu, có nghĩa
là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì vậy, hệ số ROE càng cao thì
các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Khi tính toán tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các
góc độ cụ thể như sau:
 Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng
tương đương hoặc cao hơn vốn chủ sở hữu, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân
hàng.
 Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và
khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá doanh nghiệp này có thể
tăng tỷ số ROE trong tương lai hay không.
20
27. Tỷ lệ lãi EBIT

EBIT
Tỷ lệ lãi EBIT = × 100 %
Doanhthu thuần

EBIT cung cấp thông tin về khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng vốn vay, giúp nhà đầu tư, chủ nợ và
ban lãnh đạo đưa ra quyết định.

Khả năng trả nợ: EBIT cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tiền để thanh toán lãi vay. EBIT cao thể
hiện doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào để đáp ứng nghĩa vụ tài chính, giảm thiểu nguy cơ vỡ
nợ. Ngược lại, EBIT thấp hoặc âm tiềm ẩn rủi ro tài chính cao, cần được quan tâm và giải quyết kịp
thời.

Hiệu quả sử dụng vốn vay: EBIT cũng là thước đo mức độ lợi nhuận thu được từ vốn vay. EBIT cao
cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả, tạo ra lợi nhuận vượt trội so với chi phí lãi vay. EBIT
thấp/âm báo hiệu việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược vay vốn
và đầu tư.

Tuy nhiên, EBIT chỉ là một trong nhiều chỉ số để đánh giá khả năng tài chính. Để có cái nhìn toàn diện,
cần kết hợp EBIT với các chỉ số khác như tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,
tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu,...

28. Vốn hóa

Vốn hóa thị trường = Giá trị cổ phiếu hiện tại x Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Vốn hóa thị trường, hay vốn hóa, là một chỉ số được sử dụng để đánh giá tổng giá trị thị trường của tất
cả cổ phiếu đang lưu hành của một công ty. Nó được xem là một trong những chỉ số quan trọng nhất để
đo lường giá trị thực tế của một công ty trên thị trường chứng khoán. Vốn hóa thị trường giúp nhà đầu
tư hiểu rõ hơn về kích thước và giá trị của công ty, cũng như cung cấp một cách đánh giá nhanh chóng
về sự ổn định và rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào công ty đó.
 So sánh giữa các công ty: Vốn hóa thị trường cho phép nhà đầu tư so sánh kích thước và giá trị
tương đối giữa các công ty khác nhau. Điều này giúp đánh giá được sự an toàn, rủi ro, và tiềm
năng tăng trưởng.
 Xác định danh mục đầu tư: Nhà đầu tư thường sử dụng vốn hóa thị trường để xác định cơ cấu
danh mục đầu tư của mình, chẳng hạn như quyết định tỷ lệ cổ phiếu của công ty vốn hóa lớn so
với công ty vốn hóa nhỏ trong danh mục.
 Biến động giá cổ phiếu: Vốn hóa thị trường cũng giúp phản ánh sự biến động của giá cổ phiếu.
Một công ty với vốn hóa lớn thường ít biến động hơn so với một công ty vốn hóa nhỏ, làm cho
chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư ưa thích sự ổn định.
 Phản ánh triển vọng: Vốn hóa thị trường không chỉ phản ánh giá trị hiện tại của một công ty mà
còn phản ánh triển vọng tương lai mà nhà đầu tư kỳ vọng vào công ty đó. Một công ty có vốn
hóa tăng lên có thể là dấu hiệu của sự tăng trưởng và mở rộng.

29. Giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EV/EBITDA là tỷ số giữa Giá trị Doanh nghiệp (Enterprise Value - EV) và Lợi nhuận trước Thuế và
Lãi vay (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, and Amortization - EBITDA). Tỷ số này giúp
21
nhà đầu tư hiểu được giá trị của một công ty so với EBITDA của nó, một chỉ số thường được sử dụng
để đo lường khả năng sinh lời của công ty trước các yếu tố như lãi vay, thuế, khấu hao và hao mòn.

Tỷ số EV/EBITDA cung cấp một cái nhìn tổng quan về giá trị của công ty so với khả năng sinh lời của
nó. Một tỷ số thấp có thể chỉ ra rằng công ty đang được định giá thấp so với khả năng sinh lời của nó,
trong khi một tỷ số cao có thể cho thấy công ty đang được định giá cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng
tỷ số này có thể bị ảnh hưởng bởi cách công ty ghi nhận khấu hao và hao mòn, cũng như bởi cấu trúc
nợ của công ty. Do đó, khi sử dụng tỷ số này để đánh giá giá trị của một công ty, nhà đầu tư nên xem
xét nó cùng với các chỉ số và yếu tố khác để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn.

Giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận Giá trị Doanhnghiệp(EV )
=
trước thuế và lãi vay (EV/EBITDA) Lợi nhuậntrước Thuế và Lãi vay ( EBITDA )

Trong đó:
 Giá trị doanh nghiệp (EV - Enterprise Value) là chỉ số thước đo giá trị doanh nghiệp và thường
được sử dụng thay thế vốn hóa trên thị trường cổ phiếu. Nói một cách đơn giản thì EV chính là
chi phí cần bỏ ra để mua toàn bộ công ty
 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBITDA) là khoản lợi nhuận cho vay trước thuế và trước khấu
hao của một doanh nghiệp bất kì. Chỉ số này sử dụng và đánh giá năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp khi taxation bằng 0, không cần phải chịu lãi cũng như chịu chi phí khấu hao.

30. Thu nhập trên mỗi cổ phần của 4 quý gần nhất (EPS)

Lợi nhuận dành cho cổ đông thường


EPS=
Số cổ phiếu thườnglưu hành bình hành quân

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần phổ thông đang được lưu hành trên thị
trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc
tính toán EPS sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì
lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường hay đơn
giản hóa việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm
giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi vào lượng cổ phiếu
đang lưu thông. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu.
Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỷ lệ P/E.

31. Chỉ số giá thị trường trên thu nhập – Hệ số giá trên thu nhập (P/E)

Giá thị trường của cổ phiếu(P)


P/ E=
Thu nhập một cổ phần thường(EPS)

Hệ số giá trên thu nhập (P/E - Price to Earnings Ratio) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng
trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Để xác định được chỉ số này chúng ta cần phải
biết dược giá thị trường của cổ phiếu. Chính vì vậy chỉ số này chỉ có ý nghĩa với các công ty có cổ
phiếu đã được niêm yết hoặc đang giao dịch trên thị trường OTC, từ đó mới có thể thu nhập được giá
trị thị trường của cổ phiếu. Chỉ số P/E được sử dụng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả
năng sinh lời của công ty. Ngoài ra, chỉ số này còn phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và lợi
nhuận trên cổ phiếu của công ty phân tích, đồng thời cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng để
kiếm được 1 đồng lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu của công ty. Trong đó, giá thị trường P của cổ phiếu là
22
giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS) là
phần lợi nhuận ròng sau thuế tính trên mỗi cổ phiếu phổ thông mà công ty tạo ra cho các cổ đông
thường trong năm tài chính gần nhất.

32. Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)

Giá thị trường của cổ phiếu( P)


P/ B=
Giá trị sổ sách của cổ phiếu(Book −value)

Đây là chỉ số thường xuyên được các nhà đầu tư theo dõi trên thị trường, chỉ số này phản ánh mối quan
hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của cổ phiếu theo dõi.

VCSH
Giá trị sổ sách ( Book −value ) =
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiện thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra
lợi nhuận của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa của giá thị trường là mức độ kỳ
vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp; và chỉ số M/B thể hiện
lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng

Nếu M/B lớn hơn 1, có nghĩa là thị trường đánh giá cao hơn giá trị hiện tại của cổ phiếu và ngược lại.
Tỷ số này càng cao càng tốt đối với cổ phiếu của doanh nghiệp, phản ánh sự kỳ vọng của thị trường
vào cổ phiếu càng cao. Tỷ số này thấp sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của công ty.

33. Chỉ số giá thị trường trên doanh thu thuần (P/S)

Vốnhóa thị trường


P/ S=
Doanhthu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ số P/S so sánh giá thị trường của một cổ phiếu (tức là giá cổ phiếu) với doanh thu thuần trên mỗi
cổ phiếu của công ty. Doanh thu thuần được sử dụng để đánh giá vì nó phản ánh tổng số tiền thu được
từ hoạt động kinh doanh chính, trước khi trừ đi bất kỳ chi phí hoặc thuế nào.

Một chỉ số P/S thấp có thể chỉ ra rằng cổ phiếu đang được định giá thấp so với doanh thu của nó. Điều
này có thể xem là cơ hội mua vào đối với nhà đầu tư nếu họ tin rằng công ty sẽ tăng trưởng doanh thu
hoặc cải thiện hiệu quả trong tương lai. Ngược lại, một chỉ số P/S cao có thể cho thấy cổ phiếu đang
được định giá cao so với doanh thu của nó. Trong một số trường hợp, điều này có thể đúng với các
công ty có tiềm năng tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong tương lai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu
của việc định giá quá cao.

III. Nội dung phân tích:


1. Phân tích tình hình tài sản - nguồn vốn
a. Phân tích tình hình tài sản

Tình hình tài sản của công ty cổ phần VNG trong giai đoạn 2019-2023:

Cân đối kế toán - VNZ 2019 2020 2021 2022 2023


TÀI SẢN Đơn vị: Tỷ đồng
23
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 5133 6064 7278 4863 5561
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1890 2470 2467 2629 3838
1. Tiền 654 1007 1291 2114 2319
2. Các khoản tương đương tiền 1237 1463 1176 515 1519
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2054 2049 2580 445 136
1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 2054 2049 2580 445 136
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 679 1124 1809 1248 950
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 350 520 487 558 534
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 14 59 313 321 215
3. Phải thu về cho vay ngắn hạn Ø 28 Ø Ø Ø
4. Phải thu ngắn hạn khác 316 518 1011 372 287
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -1 -2 -2 -3 -87
IV. Hàng tồn kho 24 26 118 89 73
1. Hàng tồn kho 26 29 120 90 74
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -2 -3 -2 -1 -1
V. Tài sản ngắn hạn khác 486 396 305 451 564
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 436 304 177 209 290
2. Thuế GTGT được khấu trừ 29 76 111 223 254
3. Thuế và các khoản khác phải thu của nhà nước 21 16 17 20 20
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1890 1808 1959 4037 4155
I. Các khoản phải thu dài hạn 16 13 17 15 11
1. Phải thu dài hạn khác 16 12 17 15 11
II. Tài sản cố định 1143 1080 1045 1198 2289
1. Tài sản cố định hữu hình 880 868 839 978 2072
Nguyên giá 1695 1815 1907 2174 3476
Giá trị hao mòn lũy kế (*) -815 -947 -1067 -1196 -1405
2. Tài sản cố định vô hình 263 212 206 220 218
Nguyên giá 723 838 777 868 985
Giá trị hao mòn lũy kế (*) -460 -626 -571 -648 -767
IV. Tài sản dở dang dài hạn 228 142 212 1039 214
1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 228 142 212 1,039 214
V. Đầu tư tài chính dài hạn 310 276 399 1459 1207
1. Đầu tư vào công ty liên kết 31 154 277 1175 985
2. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 122 122 122 287 291
3. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) Ø Ø Ø -2 -70
4. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 157 Ø Ø Ø 1
VI. Tài sản dài hạn khác 191 286 277 272 419
1. Chi phí trả trước dài hạn 188 220 239 269 391
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3 67 38 3 28
VII. Lợi thế thương mại 1 11 9 55 15
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7023 7872 9237 8900 9716

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023, tổng tài sản của công ty cổ phần VNG có sự biến động
đáng kể, có sự tăng vọt hơn 30% trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 rồi có sự giảm nhẹ ở năm
2022 và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2023. Cụ thể, từ năm 2019 sang năm 2021, tổng tài sản của công
24
ty đã tăng nhanh chóng hơn 2000 tỷ đồng, từ 7023 tỷ đổng lên đến hơn 9200 tỷ đồng, tương đương với
tăng gần 30%. Phần lớn phần tổng tài sản tăng đều đến từ khoản tài sản ngắn hạn, cụ thể tài sản ngắn
hạn đã tăng khoảng 2000 tỷ đồng, từ hơn 5000 tỷ ở năm 2019 lên tới hơn 7000 tỷ đồng ở năm 2021.
Trong tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty đã tăng hơn gấp 3 lần, vào khoảng
1800 tỷ đồng vào năm 2021. Đặc biệt ở mục hàng tồn kho của công ty đã tăng gần 5 năm, tương ứng
với tăng gần 100 tỷ đồng, điều này có thể sẽ khiến công ty phát sinh tăng một số khoản chi phí phát
sinh khác ở các năm sau. Trong giai đoạn này, chỉ có tài sản ngắn hạn khác, bao gồm chi phí trả trước
ngắn hạn và thuế và các khoản phải thu của nhà nước giảm giá trị. Tuy nhiên, sang đến năm tiếp theo là
năm 2022 thì tổng tài sản lại giảm hơn 300 tỷ đồng, đặc biệt trong giai đoạn COVID-19 này, công ty cổ
phần VNG đã có sự chuyển dịch lớn khi tổng tài sản ngắn hạn của công ty giảm gần 2500 tỷ đồng,
trong khi tổng tài sản dài hạn lại tăng hơn 2000 tỷ đồng. Sang đến năm 2023, công ty đã tăng trưởng
trở lại, lên tới hơn 9700 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong năm 2023 đã gần cân bằng,
trong đó tài sản ngắn hạn lên đến hơn 5500 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 4000 tỷ đồng. Trong đó, tiền
và các khoản tương đương tiền chiếm gần 70% tổng tài sản, chỉ số này phản ánh được khả năng toán
nợ ngắn hạn của công ty rất tốt. Còn trong mục tài sản dài hạn, phần tài sản cố định của công ty chiếm
hơn 50%, cùng với khoản đầu tư tài chính dài hạn có giá trị lên tới hơn 1200 tỷ đồng, tương đương gần
30%. Tài sản cố định của công ty lớn phản ánh việc công ty đang có quá trình sử dụng tài sản để tăng
trưởng và sinh lời tốt, cùng với đó công ty đang có những hoạt động đầu tư tài chính dài hạn khá tốt,
tuy có sự suy giảm nhẹ so với năm 2022, điều này đảm bảo lợi nhuận ổn định trong thời gian dài, giảm
thiểu rủi ro phát sinh từ biến động thị trường ngắn hạn, đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro
cho toàn bộ danh mục đầu tư.

Qua bảng cân đối một phía của tài sản như trên, ta có thể thấy tỷ trọng của một số khoản trong tổng tài
sản có sự tăng và giảm hay có sự chuyển dịch từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn và ngược lại, từ
đó ta có tỷ trọng tài sản của một số chỉ tiêu chính trong tổng tài sản như sau:

Cân đối kế toán - VNZ 2019 2020 2021 2022 2023


TÀI SẢN Đơn vị: Phần trăm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 73.09 77.03 78.79 54.64 57.24
I. Tiền và các khoản tương đương 39.50
tiền 26.91 31.38 26.71 29.54
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 29.25 26.03 27.93 5.00 1.40
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.67 14.28 19.58 14.02 9.78
Phải thu ngắn hạn khác 4.50 6.58 10.95 4.18 2.95
IV. Hàng tồn kho 0.34 0.33 1.28 1.00 0.75
V. Tài sản ngắn hạn khác 6.92 5.03 3.30 5.07 5.80
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 26.91 22.97 21.21 45.36 42.76
I. Các khoản phải thu dài hạn 0.23 0.17 0.18 0.17 0.11
II. Tài sản cố định 16.28 13.72 11.31 13.46 23.56
Tài sản cố định hữu hình 12.53 11.03 9.08 10.99 21.33
Tài sản cố định vô hình 3.74 2.69 2.23 2.47 2.24
IV. Tài sản dở dang dài hạn 3.25 1.80 2.30 11.67 2.20
V. Đầu tư tài chính dài hạn 4.41 3.51 4.32 16.39 12.42
Đầu tư vào công ty liên kết 0.44 1.96 3.00 13.20 10.14
VI. Tài sản dài hạn khác 2.72 3.63 3.00 3.06 4.31
VII. Lợi thế thương mại 0.01 0.14 0.10 0.62 0.15
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 100 100 100 100
25
Như bảng tỷ trọng tổng tài sản nêu trên. ta có thể thấy rõ được trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm
2021 thì hơn một phần ba tổng tài sản đều thuộc về những khoản tài sản ngắn hạn và những khoản tài
sản dài hạn chỉ chiếm hơn 20. Nhưng bắt đầu từ năm 2022 thì sự chênh lệch giữa hai khoản này đã
giảm đáng kể khi mà giờ đây tài sản ngắn chỉ chiếm chưa tới 60 và tải sản dài hạn đã tăng lên tới gần
50. Nhìn vào bảng tỷ trọng, sự sụt giảm của tài sản ngắn có thể đến từ đầu tư tài chính ngắn hạn của
công ty, khi sau dịch COVID-19, các khoản đầu tư ngắn hạn đã giảm xuống mức dưới 5, trong khi đó
các khoản đầu tư dài hạn tăng lên hơn 10. Ngoài ra sự sụt giảm này cũng có thể đến từ các khoản phải
thu ngắn hạn, cụ thể là các khoản phải thu ngắn hạn khác. Ở chiều hướng ngược lại, tài sản dài hạn có
sự tăng vọt có thể là do tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tăng.

b. Phân tích tình hình nguồn vốn

Cân đối kế toán - VNZ 2019 2020 2021 2022 2023


NGUỒN VỐN Đơn vị: Tỷ đồng
A. NỢ PHẢI TRẢ 1594 1789 2914 3785 5345
I. Nợ ngắn hạn 1546 1606 2375 2786 3995
1. Phải trả người bán ngắn hạn 574 370 782 927 529
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 5 7 32 25 39
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 93 105 100 114 122
4. Phải trả người lao động 4 4 10 12 26
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 619 811 957 910 1515
6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 46 50 55 80 94
7. Phải trả ngắn hạn khác 206 259 440 675 805
8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn Ø Ø Ø 44 865
II. Nợ dài hạn 48 183 538 999 1350
1. Phải trả dài hạn khác 0.4 0.45 0.2 0.24 0
2. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn Ø Ø 174 399.6 618
3. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 39 172 352 585.8 712
4. Dự phòng phải trả dài hạn 9 10.55 11.9 13.4 20
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5429 6083 6323 5115 4372
I. Vốn chủ sở hữu 5429 6083 6323 5115 4372
1. Vốn góp của chủ sở hữu 353 353 358 358 287
Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 353 353 358 358 287
2. Thặng dư vốn cổ phần 1126 1126 1133 784 -410
3. Cổ phiếu quỹ (*) -1943 -1943 -1943 -1264 Ø
4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 19 17 8 10 16
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5758 6218 6648 5093 4403
LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ 4958 5758 6235 6170 4943
trước
LNST chưa phân phối kỳ này 800 460 413 -1077 -540
6. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 117 313 119 134 75
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7023 7872 9237 8900 9716

Quy mô nguồn vốn:

26
Tương tự như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng có sự biến động tương tự, trong đó trong giai đoạn từ
năm 2019 đến năm 2021, công ty cổ phần VNG có sự tăng mạnh nhưng sang đến năm 2022 thì giảm,
nhưng đến năm 2023 lại tăng mạnh trở lại, đạt giá trị cao nhất trong 5 năm. Tuy tổng nguồn vốn có sự
biến động này, nhưng số liệu trong mục nợ phải trả của công ty lại trong trạng thái tiếp tục tăng, từ
1500 tỷ đồng vào năm 2019 và đã tăng gấp hai lần vào năm 2021 và đến năm 2023 thì đã tăng hơn 3
lần so với thời điểm năm 2019. Đây có thể là một số liệu đáng lo ngại cho công ty VNG bởi ngược lại
với xu hướng của nở phải trả, vốn chủ sở hữu của công ty có sự sụt giảm đáng kể của năm 2023 so với
năm 2019. Cụ thể hơn, trong nợ phải trả, những khoản thuộc mục nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn và có
chiều hướng tăng trong giai đoạn 5 năm. Tất cả chỉ số thuộc nợ ngắn hạn đều có xu hướng tăng mạnh,
gấp 2 đến 4 lần từ năm 2019 đến năm 2023, chỉ có chỉ số phải trả người bán ngắn hạn giảm nhẹ trong
giai đoạn này. Đối với nợ dài hạn, chỉ số tài chính này ở năm 2023 đã tăng tới gần 27 lần so với năm
2019, nguyên nhân có thể đến từ năm 2021 công ty cổ phần VNG đã vay và nợ tài chính dài hạn và chỉ
số này luôn chỉ tỷ trọng gần 50 của nợ dài hạn kể từ thời điểm đó. Đối với vốn chủ sở hữu, vốn góp của
chủ sở hữu chỉ chiếm chưa đến 10 và có xu hướng giảm ở các năm về sau. Phần lớn tỷ trọng của vốn
chủ sở hữu đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, ở năm 2019 chiếm 106 vốn chủ sở hữu, giảm nhẹ
ở năm 2022 và tăng trở lại vào năm 2023.

Cơ cấu nguồn vốn:

Trong năm 2023, ta ghi nhận cơ cấu nguồn vốn như: nợ dài hạn tương đương 4372 tỷ đồng tương
đương chiếm khoảng 45 tổng nguồn vốn, tiếp đến là 1350 tỷ đồng thuộc những khoản nợ dài hạn tương
ứng với với 10, và vốn chủ sở hữu chiếm hơn 40 tương ứng với gần 4000 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn
năm 2023 tương đối cân bằng giữa tổng nợ phải trả và tổng vốn chủ sở hữu. Như đã phân tích ở quy
mô nguồn vốn, công ty cổ phần VNG đang có những bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, công ty có
thể đang có những chiến lược tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn, cần nhiều khoản tiền để đầu tư và phát
triển nên có vẻ do đó vay và nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng đột biến, cùng lẽ đó vốn chủ sở hữu giảm
qua giai đoạn 5 năm từ 2019.

c. Phân tích vốn lưu động ròng


27
Năm 2019 2020 2021 2022 2023

Vốn lưu động ròng


3587 4458 4903 2077 1566
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Nhìn vào bảng và biểu đồ vốn lưu động ròng của công ty VNG, ta có thể thấy rõ rằng vốn lưu động
ròng luôn ở trong trạng thái chỉ số dương. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp
tương đối tốt. Vốn lưu động ròng của công ty luôn có xu hướng tăng cho đến năm 2021, đạt đỉnh với
giá trị gần 5000 tỷ đồng, tuy nhiên sau đó có sự sụt giảm mạnh cho tới hiện tại, và theo năm 2023 là
thấp nhất trong 5 năm trở lại đây khi chỉ đạt hơn 1500 tỷ, chỉ bằng ⅓ so với đỉnh điểm 2021. Điều này
là do nợ ngắn hạn của công ty liên tục tăng hơn 300 trong suốt 5 năm vừa rồi. Tuy nhiên, vốn lưu động
ròng dương trong suốt 5 năm thể hiện VNG là một doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cho các hoạt
động hiện tại và có thể đầu tư được cho các kế hoạch tăng trưởng trong tương lai, giúp công ty đủ điều
kiện vay hoặc các hình thức tín dụng khác dễ dàng hơn khi công ty cần vay tiền.

d. Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng

Năm 2019 2020 2021 2022 2023

Nhu cầu vốn lưu động ròng


-827 -443 -431 -1434 -2958
(Đơn vị: Tỷ đồng)

28
Như trên bảng và biểu đồ nhu cầu vốn lưu động, liên hệ với phân tích của vốn lưu động ở trên, nhu cầu
vốn lưu động có sự tăng nhẹ từ khoảng -800 tỷ đồng vào năm 2019 lên -400 tỷ đồng vào năm 2021 rồi
giảm mạnh xuống gần -3000 tỷ đồng vào năm 2023, tương đương với sự sụt giảm hơn 300% trong suốt
5 năm gần nhất. Nhu cầu vốn lưu động luôn trong trạng thái âm phản ánh vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã
dư thừa để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần
huy động vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh, trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty
chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba nhiều hơn nhu cầu vốn ngắn hạn.

2. Phân tích tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận
a. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo Kết quả Kinh doanh 2019 2020 2021 2022 2023
Đơn vị: Tỷ đồng
1. Doanh thu thuần về bán hàng 5178 6024.27 7649.06 7800.52 8607.81
và cung cấp dịch vụ
2. Giá vốn hàng bán và dịch vụ -2783.69 -3414.26 -4105.50 -4363.50 -4896.34
cung cấp
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 2394.31 2610.01 3543.56 3437.03 3711.46
và cung cấp dịch vụ
4.Doanh thu hoạt động tài chính 231.14 247.04 228.21 135.69 94.11
5. Chi phí tài chính -3.13 -5.79 -28.30 -26.33 -188.62
6. Phần lãi/lỗ trong công ty liên -21.25 -5.05 -8.01 -181.21 -305.67
doanh, liên kết
7. Chi phí bán hàng -1157.99 -1566.18 -2361.35 -2727.84 -2400.7
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp -739.97 -735.50 -1112.08 -1578.94 -1438.63
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt 703.11 554.62 262.03 -941.60 -528.06
29
động kinh doanh
10. Thu nhập khác 4.93 4.18 13.16 23.51 25.93
11. Chi phí khác -69.30 -175.53 -21.20 -200.50 -75.07
12. Lỗ khác -64.37 -171.34 -8.05 -176.98 -49.14
13. Tổng lợi nhuận kế toán 638.74 383.28 253.98 -1118.57 -577.20
trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN - hiện -120.40 120.58 -114.48 -146.84 -78.84
hành
15. Chi phí thuế TNDN - hoãn lại -63.46 -69.35 -211.89 -268.50 -100.13
16. Lợi nhuận sau thuế thu 454.87 193.35 -72.39 -1533.92 -756.17
nhập doanh nghiệp
17. Lợi nhuận sau thuế của 568.39 460.07 412.66 -1077.14 -540.40
Công ty mẹ
18. Lỗ sau thuế của cổ đông -113.52 -266.71 -485.06 -456.77 -215.76
không kiểm soát
19. Lãi (lỗ) cơ bản trên cổ phiếu 0.000023 0.000018 0.000016 -0.000042 -0.0000068
20. Lãi (lỗ) suy giảm trên cổ 0.000021 0.000017 0.000015 -0.000042 -0.0000064
phiếu

Thông qua biểu đồ và số liệu, có thể thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTCP
VNG tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn 2019 - 2021, mỗi năm doanh thu của công ty đều tăng
nhanh với con số khá ấn tượng, trung bình tăng hơn 1 tỷ đồng. Theo đó lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ cũng tăng từ 2394.31 tỷ đồng vào năm 2019, tăng lên 2610.01 vào năm 2020 và năm
2021 với con số 3543.56 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2022 - 2023, chỉ số doanh thu thuần và lợi nhuận gộp
đều cho thấy được sự phát triển, tuy nhiên với mức độ chậm hơn so với giai đoạn trước, doanh thu gần
như đi ngang; thậm chí chỉ tiêu lợi nhuận gộp còn trải qua đợt giảm nhẹ khi chuyển từ năm 2021 sang
30
2022. Nhìn chung, hai tiêu chí doanh thu thuần và lợi nhuận gộp cho biết CTCP VNG đạt hiệu quả
kinh doanh, thể hiện sự cạnh tranh tốt trên thị trường. Ngược lại, công ty liên kết cho thấy hoạt động
kém hiệu quả khi ghi nhận lỗ trong suốt 5 năm hoạt động kể trên. Cùng lúc với hai chỉ tiêu được đề cập
ở trên diễn ra sự phát triển và chỉ có sự giảm nhẹ vào năm 2022 thì chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh lại cho thấy sự sụt giảm mạnh với 2 năm có lợi nhuận âm liên tiếp (2022 và 2023) lần lượt tương
đương là -941.60 và -528.06, giảm hơn 1 tỷ đồng so với những năm 2019 - 2021.

Tuy đạt được doanh thu kỷ lục nhưng CTCP VNG vẫn ghi nhận mức lỗ lớn vào hai năm 2022 và 2023,
trước đó trong giai đoạn 2019 - 2021 thì lợi nhuận giảm dần. Cụ thể, ở giai đoạn 2019 - 2021, lợi nhuận
trước thuế được ghi nhận giảm trung bình 30% so với năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế TNDN và
lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng chứng kiến sự sụt giảm. Đối với hai năm 2022 và 2023, CTCP
VNG giải trình mức lỗ sau thuế lên đến 1533.92 tỷ đồng, các chỉ tiêu lợi nhuận khác cũng ghi nhận tình
trạng tương tự. Theo VNG, nguyên nhân khoản lỗ sau thuế tăng lên là do CTCP VNG ghi nhận thêm
các khoản chi phí liên quan đến thuế, tài sản cố định vô hình và dự phòng cho các hoạt động đầu tư tài
chính.

Về phần chi phí, các khoản mục chi phí của doanh nghiệp có tăng nhưng tăng không đồng đều. Chẳng
hạn, chi phí bán hàng tăng từ 1157.99 tỷ đồng (2019) lên 2727.84 tỷ đồng (2022), trước khi giảm ~300
triệu đồng năm 2023. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khoảng 53.41%. Chi phí khác thể hiện sự lên
xuống khi tăng vào năm 2020 nhưng ngay năm sau lại giảm một khoản chênh lệch khá lớn; năm 2022
và 2023 cũng cho thấy điều tương tự.

b. Phân tích cơ cấu doanh thu

Báo cáo Kết quả Kinh doanh 2019 2020 2021 2022 2023

Đơn vị: Phần trăm

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 95.64 96 96.94 98 98.62

Doanh thu hoạt động tài chính 4.27 3.94 2.89 1.71 1.08

Thu nhập khác 0.09 0.06 0.17 0.29 0.30

Tổng doanh thu 100 100 100 100 100

Doanh thu của VNG chủ yếu đến từ chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” khi
chỉ tiêu đó chiếm hơn 95% trên tổng doanh thu. Ta cũng thấy doanh thu thuần tăng ổn định qua các
năm và chiếm tỷ trọng nhiều nhất khi sang năm 2023, với 98.62%. Nguồn thu chính với tốc độ đáng kể
theo từng năm này đến từ hai mảng chính là dịch vụ trò chơi trực tuyến và quảng cáo trực tuyến. Trong
năm 2023, khi doanh thu trò chơi trực tuyến chứng kiến sự suy giảm đáng kể khi hụt hơn 1 tỷ đồng thì
doanh thu quảng cáo tăng. Bên cạnh đó, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet; dịch
vụ nhạc chờ và bản quyền bài hát cũng đóng góp doanh thu vào doanh thu thuần.

Chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tài chính” (với lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá là hai nhân tố chính
của doanh thu hoạt động tài chính) thì cho thấy điều ngược lại khi giảm dần tỷ trọng. Trong khi doanh
31
thu thuần chiếm 98.62% vào năm 2023 thì doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm 1.08%. Bên cạnh
đó, thu nhập khác chiếm tỷ trọng chưa đến 1%.

c. Phân tích cơ cấu chi phí

Báo cáo Kết quả Kinh doanh 2019 2020 2021 2022 2023

Đơn vị: Phần trăm

Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung 56.37 56.09 51.61 46.86 53.35
cấp

Chi phí tài chính 0.06 0.09 0.35 0.28 2.05

Chi phí bán hàng 23.45 25.73 29.68 29.29 26.16

Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.98 12.08 13.98 16.95 15.67

Chi phí khác 1.40 2.88 0.27 2.15 0.82

Chi phí thuế TNDN - hiện hành 2.44 1.98 1.44 1.58 0.86

Chi phí thuế TNDN - hoãn lại 1.28 1.14 2.66 2.88 1.09

Tổng chi phí 100 100 100 100 100

Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 năm từ năm 2019 đến 2023 là chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán và
dịch vụ cung cấp” khi đều chiếm hơn 50% tổng chi phí, chỉ trừ năm 2022 chiếm 46.86%. Chỉ tiêu
chiếm tỷ trọng cao thứ hai là “Chi phí bán hàng”, theo sau đó là “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và còn
lại là các chi phí như “Chi phí thuế TNDN”, “Chi phí tài chính”, “Chi phí khác” nhìn chung chỉ chiếm
dưới 5%.

Chi phí của doanh nghiệp có tăng nhưng tăng không đồng đều, bên cạnh đó còn thể hiện sự tăng giảm
thất thường vào giai đoạn 2022 - 2023. Nhưng nhìn chung yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài, yếu tố chi
phí nhân viên và yếu tố phí bản quyền phần mềm là 3 yếu tố chính mà công ty VNG mạnh tay chi trả,
cụ thể với số tiền tương ứng 1.7 tỷ, 1.2 tỷ và ~700 triệu đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023.

d. Phân tích cơ cấu lợi nhuận

Báo cáo Kết quả Kinh doanh 2019 2020 2021 2022 2023

Đơn vị: Phần trăm

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 52.50 69.45 90.89 -167.73 502.19
vụ

Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh. liên kết -0.46 -0.13 -0.21 8.84 -41.36

32
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15.42 14.76 6.72 45.95 -71.46

Lỗ khác -1.41 -4.56 -0.21 8.64 -6.65

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14.01 10.20 6.51 54.59 -78.10

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 9.97 5.14 -1.86 74.86 -102.31

Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 12.46 12.24 10.58 52.56 -73.12

Lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát -2.49 -7.10 -12.44 22.29 -29.19

Tổng lợi nhuận 100 100 100 100 100

Trong 5 năm từ 2019 đến 2023, lợi nhuận chính của CTCP VNG đến từ chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, chỉ tiêu này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chỉ tiêu lợi nhuận gộp phát triển
khá mạnh qua các năm, riêng năm 2022 có sự suy giảm một chút, điều này lý giải là do chi phí hoạt
động tăng mạnh. Trong khi lợi nhuận gộp chứng kiến sự tăng trưởng thì lợi nhuận thuần lại cho thấy
tăng trưởng âm với con số lợi nhuận giảm qua các năm, đỉnh điểm là năm 2022 âm gần 1 tỷ đồng. Song
song với lợi nhuận thuần thì lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế của
công ty mẹ cũng ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng, mặc cho doanh thu gặt hái được những con số kỷ lục.
Qua năm 2023 thì các khoản mục lợi nhuận ấy khởi sắc hơn, cụ thể lợi nhuận sau thuế khôi phục từ âm
1533.92 tỷ đồng xuống còn âm 756.17 tỷ đồng. Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, trước thuế, sau thuế của
công ty mẹ cũng ghi nhận điểm tương tự.

Đối với các công ty liên doanh, liên kết thì con số âm cả 5 năm phản ánh sự hoạt động kinh doanh chưa
hiệu quả. Giai đoạn 2019 - 2021 con số âm chỉ chênh lệch nhau không quá 20 tỷ đồng. Nhưng sang giai
đoạn 2022 - 2023 thì công ty liên doanh, liên kết đã bị âm lên lần lượt 181 và 305 tỷ đồng. Bên cạnh
đấy, chỉ tiêu các khoản lỗ khác chứng kiến sự lên xuống thất thường, nhưng vào năm 2023 chỉ tiêu này
đã ghi nhận giảm lỗ đáng kể 72% so với cùng kỳ năm trước. Lỗ sau thuế cổ đông không kiểm soát năm
2023 cũng đã giảm 52.8% so với năm 2022.

3. Phân tích dòng tiền


a. Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 2019 2020 2021 2022 2023

Đơn vị: Tỷ đồng

1.Lợi nhuận trước thuế 639 383 254 -1119 -577

2. Điều chỉnh cho các khoản

Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 305 385 326 443 414

Các khoản dự phòng 14 118 1 204 180

Lãi lỗ từ các hoạt động đầu tư -162 -204 -177 73 302

33
Chi phí lãi vay Ø Ø Ø Ø 84

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước 795 684 404 -408 389
thay đổi vốn lưu động

Tăng giảm các khoản phải thu -9 -257 -810 630 201

Tăng giảm hàng tồn kho -11 -3 6 30 16

Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi 479 99 815 26 636
vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp)

Tăng, giảm chi phí trả trước -80 101 60 -60 -204

Tiền lãi vay đã trả Ø Ø Ø Ø -83

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -147 -133 -122 -140 -60

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1027 491 353 77 894

Đầu tiên, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của VNG tăng mạnh nhất ở năm 2019 và giảm dần sang các năm
kế tiếp. Sau 3 năm, chỉ tiêu này chạm đáy vào năm 2022 (với chỉ số là -1119 tỷ). Tương tự chỉ tiêu lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động cũng đạt cao nhất vào năm 2019 và có xu
hướng giảm dần đến năm 2022 với chỉ số âm duy nhất trong chỉ tiêu là -408 tỷ. Vì VNG là 1 doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát hành game nên các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ngày càng được đẩy mạnh vào thời điểm covid 19. Trong năm 2019, VNG tiếp tục duy trì đầu
tư và phát triển 4 nhóm sản phẩm chủ lực: trò chơi trực tuyến, Zalo, thanh toán điện tử, dịch vụ đám
mây và thu về nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh đó, công ty cũng có những bước tiến vững chắc trong
chiến lược "Go Global".

Ngoài việc củng cố vị thế tại các thị trường lớn của Đông Nam Á, VNG đã bước đầu thăm dò nhiều thị
trường giàu tiềm năng như Ấn Độ và Mỹ La-tinh. Các sản phẩm thuộc khối Zalo Group của VNG như
Zalo, Zing MP3… cũng chứng kiến sự tăng trưởng tích cực ở mức 23% so với cùng kỳ năm trước.
Các chỉ số khấu hao TSCĐ và BĐSĐT khá đồng đều trong khoảng từ 300 tỷ tới 450 tỷ.

Các khoản dự phòng đa số đều có mức hơn 100 tỷ trừ 2 năm 2019 và 2021 chỉ đạt mức lần lượt là 14 tỷ
và thấp nhất là 1 tỷ. Công ty có các chỉ số âm trong thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp, đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp vẫn còn nhiều thuế chưa nộp nhưng đến năm 2023, khoản này đã giảm xuống từ hơn
100 tỷ còn 60 tỷ.

Ta có thể thấy doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nên chỉ số lưu chuyển tiền thuần ở
chỉ tiêu này đều dương, trong đó thấp nhất là năm 2022 (77 tỷ) và đến năm 2023 doanh nghiệp đã tăng
hơn 100% trong chỉ tiêu này, tăng gấp đôi so với năm 2019 và 2020 đạt 894 tỷ.

34
b. Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 2019 2020 2021 2022 2023

Đơn vị: Tỷ đồng

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các -841 -445 -376 -1386 -967
tài sản dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và Ø 1 0.1 11 Ø


các tài sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của -459 134 -530 Ø Ø
đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ Ø Ø Ø 2134 191
của đơn vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác Ø -118 -146 -1258 -29

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 464 Ø Ø 21 16

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận 194 244 214 146 49
được chia

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -642 -184 -837 -332 -738

Xét về tổng thể, VNG không giao dịch được nhiều từ hoạt động đầu tư trong 5 năm vừa qua, với chỉ số
lưu chuyển tiền thuần ở mục này đều âm và đặt biệt thấp ở những năm 2019, 2021 và 2023, thời điểm
hậu covid 19 và kinh tế đang phục hồi ổn định. Để lý giải cho những con số này đó là do tiền chi cho
vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác của công ty rất cao, dao động từ 400-550 tỷ lần lượt ở năm
2019 và 2021.

Tuy tiền chi đầu tư rất cao ở năm 2022 hơn 1000 tỷ, đó là giá trị khoản đầu tư của VNG vào Telio và
Funding trong 9 tháng đầu năm nay lần lượt là 515 và 512 tỷ đồng. Việc mạnh tay bỏ ra hơn 1000 tỷ để
đầu tư mới vào 2 công ty này là một phần nguyên nhân khiến dòng tiền đầu tư trong kỳ của VNG âm
và tiền thu hồi đầu tư lại rất thấp chỉ cao nhất ở năm 2012 là 464 tỷ. Nhưng đổi lại tiền thu hồi cho vay
lại rất cao ở năm 2022 lên đến hơn 2000 tỷ trong khi doanh nghiệp chỉ chi ra tổng hơn 1000 tỷ cho chỉ
tiêu này ở các năm trước.

c. Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

35
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 2019 2020 2021 2022 2023

Đơn vị: Tỷ đồng

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp 679 476 287 163 15
của chủ sở hữu

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, -6 -203 -5 -19 Ø
mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát
hành

3. Tiền thu từ đi vay Ø Ø 174 270 1830

4. Tiền trả nợ gốc vay Ø Ø Ø Ø -791

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 673 273 456 414 1054

Hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính rất mạnh, tuy có xu hướng giảm dần từ năm 2019
đến năm 2022 nhưng đến năm 2023 chỉ số này lại tăng hơn 50% so với các năm trước lên đến hơn
1000 tỷ đồng. Doanh nghiệp không nhận được nhiều cổ phiếu từ năm 2021-2022 do vụ đầu tư thua lỗ
của doanh nghiệp khi đầu tư vào Telio và Funding và Zalo Pay. Năm 2020 là năm doanh nghiệp thực
hiện trả lại tiền vốn hoặc mua lại cổ phiếu đã phát hành từ các cổ đông nhiều nhất, trong khi các chỉ số
ở những năm khác không vượt quá 20 tỷ thì năm 2020 lại có con số đạt 203 tỷ. Cùng với đó là số tiền
thu được từ hoạt động phát hành cổ phiếu và nhận vốn góp từ chủ sở hữu giảm dần từ năm 2019 đến
năm 2023.

Dù thua lỗ nặng nhưng vào quý 1 năm 2023 VNZ cũng chính thức lập kỷ lục trên sàn chứng khoán
Việt Nam về thị giá, trong quá khứ hơn 20 năm, chưa từng có một cổ phiếu nào thiết lập ở vùng 1.3
triệu đồng/cổ phiếu như VNZ. Ta có thể thấy thanh khoản của VNZ rất thấp chỉ rơi vào khoảng 100-
300 cổ phiếu được sang tay mỗi phiên kể từ tháng 2/2023 và 3 phiên gần đây mới lên đến số lượng 5 -
6 nghìn cổ phiếu được sang tay. Tức là tỷ lệ freefloat (cổ phiếu trôi nổi tự do) là rất thấp, chủ yếu cổ
phiếu nằm trong tay cổ đông nước ngoài cũng như lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Đồng thời
doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền tăng đột biến từ đi vay vào năm 2023 khi các chỉ số này ở những năm
trước chỉ ở mức hơn 100 đến hơn 200 tỷ đồng thì tới năm 2023 chỉ số này lên tới 1830 tỷ đồng. Trong
đó, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng, nợ thuê tài chính và khoản phát hành trái phiếu.

d. Tổng quan lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2019 – 2023

36
Biểu đồ trên cho thấy xu hướng xuống dốc khá đồng đều của hoạt động lưu chuyển tiền từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nhưng từ năm 2022-2023, chỉ tiêu này có mức tăng trưởng nhảy vọt và
đạt cao nhất với con số 1210 tỷ đồng. Nhìn chung các chỉ số đều thấp vào năm 2021 trong đó có chỉ
tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đạt mức âm và chỉ tiêu đầu tư xuống thấp nhất đến âm 837 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đầu tư khá thua lỗ khi các chỉ số đầu tư đều ở mức âm, không có chuyển biến tốt lên,
còn lại các chỉ tiêu đều tăng trưởng mạnh vào năm 2023.

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 2019 2020 2021 2022 2023

Đơn vị: Phần trăm

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 269.53 287.06 -4025 -159.12 180.00

Lợi nhuận trước thuế 60.45 66.03 -907.14 -703.77 -47.69

37
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước 75.21 117.93 -1442.86 -256.60 32.15
thay đổi vốn lưu động

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động 97.16 84.66 -1260.71 48.43 73.88
kinh doanh

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -121.48 -40.34 5981.79 -417.61 -122.15

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu -60.74 -31.72 2989.29 -208.81 -60.99

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 127.34 94.14 -3257.14 520.75 174.21

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài 63.67 47.07 -1628.57 260.38 87.11
chính

Tổng lưu chuyển tiền và các khoản tương 100 100 100 100 100
đương tiền thuần trong kỳ

Báo cáo tỷ trọng lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2019 - 2023

Năm 2019, doanh nghiệp thu được dòng tiền từ hai hoạt động chính là hoạt động kinh doanh và hoạt
động tài chính với tỷ trọng cao lần lượt là 97.16% và 63.67%. Nhưng ngược lại doanh nghiệp đã có
khoản thua lỗ từ hoạt động đầu tư khá cao chiếm tỷ trọng lên đến 60.74%.

Năm 2020, số liệu cũng có xu hướng tương tự như năm 2019 với tỷ trọng lưu chuyển tiền trong hoạt
động kinh doanh và hoạt động tài chính có chỉ số dương lần lượt đạt 84.66% và 47.07%, và cũng có chỉ
số âm duy nhất ở hoạt động đầu tư là -31.72%, cũng là năm đầu tư có tỷ trọng cao nhất trong các năm.

Năm 2021, vì có chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ mang chỉ số âm nên chỉ số của các chỉ tiêu
mang số dương sẽ có tỷ trọng âm và ngược lại. Do đó ta có thể thấy tỷ trọng khổng lồ, cũng như là cao
nhất trong các năm của các chỉ tiêu, đây là năm doanh nghiệp nhận được dòng tiền cao nhất. Cũng
giống với năm 2021, hoạt động kinh doanh và tài chính là hai dòng tiền chính hơn 1000%. trong đó
hoạt động tài chính vượt lên cao nhất đạt 1628.57% và hoạt động đầu tư lại mang đến tỷ trọng mang số
âm gấp đôi hai tỷ trọng trên là âm gần 3000 tỷ.

Năm 2022, giống như năm 2021, hoạt động tài chính là chỉ tiêu có tỷ trọng cao nhất (260.38%), gấp
hơn 5 lần hoạt động kinh doanh. Hoạt động đầu tư lại có tỷ trọng âm lên đến tận 208.81%.

Năm 2023, dòng tiền từ hoạt động tài chính có sự suy giảm 3 lần so với năm ngoái nhưng vẫn giữ chỉ
số dương, cũng là chỉ số cao nhất trong 3 chỉ tiêu, đạt 87.11%, ngay sát theo là hoạt động kinh doanh
với tỷ trọng 73.88%, tỷ trọng của hoạt động đầu tư vẫn âm nhưng đã giảm gấp 3 lần so với năm ngoái.
Ta có thể thấy hoạt động đầu tư đang có chuyển biến tốt hơn và hoạt động kinh doanh và tài chính vẫn
giữ được tỷ trọng ổn định và khá đồng đều.

38
e. Phân tích dòng tiền tự do

Chỉ số
2019 2020 2021 2022 2023
Đơn vị: Tỷ đồng

Dòng tiền tự do (FCF) 1602 1024 629.9 1111 1302

Dòng tiền tự do (FCF) của công ty có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2019-2021 , từ 1602 tỷ
đồng trong năm 2019 xuống 629.9 tỷ đồng trong năm 2021. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, dòng
tiền tự do của công ty dần tăng, 1111 tỷ đồng trong năm 2022 và 1302 tỷ đồng trong năm 2023. Dòng
tiền tự do (FCF) của công ty giảm trong giai đoạn 2019-2021 là do công ty tập trung vào đầu tư.

Đến năm 2022, 2023 dòng tiền của công ty tăng là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra
nhiều tiền mặt hơn và có thể sử dụng tiền mặt này để đầu tư cho sự phát triển, trả cổ tức hoặc mua lại
cổ phiếu.

f. Phân tích chỉ số dòng tiền

DÒNG TIỀN

Chỉ số
2019 2020 2021 2022 2023
Đơn vị: Phần trăm

Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần 19.83 8.14 4.62 0.99 10.39

Dòng tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản 14.62 6.23 3.82 0.87 9.2

Dòng tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở hữu 18.91 8.07 5.59 1.51 20.46

Dòng tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận thuần từ 146.01 88.47 134.79 -8.18 -169.36
HĐKD

Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD 64.4 27.43 12.12 2.04 16.73

 Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần

39
Nhìn số liệu trong bảng và biểu đồ trên có thể thấy tỷ số dòng tiền từ HĐKD trên doanh thu thuần
của công ty VNG luôn dương. Điều này cho thấy khả năng tạo ra dòng tiền từ HĐKD của công ty
tương đối ổn. Tỷ số dòng tiền từ HĐKD trên doanh thu thuần trong năm 2019 là 19.83% và có xu
hướng giảm mạnh còn 0.99% ở năm 2022. Tuy nhiên, đến năm 2023 tỷ số này đã tăng lên 10.39%.

 Dòng tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản

Nhìn vào số liệu trong bảng và biểu đồ có thể thấy dòng tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản của công ty
VNG trong giai đoạn 2019-2023 cũng luôn ở trong trạng thái tỷ số dương. Tỷ số của công ty này
giảm từ 14.62% xuống 0.87% trong giai đoạn 2019-2022 và tăng lên 9.2% trong năm 2023.

 Dòng tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở hữu

40
Nhìn vào số liệu trong bảng và biểu đồ có thể thấy dòng tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở hữu của
công ty trong giai đoạn 2019-2023, có thể thấy các tỷ số có sự biến động tích cực. Tỷ số này của
công ty trong năm 2019 là 18.91% và giảm xuống còn 1.51% ở năm 2022, tăng lên 20.46% trong
năm 2023. Từ đó có thể thấy công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn trong năm 2023 để
tạo ra dòng tiền.

 Dòng tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Nhìn vào số liệu trong bảng và biểu đồ có thể thấy dòng tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận thuần từ
HĐKD có xu hướng giảm mạnh. Tỷ số của công ty trong giai đoạn 2019-2021 luôn ở mức dương và
có tình trạng giảm nhẹ, từ 146,01% xuống xuống 134,79%. Tuy nhiên trong 2 năm 2022, 2023 tỷ số
này của công ty đã tụt xuống ở mức âm; lần lượt là -8.18% và -169.36%. Điều này cho thấy công ty
đang tạo ra dòng tiền ít hơn, kém hiệu quả hơn từ hoạt động kinh doanh.

 Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD


41
Nhìn vào số liệu trong bảng và biểu đồ có thể thấy khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD có
xu hướng giảm trong giai đoạn 2019-2022 và tăng dần trong năm 2023. Tỷ lệ thanh toán nợ của
công ty trong năm 2019 là 64.4% và đến năm 2023 giảm còn 16.73%.Điều này cho thấy công ty
đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

4. Phân tích các chỉ số tài chính


a. Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động

KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG

Chỉ số Đơn vị 2019 2020 2021 2022 2023

Vòng quay tiền Vòng 2.74 2.44 3.1 2.97 2.24

Vòng quay phải thu khách Vòng 29.58 13.84 15.19 14.93 15.77
hàng

Thời gian thu tiền khách hàng Ngày 12.34 26.37 24.02 24.44 23.15
bình quân

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 231.41 136.46 56.95 42.15 60.36

Thời gian tồn kho bình quân Ngày 1.58 2.67 6.41 8.66 6.05

Vòng quay phải trả nhà cung Vòng 9.71 7.24 7.13 5.11 6.73
cấp

Thời gian trả tiền khách hàng Ngày 37.61 50.44 51.23 71.48 54.27
bình quân

Vòng quay tài sản cố định Vòng 9.06 5.42 7.2 7.71 5.27
(Hiệu suất sử dụng tài sản cố

42
định)

Vòng quay vốn lưu động Vòng 10.65 15.21 25.08 15.3 15.26

Vòng quay tổng tài sản (Hiệu Vòng 1.47 0.81 0.89 0.86 0.92
suất sử dụng toàn bộ tài sản)

Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng 1.91 1.05 1.23 1.36 1.81

 Vòng quay tiền (Cash Turnover Ratio)

Nhìn chung, vòng quay tiền của VNG có xu hướng tăng từ năm 2019 đến năm 2021, sau đó giảm
nhẹ trong khoảng từ năm 2022 đến năm 2023. Khởi động với 2.74 vòng vào năm 2019, có thể thấy
VNG sử dụng vốn khá hiệu quả, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng cao, chi phí hoạt động được
kiểm soát tốt và tỷ lệ nợ vay thấp. Năm 2020 ghi nhận sự giảm nhẹ xuống 2.44 vòng do tác động
của dịch COVID - 19. Tuy nhiên vào năm 2021, vòng quay tiền của VNG tăng lên 3.1 - đây là đây
là mức cao nhất trong giai đoạn 2019-2023. Doanh thu và lợi nhuận của VNG phục hồi. Chi phí
hoạt động được kiểm soát tốt. VNG bắt đầu trả nợ vay. Năm 2022 và 2023 ghi nhận số vòng quay
tiền lần lượt là 2.97 và 2.24, đánh dấu sự tăng trưởng chậm của doanh thu, chi phí hoạt động tăng.

 Kỳ thu tiền bình quân (Average Collecting Period) - Thời gian thu tiền khách hàng bình
quân

43
Từ bảng số liệu, có thể thấy vào năm 2019 VNG có thể đã áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ, yêu
cầu khách hàng thanh toán sớm, vì vậy đạt được kỳ thu tiền bình quân của năm tương đối ngắn với
12.34 ngày. Tuy nhiên, so với 2019, thời gian thu tiền bình quân của năm 2020 tăng gấp đôi với
26.37 ngày, nguyên do có thể xuất phát từ dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của VNG, khiến việc thu tiền từ khách hàng chậm lại. Hai năm tiếp theo (2021, 2022) trong
thời kì ghi nhận sự giảm nhẹ số ngày so với năm 2020 với lần lượt là 24.02 và 24.44 ngày. Thời
gian thu tiền khách hàng bình quân trong năm 2023 ghi nhận ít biến động hơn so với các năm trước
với 23.15 ngày, cho thấy VNG đã có những cải thiện trong việc thu hồi tiền từ khách hàng so với
năm 2022. Tuy nhiên, DSO của VNG vẫn cao hơn so với mức trung bình của ngành, cho thấy VNG
cần tiếp tục nỗ lực để cải thiện hiệu quả thu hồi tiền.

 Vòng quay hàng tồn kho

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam năm 2019 tăng trưởng tốt, nhu cầu tiêu dùng
cao, giúp VNG bán được nhiều sản phẩm và ghi nhận vòng quay hàng tồn kho lên tới 231.41 vòng.
Tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên tốc độ bán hàng của VNG được thể hiện rõ qua vòng
44
quay hàng tồn kho năm 2020 (136.46 vòng). Năm 2021 vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm
xuống còn 56.95 vòng, sụt giảm đáng kể so với năm 2019. Năm 2022 ghi nhận mức vòng quay hàng
tồn kho thấp nhất trong giai đoạn 2019 - 2023 với 42.15 vòng. Năm cuối cùng của thời kì xuất hiện
mức tăng nhẹ với 60.36 vòng. Điều này cho thấy Nền kinh tế dần phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng
cao, giúp VNG bán được nhiều sản phẩm hơn.

 Vòng quay vốn lưu động

Dựa vào bảng số liệu trên, vào năm 2019 của VNG là 10.65, cho thấy VNG sử dụng vốn lưu động
hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận của VNG tăng cao, hàng tồn kho được kiểm soát tốt, khoản phải
thu và khoản phải trả ở mức hợp lý. Năm 2020 vòng quay vốn lưu động của VNG ghi nhận sự tăng
trưởng nhẹ với 15.21 vòng trước khi chạm mốc cao nhất vào năm tiếp theo với 25.08 vòng. Năm
tiếp theo của giai đoạn (2022) có số vòng quay vốn lưu động giảm đáng kể so với 2021 với 15.3.
Vòng quay vốn lưu động của VNG năm 2023 giảm nhẹ so với hai năm 2021 và 2022. VNG cần tiếp
tục theo dõi và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đặc biệt là trong việc quản lý hàng tồn kho,
thu hồi nợ và thanh toán các khoản phải trả.

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (FATO - Fixed Assests Turnover) - Vòng quay tài sản cố
định

45
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, năm 2019 VNG đã đầu tư mạnh vào tài sản cố định với 9,06
vòng. Tuy nhiên sang năm tiếp theo, do ảnh hưởng của dịch COVID - 19, VNG đã giảm đầu tư vào tài
sản cố định khiến số vòng sụt giảm đáng kể (5.42 vòng). Nhằm phục hồi kinh doanh, mở rộng thị
trường, VNG đã tiếp tục tăng đầu tư vào tài sản cố định trong năm 2021 và 2022 với các chỉ số lần lượt
là 7.2 và 7.21 vòng. Tuy nhiên vào năm 2023, do nhu cầu thị trường giảm, số vòng quay tài sản cố định
giảm xuống còn 5.27 vòng, thấp nhất trong toàn bộ giai đoạn.

 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TATO - Total Assests Turnover) - Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản (VQTTS) của VNG có xu hướng giảm từ năm 2019 đến năm 2022, sau đó
tăng nhẹ vào năm 2023. Năm 2019: VQTTS của VNG là 1.47, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài
sản hiệu quả để tạo ra doanh thu. Ba năm tiếp theo trong giai đoạn ghi nhận vòng quay tổng tài sản
đều không vượt qua vòng quay của năm khởi điểm. Năm 2020, VQTTS giảm xuống còn 0.81, cho
thấy hiệu quả sử dụng tài sản giảm sút. Năm 2021 chỉ số này tăng nhẹ lên 0.89 rồi giảm xuống 0.86
vào năm 2022 và kết thúc ở 0.92 vòng vào năm 2023.

46
b. Nhóm chỉ số Thanh khoản

THANH KHOẢN

Chỉ tiêu
2019 2020 2021 2022 2023
Đơn vị: Lần

Tỷ số thanh toán hiện hành 3.32 3.78 3.06 1.75 1.39

Tỷ số thanh toán nhanh 2.55 2.81 2.12 1.1 0.99

Tỷ số thanh toán tức thời 1.22 1.54 1.04 0.94 0.96

Biểu đồ:

 Tỷ số thanh toán hiện hành (CR - Current Ratio)


Năm 2020, tỷ số thanh toán hiện hành của VNG tương đối khả quan là 3.78 lần, tăng khoảng 0.46 lần
so với năm 2019. Điều này là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2020 tăng lên khoảng 18.14%
so với năm 2019. Tỷ số này cao hơn chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tương đối ổn, tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Trải qua đại dịch Covid19, năm 2021 tỷ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 3.06 lần, tỷ số
này đã giảm 0.72 lần so với năm 2020, đây là một dấu hiệu không mấy khả quan về tình hình tài chính
của công ty. Và tình hình này ngày càng xấu hơn trong năm 2022, khi tỷ số thanh toán hiện hành của
công ty có sự chênh lệch lớn so với năm 2021 là 1.75 lần, giảm hẳn 1.31 lần so với năm ngoái. Do tài
sản ngắn hạn của VNG năm 2022 giảm 2415 tỷ so với năm 2021 trong khi đó nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp lại tăng 2078 tỷ, điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hoặc
thanh toán các khoản nợ hiện tại và các khoản phải trả khác. Năm 2023, mặc dù tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp đã tăng lên 14.35% so với năm 2022 nhưng nợ ngắn hạn cũng tăng 2.9% dẫn đến tỷ số
thanh toán ngắn hạn của VNG đã có sự sụt giảm nhẹ 0.36% còn khoảng 1.39 lần. Nhìn chung, tỷ số

47
thanh toán hiện hành của VNG trong 5 năm đều lớn hơn 1 cho thấy công ty vẫn có đủ tài sản ngắn hạn
để chi trả các khoản nợ tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tỷ số này có xu hướng giảm tương
đối nhanh và dự báo có thể tiếp tục giảm xuống trong năm tới. Điều này có thể dẫn đến doanh nghiệp
bị phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng chi trả
các khoản nợ đến hạn.

 Tỷ số thanh toán nhanh (QR - Quick Ratio)


Tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2020 là 2.81 lần tăng khoảng 0.26 lần so với năm
2019, do các khoản tiền, các loại chứng khoán có khả năng thanh toán cao và các khoản phải thu của
VNG năm 2020 tăng khoảng 18.14% so với năm 2019.

Đến năm 2021, tỷ số này đã có sự sụt giảm nhanh chóng so với năm 2020 từ 2.81 xuống khoảng
0.69 lần còn 2.12 lần trong năm 2021. Điều này xuất phát từ việc hàng tồn kho của năm 2021 tăng
lên nhanh chóng, khoảng 353.84% so với năm 2020 đồng thời nợ ngắn hạn trong năm 2021 cũng
tăng khoảng 48%, trong khi đó các khoản tiền, các loại chứng khoán có khả năng thanh toán cao và
các khoản phải thu của VNG năm 2021 lại chỉ tăng 21.49% so với năm 2020.

Năm 2022, tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn, giảm gần ½ so với năm
2021. Tỷ số này đã giảm 1.02 lần so với năm trước điều này là bởi các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn và các khoản phải thu ngắn hạn giảm khoảng 259.24 % so với năm trước trong khi đó nợ ngắn
hạn năm 2021 của VNG tăng 17.3%.

Tỷ số thanh toán nhanh của năm 2023 tiếp tục có sự sụt giảm nhẹ từ 1.1 lần trong năm 2022 xuống
còn 0.99 lần. Ta có thể thấy khả năng năng thanh toán nhanh là 0.99 <1 , điều này dự báo trước khả
năng thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn của doanh nghiệp là không thể.

 Tỷ số thanh toán tức thời


Nhìn vào chỉ số tài chính của VNG năm 2020 có thể thấy tỷ số thanh toán thức thời của doanh
nghiệp nằm ở mức ổn định, tăng từ 1.22 lần năm 2019 lên 1.54 lần năm 2020.

Sang đến năm 2021, tỷ số thanh toán thức thời của VNG đã có sự chênh lệch khá lớn so với năm
2020 khi có sự sụt giảm 0.5 lần từ 1.54 lần còn 1.04 lần. Điều này là do tiền và các khoản tương
đương tiền năm 2021 giảm 0.12% so với năm 2020 trong khi đó nợ ngắn hạn năm 2021 lại tăng lên
47.88% dẫn đến tỷ số thanh toán thanh toán thức thời của công ty VNG giảm.

Năm 2022 tỷ số thanh toán thức thời của công ty tiếp tục giảm nhẹ 0.1 lần xuống còn 0.94 lần. Ta
có thể thấy tỷ số năm 2022 đã giảm xuống dưới 1, dự báo rằng có thể công ty đang gặp khó khăn
trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán thức thời năm 2023 đã có sự cải thiện hơn so với năm 2022 khi tăng 0.02 lần từ
0.94 lần lên 0.96 lần do tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp năm 2023 đã tăng lên
khoảng 46% so với năm trước. Nhìn chung, tỷ số thanh toán thức thời của VNG vẫn ở mức ổn định
chứng tỏ doanh nghiệp có đủ dòng tiền mặt để đáp ứng những nhu cầu thanh toán thức thời.

48
c. Nhóm chỉ số Đòn bẩy tài chính

ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu
2019 2020 2021 2022 2023
Đơn vị: Phần trăm

Hệ số nợ 22.7 22.73 31.55 42.53 55.01

Hệ số tự tài trợ 77.3 77.27 68.45 57.47 44.99

Hệ số nợ/VCSH 29.36 29.41 46.08 74.01 122.26

Biểu đồ:

 Hệ số nợ (D/A - Debt/Assests)
Năm 2020, tỷ số Nợ trên Tổng tài sản của VNG ở mức 22.73% tăng, tỷ số này đã tăng nhẹ so với
năm 2019 khoảng 0.03%. Đến năm 2021, nhìn vào bảng chỉ số tài chính ta thấy rằng Hệ số nợ của
công ty đã tăng lên đáng kể so với năm 2020, từ 22.73% lên 31.55%. Điều này chứng tỏ, doanh
nghiệp cần nhiều vốn kinh doanh hơn trong năm 2021. Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản năm 2022 và năm
2023 của doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên lần lượt là 42.53% và 55.01%. Nhìn vào số liệu này có
thể dự đoán Hệ số Nợ của công ty VNG có xu hướng sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tới và doanh
nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng lớn hơn và sẽ có nhiều rủi ro hơn nếu không có cách khắc phục.

 Hệ số tự tài trợ (E/A - Equity/Assests)


Năm 2020, hệ số tự tài trợ của công ty VNG đã có sự giảm nhẹ từ 77.3 % trong năm 2019 xuống
còn 77.27%. Điều này là do tổng tài sản của năm 2020 đã tăng lên 12.08% so với năm 2019. Tỷ số
này ở năm 2019 và 2020 tương đối cao chứng tỏ doanh nghiệp ít bị phụ thuộc vào huy động vốn từ
vay nợ, có thể thấy tiềm lực tài chính của VNG trong 2 năm 2019 và 2020 tương đối tốt. Trong 3
năm tiếp theo, tỷ số Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản tiếp tục có sự giảm mạnh với 68.45% trong năm
2021, 57.47% trong năm 2022 và cuối cùng là 44.99% trong năm 2023. Việc hệ số tự tài trợ của
49
doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh cho thấy công ty đang càng ngày càng sử dụng nhiều hơn
vốn từ vay nợ dẫn đến tiềm lực tài chính của công ty yếu dần đi, tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp.

 Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E - Debt/Equity)


Tỷ số nợ/ VCSH của VNG trong năm 2020 đã có sự tăng nhẹ khoảng 0.5% từ 29.36% trong năm
2019 lên 29.41% trong năm 2020. Tiếp đến trong năm tiếp theo, hệ số đã tăng đáng kể 16.67% lên
46.08% trong năm 2021. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng đến hình thức huy
động vay nợ hơn. Năm 2022, Hệ số này tiếp tục tăng lên 74.01%, tăng khoảng 27.93% so với năm
2021.Đến năm 2023, hệ số nợ trên VCSH của VNG đã đạt đến 122.26% tăng 48.25% so với năm
trước. Do vốn chủ sở hữu năm 2023 giảm khoảng 14.52% trong khi đó Nợ lại tăng đến 41.21%.

d. Nhóm chỉ số Sinh lợi

KHẢ NĂNG SINH LỜI

Chỉ số
2019 2020 2021 2022 2023
Đơn vị: Phần trăm

Hệ số doanh lợi doanh thu (ROS) 8.78 3.21 -0.95 -19.66 -8.78

Hệ số doanh lợi tổng tài sản (ROA) 12.27 7.99 6.65 -18.83 -11.39

Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 9.55 6.18 4.82 -11.88 -5.81

Tỷ lệ lãi EBIT 12.34 6.36 3.32 -14.34 -5.73

Biểu đồ:

50
 Hệ số doanh lợi doanh thu (ROS - Return on Sales)
Khả năng sinh lợi của công ty được đánh giá qua ROS cho thấy xu hướng giảm và biến động lớn
trong 5 năm qua. Mức ROS thấp cho thấy khả năng sinh lời của công ty không cao, nguyên nhân
chính là do chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ lớn. Giai đoạn từ 2021 đến 2023, ROS ghi nhận
giá trị âm và giảm mạnh, đặc biệt vào năm 2022, chỉ số ROS chạm đáy trong vòng 5 năm với mức
chỉ số đạt -19.66.

 Hệ số doanh lợi tổng tài sản (ROA - Return on Assets)


Trong giai đoạn 2019 - 2021, ROA có sự giảm nhẹ dù bị ảnh hưởng bởi dich Covid - 19, giảm từ
12.27 xuống chỉ còn 6.65, điều này cho thấy một đồng tài sản công ty tạo ra đang giảm dần. Trong
khi đó, chỉ trong 1 năm từ 2021 - 2022, chỉ số ROA giảm mạnh xuống chỉ còn -18.83, cho thấy đây
là một dấu hiệu không tốt cho công ty. Chỉ số ROA đang cho thấy sự tăng trưởng trở lại trong một
năm trở lại đây khi tăng 7.6% chỉ trong vòng năm từ 2022 - 2023, tức là công ty hồi phục lại trong
quá trình kinh doanh.

 Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity)


Chỉ số ROE có dấu hiệu sụt giảm từ năm 2019 - 2022, giảm từ 9.55 xuống chỉ còn -11.88, có thể
thấy doanh nghiệp đang không sử dụng hiệu quả đồng vốn của chủ sở hữu và cổ phiếu công ty đang
không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Từ năm 2022 - 2023, chỉ số ROE tăng mạnh với mức
tăng xấp xỉ 8.5%, tức là mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu đang có dấu hiệu tăng
trưởng trở lại.

 Tỷ lệ lãi EBIT
Tỷ lệ lãi EBIT của VNZ giảm dần từ 12.34% năm 2019 xuống -5.73% năm 2023, cho thấy sự sụt
giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình trạng thua lỗ. Nguyên nhân có thể là do tình hình khủng
hoảng kinh tế thế giới. Đây là dấu hiệu đáng báo động và VNZ cần khẩn trương tìm ra nguyên nhân
và thực hiện các biện pháp cải thiện.

e. Nhóm chỉ số Định giá

ĐỊNH GIÁ
Chỉ tiêu Đơn vị 2019 2020 2021 2022 2023

Giá trị doanh nghiệp trên


lợi nhuận trước thuế và lãi Lần -2.96 -6.44 -9.03 1.83 -33.27
vay (EV/EBITDA)

Thu nhập trên mỗi cổ


phần của 4 quý gần nhất Tỷ đồng 16100.81 13032.22 11512.59 -30050.66 -18805.77
(EPS)

Chỉ số giá thị trường trên


Lần 86.99 26.57 23.79 -0.06 -34.56
thu nhập (P/E)

51
Chỉ số giá thị trường trên
Lần 5.78 6.05 23.65 20.1 4.27
giá trị sổ sách (P/B)

 Giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Bảng số liệu về chỉ số EV/EBITDA trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023 cho thấy một biến động
đáng kể và một xu hướng không ổn định.
 2019: Chỉ số bắt đầu từ mức âm -2.96, cho thấy rằng giá trị doanh nghiệp có thể cao hơn
EBITDA, hoặc EBITDA là âm.
 2020: Chỉ số giảm xuống còn -6.44, chỉ ra rằng sự chênh lệch giữa EV và EBITDA đã tăng lên,
có thể do tăng trưởng EV hoặc sự sụt giảm của EBITDA.
 2021: Sự giảm giá trị còn mạnh mẽ hơn nữa, với EV/EBITDA ở mức -9.03, phản ánh một tình
hình kinh doanh càng trở nên khó khăn, hoặc sự gia tăng của nợ so với lợi nhuận từ hoạt động.
 2022: Chúng ta thấy một sự đảo chiều tích cực đáng chú ý, với chỉ số EV/EBITDA tăng lên
mức 1.83. Điều này có thể đại diện cho một sự cải thiện trong lợi nhuận hoạt động của công ty
hoặc một giảm giá trị doanh nghiệp so với EBITDA.
 2023: Tuy nhiên, sau sự cải thiện đó, chỉ số lại sụt giảm mạnh mẽ đến mức -33.27, gợi ý rằng
có thể đã xảy ra một sự kiện đáng kể làm giảm giá trị doanh nghiệp hoặc làm tăng EBITDA lên
một cách tiêu cực.

 Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2023, công ty chứng kiến một giai đoạn biến
động mạnh mẽ với tốc độ giảm giá trị EV/EBITDA tăng lên đáng kể trong ba năm đầu tiên, sau
đó là một bước ngoặt tích cực vào năm 2022, và rồi một sự sụt giảm nghiêm trọng vào năm
2023.

52
Biểu đồ cung cấp một cái nhìn tổng quan về chỉ số
EV/EBIT của công ty VNZ qua các quý từ
Q4/2022 đến Q4/2023, từ đó phản ánh những biến
động đáng chú ý trong cấu trúc tài chính của công
ty. Cụ thể, quý 4 năm 2022 cho thấy một giá trị âm
lớn, có khả năng lợi nhuận EBIT của công ty là tiêu
cực hoặc giá trị doanh nghiệp ở mức cao bất
thường so với lợi nhuận đó. Sang đến quý 1 năm
2023, tình hình đã cải thiện rõ ràng với một cột
màu xanh biểu thị cho giá trị dương, báo hiệu sự
phục hồi của lợi nhuận EBIT. Tuy nhiên, điều này
không kéo dài khi quý 2 lại chứng kiến một sự sụt
giảm, mặc dù không nghiêm trọng như quý cuối
của năm trước. Đến quý 3, không thể thấy rõ ràng
xu hướng nào do thiếu dữ liệu, và tới quý 4, dù vẫn
còn lỗ nhưng tình hình đã được cải thiện một cách
nhẹ nhàng. Qua đó, có thể thấy công ty VNZ đang
trải qua một giai đoạn biến động với những dấu
hiệu của sự khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều bất ổn cần được quan sát và đánh giá thêm.

 Thu nhập trên mỗi cổ phần của 4 quý gần nhất (EPS)

Dựa vào bảng số liệu EPS (Earnings Per Share - Lợi nhuận trên mỗi cổ phần) từ năm 2019 đến 2023, ta
có thể phân tích xu hướng và tốc độ biến đổi của chỉ số này qua các năm như sau:
 Giai đoạn 2019 - 2021: Chúng ta thấy một xu hướng giảm dần qua các năm từ 16100.81 xuống
còn 11512.59. Sự sụt giảm này cho thấy rằng lợi nhuận của công ty đang trên đà giảm, có thể
do thị trường đang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực hoặc do kết quả kinh doanh của công
ty không tốt.
 Giai đoạn 2021 - 2022: EPS có sự sụt giảm nghiêm trọng, từ mức dương 11512.59 xuống mức
âm -30050.66. Đây là sự thay đổi lớn và tiêu cực, cho thấy lợi nhuận của công ty đã chuyển

53
biến xấu đi đáng kể, có khả năng công ty gặp phải những khó khăn lớn hoặc thậm chí là lỗ
nặng.
 Giai đoạn 2022 - 2023: Tuy EPS vẫn còn âm ở mức -18805.77 nhưng đã có sự cải thiện so với
năm 2022. Điều này có thể báo hiệu rằng tình hình tài chính của công ty đang dần ổn định trở
lại và công ty có thể đang áp dụng những biện pháp để cải thiện kết quả kinh doanh.

Tóm lại, trong giai đoạn 2019 - 2023, công ty này đã trải qua một quãng thời gian khó khăn với xu
hướng giảm lợi nhuận, đặc biệt là sự sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2022. Tuy nhiên, có vẻ như sự
phục hồi đang bắt đầu từ năm 2023 khi mà mức lỗ đã giảm bớt.

Biểu đồ thể hiện thu nhập trên mỗi cổ phiếu


(EPS) của công ty VNZ qua bốn quý gần nhất,
cho thấy một chuỗi các giá trị âm liên tục. Điều
này chỉ ra rằng công ty đã ghi nhận mất mát
trong mỗi quý của năm, với không có dấu hiệu
cải thiện rõ rệt hoặc phục hồi. Cụ thể, từ quý 4
năm 2022 đến quý 4 năm 2023, EPS duy trì ở
mức âm, mặc dù có vẻ như có xu hướng giảm
thiểu lỗ lã, nhưng bức tranh tổng thể vẫn là tiêu
cực. Sự giảm lỗ liên tiếp có thể phản ánh những
nỗ lực của công ty trong việc cắt giảm chi phí
và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, tuy nhiên,
vẫn cần phải đưa ra những biện pháp quyết liệt
và hiệu quả hơn nữa để đảo ngược tình hình và
đạt được lợi nhuận. Cần phải tiến hành phân
tích sâu hơn để xác định nguyên nhân chính xác
của tình trạng thua lỗ và từ đó triển khai các
chiến lược cải tiến mục tiêu.

 Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)

54
Dựa vào bảng số liệu P/E (Price to Earnings Ratio - Tỷ số giá trên lợi nhuận) và EPS (Earnings Per
Share - Lợi nhuận trên mỗi cổ phần) của một công ty từ năm 2019 đến 2023, ta có thể phân tích xu
hướng và tốc độ biến đổi của chỉ số này qua các năm như sau:
 Giai đoạn 2019 - 2021: Chỉ số P/E giảm mạnh từ 86.99 trong năm 2019 xuống còn 26.57 trong
năm 2020, và tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 23.79 trong năm 2021. Sự giảm này cho thấy giá cổ
phiếu của công ty có thể đang tăng ít hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận hoặc lợi nhuận tăng
nhanh hơn so với giá cổ phiếu. Điều này thể hiện sự cải thiện về mặt hiệu quả hoạt động kinh
doanh hoặc có thể do thị trường đánh giá cao khả năng sinh lời của công ty.
 Giai đoạn 2021 - 2022: Chỉ số P/E giảm xuống gần 0 (-0.06) trong năm 2022. Khi P/E tiến gần
đến 0, điều này thường báo hiệu rằng lợi nhuận của công ty là rất thấp hoặc EPS gần như bằng
0. Trong trường hợp này, chúng ta biết rằng EPS là âm lớn, nên chỉ số P/E âm không mang ý
nghĩa thông thường và thường không được sử dụng trong phân tích tài chính.
 Giai đoạn 2022 - 2023: Chỉ số P/E tiếp tục là âm ở mức -34.56 vào năm 2023, phản ánh sự tiếp
tục lỗ lớn của công ty như EPS âm 18,805.77. Chỉ số P/E âm cao như vậy cũng là dấu hiệu bất
thường và chỉ ra rằng công ty đang chịu lỗ nặng.

Nói chung, chỉ số P/E đã trải qua một sự sụt giảm đáng kể từ năm 2019 đến 2023, từ mức cao đáng kể
xuống đến mức âm sâu. Điều này cho thấy rằng từ năm 2022, công ty không chỉ không kiếm được lợi
nhuận mà còn đang ghi nhận mức lỗ lớn, làm giảm đáng kể giá trị cổ phiếu của mình trên thị trường.
Để phân tích kỹ lưỡng hơn, cần phải xem xét các yếu tố khác như điều kiện thị trường chung, chiến
lược doanh nghiệp, và các yếu tố nội tại khác có thể ảnh hưởng đến cả giá cổ phiếu và lợi nhuận của
công ty.

Biểu đồ cột bên cạnh miêu tả sự biến động của


chỉ số P/E từ quý 4 năm 2022 đến quý 4 năm
2023, với mỗi cột biểu thị một quý riêng biệt.
Chỉ số P/E được biểu thị bằng các giá trị âm,
thể hiện một tình trạng không lạc quan trong
lợi nhuận của doanh nghiệp. Bắt đầu từ quý 4
năm 2022, chỉ số đứng ở mức xấp xỉ -25, một
điểm khởi đầu thấp, báo hiệu sự khó khăn
trong việc tạo ra lợi nhuận. Sang quý 1 năm
2023, tình hình có vẻ không thay đổi đáng kể,
với chỉ số vẫn giữ ở mức gần -25. Tuy nhiên,
sự giảm giá trị rõ rệt bắt đầu từ quý 2 năm
2023, khi chỉ số P/E giảm xuống gần -50, cho
thấy một sự sụt giảm đáng kể trong khả năng
tạo ra lợi nhuận so với giá cổ phiếu. Xu hướng
này tiếp tục diễn ra trong quý 3, với chỉ số P/E
tiếp tục duy trì ở mức gần -50. Sự ổn định ở
mức thấp này cho thấy rằng không có sự cải
thiện nào trong lợi nhuận của công ty, hoặc giá cổ phiếu vẫn ở mức cao so với lợi nhuận đạt được.
Đến quý 4 năm 2023, mức độ âm của chỉ số P/E có phần giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức rất thấp xung
quanh giá trị -50. Điều này báo hiệu rằng tình hình lợi nhuận của công ty có thể đã dừng lại ở mức
sụt giảm hoặc có những dấu hiệu nhẹ của sự phục hồi, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức cần phải
đối mặt. Kết luận, trong suốt năm từ quý 4 năm 2022 đến quý 4 năm 2023, chỉ số P/E của công ty
biểu hiện một hình ảnh không mấy khả quan về khả năng sinh lời. Tình trạng này đòi hỏi sự quan
55
tâm và các biện pháp cải thiện mạnh mẽ từ phía ban quản trị công ty, với hy vọng cải thiện hiệu quả
hoạt động và giá trị cổ phiếu trong thời gian tới.

 Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)

Dựa vào bảng số liệu cho thấy chỉ số P/B (Price to Book Ratio - Tỷ số giá trên giá trị sổ sách) của công
ty VNZ từ năm 2019 đến 2023, ta có thể phân tích xu hướng và tốc độ biến đổi như sau:
 Giai đoạn 2019 - 2020: Chỉ số P/B tăng nhẹ từ 5.78 lên 6.05. Điều này có thể cho thấy thị
trường đang đánh giá cao hơn giá trị thực tế của công ty, hoặc giá cổ phiếu tăng nhanh hơn giá
trị sổ sách của công ty.
 Giai đoạn 2020 - 2021: Chứng kiến một bước nhảy vọt lớn trong chỉ số P/B, tăng từ 6.05 lên
23.65. Sự tăng này là rất đáng chú ý và có thể do giá cổ phiếu tăng mạnh, hoặc giá trị sổ sách
giảm, có thể do việc giảm giá trị tài sản hoặc tăng vốn cổ phần.
 Giai đoạn 2021 - 2022: Chỉ số P/B giảm xuống còn 20.1. Mặc dù có sự giảm, nhưng tỷ số này
vẫn cao, cho thấy thị trường có thể vẫn đánh giá cao giá trị của công ty hoặc giá cổ phiếu vẫn
duy trì ở mức cao so với giá trị sổ sách.
 Giai đoạn 2022 - 2023: Chỉ số P/B giảm mạnh xuống còn 4.27. Đây là sự giảm giá đáng kể và
có thể phản ánh một sự điều chỉnh của thị trường về đánh giá giá trị công ty, hoặc giá cổ phiếu
giảm mạnh, hoặc giá trị sổ sách tăng lên do việc cải thiện tài chính hoặc tài sản của công ty.

Nhìn chung, chỉ số P/B của công ty đã trải qua những biến động đáng kể trong giai đoạn 5 năm này, từ
việc tăng nhẹ, tăng mạnh và sau cùng là giảm sâu. Điều này có thể liên quan đến các yếu tố như sự thay
đổi trong giá cổ phiếu do cảm nhận của nhà đầu tư về giá trị công ty, thay đổi trong tài sản sổ sách của
công ty, hoặc các sự kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về
nguyên nhân của những thay đổi này, cần phải xem xét chi tiết hơn thông qua các báo cáo tài chính và
phân tích ngành.

Biểu đồ phản ánh xu hướng của chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) của VNZ từ quý 4 năm
2022 đến quý 4 năm 2023. Dễ dàng nhận thấy, chỉ số này đã trải qua sự biến động đáng kể trong suốt
bốn quý được ghi nhận.
56
Cụ thể, tại quý 4 năm 2022, chỉ số P/B khởi điểm tại
mức xấp xỉ 4 tỷ đồng. Sau đó, vào quý đầu tiên của
năm 2023, chỉ số này tăng nhẹ lên, đạt giá trị gần 4.5
tỷ đồng. Sự tăng trưởng này tiếp tục đến quý 2 năm
2023, với chỉ số P/B đứng ở mức khoảng 4.5 tỷ đồng.
Điểm nhấn đáng chú ý nhất là vào quý 3 năm 2023,
khi chỉ số này tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vào quý cuối cùng của năm, đã có một sự
sụt giảm nhẹ, với chỉ số giảm xuống mức gần với mức
của quý trước, đóng cửa ở khoảng 5 tỷ đồng.
Nhìn chung, có thể thấy rằng, dù có sự biến động qua
từng quý, nhưng chỉ số P/B của VNZ đã duy trì một
xu hướng tăng trưởng tích cực qua từng quý. Sự giảm
nhẹ vào quý 4 có thể được xem là sự điều chỉnh tạm
thời sau một quý tăng trưởng mạnh.

 Chỉ số giá thị trường trên doanh thu thuần (P/S)

Biểu đồ cung cấp thông tin về chỉ số giá thị


trường trên doanh thu thuần (P/S) của công ty
VNZ, được biểu thị bằng tỷ đồng, qua các quý
từ quý 4 năm 2022 đến quý 4 năm 2023.

Nhìn chung, có thể thấy rằng chỉ số P/S đã trải


qua những biến động nhất định qua các quý.
Cụ thể, chỉ số bắt đầu ở mức cao trong quý 4
năm 2022 với giá trị khoảng 15 tỷ đồng. Tuy
nhiên, vào quý 1 năm 2023, có một sự sụt giảm
đáng kể, chỉ số giảm xuống khoảng 10 tỷ đồng.
Tiếp theo, trong quý 2 và quý 3 của năm 2023,
chỉ số này tiếp tục giảm, lần lượt là khoảng 8
và 7 tỷ đồng, cho thấy một xu hướng giảm liên
tục qua các quý. Tuy nhiên, vào quý 4 năm
2023, có một sự phục hồi nhẹ khi chỉ số tăng
lên khoảng 9 tỷ đồng. Điều này có thể cho thấy
một số cải thiện trong việc đánh giá giá trị thị
trường so với doanh thu thuần của công ty.

Tóm lại, biểu đồ cho thấy chỉ số P/S của công ty VNZ đã giảm đều từ quý 4 năm 2022 đến quý 3 năm
2023 trước khi nhích lên nhẹ trong quý 4 năm 2023. Dù có sự cải thiện trong quý cuối cùng được quan
sát, nhưng nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức bắt đầu của chu kỳ.

 Vốn hóa

57
Biểu đồ cho thấy sự biến động của vốn hóa thị trường trong năm 2023, bắt đầu từ quý 1 và kết thúc ở
quý 4. Ban đầu, vốn hóa thị trường có mức tăng trưởng ổn định từ 15039.85 tỷ vào quý 1 lên 17763.65
tỷ vào quý 2.

Đáng chú ý, trong quý 3, vốn hóa thị trường đã chứng kiến một bước nhảy vọt, tăng lên mức
24391.12 tỷ, đánh dấu mức cao nhất trong năm. Tuy nhiên, sau sự tăng đột biến đó, vốn hóa đã có
sự sụt giảm, giảm xuống còn 21304.44 tỷ vào quý 4, tuy vẫn cao hơn so với hai quý đầu của năm.
Qua quan sát biểu đồ, có thể nhận định rằng, vốn hóa thị trường đã trải qua những biến động đáng
kể trong năm 2023, với điểm nhấn là sự tăng mạnh vào quý 3 và sau đó là sự điều chỉnh giảm nhẹ
vào quý cuối cùng. Mặc dù có sự giảm giá trong quý 4, nhưng nếu nhìn vào cả năm, vốn hóa thị
trường vẫn cho thấy xu hướng tăng tổng thể.

IV. Giải pháp


1. Xác định điểm mạnh. yếu và rủi ro
a. Điểm mạnh
VNG sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng khổng lồ. Cụ thể à VNG Corporation có lượng tiền
mặt khá lớn (gần 2300 tỷ đồng tính đến cuối quý II/2023). Công ty liên tục nhận được dòng tiền từ hoạt
động huy động vốn và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận dương trong giai đoạn năm 2020 -
nửa đầu năm 2023 (ngoại trừ năm 2022 ghi nhận âm 1396 tỷ đồng).

Doanh thu của VNG Corporation chủ yếu được thúc đẩy bởi số lượng và mức độ tương tác của người
dùng trên các nền tảng. Xét riêng lĩnh vực game, số lượng lớn người chơi game càng lớn sẽ dẫn đến sự
cạnh tranh nhiều hơn trong các ván game, điều này sẽ tạo ra hiệu ứng "dây chuyền" giúp VNG
Corporation duy trì mức độ phổ biến của trò chơi.

Lĩnh vực đóng góp tích cực cho lợi nhuận công ty là mảng truyền thông với ứng dụng nhắn tin Zalo,
dịch vụ âm nhạc Zing MP3, trang tổng hợp tin tức Báo Mới và các nền tảng quảng cáo Adtima và Zalo
Ads. BCTC giai đoạn 2020-2022 cho thấy lĩnh vực này liên tục lãi, với tăng trưởng bình quân đạt
137%/năm.

58
b. Điểm yếu
Tốc độ tăng trưởng doanh thu VNG Corporation giai đoạn 2020-2921 có dấu hiệu chậm lại. Theo đó,
tốc độ tăng doanh thu công ty giảm từ 26.3% trong năm 2021 xuống 1.99% năm 2022. Xét trong kỳ
báo cáo 6 tháng năm 2023, doanh thu công ty đạt 3233 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 4.2% so với cùng kỳ năm
ngoái.

Ngược phát hành Game, các mảng kinh doanh còn lại của công ty liên tục thua lỗ, trong đó mảng
FinTech lỗ nặng nhất. Cụ thể, FinTech năm 2020 và 2021 lần lượt lỗ 858 tỷ đồng và 1468.4 tỷ đồng,
năm 2022 tiếp tục lỗ 2019.4 tỷ đồng. Tín hiệu khá tích cực với FinTech khi 6 tháng năm 2023 chỉ lỗ
465 tỷ đồng.

2. Giải pháp
 Tập trung vào việc mở rộng thị trường, tăng cường bán hàng và marketing để thu hút khách
hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
 Đánh giá và cắt giảm các chi phí không cần thiết, tối ưu hóa quy trình sản xuất và chuỗi cung
ứng để nâng cao hiệu quả chi tiêu.
 Phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm hiện tại, đa
dạng hóa dịch vụ để tạo ra nguồn doanh thu mới.
 Giảm lượng hàng tồn kho: Quản lý hiệu quả, dự báo chính xác, bán thanh lý.
 Cải thiện hiệu quả hoạt động: Tăng năng suất lao động, giảm chi phí.
 VNZ cần tập trung vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc mở rộng thị
trường, phát triển sản phẩm mới và tối ưu hóa chi phí.
 Xem xét lại các hoạt động để loại bỏ những phần không hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao
hiệu suất hoạt động.
 Đàm phán lại các điều khoản nợ để giảm lãi suất hoặc thời hạn trả nợ, điều này có thể giảm áp
lực tài chính và tăng EBITDA.
 Phát hành cổ phiếu hoặc thu hút các nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn chủ sở hữu, giảm
 Mua lại cổ phiếu có thể làm giảm số cổ phiếu lưu hành và tăng EPS, qua đó cải thiện chỉ số P/E.
phụ thuộc vào nợ vay.
 Tăng doanh thu và quản lý chi phí hiệu quả để cải thiện lợi nhuận ròng.
 Giảm số lượng cổ phiếu lưu hành qua các chương trình mua lại cổ phiếu có thể làm tăng giá cổ
phiếu.

59

You might also like