Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Mùa xuân nho nhỏ

Trong thơ ca, có rất nhiều yếu tố khiến cho một bài thơ mang đậm nét đẹp
riêng, tràn đầy cảm xúc. Ngoài những yếu tố nghệ thuật, hình ảnh ra, hoàn
cảnh sáng tác còn khiến cho bài thơ mang một màu sắc tươi sáng hơn. Có rất
nhiều bài thơ hay, mang một vẻ đẹp riêng của mình. Thế nhưng, bài thơ
MXNN do Thanh Hải sáng tác lại để lại dấu ấn sâu sắc, khi tác giả đang phải
chống chọi với căn bệnh nghiệt ngã, nhưng xuyên suốt bài thơ lại tràn ngập
sức sống của mùa xuân mới. MXNN đã thể hiện niềm yêu mến cuộc sống,
đất nước tha thiết và dù đang phải nằm trên giường bệnh, TH vẫn gửi gắm
ước nguyện cống hiến của mình vào đó:
Trích thơ
Mở đầu cho bài thơ, những cảm xúc rạo rực của TH trước bức tranh mùa
xuân thiên nhiên, đất trời tràn ngập sức xuân:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc “
Bức tranh mùa xuân đầy màu sắc đang dần hiện ra. Khởi đầu với dòng sông
Hương uốn lượn chào đón sắc xuân đầy sức sống, tô điểm giữa đó chính là
một bông lục bình tím biếc thật đẹp làm sao. Màu tím ấy chính là màu sắc
đặc trưng của xứ Huế, mang đến một cảm giác thật mộng mơ hữu tình. Bông
hoa ấy như nổi bật lên giữa dòng sông xanh, khi TH đã đảo động từ “ mọc “
lên đầu câu thơ. Tác giả như muốn nói, bông hoa ấy đang vươn mình lên thật
tràn đầy sức sống. Phải chăng, chính sức sống của hoa lục bình, cũng là sức
sống của mùa xuân đang dần đến. Tác giả thật tinh tế, tài tình, khi những hình
ảnh thơ tuy gần gũi, mộc mạc nhưng chúng luôn sống động, giản dị nhưng
thật mạnh mẽ. Chỉ qua 2 câu thơ, bức tranh mùa xuân ấy đã được mở ra thật
nhịp nhàng
Trong sự nhẹ nhàng của mùa xuân xứ Huế, ta lại được cảm nhận những vẻ
đẹp hữu tình của thiên nhiên:
“ Ơi con chim …
Từng giọt …
Tôi đưa tay … “
Giữa bức tranh ấy, tô điểm thêm vài nét âm thanh đặc biệt làm sao: tiếng
chim chiền chiện. Một loài chim quen thuộc của VN, khi hót hay bay vút lên
trời cao khiến cho tiếng hót như vang xa thêm. Bằng nghệ thuật nhân hóa cực
sống động, tác giả như say mê trước tiếng chim thật thánh thót làm sao. Tiếng
hót ấy vang vọng khắp đất trời, như báo hiệu cho một mùa xuân tươi thắm
sắp đến. Chỉ bằng tiếng chim hót thôi, không gian trời đất như vang vọng âm
thanh mùa xuân, như mang đến một chiều dài cho bầu trời xanh thẳm. Giữa
khung trời mênh mông, ta thấy được một sự yên bình, cùng con sông đang
nhẹ nhàng trôi, bức tranh ấy như một tác phẩm được bố cục thật rõ nét làm
sao. Tiếng chim hót được tác giả yêu thích, miêu tả thật hay và tuyệt diệu qua
từ ngữ xứ Huế quen thuộc “ chi “. Giữa bệnh tật, con người của TH lại thật
đáng ngưỡng mộ. Tâm hồn ông vẫn tràn ngập sức sống, cảm xúc tha thiết
trước bức tranh mùa xuân nơi xứ Huế. Trước bức tranh tuyệt đẹp, tác giả
dường như muốn ôm trọn nó vào lòng. Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác, Th muốn “ đưa tay hứng “ những giọt xuân ấy. Phải chăng chúng là
những giọt sương mai sớm, hay chính là những âm thanh đầy tươi đẹp của
mùa xuân. Giờ đây, không chỉ nghe tiếng chim hót thánh thót nữa, mà ông
muốn giữ lại chúng trong lòng mình. Bởi lẽ, tác giả yêu quý chúng, và nâng
niu bằng những tình cảm thật sâu lắng. Vận dụng nhiều giác quan như thị
giác, thính giác, xúc giác, TH đã nhẹ nhàng vẽ nên một bức tranh mùa xuân
mà nơi đó, từng hình ảnh dòng sông, bông hoa và tiếng chim được khắc họa
cực kì sống động, đầy ắp sức sống.
Trong sự vui tươi của mùa xuân tươi đẹp, Thanh Hải cũng đã nói lên những
cảm xúc của mình về mùa xuân của đất nước bằng lời văn tha thiết, chân
tình:
“ mùa xuân người cầm súng

Lộc trải dài nương mạ”
Mùa xuân mới của đất nước cũng chính là những mùa xuân của sự độc lập, tự
do của nhân dân. Trong sự vui mừng chào đón sức xuân, TH đã miêu tả vẻ
đẹp ấy qua những hình ảnh cực kỳ gần gũi bằng phép hoán dụ: “người cầm
súng” nói về những người lính cầm súng chiến đấu nơi tiền tuyến bảo vệ QH,
còn những người nông dân đang ở hậu phương lao động xây dựng TQ được
nói đến qua “ người ra đồng.. Cùng nhìn lại lịch sử, khi năm 1980 chúng ta
cũng phải đối mặt với chiến tranh biên giới dù mới chỉ độc lập được 5 năm. .
Phải chăng 2 hình ảnh đấy đã biểu trưng cho 2 nhiệm vụ của nhân dân ta
trong giai đoạn lúc bất giờ: bảo vệ TQ và phát triển đất nước. Trong sự hân
hoan của mùa xuân mới, ta thấy được rằng đất nước đang tràn ngập trong sức
sống, đầy niềm vui qua điệp ngữ “ mùa xuân “. Và nhắc đến mùa xuân người
ta sẽ nghĩ đến những lộc, món quà đầu năm. Thế nhưng bằng sự độc đáo
trong lối tư duy, “ lộc “ được TH nhắc đến lại thật đặc biệt. Không chỉ có thể
hiểu qua hình ảnh chồi non của mùa xuân đang dần vươn mình, mà “ lộc “
được tác giả nhắc đến còn chính là khát vọng của mùa xuân hi vọng, thắng
lợi. Nếu những người chiến sĩ khi ra chiến trường họ phải dùng những cành
lá để ngụy trang, tránh phát hiện, còn những người nông dân đang gắng sức
gieo trồng và thu hoạch những mùa màng bội thu, mùa xuân không chỉ còn là
vẻ đẹp đơn thuần của thiên nhiên trời đất, của sự vui tươi háo hức, mà còn thể
hiện qua chính những người dân của đất nước. Mỗi người một nhiệm vụ,
nhưng mùa xuân luôn theo chân họ dù cho ở nơi đâu, chiến trường hay những
cánh đồng, chỉ cần có những con người vì đất nước mà gắng sức, họ đều
chính là những sức xuân đầy tươi đẹp. Bằng nhịp thơ cân đối, nhẹ nhàng qua
hình ảnh người cầm súng và người ra đồng, TH muốn nói rằng họ cũng chính
là người mang lại mùa xuân cho đất nước. Nhờ những sự cống hiến của họ,
mà đất nước ngày càng tràn ngập sức sống, tươi đẹp hơn.
Trong niềm hân hoan ấy, giai điệu của mùa xuân cũng trở nên rộn ràng hơn:
“ Tất cả như …
Tất cả như … “
Qua điệp ngữ “ tất cả “, Thanh Hải muốn nói đến chính là những người dân
VN lúc bấy giờ. Trong sức sống mùa xuân, họ cùng nhau khẩn trương lao
động. Bầu không khí thi đua càng sôi nổi, được tác giả so sánh qua những từ
láy “ hối hả, xôn xao “ . Chính những âm thanh của cuộc sống đã hòa lẫn vào
trong sự khẩn trưởng của con người, tạo ra những vẻ đẹp tinh thần của mùa
xuân con người. Bằng nhịp thơ nhanh nhưng lại cô đọng. tác giả đã nói lên
tấm lòng của mọi người dân VN: đều muốn đóng góp 1 phần công sức lao
động của mình mà dựng xây đất nước tươi đẹp như mùa xuân.
4 câu thơ tiếp sau, TH đã đưa người đọc trở về quá khứ để rồi nêu lên những
mong muốn và cảm xúc tha thiết cho mùa xuân của đất nước ở hiện tại:
“ Đất nước 4 ngàn năm

Cứ đi lên phía trước “
Trước những hi vọng về sức sống của đất nước trong giai đoạn hòa bình, TH
cũng đã nhìn lại chặng đường lịch sử của dân tộc. “ 4 ngàn năm “ đã gợi cho
ta một chiều dài lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, đầy những biến cố hào
hùng cũng như khó khăn, nhưng rất đáng tự hào. Một đất nước đã trải qua
thăng trầm của lịch sử, với những truyền thống vẻ vang, đã mang đến một
nước VN thật giàu mạnh về những văn hóa, lịch sử. Một hành trình lịch sử.
mà theo TH, thật vất vả và gian lao làm sao. Chính vì thế mà trong mùa xuân
mới này, tác giả cũng đã dành những ước nguyện chân thành của mình dành
tặng cho dất nước. Điệp ngữ “ đất nước “ đã nói lên niềm mong muốn tha
thiết của ông. Với hình ảnh được so sánh “ vì sao “, tác giả cũng thể hiện
niềm mong muốn tha thiết của mình. Mượn những hình ảnh ngôi sao sáng lấp
lánh trên bầu trời đêm, tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian, ông
tin rằng đất nước trong tương lai cũng sẽ phát triển bền vững. Trong sức sống
tựa những vì sao, con người, dân tộc VN sẽ ngày càng phát triển, xây dựng
và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc. Trong mùa xuân mới, những
khát vọng của TH tuy mộc mạc nhưng lại chân tình, đầy khích lệ cho cuộc
sống mai sau.
Trong niềm hân hoan, vui mừng của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đầy sức
sống, TH cũng nói lên những khát vọng cống hiện thật chân thành, tha thiết:
“ ta làm con chim hót …
Một … “
Mượn những hình ảnh gần gũi giản dị, TH đã nói lên những khát vọng của
lòng mình. Với nghệ thuật điệp lại những hình ảnh ở khổ thơ I, ta lần lượt
thấy được những chú chim, hay chỉ một cành hoa nhỏ thôi, tuy thật gần gũi
và giản dị, nhưng lại chứa đựng bao giá trị. Cùng với điệp ngữ “ ta làm “,
niềm mong muốn ấy lại trở mạnh mẽ, tha thiết dường nào. Dù cho bản thân
đang phải chống chọi với bệnh tật, nhưng ta thấy được nơi con người TH vẫn
là những khát vọng tốt đẹp: Ông muốn hóa thân thành những con chim để hót
làm vui đời, hay những bông hoa tươi sắc tỏa hương ngào ngạt làm đẹp cho
cảnh vật. Những sự vật tuy nhỏ bé thế thôi, nhưng qua cảm nhận sâu sắc của
mình, nó dường như lại hữu ích cho cuộc đời đấy. Và ta thấy được đó không
chỉ là tấm lòng của TH, mà qua đó, ông nói lên những tiếng lòng, khát vọng
của mỗi người dân VN lúc bấy giờ. Điều đó thể hiện bằng sự thay đổi đại từ ‘
tôi “ thay cho từ “ ta “. Sự thay đổi đó không chỉ là vô tình, mà từ đó nêu lên
được một mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, nhất là khi đất nước ta
bấy giờ cần sự đoàn kết, gắn bó để cùng nhau phát triển sau một thời gian dài
bị đô hộ. Để có thể góp ích cho Tq, cho đất nước, TH cũng mong muốn có
thể hòa nhập vào trong xã hội chung. Bằng những tấm lòng riêng của mình,
hay qua những khát vọng khiêm nhường được miêu tả qua ‘ một nốt trầm xao
xuyến “,ông mong muốn được cống hiến nhưng vẫn giữ nét riêng của mình.
Quả thật, trong một bản nhạc sẽ luôn có những nốt trầm, bổng khác nhau.
Thế nhưng chúng đều làm cho bản nhạc vang lên thật du dương, êm điệu.
Cũng vậy, trong cuộc sống sẽ có rất nhiều con người có sự đóng góp khác
nhau. Người thì dùng sự năng động, nhanh nhẹn của mình, thế nhưng với TH,
ông muốn đem những giá trị khiêm nhường của bản thân để có thể mang đến
những giá trị to lớn cho đất nước
Tiếp sau, bằng những vần thơ đầy nét trữ tình, giàu cảm xúc, TH cũng đã
mong muốn hóa thân thành một mùa xuân tươi đẹp cho đất nước:
“ Một mùa …
Dù là … “
Ta thấy được ở ngay câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng chính nhan đề của
tác phẩm để nói lên những khát vọng của mình. Qua phép ẩn dụ “ mùa xuân
nho nhỏ”, TH như muốn nói lên niền mong mỏi của mình sống 1 cuộc đời
đẹp như mùa xuân, tràn ngập sức sống. Ông mong muốn được mang sức lực,
trí tuệ, tài năng của mình mà đóng góp cho tổ quốc. Đó là những khát vọng
thật tốt đẹp, cũng như khiêm nhường. Nếu mỗi con người là 1 mùa xuân nhỏ
thôi, cũng sẽ tạo ra một mùa xuân lớn cho dân tộc nếu cùng cống hiến, góp
một phần nhỏ sức lực của mình. TH dù cho đang phải nằm trên giường bệnh,
nhưng ta vẫn thấy được mong muốn của ông lớn lao dường nào. Qua điệp
ngữ “ dù là “ cùng với hai hình ảnh đối lập : “ tuổi 2 mươi, tóc bạc “, ta như
nhìn thấy hình ảnh của tác giả thời điểm đó. Mặc cho hoàn cảnh có đang khó
khăn, nhưng mong muốn của ông chính là sẽ mãi cống hiến cho TQ dù khi
trẻ hay về già. Qua đó, ta thấy được nơi con người TH chính là tình yêu quê
hương, đất nước tha thiết, luôn cháy bỏng tràn đầy sức sống. Một tâm niệm
chân thành, đáng quý và đáng ngưỡng mộ của một con người đang phải sống
trong những ngày tháng khó khăn nhất của đời mình.
Nếu xuyên suốt bài thơ là những hình ảnh mùa xuân đất nước-con người đầy
tươi đẹp, thì bài thơ đã dần khép lại bức tranh đấy với những nét điệp nơi xứ
Huế:
Mùa xuân …
…”
Giờ đây, không còn là những khát vọng cao quý được cống hiến, xây dựng
TQ nữa. TH mong muốn được cất lên những điệu dân ca xứ Huế đầy tâm
tình, da diết. Ông muốn mang đến cho người đọc những câu “ Nam ai, Nam
bình “ thật gần gũi, thân thương. Dường như, bao sức sống, tâm tình của TH
đã dồn vào từng vần thơ cuối. với điệp ngữ “ nước non ngàn dặm ‘ cùng sự
khéo léo trong gieo vần chân, từng câu thơ thật bay bổng theo điệu du dương
của những điệu hát. Qua những tình cảm được thể hiện tha thiết, tác giả muốn
ca ngợi những vẻ đẹp của QH,ĐN. Trước phong cảnh hữu tình, con người
cũng trần đầy sức sống, nhưng vẫn thủy chung tình nghĩa.

You might also like