Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

LUYỆN PHẢN XẠ - CHỐNG SAI NGU

KHÓA PHÁC ĐỒ SINH 2K6 – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

ĐỘT BIẾN GEN

Câu 1. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi tổng liên kết hiđrô của gen?
A. Đột biến mất cặp nucleotit. B. Đột biến thêm cặp nucleotit.
C. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit. D. Đột biến đa bội.
Câu 2. Thể đột biến là
A. những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.
B. những cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến NST.
C. những cơ thể mang đột biến trội hoặc đột biến lặn.
D. những cơ thể mang đột biến nhưng chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 3. Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m
A. luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau.
B. có thể có tỉ lệ (A+T)(G+X) bằng nhau.
C. luôn có chiều dài bằng nhau.
D. chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau.
Câu 4. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

I. Thể đột biến phải chứa ít nhất một alen đột biến.

II. Đột biến điểm nếu không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi cấu
trúc chuỗi polipeptit do gen đó quy định.

III. Đột biến gen có thể làm cho alen đột biến có số nucleotit ít hơn alen ban đầu 1 nucleotit.

IV. Ở gen đột biến, hai mạch của gen không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 5. Khi nói về hậu quả của đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Xét ở mức độ phân tử thì phần nhiều đột biến gen là trung tính.
2. Mọi đột biến gen khi đã biểu hiện ra ngoài kiểu hình đều gây hại cho sinh vật.
3. Các gen khác nhau, bị đột biến giống nhau thì hậu quả để lại cho sinh vật là như nhau.
4. Các đột biến câm thường là kết quả của đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotit
khác.
5. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế nucleotide này bằng nucleotide khác tại vị trí thứ 3 của một

bộ ba thì thường tạo nên đột biến vô nghĩa.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 6. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi ADN không nhân đôi.
II. Đột biến gen nếu không làm thay đổi trình tự, cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó quy định
thì sẽ không gây hại cho thể đột biến.
III. Nếu đột biến không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi polipeptit thì cũng không
làm thay đổi chiều dài của gen.
IV. Đột biến gen luôn được di truyền cho tế bào con trong quá trình phân bào.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 7. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể làm phát sinh các NST mới, làm phong phú thêm bộ NST của loài.
B. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit trong gen có thể làm mất nhiều 1 axit amin của chuỗi
pôlipeptit do gen đó quy định.
C. Những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử protein cũng có thể được xem là đột biến
gen.
D. Đột biến gen có thể làm thay đổi cấu trúc của NST.
Câu 8. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen luôn được di truyền cho thế hệ sau.
B. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì không thể phát sinh đột biến gen.
C. Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì thường phát sinh đột biến
gen.
D. Cơ thể mang gen đột biến luôn được gọi là thể đột biế
Câu 9. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đột biến gen làm phát sinh alen có hại thì có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của
quần thể.
II. Nếu đột biến không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen thì sẽ không làm thay đổi tỉ lệ
các loại nucleotit của gen.
III. Đột biến làm giảm tổng liên kết hidro của gen thì thường dẫn tới làm giảm tổng số axit amin
của chuỗi polipeptit.
IV. Nếu đột biến do tác nhân 5BU gây ra thì sẽ không làm thay đổi chiều dài của gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Một gen có chiều dài 408nm và có tổng số 3100 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến làm giảm
2 liên kết hiđrô. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đây có thể là đột biến mất 1 cặp A-T hoặc thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T.

II. Gen đột biến có thể có tổng số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit ít hơn gen chưa đột biến.

III. Số nuclêôtit loại A của gen lúc chưa đột biến là 500.

IV. Số nuclêôtit loại G của gen khi đã đột biến là 700 hoặc 698.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 11. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một gen có nhiều alen nếu gen phiên mã 5 lần thì có thể tạo ra 5 alen mới.
II. Đột biến điểm không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen thì sẽ không làm thay đổi tỉ lệ
(A+T)/(G+X) của gen.
III. Đột biến làm giảm chiều dài của gen thì thường dẫn tới làm giảm tổng số axit amin trong
chuỗi polipeptit.
IV. Đột biến không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit thì sẽ là đột biến trung tính.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 12. Gen A có 2376 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; Trên mạch một của
gen có X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có ít hơn gen A 1 liên kết
hiđrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là
A. 615. B. 339. C. 265. D. 616.
Câu 13. : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đột biến gen chỉ xảy ra với gen trong nhân hoặc vùng nhân.
(2) Có thể xảy ra đột biến gen ngay cả khi không có tác nhân đột biến.
(3) Cá thể mang gen đột biến được gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến thay thế cặp A - T bằng cặp G - X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành
bộ ba kết thúc.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền
của tế bào.
IV. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như
nhau.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1
Câu 15. Một gen mã hoá liên tục ở vi khuẩn mã hoá phân tử prôtêin A, sau khi bị đột biến đã điều
khiển tổng hợp phân tử prôtêin B. Phân tử prôtêin B ít hơn phân tử prôtêin A một axit amin và
có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã, thì những biến đổi đã xảy ra trong
gen đột biến là
A. Mất 3 cặp nuclêôtit và thay thế 12 cặp nuclêôtit.
B. Bị thay thế 15 cặp nuclêôtit.
C. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 4 bộ ba liên tiếp nhau trên gen.
D. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 5 bộ ba liên tiếp nhau trên gen.
Câu 16. Gen A có chiều dài 408 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3101 liên kết
hidro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có tổng số 120 chu kì xoắn thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp nucleotit.
II. Nếu alen A có 701 nucleotit loại G thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc
thay thế cặp X-G bằng cặp G-X.
III. Nếu alen A có 500 nuclêôtit loại A thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp
G-X.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy
định 20 axit amin thì có thể đây là đột biến mất cặp nucleotit.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 17. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’.
Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’;
5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’,
5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser.
Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X
thì sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một
cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T
thì sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-
T thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 18. Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau: 5'TAX - AAG - GAGAAT
- GTT- XXA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'. Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến
một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến
tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Trường hợp đột biến sau đây không thể xảy ra?
A. Mất một cặp nuclêôtit X-G Ở vị trí thứ 16 tính từ dầu 5'.
B. Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.
C. Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtít X-G.

Câu 19. Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, C, B, b; D, d, e, e phân li
độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra
đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản
của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.
(2). Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen.
(3). Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen.
(4). Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 20. Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết
hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nucleotit loại G thì alen a có
498 nucleotit loại X.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit
amin khác nhau.
IV. Nếu alen A có 400 nucleotit loại T và 500 nucleotit loại G thì alen a có thể có chiều dài
306,34nm.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh

You might also like