Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2

NĂM HỌC 2023-2024


MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI: 12
Câu 1. Quyền bầu cử và ứng cử là
A. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
B. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.
D. quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
Câu 2. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân, thông qua đó nhân dân
A. thực thi dân chủ trực tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
B. thực thi dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
C. thực thi quyền tự do ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
D. thực thi quyền tự do ngôn luận ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
Câu 3. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A.trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng. B. gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.
C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. D. tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ.
Câu 4. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật?
A. Nhờ người thân viết phiếu bầu và bỏ phiếu hộ.
B. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
C. Viết phiếu bầu, dán kín gửi qua đường bưu điện.
D. Đề nghị những người trong tổ bầu cử viết phiếu bầu và bỏ phiếu hộ.
Câu 5. Khẳng định nào dưới đây đúng với quyền bầu cử của công dân?
A. Những ngưởi đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.
B. Những ngưởi đủ 19 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
C. Những ngưởi đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
D. Những ngưởi đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
Câu 6. Trường hợp thực hiện quyền bầu cử nào sau đây đúng với quy định của pháp luật?
A. Cha mẹ nhờ con đã thành niên đi viết phiếu bầu cử hộ.
B. Không tự viết được, nhờ nhân viên tổ bầu cử viết phiếu bầu và tự bỏ vào hòm phiếu kín.
C. Vận động bạn bè, người thân bỏ phiếu cho một người.
D. Mang phiếu về nhà, suy nghĩ kĩ rồi quay lại điểm bầu cử để bỏ phiếu.
Câu 7. Việc cử tri không tự viết được phiếu bầu phải nhờ người viết hộ, người viết hộ phải đảm bảo bí
mật phiếu bầu, sau đó cử tri phải tự mình bỏ phiếu, thể hiện nguyên tắc
A.phổ thông. B. trực tiếp. C. bình đẳng. D. bỏ phiếu kín.
Câu 8. Quy định người ốm đau, già yếu, tàn tật được tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến
nơi ở của cử tri nhận phiếu và bầu, thể hiện nguyên tắc
A. phổ thông. B. trực tiếp. C. bình đẳng. D. bỏ phiếu kín.
Câu 9. Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu
cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc
A.phổ thông. B. trực tiếp. C. bình đẳng. D. bỏ phiếu kín.
Câu 10. Quy định mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị ngang như nhau, thể hiện
nguyên tắc:
A. phổ thông. B. trực tiếp. C. bình đẳng. D. bỏ phiếu kín.
Câu 11. Những người được tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là
A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
1
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
D. Mọi công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật.
Câu 12. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đã được xóa án tích. B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. D. Người đang bị tạm giữ.
Câu 13. Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền ứng cử của công dân.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
C. Quyền bầu cử của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 14. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường
A.dân chủ và công bằng. B. tự ứng cử và bình đẳng.
C. tự ứng cử và trực tiếp. D. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
Câu 15. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể
A. tham gia bầu cử Quốc hội. B. được tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
C. tự ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. D. tự giới thiệu người ứng cử vào quốc hội.
Câu 16. Trường hợp nào sau đây có thể được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị,
xã hội giới thiệu ứng cử?
A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm với cử tri.
B. Công dân đủ 20 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm với cử tri.
C. Công dân đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
D. Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
Câu 17. Mỗi công dân được góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước thông qua quyền nào
dưới đây?
A. Quyền bình đẳng của công dân. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân. D. Quyền tự do của công dân.
Câu 18. Công dân được thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu đại diện cho nhân
dân ở Trung ương và địa phương do mình bầu ra, bằng quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân. D. Các quyền tự do của công dân.
Câu 19. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền của ai dưới đây?
A. Quyền của công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Quyền của công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Quyền của cán bộ, công chức nhà nước. D. Quyền của mọi công dân.
Câu 20. Một trong những việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

A. Tham gia Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại địa phương.
B. Tham gia thảo luận góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
C. Tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.
D. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
Câu 21. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm
nào sau đây?
A. Tuyên truyền chính sách của Nhà nước ở cộng đồng dân cư.
B. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội tại nhà trường.
C. Tham gia lao động công ích ở địa phương.
D. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã.
Câu 22. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của mình thông qua việc
A. Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng.
B. Tham gia lao động công ích ở địa phương.
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
D. Viết bài, đăng báo quảng bá cho du lịch ở địa phương.
2
Câu 23. Việc làm nào sau đây thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân?
A. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về xây dựng đường liên thôn.
B. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại địa phương.
C. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh ở khu dân cư.
D. Tham gia lao động công ích ở địa phương.
Câu 24. Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công
dân?
A.Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
B. Tự ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương.
C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã.
D. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Câu 25. Công dân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua
A. quyền tự do kinh doanh. B. việc tham gia các hoạt động xã hội.
C. quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. D. quyền tham gia lao động công ích.
Câu 26. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với công dân, vì đó là
A. cơ sở để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
B. cơ sở pháp lý để nhân dân tham gia vào các hoạt động của bộ máy nhà nước.
C. cơ sở để công dân thực hiện các quyền tự do của mình.
D. cơ sở để công dân tham gia lao động công ích góp phần xây dựng đất nước.
Câu 27. Những ai được thực hiện quyền tố cáo?
A.Mọi cá nhân, tổ chức. B. Mọi công dân.
C. Những người không vi phạm pháp luật. D. Những công dân đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 28. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ thực hiện
A. dân chủ gián tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
B. dân chủ trực tiếp để bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
C. dân chủ trực tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
D. công bằng xã hội cho mọi công dân.
Câu 29. Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm lợi
ích hợp pháp của mình bằng quyền
A. khiếu nại. B. tố cáo.
C. tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. D. tự do ngôn luận.
Câu 30. Công dân có quyền khiếu nại khi thấy
A. hành vi gây hại cho lợi ích công cộng.
B. hành vi gây hại cho tài sản của nhà nước.
C. hành vi gây hại cho tài sản của người khác.
D. quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 31. Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện
A. quyết định kỉ luật của công ty quá cao của mình.
B. hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước.
C. cán bộ thu thuế áp mức thuế cao so với thực tế kinh doanh của công ty.
D. quyết định xử phạt hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 32. Công dân được quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Khi thấy quyết định xử phạt hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
B. Khi có căn cứ chứng minh quyết định kỉ luật của cơ quan, công ty quá nặng của mình.
C. Khi thấy hành vi trái pháp luật gây hại cho lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Khi thấy mức thuế phải nộp của mình cao hơn so với quy định.
Câu 33. Người giải quyết khiếu nại lần đầu là:
A. người trực tiếp gửi quyết định hành chính bị khiếu nại.
B. người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính bị khiếu nại.
C. người tiếp nhận đơn khiếu nại.
D. tất cả những người trong cơ quan có quyết định hành chính bị khiếu nại.
3
Câu 34. Người giải quyết tố cáo lần đầu là:
A. người tiếp nhận đơn tố cáo.
B. người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo ở các cấp.
C. người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.
D. tất cả những người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.
Câu 35. Người giải quyết khiếu nại lần hai là:
A. người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai.
B. người trực tiếp gửi quyết định hành chính bị khiếu nại lần hai.
C. người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu.
D. tất cả những người trong cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai.
Câu 36. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai của
người đứng đầu cơ quan giải quyết khiếu nại thì họ có quyền chọn cách nào sau đây?
A. Kiện ra tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
B. Khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân.
C. Khởi kiện vụ án hình sự Tòa án nhân dân.
D. Đề nghị truy cứu trách nhiệm dân sự với người giải quyết tố cáo lần đầu.
Câu 37. Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người tố
cáo có quyền :
A. tố cáo với người tiếp nhận đơn tố cáo.
B. tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
C. khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân.
D. khởi kiện vụ án hình sự Tòa án nhân dân.
Câu 38. Quyền khiếu nại có ý nghĩa rất lớn đối với công dân, vì đó là cơ sở để :
A. công dân thực hiện các quyền tự do của mình.
B. công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận.
C. công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. công dân phục hồi quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm hại.
Câu 39. Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân?
A. Quyền khiếu nại của công dân. B. Quyền tự do của công dân.
C. Quyền tố cáo của công dân. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
Câu 40. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền tố cáo?
A. Chị B nhận được giấy báo của công ti cho nghỉ việc sau khi sinh con.
B. Anh K tình cờ phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.
C. Chị P nhận được giấy thông báo mức đền bù đất đai không thỏa đáng.
D. Nhà ông Th phải nộp tiền điện cao gấp 5 lần những tháng trước.
Câu 41. Trường hợp nào sau đây, thể hiện đúng quyền tố cáo của công dân?
A. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn đồng nghiệp nam.
B. Lao động nam tố cáo bị chủ doanh nghiệp vô cớ cho nghỉ việc.
C. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ đánh đập.
D. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp ưu tiên lao động nữ hơn nam
Câu 42. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?
A. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.
B. Chị Y nhận được giấy báo đền bù đất đai thấp hơn các nhà hàng xóm.
C. Anh H phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.
D. Chị M phát hiện chủ một cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động.
Câu 43. Sau ngày tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn mình
không chỉ được đi bầu cử mà còn được bố mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu
cử nào sau đây?
A. Nguyên tắc phổ thông. B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc trực tiếp. D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
4
Câu 44. Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu
cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A, em chọn cách ứng xử nào sau đây
cho phù hợp?
A. Đồng tình với ý kiến của A.
B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
C. Khuyên A đi bầu cử hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị X.
D. Lựa lời động viên chị X ở nhà.
Câu 45. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ
thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện:
A.quyền tự do của học sinh trong lớp học. B. quyền bình đẳng trong hội họp.
C. quyền dân chủ trực tiếp. D.quyền dân chủ gián tiếp.
Câu 46. Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ
quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện
A. quyền khiếu nại. B. quyền tố cáo. C. quyền nhân thân. D. quyền dân chủ.
Câu 47. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của cán bộ huyện tại xã Trường Xuân, huyện T, tỉnh A, bà
V chọn gửi đơn tố cáo đến nơi nào sau đây là đúng quy định của pháp luật?
A.Gửi đơn đến ủy ban nhân dân xã Trường Xuân. B. Gửi đơn đến ủy ban nhân dân huyện T.
C. Gửi đơn đến ủy ban nhân dân tỉnh A. D. Gửi đơn đến Ban Thanh tra Chính phủ.
Câu 48. Trên đường đi học về, B và P phát hiện một số người đang cưa trộm gỗ trong rừng đầu nguồn.
Cả hai bạn cùng đi báo với các chú kiểm lâm để xử lí. Hai bạn đã thực hiện
A. quyền dân chủ trực tiếp của công dân. B. quyền khiếu nại của công dân.
C. quyền tố cáo của công dân. D. quyền bình đẳng của công dân.
Câu 49. H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày.
H còn thường bị bà chủ chửi rủa đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Bỏ việc ở cửa hàng này, xin vào làm ở cửa hàng khác.
B. Gửi đơn khiếu nại đến công an thị trấn X.
C. Gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân thị trấn X.
D. Gửi đơn tố cáo đến công an thị trấn X.
Câu 50. Chị Ph bị trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện kỉ luật với hình thức “Chuyển công tác
khác”. Chị muốn gửi đơn khiếu nại. Theo em, Chi Ph phải gửi đơn đến nơi nào sau đây là đúng với quy
định của pháp luật?
A. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. B. Chủ tịch tỉnh.
C. Liên đoàn lao động huyện. D. Chủ tịch huyện.
Câu 51. Ý kiến nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học bất cứ trường nào mà mình muốn.
B. Công dân được học bất cứ ngành nào mà không phụ thuộc điều kiện gì.
C. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
D. Công dân có thể học bất cứ nghề nào không bị bó buộc bởi năng khiếu.
Câu 52. Mọi công dân có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào và có thể học:
A. mà không phải qua kiểm tra, thi cử.
B. .bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
C. bất cứ những gì mình muốn mà không cần điều kiện gì.
D. ở bất cứ trường học nào.
Câu 53. Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và
điều kiện của mình là nội dung của:
A. quyền được phát triển của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền tự do của công dân. D. quyền học tập của công dân.
Câu 54. Khẳng định nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân được tự do học bất cứ ngành nghề nào.
B. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
C. Mọi người được đi học ở bất cứ trường học nào nếu muốn.
5
D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng tài năng.
Câu 55. Một trong các nội dung quyền học tập của công dân là
A. công dân được học bất cứ ngành nào không phụ thuộc điều kiện.
B. công dân được học bất cứ nghề nào không phụ thuộc vào khả năng.
C. công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
D. công dân được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng.
Câu 56. Khẳng định nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học những gì mình muốn, không phụ thuộc vào khả năng.
B. Mọi công dân được tự do học ở bất cứ nơi nào.
C. Mọi người được vào học ở bất kì trường học nào nếu muốn.
D. Công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời.
Câu 57. Nội dung nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Công dân được bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân.
C. Công dân được bình đẳng về cơ hội đê phát triển khả năng.
D. Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng.
Câu 58. Ý kiến nào sau đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. Công dân có quyền học học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Công dân được vào học bất cứ trường, lớp nào mình muốn.
D. Công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời.
Câu 59. Việc công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không
tập trung, học ban ngày hay buổi tối, là nội dung của
A. quyền học tập không hạn chế. B. quyền được học học bất cứ ngành, nghề nào.
C. quyền được học thường xuyên, suốt đời. D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 60. Ý kiến nào sau đây đúng với ý nghĩa quyền học tập của công dân?
A.quyền học tập thể hiện sự tiến bộ xã hội.
B. quyền học tập nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. quyền học tập tạo cơ hội phát triển cho nhân dân.
D. quyền học tập tạo cơ hội cho công dân phát triển mọi khả năng.
Câu 61. Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm
A. giáo dục, bồi dưỡng phát triển tài năng của công dân.
B. giáo dục, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
C. đáp ứng và đảm bảo nhu cầu học tập của mỗi người.
D. tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của công dân.
Câu 62. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm
A. các quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ.
B. quyền phát triển cá nhân, quyền tác giả, quyền sở hữu.
C. quyền tìm hiểu khoa học, quyền sở hữu, quyền tìm kiếm cái mới.
D. quyền tự do sáng tác, quyền phát triển cá nhân.
Câu 63. Nội dung nào sau đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Công dân được quyền thưởng thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
B. Công dân được quyền phát triển tài năng của mình.
C. Công dân được quyền sáng tạo các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
D. Công dân được học tập, tìm hiểu công trình khoa học.
Câu 64. Khẳng định: Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thuộc
A.Khái niệm quyền sáng tạo. B. Ý nghĩa quyền sáng tạo.
C. Biểu hiện quyền sáng tạo. D. Nội dung quyền sáng tạo.
Câu 65. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của công dân?
A.Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
B. Công dân có quyền được khuyến khích để phát triển tài năng.
6
C. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
Câu 66. Quyền được phát triển của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A.Công dân được hưởng đời sống đầy đủ nhất theo mong muốn của mình.
B. Tất cả công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Công dân có quyền học tập, học suốt đời để phát triển khả năng của mình.
Câu 67. Ý kiến nào sau đây đúng với quyền được phát triển của công dân?
A. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
B. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
C. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ.
D. Tất cả công dân phải được tự do trong mọi hoàn cảnh để phát triển.
Câu 68. Một trong những nội dung thuộc quyền được phát triển của công dân là
A. công dân được sống, được tự do theo mong muốn cá nhân.
B. công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. công dân được tự do sáng tạo những gì mình muốn.
D. công dân được phát triển các ý tưởng, sáng tạo của mình.
Câu 69. Khẳng định: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng thuộc quyền nào dưới
đây?
A.Quyền sáng tạo. B. Quyền học tập. C. Quyền được phát triển. D. Quyền bình đẳng.
Câu 70. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển, phù hợp với
A. điều kiện kinh tế của đất nước. B. điều kiện văn hóa, xã hội của đất nước.
C. điều kiện của cá nhân. D. điều kiện giáo dục, y tế của đất nước.
Câu 71. Bài thơ do học sinh sáng tác được đăng báo thuộc quyền nào sau đây của công dân?
A.Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền phát minh, sáng chế.
Câu 72. Việc mở các trường chuyên cấp Trung học phổ thông ở các tỉnh và một số trường đại học là
nhằm:
A. Đảm bảo bình đẳng trong giáo dục. B. Thực hiện đổi mới giáo dục.
C. Bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. Đa dạng các loại hình trường học.
Câu 73. Ông T quyết định cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã
xâm phạm :
A. Quyền học tập của trẻ em. B. Quyền được phát triển của trẻ em.
C. Quyền tự do của trẻ em. D. Quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em.
Câu 74. Việc học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được phát sách giáo khoa và miễn, giảm
học phí nhằm đảm bảo
A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. B. Quyền bình đẳng về điều kiện học tập.
C. Quyền học tập không bị hạn chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 75. Theo Luật Bảo hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm
này nhằm thực hiện :
A. quyền bình đẳng của trẻ em. B. quyền được phát triển của trẻ em.
C. quyền được tham gia của trẻ em. D. quyền sống còn của trẻ em.
Câu 76. Em Đ mới 8 tuổi nhưng đã bơi được qua con sông rộng, nhanh hơn so với các bạn cùng tuổi. Đ
rất muốn tham gia câu lạc bộ bơi lội “Tài năng nhí” nhưng bố em không đồng ý. Em có thể chọn cách
ứng xử nào sau đây để giúp Đ?
A. Khuyên Đ nên nghe lời bố.
B. Khuyên Đ bí mật tham gia câu lạc bộ.
C. Nói với bố Đ cho em tham gia câu lạc bộ để phát triển tài năng của em.
D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của gia đình Đ.
Câu 77. Một số bạn có học lực trung bình, không được xét tuyển vào trường đại học nào, đã tỏ ra bi quan và
cho rằng họ không còn cơ hội để học tập nữa. Em chọn phương án nào sau đây để giúp bạn cho phù hợp?
7
A .Khuyên các bạn chọn học một trường Cao đẳng hoặc Trung cấp phù hợp với khả năng của mình.
B. Khuyên bạn nên tham gia lao động sản xuất.
C. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi.
D. Khuyên bạn năm sau thi đại.
Câu 78. Anh K mới học hết lớp 9 đã học hỏi, mày mò chế tạo được máy cắt lúa có thể thay thế cho 20 lao
động thủ công. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học.
Câu 79. M rất say mê đàn bầu. Em đã đạt một số giải thưởng âm nhạc. M đã viết đơn và được Trường
Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT đặc cách nhận vào học. Việc làm của Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT đã
thực hiện :
A. được bồi quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
B. quyền được học không hạn chế của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân.
D. quyền dưỡng để phát triển tài năng của công dân.
Câu 80. Trong kì thi tuyển sinh năm 2016, nữ sinh không tay Lê Thị T tốt nghiệp THPT với số điểm
18,83 đã được Trường Đại học Hồng Đức đặc cách tuyển vào trường. Việc làm của Trường Đại học Hồng
Đức đã thực hiện :
A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân. D. quyền dưỡng để phát triển tài năng của công dân.

You might also like