Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1. Công nghiệp hóa là gì?

Để hiểu công nghiệp hóa là gì, trước tiên cần hiểu thế nào là công nghiệp. Công nghiệp là
một bộ phận của nền kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được
chế tạo, chế phẩm, chế biến, chế tác… phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh
doanh của con người. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn và có sự hỗ trợ
của công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp gồm: Tỷ trọng
về lao động, tỷ trọng về giá trị gia tăng, tỷ trọng về sản phẩm tạo ra… trong toàn bộ các
ngành kinh tế ở một vùng kinh tế hoặc một nền kinh tế.

Nói cách khác, công nghiệp hóa là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội từ nền kinh tế
với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé sang nền kinh tế công nghiệp. Đây là một phần của
quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội này đi đôi với sự kiến bộ của khoa
học, công nghệ, kỹ thuật, trong đó phải kể đến sự phát triển của sản xuất năng lượng và
luyện kim quy mô lớn.

2 Loại hình công nghiệp hóa trên thế giới

- Ở Anh: Công nghiệp hóa ra đời vào thế kỷ XVIII(theo loại hình cổ điển) gắn liền với
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Bắt đầu từ ngành công nghiệp dệt sau đó kéo
theo một số ngành khác như: Trồng bông, nuôi cừu,… Từ đó đòi hỏi cần có thiết bị, máy
móc cho sản xuất tạo tiền đề cho ngành công nghiệp nặng phát triển như: cơ khí chế tạo
máy,…

- Ở Liên Xô: Công nghiệp hóa bắt đầu từ những năm 1930 sau đó được áp dụng cho các
nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau năm 1945 và một số nước đang phát triển khác.
Mô hình này ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

- Ở Nhật Bản: Tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu mới đó là thực hiện chiến lược công
nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng
nhập khẩu, thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước.
 Mô hình công nghiệp hóa cổ điển
* Ưu điểm
- Ngành đòi hỏi ít vốn, thu lợi nhuận nhanh
- Kéo theo sự phát triển của ngành trồng bông và chăn nuôi cừu để đáp ứng nguyên liệu
cho ngành công nghiệp dệt
- Tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp nặng, trực tiếp là ngành cơ khí chế
tạo máy
* Nhược điểm
- Nguồn vốn chủ yếu do khai thác lao động làm thuê, làm phá sản những người sản xuất
nhỏ trong nông nghiệp
- Gắn liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa
- Mở ra mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ những cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân chống lại nhà tư bản
- Dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản với các nước
thuộc địa

You might also like