(2021) Mau KL&CD Khoa Kinh Te

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG


VÀ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. QUY CÁCH TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN/ CHUYÊN ĐỀ


1.1. Cấu trúc của đề cương khóa luận/ chuyên đề
1. Bìa chính (theo mẫu 1), bìa phụ (theo mẫu 2)
2. Mục lục (chỉ nêu các mục đề từ cấp 1 đến cấp 3)
3. Danh mục từ viết tắt (nếu có)
4. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
5. Phần thứ hai: Tổng quan tài liệu nghiên cứu (Cơ sở lý luận và thực tiễn…)
6. Phần thứ ba: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
7. Phần thứ tư: Dự kiến kết quả nghiên cứu
8. Danh mục tài liệu tham khảo
9. Kế hoạch thực hiện đề tài (theo mẫu 3)
10. Phụ lục (nếu có)
1.2. Yêu cầu bố cục của đề cương khóa luận/ chuyên đề

PHẦN THỨ NHẤT


ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (Thời gian, địa điểm, nội dung nghiên cứu)

PHẦN THỨ HAI


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở thực tiễn
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (hoặc Khái quát về đối tượng nghiên cứu)
3.2. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN THỨ TƯ
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1
4.1.1.
4.1.1.1.
.....................
4.1.2.
....................
4.2.
4.3.
.....................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới trong đề cương.

PHỤ LỤC (Nếu có)


Đối với đề tài dự kiến có sử dụng số liệu sơ cấp cần trình bày mẫu phiếu phỏng
vấn ở phần Phụ lục.

Lưu ý:- Đề cương Khóa luận/ Chuyên đề cần trình bày chi tiết các phần: i) Đặt vấn đề, ii)
Tổng quan tài liệu nghiên cứu và iii) Phương pháp nghiên cứu.
- Đề cương Khóa luận/Chuyên đề đã ký xác nhận được lưu ở Bộ môn chuyên môn
để phục vụ công tác kiểm tra/kiểm định.
Mẫu 1: Mẫu trang bìa chính (bìa ngoài)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI (KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ)

Sinh viên :
Chuyên ngành :
Khóa học :

Đắk Lắk, tháng/năm


Mẫu 2: Mẫu trang bìa phụ (bìa trong)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI (KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ)

Sinh viên :
Chuyên ngành :

Người hướng dẫn:


(Học hàm, học vị và họ tên người hướng dẫn)

Đắk Lắk, tháng/năm


Mẫu 3: Mẫu kế hoạch thực hiện đề tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đắk Lắk, ngày ..... tháng ..... năm 20…

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: ………………………………………………………………………


Người hướng dẫn: ……………………………………………………………………......
Chuyên ngành: ……………………………………………………………………. ……..
Lớp: ……………………………………………………………………………………….
Tên đề tài: …………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..

TT Nội dung công việc Thời gian Dự kiến các kết quả
1
2
3
4
5
6
7

Đắk Lắk, ngày … tháng … năm …..


Người hướng dẫn Sinh viên thực hiện

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG/


HOẶC CỦA BỘ MÔN
2. QUY CÁCH TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN/ CHUYÊN ĐỀ
2.1. Cấu trúc của báo cáo khóa luận/ chuyên đề
1. Bìa chính, bìa phụ (giống bìa đề cương, bỏ cụm từ “ĐỀ CƯƠNG”)
2. Lời cảm ơn
3. Mục lục (chỉ nêu các đề mục từ cấp 1 đến cấp 3)
4. Danh mục từ viết tắt (sắp xếp theo thứ tự ABC cụm từ viết tắt)
5. Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ
6. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
7. Phần thứ hai: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8. Phần thứ ba: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
9. Phần thứ tư: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
10. Phần thứ năm: Kết luận
11. Danh mục tài liệu tham khảo (xem hướng dẫn ở mục 3.4.2)
12. Phụ lục (nếu có)
13. Nhận xét của đơn vị thực tập (theo mẫu 4)
14. Ý kiến của người hướng dẫn (theo mẫu 5)
2.2. Yêu cầu bố cục của báo cáo khóa luận/ chuyên đề

PHẦN THỨ NHẤT


ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (Thời gian, địa điểm, nội dung nghiên cứu)

PHẦN THỨ HAI


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở thực tiễn
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (hoặc Khái quát về đối tượng nghiên cứu)
3.2. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1
4.1.1.
4.1.1.1.
.....................
4.1.2.
....................
4.2.
4.3.
.....................
PHẦN THỨ NĂM
KẾT LUẬN

3. YÊU CẦU TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG VÀ BÁO CÁO KHÓA LUẬN/ CHUYÊN
ĐỀ
3.1. Định dạng
- Đánh máy vi tính, in trên 1 mặt giấy A4
- Font chữ: Times New Roman - UNICODE
- Cỡ chữ: 13 trên phần mềm sọan thảo WINWORD
- Dãn dòng 1,5 lines
- Đặt lề theo quy cách sau: Lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm, lề trái 3,5 cm và lề phải 2
cm.
3.2. Đánh số trang
- Đánh số trang ở giữa lề dưới trang giấy
- Không đánh số ở trang bìa
- Phần phụ (sau trang bìa phụ và trước phần thứ nhất): đánh số trang theo chữ La
mã bắt đầu từ i, ii, iii,…
- Phần nội dung chính (từ phần thứ nhất trở đi): đánh số trang theo chữ số Ả rập
bắt đầu từ 1, 2, 3,…
3.3. Trình bày mục và tiểu mục
Đề mục Kích thước Loại, kiểu chữ Sắp xếp
Tên các phần và các mục cấp 1 14 In hoa, đứng, đậm Canh giữa
Ví dụ: PHẦN THỨ 2 TỔNG
QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN
CỨU
Mục cấp 2 13 In thường, đứng, đậm Canh trái
Ví dụ: 2.1. Cơ sở lý luận
Mục cấp 3 13 In thường, nghiêng, Canh trái
Ví dụ: 2.1.1. Các khái niệm đậm

Mục cấp 4 13 In thường, nghiêng Canh trái


Ví dụ: 1.1.1.1. Khái niệm phát triển
bền vững
3.4. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
3.4.1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn tài liệu tham khảo có thể được thực hiện theo 2 cách sau:
(i) Trích dẫn nguyên văn, sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả
dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Nguyễn Văn A
(2009) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”.
(ii) Trích dẫn thông qua diễn giải, lập luận những từ, ý của các tác giả khác bằng
câu chữ của mình mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc.
Trích dẫn cần nêu tác giả (hoặc tên tổ chức phát hành) và năm xuất bản tài liệu.
Có hai cách trình bày:
i) Nêu tác giả trước rồi kèm theo diễn giải ý, từ của tác giả thì viết tên tác giả và
năm xuất bản trong ngoặc đơn, ví dụ: Smith (1988)
ii) Diễn đạt ý, từ trước và nêu tác giả sau thì viết tác giả, dấu (,) năm trong
ngoặc đơn, ví dụ: (Smith, 1998).
Nếu tác giả là người nước ngoài ghi họ và năm, nếu là người Việt Nam ghi đủ cả
họ tên và năm, ví dụ: Smith (1988) hay (Smith, 1988); Nguyễn Hữu Đức (2011)
hay (Nguyễn Hữu Đức, 2011).
Đối với tài liệu có 2 tác giả, ghi đủ cả hai và dùng chữ “and” (đối với tài liệu
tiếng Anh) hay chữ “và” (đối với tài liệu tiếng Việt, tài liệu dịch hay tài liệu bằng các
ngôn ngữ khác có thêm phần dịch tiếng Việt) để nối giữa hai tác giả đó, ví dụ Lawn
and Andrew (2011) hay (Lawn and Andrew, 2011); Vũ Đình Hòa và Nguyễn Văn
Giang (2012) hay (Vũ Đình Hòa và Nguyễn Văn Giang, 2012).
Đối với tài liệu có từ 3 tác giả trở lên thì ghi như sau: đối với tài liệu nước ngoài
ghi tác giả đầu kèm theo et al. và năm xuất bản, ví dụ: Smith et al. (2009) hay (Smith et
al., 2009); đối với tài liệu tiếng Việt ghi tác giả và cs. để chỉ các tác giả còn lại và năm, ví
dụ: Nguyễn Hữu Đức và cs. (2011) hay (Nguyễn Hữu Đức và cs., 2011).
3.4.2. Hướng dẫn trình bày danh mục tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm,
không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng
ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ
tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ (ví dụ, Nguyễn Văn
A chứ không phải A (Nguyễn Văn).
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tác giả là: Bộ Nông nghiệp xếp theo vần B, Học viện
Nông nghiệp xếp theo vần H.
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, báo cáo phải ghi đủ các thông tin:
● tên tác giả hoặc cơ quan ban hành
● (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
● tên sách, luận văn, báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
● nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
● nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
(Xem ví dụ ở phần tài liệu tham khảo số 1, 2, 3, 29, 30, 31)
Tài liệu tham khảo là báo cáo, tin trong tạp chí, bài trong một cuốn sách... ghi
đầy đủ các thông tin sau:
● tên tác giả
● (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
● “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
● tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
● tập
● (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
● các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
(Xem ví dụ ở phần tài liệu tham khảo số 26, 28).
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì
nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu
tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.

4. Tài liệu tham khảo trên Internet phải ghi đủ các thông tin:
 tên tác giả
 (thời gian tài liệu được tạo hay cập nhật),
 “tên tài liệu”,
 địa chỉ: http://www......,
 [truy cập ngày/tháng/năm].
(Xem ví dụ ở phần tài liệu tham khảo số 27).
Dưới đây là một số ví dụ về cách trình bày tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Quy hoạch phát triển ngành cà phê
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
2. Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông
dân ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản, NXB
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
...............
26. Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hùng Anh và Trần Hữu Cường (2011), “Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học
và Phát triển, 9 (3), 492-502.
27. Dương Tử (2015), “Nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạt nền đáy”, địa chỉ:
http://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-the-chan-trang-trai-bat-nen-day-article6651.tsvn,
[truy cập 21/7/2016].
Tiếng Anh
28. Anderson J. E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota - The Cheese Case”,
American Economic Review, 75 (1), 78-90.
29. Bolding K. E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamiltion, London.
30. Central Statistical Oraganisation (1995), Statistical Year Book, Beijing.
31. Institute of Economics (1998), Analysis of Expenditure Pattern of Urban Households
in Vietnam, Departement of Economics, Economic Research Report, Hanoi.
..................
Lưu ý:
1. Đối với Khóa luận: dung lượng 50 - 70 trang (không bao gồm các phần phụ),
đóng bìa cứng, SV nộp 01 cuốn, kèm đĩa CD về Bộ môn chuyên môn và 01 cuốn về
Thư viện.
2. Đối với Chuyên đề: dung lượng 45 - 60 trang (không bao gồm các phần phụ),
đóng bìa màu mềm, SV nộp 01 cuốn, kèm đĩa CD về Bộ môn chuyên môn.
Mẫu 4: Nhận xét của đơn vị thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY NHẬN XÉT


(Quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên)

Đơn vị: …………………………………………………………………………………….


Địa chỉ:…………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………….Fax:……………………………………..
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại cơ sở như sau:
Tên sinh viên:………………………………………….. Mã số SV:…………………..
Ngành học: …………………………….. Lớp: ……………………….
Thuộc Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên
Tên đề tài: …………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………………..
Tinh thần thái độ:
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Nội dung đề tài:
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………….., ngày … tháng … năm ….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Mẫu 5: Nhận xét của người hướng dẫn

TRƯỜNG ĐH TÂY NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: ..................................................................


Mã số SV:......................................................Lớp:..............................................................
Người hướng dẫn: ……………………………………………………………………….
Tên đề tài: ..........................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
I. ĐÁNH GIÁ VỀ BỐ CỤC VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: ......................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
II. NỘI DUNG KHOA HỌC: (Đánh giá nội dung các phần: đặt vấn đề, mục tiêu nghiên
cứu, tổng quan tài liệu, tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết
quả nghiên cứu & thảo luận và các kiến nghị)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
III. KẾT LUẬN CHUNG (có đồng ý đưa khóa luận/chuyên đề ra chấm hay không).
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Đắk Lắk, ngày ….. tháng … năm …
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, họ tên)

You might also like