Không kính 2 đầu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Không kính 2 đầu

Phạm Tiến Duật – nhà thơ được mệnh danh là thi sĩ của trường sơn. Ông còn
được biết đến như một trong những gương mặt tiêu biểu của các thế hệ các
nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Với giọng thơ trẻ trung sôi động, từng
bài thơ của ông đã mang đến những hình ảnh đặc sắc nơi chiến trường gian
nan. Và trong số đó, bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ đã mang
đến hình ảnh người lính lái xe ở con đường Trường Sơn ác liệt, khó khăn.
Thế nhưng qua ngòi bút sắc xảo của tác giả, tinh thần lạc quan, dũng cảm và
ý chí chiến đầu của người chiến sĩ lại được khắc họa tài tình, sống động.
Bài thơ được đặt tên là “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ Vì sao lại có
cụm từ “ bài thơ “ đi kèm ? Ở đây Phạm Tiến Duật như muốn nhấn mạnh
rằng, xuyên suốt bài thơ chính là hiện thực về sự khốc liệt của chiến tranh và
từ đó một chất thơ của tuổi trẻ, sự dũng cảm vượt lên trên thiếu thốn, hiểm
nguy đã được khắc họa một cách chân thật nhất. Và cũng từ nhan đề ta đã
thấy được nội dung chính của bài thơ : Người lính lái xe “ tiểu đội “ và những
chiếc xe “ xe không kính “. Ngay từ khổ đầu, tác giả đã mang đến hình ảnh
những chiếc xe đặc biệt, là một trong 2 hình ảnh độc đáo, thú vị được PTD
phát hiện :
“ Không có kính không …
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Ở 2 câu thơ đầu tiên, PTD đã giải thích cho việc vì sao những chiếc xe lại
không có kính. Với nghệ thuật điệp từ “ không “, tác giả muốn nhấn mạnh
hầu như những chiếc xe này đều có một điểm chung: không có kính. Lý giải
cho điều này, ông đã giải thích rằng do mưa bom bão đạn nên kính xe đã bị
vỡ. Việc sử dụng thêm động từ mạnh như “ giật” “rung “ và điệp ngữ “ bom “
như muốn nhấn mạnh tính ác liệt vô cùng nơi chiến trường, đặc biệt là đoạn
đường Trường Sơn. Thế nhưng, tưởng chừng những người lính sẽ mang tấm
lý sợ hãi hay tỏ ra e dè trước nhiệm vụ lái xe khó khăn như thế, nhưng qua
những câu thơ sau, Phạm Tiến Duật cho thấy dường như họ vẫn ngang nhiên,
bất chấp nguy hiểm cận kề qua giọng thơ có phần hồn nhiên. Bằng phép đảo
ngữ “ ung dung buồng lái ta ngồi “, ông như khắc họa rõ nét một tinh thần “
thép “ cùng sự thản nhiên trước một thử thách khó khăn, đầy rủi ro. Cụm từ “
ung dung “ cũng đã gợi ra một tư thế thanh thản, hiên ngang lái xe. Cùng với
đó là điệp từ “ nhìn “ với nhịp thơ 2-2-2 sôi động, như thể hiện sự hiêng
ngang, thanh thản của những người lính lái xe. Một tư thế có thể nói đối lập
so với khung cảnh xung quanh. Không những thế, để tô điểm thêm về hình
tượng người chiến sĩ CM, ông đã sử dụng điệp từ “ nhìn “ để chỉ những hành
động đặc biệt. “ Nhìn đất “ chỉ việc họ luôn làm chủ tay lái, công việc của
mình, còn “ nhìn trời, nhìn thẳng “ như hướng về những khó khăn, thử thách
phía trước. Ta càng thấy được dù hoàn cảnh có ra sao, họ vẫn kiên định,
không ngại gian nguy trước hiểm nguy phía trước để có thể đảm bảo nhiệm
vụ của mình. Những hình ảnh trên khiến ta càng cảm phục trước ngòi bút sắc
xảo của ông và tài năng chọn những chi tiết độc đáo, để có thể nổi bật lên
tinh thần xông pha trước nơi chiến trường khốc liệt.
Trên đoạn đường ấy, những người lính phải lái xe trong tình trạng xe vỡ kính,
gặp muôn vàn khó khăn. Thế nhưng, PTD đã mang đến một chất thơ lãng
mạn khi bộc lộ được những cảm xúc của họ qua những hình ảnh người chiến
sĩ thấy được trên con đường đầy bom đạn ấy:
“ Nhìn thấy gió …
Như sa như ùa … “
Có thể thấy, dù nhiệm vụ của họ ẩn chứa nhiều thử thách, nhưng tâm hồn
người chiến sĩ vẫn cao đẹp, tỏa sáng dù ở hoàn cảnh nào. Với nghệ thuật điệp
ngữ “ nhìn thấy “ cùng nhịp thơ nhanh, ta cảm nhận được một sự vội vã,
nhanh chóng của đoàn xe. “ Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng “ với phép nhân
hóa tài tình “ xoa “ cho ta thấy chiếc xe lao nhanh, lại không có kính nên từng
cơn gió mang theo bụi làm cho đôi mắt những người lính có phần cay xóa.
Không những thế, câu thơ “ con đường chạy thẳng vào tim “ như muốn nhấn
mạng tốc độ xe lao nhanh để có thể mau chóng vượt qua đoạn đường hiểm
nguy, như một phép ẩn dụ cho con tim người chiến sĩ luôn hướng về Tổ
Quốc. Phải chăng, tình yêu đất nước chính là sức mạnh giúp cho những
người lính ấy có thể thản nhiên, không ngại xông pha một cách kì lạ đến vậy.
Ở đây, những chiếc xe không kính có lẽ không còn là những khó khăn, mà
qua ngòi bút của PTD, ta thấy đây có lẽ là một cơ hội để người chiến sĩ tiếp
xúc với thiên nhiên và không gian bên ngoài. Ban đêm khi đang lái hay
những lúc có đàn chim bay ngang, ta thấy một tinh thần hồn nhiền khi được
ông cảm nhận “ như sa như ùa vào buồng lái “. Ánh trăng tràn ngập được
nhìn một cách trực tiếp hay đàn chim có thể ùa vào buồng lái xe, những hình
ảnh vô cùng lãng mạng được tác giả khắc họa vào người chiến sĩ, khiến ta
càng thêm ngưỡng mộ bản lĩnh anh dũng của người lính. Câu thơ có phần dễ
thương, nhịp nhàng như muốn nói lên rằng, dù hiện thực có đầy mưa bom
bão đạn ra sao, nhưng bằng sự lãng mạn nơi tâm hồn họ, cảnh vật thiên nhiên
như đồng hành cùng những người lính mang đến bao trải nghiệm thú vị nơi
chiến trường.
Qua 2 khổ thơ đầu thôi, pTD đã thành công trong việc giới thiệu hai hình ảnh
chính của bài thơ : người chiến sĩ và những chiếc xe không kính. Từng hình
ảnh hiện lên một cách sinh động cùng giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn đã tô
điểm cho vẻ đẹp tinh thần của người lính lái xe thời chống Mĩ.

You might also like