Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG HÈ HÓA HỌC 2022 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU Ngày thi: 07/08/2022


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Buổi thi thứ nhất

Họ và tên:…………………………………………………………... Ngày sinh:…../…../………

Trường:……………………………………………………………... Tỉnh:……...………………
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1 18
1 Số hiệu nguyên tử 2
H 2 Kí hiệu 13 14 15 16 17 He
1.00 Khối lượng nguyên tử 4.003
3 4 5 6 7 8 9 10
Li Be B C N O F Ne
6.94 9.01 10.81 12.00 14.00 16.00 19.00 20.18
11 12 13 14 15 16 17 18
Na Mg 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Al Si P S Cl Ar
22.99 24.31 26.98 28.09 31.00 32.00 35.45 39.95
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
39.00 40.08 44.96 47.87 50.94 52.00 54.94 55.85 58.93 58.69 63.55 65.38 69.72 72.63 75.00 78.97 79.90 83.80
37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
85.47 87.62 88.91 91.22 92.91 95.95 - 101.1 102.9 106.4 107.9 112.4 114.8 118.7 122.0 127.6 127.0 131.3
55 56 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
Cs Ba 57-71 Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
132.9 137.3 178.5 180.9 183.8 186.2 190.2 192.2 195.1 197.0 200.6 204.4 207.2 209.0 - - -
87 88 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118
Fr Ra 89-103 Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn Nh Fl Mc Lv Ts Og
- - - - - - - - - - - - - - - - -

57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71
La Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
138.9 140.1 140.9 144.2 - 150.4 152.0 157.3 158.9 162.5 164.9 167.3 168.9 173.0 175.0
89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103
Ac Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr
- 232.0 231.0 238.0 - - - - - - - - - - -

Các hằng số và chữ cái viết tắt sử dụng trong đề


Hằng số Avogadro, NA = 6,022×1023 mol-1
Hằng số khí lý tưởng, R = 8,314 J.K-1 .mol-1 = 0,082 atm.L.K-1 mol-1
Tốc độ ánh sáng trong chân không, c = 3×108 m.s-1
Hằng số Planck, h = 6,626×10-34 J.s
Hằng số Faraday, F = 9,6485×104 C.mol-1
Áp suất chuẩn , P = 1 bar = 105 Pa
Áp suất khí quyển, Patm = 1,01325×105 Pa = 760 mmHg = 760 torr
Thang đo nhiệt độ Celcius, 273 K
π = 3,1415
1 amu = 1,6605×10-27 kg
g: chất khí; l: chất lỏng; s: chất rắn; aq: dung dịch; org: pha hữu cơ
Hướng dẫn
− Học sinh có 180 phút làm bài, đề thi gồm 7 câu và 25 trang.
− Làm bài vào phần ô trống, đối với các câu trắc nghiệm thì tích vào ô trống.
− Trong trường hợp thiếu giấy, học sinh làm bài vào mặt sau trống của giấy thi hoặc có thể xin
giấy của thầy cô giám thị, nếu dùng giấy khác thì kẹp vào bài thi, ghi rõ họ tên, trường, lớp vào
tờ đó.
− Không sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu I: Phổ quay và phổ dao động
Câu hỏi I.1 I.2 I.3 Tổng
Câu I
Điểm 8 8 14 30
15%
Điểm của học sinh
Trong bài tập này, xem khối lượng các đồng vị xấp xỉ bằng số khối.
1. Để mô tả chuyển động quay của phân tử hai nguyên tử, mô hình quay tử cứng được sử dụng. Trong
mô hình này, độ dài liên kết (R) của phân tử là một hằng số trong quá trình chuyển động quay. Năng
lương quay của phân tử được biểu diễn theo công thức dưới đây:
h2
EJ = J(J+1)
8 π2 I
Trong đó I là moment quán tính và J là số lượng tử quay (là các số nguyên không âm). Moment quán
tính được tính theo công thức sau:
m1 m2
I = μR2 với μ =
m1 +m2
Trong đó, μ là khối lượng rút gọn của phân tử, m1 và m2 ứng với khối lượng hai nguyên tử trong phân
tử. Trong phổ quay, bước chuyển giữa hai vạch phổ tuân theo quy tắc ∆J = ±1.
Hình dưới đây là phổ quay hấp thụ của phân tử 12C16O khi hấp thụ vi sóng:
% Độ truyền qua

a) Tần số tương ứng với mỗi đỉnh hấp thụ chính là tần số của bước sóng cần thiết để chuyển mức giữa
hai mức năng lượng liên tiếp. Dựa vào đồ phổ, ước lượng chênh lệch năng lượng giữa đỉnh hấp thụ
liên tiếp theo Joule (J). Biết 1 GHz = 109 Hz.
Tính toán:

∆E = …………………

2/25
b) Tính độ dài liên kết trong phân tử 12C16O theo Å.
Tính toán:

R = …………………..
2. Dao động của phân tử hai nguyên tử dạng A-B, có độ dài liên kết không đổi, gọi là dao động điều
hòa. Tần số dao động tử ν (s-1) được tính theo công thức:
1 k
ν= √
2π μ
Trong đó, k là hằng số lực (N.m-1), đặc trưng cho độ bền liên kết; μ là khối lượng rút gọn của phân tử.
Năng lượng của phân tử (En) bị lượng tử hóa và được tính theo công thức:
1
En = hν (n + ) trong đó n là các số lượng tử dao động (n = 0,1,2…)
2
Khi phân tử được chiếu xạ với bức xạ mạnh như sóng laze, do bị phân tử hấp thụ rồi phát xạ lại, mà
làm cho tần số ánh sáng bị thay đổi so với tần số ánh sáng ban đầu; hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng
Raman. Ánh sáng sau khi bị hấp thụ phát ra gọi là tán xạ Raman.
a) Sự khác nhau về năng lượng giữa n = 0 và n = 1 đối với phân tử 1H2 là 4160 cm-1. Hãy tính bước
sóng của tán xạ Raman (nm) khi phân tử H2 được chiếu xạ bằng ánh sáng laze ở 500 nm.
Tính toán:

Độ dài bước sóng tán xạ Raman là:……………………….

3/25
b) Giả sử rằng phân tử O2 có hằng số lực gấp hai lần phân tử H2. Hãy xác định sự khác nhau về năng
lượng giữa trạng thái n = 0 và n = 1 của 16O2 (theo J) và bước sóng tán xạ Raman (nm) khi chiếu xạ
phân tử O2 bằng ánh sáng laze 500 nm.
Tính toán:

Sự khác biệt về năng lượng là:………….……….


Bước sóng tán xạ Raman là :…………………….
3. Dựa vào sự dao động liên kết, người ta cho phân tử hấp thụ ánh sáng trong vùng hồng ngoại và tiến
hành ghi phổ, từ đó có thể nhận biết các loại liên kết đặc trưng trong phân tử.
a) Khi nghiên cứu 1H35Cl và 1H79Br trong pha khí, người ta thấy ứng với bước chuyển mức năng lượng
từ n = 0 lên n = 1, chúng hấp thụ bức xạ có số sóng tương ứng là 2885 cm-1 và 2650 cm-1. Có thể kết
luận liên kết HCl bền hơn lên kết HBr dựa trên dữ kiện này không? Giải thích.
□ Có
□ Không
Giải thích

b) Phức chất của nitrogen monoxide (NO) và kim loại chuyển tiếp d, hay gọi là phức nitrozyl, là hợp
chất quan trọng trong hóa học phối trí hiện đại. Trong phức chất nitrozyl đơn nhân, NO có thể tồn tại
dạng NO+ hoặc NO–.
i) Vẽ công thức Lewis của NO+ và NO–.
NO+ NO–

ii) Biểu diễn liên kết giữa NO và nguyên tử kim loại M và dự đoán góc liên kết M-N-O trong phức
nitrozyl đơn nhân, cho biết cả NO+ và NO– đều là phối tử cho hai electron.
Phối tử là NO+ Phối tử là NO–

Góc liên kết: Góc liên kết:

4/25
iii) Trên phổ hồng ngoại của phức nitrozyl đơn nhân, số sóng đặc trưng của liên kết N-O xuất hiện
trong vùng 1525 – 1690 cm-1 hoặc 1650 – 1950 cm-1. Xác định vùng số sóng tương ứng với các dạng
tồn tại của NO.
NO+ NO–

iv) Vẽ giản đồ MO và viết cấu hình electron của NO+.

Cấu hình electron:


v) Xét dãy phức của K2[Ru(NO)X5] (X = Cl, Br, I), trong đó NO tồn tại dạng NO+. Bảng dưới đây cho
biết số sóng liên kết N-O của các phức chất trên, hãy điền các chất phù hợp với số sóng được cho trong
bảng:
Phức chất
Số sóng ν̅N-O (cm-1) 1912 1840 1880

Giải thích:

5/25
Câu II: Nhiệt động học của quy trình Solvay
Câu hỏi II.1 II.2 II.3 II.4 Tổng
Câu II Điểm 2 2 2 4 10
10%
Điểm của học
sinh
Trong công nghiệp, để sản xuất soda, người ta dựa vào quy trình Solvay với nguyên liệu đầu là NaCl
và CaCO3. Giai đoạn cuối cùng trong quy trình này là nhiệt phân NaHCO3:
2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (*)
Cho các thông số sinh nhiệt ∆f Ho , biến thiên năng lượng tự do Gibbs hình thành ∆f Go , entropy tuyệt
đối So và nhiệt dung mol đẳng áp Cpo ở 298K và 1,0 bar:
Chất H2(g) O2(g) H2O(g) CO2(g) NaHCO3(s) Na2CO3(s)
o
∆f H
0 0 –241,8 –393,5 –950,8
(kJ.mol-1)
∆f Go
0 0 –394,4 –1045
(kJ.mol-1)
So
130,7 205,2 188,8 213,8 101,7 138,9
(J.mol-1.K-1)
Cpo
28,80 29,40 33,60 37,10 87,60 112,3
(J.mol-1.K-1)
1. Ở 298K, hằng số cân bằng của phản ứng (*) là Kp,298 = 8,805.10-7. Tính sinh nhiệt chuẩn ∆f Ho
(kJ.mol-1) của Na2CO3(s).
Tính toán:

∆f Ho (Na2CO3)298 = ………………….
2. Tính năng lượng tự do Gibbs hình thành của NaHCO3(s) ở 298K.
Tính toán:

∆f Go (NaHCO3)298 = ………………….

6/25
3. Trong công nghiệp, phản ứng (*) bắt đầu xảy ra ở 180oC. Tại nhiệt độ này, áp suất hơi bão hòa của
nước là 1001,9 kPa. Tính áp suất nhỏ nhất của CO2 để hỗn hợp phản ứng cân bằng và không bị ẩm.
Giả thiết trong khoảng nhiệt độ này, biến thiên enthalpy của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Tính toán:

P(CO2) ………………….
4. Giả sử trong một hành tinh khác, không khí chứa 20 ppm (phần triệu) là hơi nước, 95% theo thể tích
là CO2, nhiệt độ bề mặt hành tinh trung bình là 737 K và áp suất khí quyển là 92 bar. Hãy cho biết ở
điều kiện này, NaHCO3 có bị phân hủy không? Giả thiết các giá trị nhiệt động đã cho trong bảng không
bị ảnh hưởng bới áp suất.
Tính toán:

NaHCO3 có bị phân hủy không?


□ Có
□ Không

7/25
Câu III: Giản đồ Latimer
Câu hỏi III.1 III.2 III.3 III.4 Tổng
Câu III Điểm 3 5 5 3 16
10%
Điểm của học
sinh
Cho giản đồ Latimer của các dạng oxi hóa–khử của vanadium trong dung dịch có pH = 0 (T = 298 K):

1. Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs cho phản ứng dị li của VO2+. Hãy cho biết ở pH = 0, ion
VO2+ có bị dị li không?
Tính toán:

VO2+ có bị dị li không?
□ Có
□ Không
2. Tính giá trị Eox và bằng tính toán, hãy cho biết có thể tồn tại dung dịch V2+ ở pH = 0 không? Biết
Eo(2H+/H2(g)) = 0.
Tính toán

8/25
Eox = ……………….
Dung dịch V2+ có tồn tại ở pH = 0 không?
□ Có
□ Không
3. Ta có thể điều chế ion V3+ bằng cách khử ion vanadium ở số oxi hóa cao hơn, ví dụ như phương
trình dưới đây:
2VO2+ + H2 + 2H+ → 2V3+ + 2H2O
Tính hằng số cân bằng K cho phản ứng trên. Tìm hiệu suất chuyển hóa thành vanidium (III) khi sử
dụng phương pháp này, biết áp suất hydrogen đi qua dung dịch là 1,0 bar và pH dung dịch được giữ
không đổi và bằng 4,15.
Tính toán:

Hằng số cân bằng của phản ứng: K = ………………….


Hiệu suất chuyển hóa: 𝛼 = ………………….

9/25
4. Tính giá trị pH tối thiểu để có thể khử định lượng VO2+ thành V3+. Biết có 99,5% lượng VO2+ bị
chuyển hóa thì gọi là định lượng (áp suất hydrogen vẫn là 1,0 bar).
Tính toán:

pH tối thiểu = …………………….

10/25
Câu IV: Pin điện hóa
Câu hỏi IV.1 IV.2 IV.3 IV.4 Tổng
Câu IV Điểm 1 6 6 11 24
10%
Điểm của học
sinh
Cho biết:
Hỗn hợp LiCl + KCl có: - Nhiệt nóng chảy ở 352oC là 230 J.g-1
- Nhiệt dung riêng ở dạng rắn là 0,9 J.g-1.K-1
- Nhiệt dung riêng ở dạng lỏng là 1,27 J.g-1.K-1
Cho các dữ kiện nhiệt động của các chất như sau:
Chất Li13Si4 Li7Si3 MnO2 LiMn2O4 Fe FeO KCl KClO4
-1 –517 –294 –520 –1404 –272 –436 –430
∆f H (kJ.mol ) 0
So (J.mol-1 .K-1 ) 370 225 53 165 27 61 83 151
Cp (J.mol-1 .K-1 ) 372 54 25 68 74 111
Các giá trị nhiệt dung đã cho, ∆H và ∆S của tất cả các phản ứng đều không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Xét một pin nhiệt làm việc thuận nghịch ở 380oC như sau: Li13 Si4 | LiCl + KCl | MnO2 . Trong quá
trình xả điện, ta thu được các sản phẩm là lithium silicide Li7Si3 và spinel lithium-manganese LiMn2O4.
1. Viết và cân bằng phản ứng xảy ra trong quá trình xả điện của pin nhiệt này.

2. Ban đầu, trong pin gồm 20 g Li13Si4, 20 g hỗn hợp LiCl + KCl và 63 g MnO2. Hãy tính dung lượng
của pin theo mAh.
Tính toán:

Dung lượng của pin:………………………


3. Tính sức điện động theo V của pin ở 380oC.
Tính toán:

11/25
Sức điện động của pin:…………………
4. Để nâng nhiệt độ của pin ở câu 2 từ 25oC lên 380oC, người ta sử dụng hỗn hợp sắt và potassium
perchlorate (có tỷ lệ khối lượng là 86:14) làm chất cung cấp nhiệt. Trong đó, lượng nhiệt cung cấp từ
phản ứng oxy hóa Fe thành FeO bằng KClO4. Nhiệt lượng này chỉ làm nóng các chất trong pin, hỗn
hợp phản ứng và không bị thất thoát ra ngoài môi trường. Tính khối lượng hỗn hợp sắt và potassium
perchlorate cần sử dụng.
Tính toán:

Khối lượng hỗn hợp cần dùng:…………………..

12/25
Câu V: Động học
Câu hỏi V.1 V.2 Tổng
Câu V Điểm 7 7 14
15%
Điểm của học
sinh
1. Nghiên cứu động học phản ứng bằng phương pháp đo quang
A phản ứng tạo thành B là sản phẩm duy nhất (A → B) và cả hai đều hấp thụ quang. Trong thí nghiệm
này, ƐA ≠ ƐB, trong đó Ɛ là độ hấp thụ mol.
Dung dịch phản ứng A tạo thành B được theo dõi độ hấp thụ quang theo thời gian, kết quả ghi vào
bảng dưới đây. Điều kiện phản ứng: pH trung bình là 7,0 và nhiệt độ là 25 °C. Nồng độ đầu của A là
4,0.10–6 M và các phép đo tiến hành với bước sóng 400 nm trong cuvette dày 5 cm.
t/s At
0 0,0840
20 0,1090
60 0,1515
120 0,2010
160 0,2255
200 0,2440
∞ 0,3170
a) Tính độ hấp thụ mol của A và B dưới các điều kiện này.
Tính toán:

ƐA = …………….
ƐB = …………….
b) Xác định hằng số tốc độ và thời gian bán phản ứng:
Tính toán:

13/25
Hằng số tốc độ phản ứng: k = …………………..
Thời gian bán phản ứng: t1/2 = ………………..
c) Sau thời gian bao lâu, nồng độ chất A là 1,0.10–6 M?
Tính toán:

Thời gian để nồng độ A là 1,0.10-6 M là:…………….


2. Tổng quan về động học của quá trình phân hủy thuốc
Nghiên cứu động học rất quan trọng trong việc xác định thời hạn sử dụng của thuốc. Nhiều phản ứng
hóa học có thể ảnh hưởng đến hạn sử dụng của thuốc và tốc độ của những phản ứng này phụ thuộc vào
các điều kiện như pH, nhiệt độ, độ ẩm.
Lysine acetylsalicylate (LAS) là thuốc được sử dụng để giảm đau, chống viêm dưới tên gọi thương
mại là Aspegic. LAS khi thủy phân thu được lysine salicylate và acetic acid. Thủy phân phân LAS có
thể bị thủy phân theo 3 con đường khác nhau: (a) xúc tác acid, (b) không xúc tác và (c) xúc tác base.
Nếu gọi [LAS] biểu diễn nồng độ LAS tại thời điểm t, tốc độ của phản ứng thủy phân có thể biểu diễn
như sau:
d[LAS]
– = kH [LAS][H+ ] + k0 [LAS] + kOH [LAS][OH– ]
dt
Trong đó, kH , k0 và kOH lần lượt biểu diễn hằng số tốc độ phản ứng thủy phân theo các con đường (a),
(b) và (c).
a) Hằng số tốc độ biểu kiến kobs được định nghĩa như sau:
d[LAS]
– = kobs [LAS]
dt
Biểu diễn hằng số tốc độ biểu kiến kobs theo kH , k0 , kOH và [H+].

14/25
Tiến hành thủy phân LAS ở 298,15 K tại các giá trị pH
khác nhau. Sử dụng nồng độ LAS rất bé để đảm bảo pH
dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình phản ứng.
Đồ thị dưới đây biểu diễn kết quả thí nghiệm – ảnh
hưởng của pH dung dịch đến hằng số tốc độ biểu kiến
của phản ứng thủy phân LAS:
b) Chọn các phát biểu đúng:
□ kobs ≅ k0 tại pH = 12
□ kobs ≅ k0 tại pH = 5,0
□ Tốc độ phản ứng tăng khi pH thay đổi từ 0,5
đến 1,0
□ Tốc độ phản ứng tăng khi pH thay đổi từ 10
đến 12
c) Sử dụng đồ thị ở bên và bảng dữ liệu dưới đây, tính
các giá trị kH , k0 , kOH .
pH 1,30 5,30 12,18
-1
log(kobs/phút ) -3,886 -4,000 -1,726

Tính toán:

kH = ……………………
k0 = …………………….
kOH = …………………..

Acetylsalicylic acid, tên thông dụng là aspirin, là một loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau,
giảm viêm. Tương tự LAS, sự thủy phân aspirin cũng phụ thuộc vào pH. Tùy thuộc vào pH của dung
dịch, một hoặc nhiều các phản ứng dưới đây sẽ chiếm ưu thế:

15/25
I. CH3COOC6H4COOH + H3O+ → HOC6H4COOH + CH3COOH + H+
II. CH3COOC6H4COOH + H2O → HOC6H4COOH + CH3COOH
III. CH3COOC6H4COOH + OH– → HOC6H4COO– + CH3COOH
IV. CH3COOC6H4COO– + H3O+ → HOC6H4COOH + CH3COOH
V. CH3COOC6H4COO– + H2O → HOC6H4COO– + CH3COOH
VI. CH3COOC6H4COO– + OH– → HOC6H4COO– + CH3COO–
d) Đồ thị sau mô tả sự phụ thuộc hằng số tốc độ
biểu kiến của phản ứng thủy phân aspirin vào
pH ở 333,15 K. Chọn các phát biểu đúng:

□ Trong vùng C – D, phản ứng IV chiếm ưu


thế
□ Trong vùng C – D, phản ứng V chiếm ưu
thế
□ Trong vùng D – E, phản ứng VI chiếm ưu
thế
□ Trong vùng A – B, phản ứng II chiếm ưu
thế
Biết pKa của aspirin là 3,37 ở 333,15 K.
e) Ở 290,15 K; hằng số tốc độ cho các phản ứng (I), (II) và (III) được xác định:
kH (phản ứng I) k0 (phản ứng II) kOH (phản ứng III)
1,99 dm3.mol-1.ngày-1 2,29.10-4 ngày-1 3,18.109 dm3.mol-1.ngày-1
Phản ứng tự phân ly của nước có hằng số cân bằng là 1,0.10-14. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng (I), (II) và
(III), tại giá trị pH nào thì hằng số cân bằng kobs có giá trị nhỏ nhất?
Tính toán:

pH = ………………………..

16/25
Câu VI: Hóa nguyên tố

Câu hỏi VI.1 VI.2 VI.3 VI.4 VI.5 Tổng


Câu VI Điểm 6 6 4 6 4 26
20%
Điểm của học
sinh
Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta xác định được trong thủy tinh ruby chứa sodium,
potassium, silicon, oxygen, sulfur, selenium, cadimium và một nguyên tố kim loại chuyển tiếp X. X
được đưa vào thủy tinh dưới dạng hợp chất X1, là chất bột màu trắng, không tan trong nước. Hòa tan
X1 trong dung dịch HCl thu được dung dịch muối X2 (phản ứng 1) . Thêm ammonium carbonate vào
dung dịch chứa X2 thu được kết tủa X3 (phản ứng 2). Nhiệt phân 10,000 gam X3 thu được 7,413 gam
hợp chất X1, khí CO2 và 0,984 gam chất lỏng không màu, là một dung môi phổ biến (phản ứng 3).
1. Xác định kim loại X (trình bày tính toán chi tiết) và công thức hóa học các chất X1 – X3.
X X1 X2 X3

Tính toán:

2. X và X1 đều tan trong dung dịch NaOH (phản ứng 4 và 5) tạo thành dung dịch của phức chất X4.
X tan trong dung dịch NH3 tạo thành phức chất X5 và một khí không màu thoát ra (phản ứng 6). Dung
dịch đặc của muối X2 tồn tại dưới dạng acid phức X6. Ở 450oC và 249 MPa, X phản ứng với KNH2
trong NH3, tạo thành phức chất X7 (phản ứng 7). Thêm NH4NO3 vào dung dịch X7 (dung môi NH3)
thu được kết tủa X8 (phản ứng 8). Biết phần trăm khối lượng các nguyên tố trong các chất X4 – X6 là:
Hợp chất X4 X5 X6 X7
%O 35,68% 19,12% 18,57% -
%H 2,23% 8,36% 2,32% 3,86%
Biết X4 – X7 đều là các phức đơn nhân và có cấu trúc tứ diện. Vẽ cấu trúc của các các chất X4 – X7.

17/25
X4 X5

X6 X7

3. Viết các phương trình phản ứng hóa học 1 – 8.

18/25
4. Khi thêm từ từ dung dịch chứa 7,19 g muối XSO4.7H2O vào dung dịch
chứa 5,01 g acetylacetone (Hacac) và 2,00 g NaOH thì có sự tạo thành kết tủa
X9. Khi kết tinh lại X9 từ methanol khan, có thể thu được các tinh thể X10.
Khối lượng mol của X9 và X10 chênh lệch nhau 2,8 lần.
a) Giản đồ phân tích nhiệt của X9 cho biết không có phân tử nước ở cầu
ngoại. Khi đun nóng, phân tử mất nước và khối lượng phân tử giảm 6,40%.
Vẽ cấu trúc của X9 và mô tả sự hình thành liên kết phối trí trong X9 theo thuyết VB.

b) Xác định công thức cấu trúc của chất X10.

19/25
6. Sulfide của kim loại X tồn tại dưới dạng tinh thể ion có cấu trúc
như hình bên:
a) Có bao nhiêu đơn vị XS trong một ô mạng cơ sở?
Tính toán:

b) Hợp chất bán dẫn khá linh hoạt là GaAs và GaP đều kết tinh theo mạng sulfide kim loại X. Thông
số mạng của chúng lần lượt là a(GaAs) = 5,65 Å và a(GaP) = 5,45 Å. Tính sự khác biệt về bán kính
cộng hóa trị của P và As trong các hợp chất tương ứng.
Tính toán:

Sự khác biệt về bán kính cộng hóa trị của As và P là:………………………

20/25
Câu VII: Hóa phân tích
Câu hỏi VII.1 VII.2 Tổng
Câu VII Điểm 15 10 25
20%
Điểm của học
sinh
1. Nồng độ CO2 trong nước biển
Carbon dioxide là thành phần chính gây nên hiệu ứng nhà kính. Được hình thành trong quá trình đốt
cháy các nguyên liệu hóa thạch, nồng độ CO2 trong khí quyển và nước biển tiếp tục tăng dần. Nghiên
cứu cho thấy pH nước biển đã giảm từ 8,16 trước khi quá trình công nghiệp hóa xảy ra xuống còn 8,04.
Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn 7,70 vào năm 2100. Để kiểm tra nồng đồ
CO2 ở đáy biển, một thiết bị cảm biến đã được sử dụng. Trong thiết bị này, một bể vi chất lỏng chứa
50,0 𝜇mol.L-1 thymol xanh (biểu diễn dưới dạng NaHIn) và 42,0 𝜇mol.L-1 NaOH, CO2 từ trong nước
biển qua màng bán thấm chọn lọc (các chất khác không thể đi qua) và dung dịch đạt đến trạng thái cân
bằng tương ứng. Dạng HIn– và dạng In2– của chất chỉ thị lần lượt hấp thụ cực đại ở bước sóng ánh sáng
434 nm và 620 nm. Bằng cách đo tỷ lệ giữa hai giá trị hấp thụ cực đại này (RA =A620/A434), có thể phát
hiện nồng độ cân bằng của CO2 trong nước biển. Giá trị các hệ số hấp thụ mol của các dạng chỉ thị cho
ở bảng sau:
Chất 𝜀434 (L.mol-1.cm-1) 𝜀620 (L.mol-1.cm-1)
HIn– 8,00.103 0
2–
In 1,90.103 1,7.104
Cho các hằng số phân ly trong nước: (CO2 + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33; HIn– có Ka = 2,0.10-7
(trong dung dịch trung tính và base có thể bỏ qua dạng H2In). Bộ cảm biến của máy đo được giá trị RA
= 2,84. Giả sử chỉ có dạng HIn– và dạng In2– của chất chỉ thị hấp thụ quang và các phép đo tiến hành
ở điều kiện hoàn toàn giống nhau.
a) Tính tỉ lệ nồng độ cân bằng [HIn–]/[In2–] trong máy cảm biến.
Tính toán:

[HIn–]/[In2–] = ……………………
b) Tính pH của dung dịch trong bộ cảm biến. Nếu không làm được ý a, lấy kết quả [HIn–]/[In2–] = 0,7.
Tính toán:

21/25
pH = ……………….
c) Tính tổng nồng độ các dạng tồn tại của CO2 trong dung dịch bộ cảm biến.
Tính toán:

C(CO2) = ………………………….
d) Khi pH của nước biển giảm sẽ gây hại cho các sinh vật đại dương, ví dụ như san hô và các loài giáp
xác. Do lớp vỏ bảo vệ chúng được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là CaCO3, pH nước biển giảm sẽ làm
giảm độ cứng của lớp vỏ. Tính độ tan của CaCO3 trong dung dịch có nồng độ cân bằng của CO2 ở ý c.
Nếu không làm được ý c, lấy kết quả [CO2] = 1,0.10-6 M. Biết pKs(CaCO3) = 8,35.
Tính toán:

22/25
Độ tan của CaCO3:………………………

23/25
2. Chiết uranyl:
Bis(2-ethylhexyl)hydrogen phosphate (di-(2-ethylhexyl)phosphoric acid, DEHPA)–kí hiệu là HA,
được dùng để chiết các uranyl ion từ dung dịch nước sang một dung môi hữu cơ. Trong bài tập này là
quá trình chiết nước sang-dầu hỏa này được gọi là “quá trình Daplex”. Trong nước, HA có hằng số
phân li acid là Ka = 3,16.10-4. Hệ số phân bố của HA giữa hai pha là KD, HA = [HA]org/[HA]aq = 189.
Trong pha hữu cơ, HA có thể dimer (phương trình với hệ số nguyên tối giản) Kp, HA = 2,14.104.
Trong dung dịch nước, anion A– có thể tạo phức cation uranyl theo phương trình sau:
2A– (aq) + UO22+ (aq) ⇌ UO2A2 (aq) β2, UO A = 4,31.1011
2 2
Hợp chất này có thể bị chiết với dầu hỏa với hằng số phân bố:
UO2A2 (aq) ⇌ UO2A2 (org) KD, UO2 A2 = 169

Trong dung dịch nước, cation UO2 tạo phức với ion OH như sau, các phức này đều không bị chiết
2+

sang pha hữu cơ:


iOH– (aq) + UO22+ (aq) ⇌ [UO2(OH)i](2-i) (aq)
Với các hằng số tạo phức tương ứng: logβ1 = 10,5; logβ2 = 21,2; logβ1 = 28,1; logβ1 = 31,5.
Trước khi chiết, nồng độ đầu của HA trong pha hữu cơ là CoHA, org = 0,50 M; trong pha nước không có
HA. Trong cả hai pha, do nồng độ đầu của HA rất lớn so với nồng độ đầu của UO22+ nên bỏ qua dạng
UO2A2 so với tổng nồng độ HA. Thể tích của hai pha bằng nhau.
Hãy tính toán và cho biết hiệu suất chiết uranyl trong hai trường hợp sau:
a) Dung dịch có nồng độ đầu của HNO3 là 0,02 M.
Tính toán:

24/25
Hiệu suất chiết là:…………………….
b) Trong dung dịch có [OH–] = 2,00.10-4 M.
Tính toán:

Hiệu suất chiết là:…………………….

---------------------Hết---------------------

25/25

You might also like