Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

Giải đề thi của các năm trước môn Logic

- Nội hàm càng nhiều thì ngoại diên càng ít và ngược lại
ĐỀ THI CUỐI KỲ MÔN: Logic học LỚP DS43
Câu 1: Xác định lỗi vi phạm các quy luật cơ bản của tư duy (nếu có). Giải thích ngắn
gọn.
a. Bởi vì khoa học và thực tiễn chưa chứng minh được là có ma. Vậy chắc chắn là
không có ma.
 Vi phạm quy luật Vi phạm quy luật lí do đầy đủ, thíu lí do

b. Sinh viên hỏi thầy giáo A: Thưa thầy, di truyền là gì? Thầy A: Bố nuôi của anh bị
vô sinh không thể có con, vậy chắc chắn là anh cũng không thể có con được. Đó gọi
là di truyền."
 Vi phạm quy luật đồng nhất, đánh tráo khái niệm di truyền,
Câu 2: Vẽ Sơ đồ quan hệ giữa các khái niệm sau:
a. Nàng tiên cá - Bảy chú lùn - Truyện cổ tích - Nhân vật không có thật.

Nàng 琀椀ên cá

Nhân vật không có


thật

7 chú lùn

b, Bác sĩ - Bệnh nhân - Bệnh viện-Toa thuốc - Khoa khám bệnh

c. Công dân Việt Nam Người có quốc tịch Việt Nam (1) - Người không có quốc tịch Việt
Nam- Người thành niên (2).
Câu 3:
a. Từ tiền đề đúng: “Có hành vi cho vay không là hành vi bất hợp pháp", cho biết các kết
luận đúng logic nào có thể rút ra dựa vào các phép: đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi chỗ vừa đổi
chất, hình vuông logic.
 Đổi chỗ: Không đổi được
 Đổi chất: Có hành vi cho vay là hành vi hợp pháp
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Có hành vi hợp pháp là hành vi cho vay
 Hình vuông logic: Không suy luận được.
b. Vẽ mô hình (nếu có), xét tính đúng-sai của suy luận : Chủ nghĩa khủng bố là tội ác toàn
cầu. Không có bất cứ sản phẩm của tôn giáo nào là chủ nghĩa khủng bố. Vậy, không sản
phẩm của tôn giáo nào là tội ác toàn cầu.
Chủ nghĩa khủng bố là tội ác toàn cầu
M+ P-
Không có bất cứ sản phẩm của tôn giáo nào là chủ nghĩa khủng bố
S+ M+
Vậy, không sản phẩm của tôn giáo nào là tội ác toàn cầu.
S+ P+
 Hình 1 dạng AEE
 Vi phạm quy tắc số 2, thuộc từ không chu diên trong đại tiền đề nhưng lại chu diên
trong kết luận. (p- p+ là sai)

c. Vẽ mô hình (nếu có), xét tính đúng-sai của suy luận: Trường hợp vụ án có nhiều bị
can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể định
chỉ điều tra đối với từng bị can. Được biết, trong vụ án này, Cơ quan điều tra đã
phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với từng can A, Vậy, điều này chứng tỏ, vụ
án này có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị
can.

Có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể
P+
định chỉ điều tra đối với từng bị can.S
M-
Trong vụ án này, Cơ quan điều tra đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với từng can A
S+ M-
Vụ án này có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can.
S+ P-

AB, B Sai
A

d. Từ phán đoán sai: “Một số người có năng lực trách nhiệm hình sự không là người đủ 14
tuổi trở lên”, bằng hình vuông logic, hãy cho biết những kết luận nào chắc chắn đúng ?
Phán đoán sai là O
Bằng hình vuông logic các kết luận đúng sẽ là:
I đúng  Một số người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ 14 tuổi trở lên
A đúng  Mọi người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ 14 tuổi trở lên
e. Về mô hình (nếu có) hoặc bảng chân trị, xét tính đúng-sai của suy luận: Nếu vượt đèn
đỏ thì vi phạm luật giao thông. Nếu vượt đèn đỏ thì sẽ gây ra hành vi nguy hiểm cho xã
hội, Do đó, Nếu vượt đèn đỏ thì vừa vi phạm luật giao thông vừa vây ra hành vi nguy hiểm
cho xã hội.
vượt đèn đỏ : a
vi phạm luật giao thông: b
gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội: c
(a  b) ^ (a  c) ^ a (b ^ c)
(a  b) ^ (a  c)  (a  (b ^ c))
Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ
Đ Đ Đ S Đ S S Đ Đ S Đ S S
Đ S S S Đ Đ Đ Đ Đ S S S Đ
Đ S S S Đ S S Đ Đ S S S S
S Đ Đ Đ S Đ Đ Đ S Đ Đ Đ Đ
S Đ Đ Đ S Đ S Đ S Đ Đ S S
S Đ S Đ S Đ Đ Đ S Đ S S Đ
S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S S S
 Đây là suy luận đúng logic.
ĐỀ THI MÔN-LOGIC HỌC Lớp: Chất lượng cao 43 B
Câu 1 (3 điểm): Từ tiền để a, b đã cho, hãy rút ra các kết luận hợp logic dựa vào các phép:
đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi chỗ vừa đổi chất, hình vuông logic.
a. Một số hoạt động trao đổi vật chất của con người không là hoạt động kinh tế.
b. Luật sư là người tốt nghiệp đại học ngành Luật.
Câu 2 (2 điểm):Vẽ sơ đồ quan hệ giữa các khái niệm sau:
Bộ Luật Dân sự - Văn bản quy phạm pháp luật - Nghị định - Thông tin - Văn bản.
Câu 3 (2 điễm): Xem xét các định nghĩa sau: Xác định lỗi, sau đó sửa lỗi
a. Ly hôn là trường hợp chấm dứt quan hệ vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết.
b. Đồng phạm là trường hợp có hai người cố ý cùng, thực hiện nội tội phạt.
c. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống.
d. Giáo viên là người công tác tại các trường phổ thông
Câu 4 (3 điểm) Xem xét tính logic của các suy luận bằng các quy tắc phù hợp (tam đoạn
luận hoặc bằng chân trị):
a. Có diễn giả lập luận: “Nếu chúng ta thừa nhận tư tưởng sau đây của Mác và Ang
Ghen: Chỉ có với nền sản xuất công nghiệp lớn mới xóa bỏ được sở hữu tư nhân" là
đúng với nước ta hiện nay, tôi khẳng định rằng chúng ta không thể xoá bỏ được sở
hữu tư nhân vì nước ta lúc này không thể nói là có nền sản xuất công nghiệp lớn".
(tam đoạn luận điều kiện)

b. Một du khách đến thăm một thầy phù thủy và thấy trong phòng ông ta nuôi rất
nhiều Ong. Thầy phù thủy cho biết: “Nếu ông là kẻ xấu thì lũ ong đã đốt ông rồi.
Tuần trước có một kẻ xấu vào đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy". Còn ông chắc
chắn không là người xấu. Du khách hỏi “Sao ông chắc chắn tôi không là người
xấu” Du khách hỏi. Thầy phù thủy trả lời “Vì ong không đốt anh”

(tam đoạn luận điều kiện)

c. Sử dụng bảng chân trị xem xét giá trị logic của suy luận sau:
~(a ^ b)  c = ~a  (~b  c)

Hình thức tổ chức thi trực tuyến Môn thi: Logic - Lớp VB1
Câu 1 (2 điểm). Vận dụng bố quy luật cơ bản của tư duy, xét tính logic của các tư tưởng
sau:
a. Tôi chắc chắn trên đời không có gì gọi là chắc chắn
b. Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
Câu 2 (3 diém).
Vẽ sơ đồ quan hệ giữa các khái niệm sau:
a. Hành vi (1) Hành vi vi phạm pháp luật (2) Hành vì không vi phạm pháp luật (3) -
Hành vi do người thỉnh niên thực hiện (4) Hành vi không do người thành niên thực
hiện.
b. Liệt kê 3 khái niệm mới có ngoại diên rộng hơn khái niệm "sinh viên ngành Luật".
c. Liệt kê 3 khái niệm mới có ngoại liên hẹp hơn khái niệm “công dân”
Câu 3 (5 điểm). Sử dụng các quy tắc suy luận, mô hình phù hợp, xét tính đúng sai của các
suy luận sau:
a. Suy luận hình 1 dạng AE0

b. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, Văn phòng đại diện
không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, có đơn vị thực hiện
chức năng kinh doanh của doanh nghiệp không là đơn vị phụ thuộc của doanh
nghiệp.

c. Xác định dạng phán đoán, tính chu diên của các hạn từ trong phán đoán sau: “Có
hành vi phòng vệ chính đáng là hành vi không có tội “
d. Từ tiền đề đúng “Phòng vệ chính đáng là hành vi vô tội” Hãy rút ra những kết luận
hợp logic (nếu có). Từ các phép suy luận : hình vuông logic, đổi chỗ, đổi chất , vừa
đổi chỗ vừa đổi chất.
ÔN TẬP MÔN LOGIC
Dạng 1: Xác định có vi phạm luật tư duy hay không?
Đối với dạng câu hỏi này, cần phải xác định được tư tưởng đã cho có vi phạm luật tư duy
nào hay không (luật đồng nhất, luật cấm mâu thuẫn, luật triệt tam, luật lý do đầy đủ) và
giải thích ngắn gọn dựa vào (các) yêu cầu của luật tư duy đó.
Trường hợp tư tưởng vi phạm nhiều hơn một luật tư duy thì chỉ cần chỉ ra 01 cái hoặc chỉ
ra tất cả. Ví dụ: "Chuồn chuồn bay thấp thì mua, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm"; hay
"Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân". Các ví dụ này đều vi phạm nhiều hơn 01
luật tư duy, chúng ta chỉ cần chỉ ra một sự vi phạm là được.
Vận dụng các luật cơ bản của tư duy để xem xét các tư tưởng sau đây:
1. “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”. (Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông
đường bộ năm 2008 về Quy tắc giao thông đường bộ).
 Quy luật đồng nhất, “ngồi” hình thức không thống nhất với nội dug, không biểu đạt
dưới 1 nghĩa, hiểu nhầm.
 Quy luật đồng nhất. Vì ở từ ngồi nhà làm luật không đề cập rõ có thể khiến người
đọc hiểu sai vấn đề chỉ những người nhồi trên xe mới phải đội muc bảo hiểm còn
đứng hoặc năm trên xe thì không cần.
2. Thông điệp chung sống an toàn với dịch gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng
cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.
 Quy luật đồng nhất. Ở đây không nói rõ là dịch nào thì cần phải tuân thủ những
thông điệp này dễ khiến người đọc hiểu lầm
3. Một chiếc ô tô đâm vào một chiếc xe đạp. Xe đạp bẹp dúm còn cô tô chỉ bị xây xước
nhẹ. Điều này chứng tỏ, lực tác động của ô tô vào xe đạp mạnh hơn lực tác động của
xe đạp vào ô tô.
 Quy luật lý do đầy đủ. Trong câu chỉ đưa ra hai phán đoán riêng lẻ rồi kết luận như
vậy là thiếu căn cứ không có cơ sở.
4. Nam là kẻ phạm tội trẻ nhất trong các kẻ phạm tội. Hắn mới 19 tuổi. Từ năm 1975 đến
nay (năm 1991) hắn là kẻ phạm tội bị giam giữ hết nhà tù này đến nhà tù khác.
 Vi phạm quy luật mâu thuẫn, Vì câu này đã vi phạm yêu cầu không được đồng thời
khẳng định cho đối tượng 2 thuộc tính mà chúng loại trừ nhau. Cụ thể, câu đầu nói
Nam mới 19 tuổi, nhưng câu sau lại nói Từ năm 1975 đến nay (năm 1991) hắn là kẻ
phạm tội, là hắn đi tù đc 16 năm rồi, mà tuổi ít nhất chịu trách nhiệm hình sự là 14
tuổi. Vậy ít nhất hắn phải 30 tuổi  mâu thuẫn
 Quy luật cấm mâu thuẫn. Vì nếu bây giờ Nam 19 tuổi mà bị bắt giam giữ nhà tù 16
năm là Nam vào tù từ năm 3 tuổi là không hợp lý.
5. Mọi quy tắc đều có ngoại lệ.
 Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn. Đã là quy tắc có nghĩa là tuyê ̣t đối, quy tắc
không có ngoại lê ̣
6. Có một ông vua hiếu chiến muốn đánh nhau với nước Ba Tư bèn đến ngôi đền linh
thiêng nọ để xin lời phán. Thần phán như sau: “Nếu đánh nhau với Ba Tư, một vương
quốc hùng mạnh sẽ bị phá tan tành”.
 Lỗi đánh tráo khái niệm (quy luật đồng nhất)
 Quy luật đông nhất vì ở đây thần thánh nói quốc gia hùng mạnh không xác định rõ
là quốc gia nào -> đánh tráo khái niệm
7. Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ
tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy
định: “Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu
cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam;
không đặt tên quá dài, khó sử dụng”.
 Quy luật đồng nhất vì chỉ nói đến đối tượng là trẻ em nên sẽ dễ gây hiểu lầm chỉ trẻ
em mới có thể được đặt tên, xác định họ, dân tộc
 Quy luật cấm mâu thuẫn vì ở trên nói đặt tên phù hợp vơi pháp luật giữ gìn bản sắc
dân tộc được xong vế sau nói việc đặt tên không quá dài và khó sử dụng. Nhưng có
một số người vùng dân tộc thiểu số nên để giữ gìn bản sắc dân tộc có thể tên sẽ khó
sử dụng.
8. Trông mặt mà bắt hình dong.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, các sự vật khác nhau về bản chất.
 Vi phạm thêm luâ ̣t lý do đầy đủ. Không thể xem xét SV, HT hay ai đó qua vẻ ngoài
mà đưa ra kết luâ ̣n
9. Đêm khuya, cặp vợ chồng son và đứa con bé bỏng của họ đang nằm thiu thiu ngủ.
 Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn, Vì câu này đã vi phạm yêu cầu không được đồng
thời khẳng định cho đối tượng 2 thuộc tính mà chúng loại trừ nhau, Vợ chồng son
là cách gọi dành cho những cặp vợ chồng trẻ mới cưới chưa có con. Tuy nhiên
trong câu trên lại nói vợ chồng son và đứa con bé bỏng  mâu thuẫn.
10. Người nào thấy người khác ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt từ từ ba tháng đến hai năm (Điều 102 BLHS
1999).
 Vi phạm quy luật đồng nhất,…
11. (Trích từ bài viết sinh viên): Không nên hợp pháp hóa nạn mại dâm vì nếu coi mại
dâm là một ngành nghề ấy là đang góp phần cổ súy cho những kẻ lười lao động, thích
làm giàu bằng vốn tự có mà thôi.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, vì hợp pháp hóa mai dâm không liên quan đến những
người lười lao động
 Quy luật đồng nhất. Vì nạn được hiểu là vấn nạn gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Ở dưới chỉ là mại dâm nếu được hiểu thông thường thì vẫn có thể chấp nhận cho
hợp pháp hóa được.
12. Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối
lộ nên chuyện hối lộ xảy ra ngày nay là chuyện đương nhiên.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, Đồng nhất cái giả tượng không có thật (trong truyện)
với hiện thực có thật.
13. Với 20 năm kinh nghiệm là thẩm phán, tôi cho rằng bị cáo đã phạm tội hiếp dâm. Bị
cáo đừng có mà chối tội.
 Vi phạm quy luật lí do đầy đủ, dùng tư tưởng cá nhân để kết luận.
14. Fox New đưa tin, Haiden Morgan chào đời trong hoàn cảnh ít ai ngờ đến. Trong
chuyến du lịch 7 ngày trên biển bằng con tàu Royal Caribben, mẹ em bé là Emily
Morgan được các bác sỹ thông báo là bị sảy thai. 45 phút sau, bác sỹ đính chính là thai
nhi vẫn còn sống. Bé Haiden sinh sớm hơn dự định 15 tuần và nặng 2 kg.
 Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn, bé sinh sớm hơn dự định 15 tuần không thể nặng
2kg.
 Quy luật cấm mâu thuẫn. Vì vế trước đã sảy thai nhưng vế sau lại nói thai nhi vẫn
còn sống.
15. Đảng viên nọ trong một cuộc tranh cãi với người dân đã nói như sau: “Tôi là đảng
viên, ông chống tôi là ông chống đảng đấy nhé. Mà chống đảng là tội tày trời đó, ông
liệu hồn đi là vừa!”.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, đánh tráo tư tưởng, Đánh tráo khái niê ̣m, chống lại tôi
là chống lại đảng, phạm tội tày trời. Chống ông đó khác vs việc chống đảng
16. Sở hữu súng là nguyên nhân duy nhất của tội phạm hình sự. Sự thịnh hành của súng
ống tại quốc gia X trùng khớp với tỷ lệ tội phạm cao. Khi bạo lực đang còn nằm trong
suy nghĩ thì súng ống đã nằm đầy sung quanh.
 Vi phạm quy luật lí do đầy đủ
 Quy luật đồng nhất. Vì quốc gia X không rõ là quốc gia nào.Có nhiều quốc gia vẫn
được sở hữu súng nhưng không là nguyên nhân của tội phạm hình sự.
17. Các quy định trong thông tư không có gì phải bàn cãi bởi vì Bộ trưởng Bộ X – người
ban hành thông tư này- vốn là người có chuyên môn rất sâu rộng về các văn bản quy
phạm pháp luật.
 Vi phạm quy luật lí do đầy đủ
 Quy luật đồng nhất. Vì thông tư và văn bản quy phạm pháp luật là 2 khái niệm khác
nhau. Sử dụng như vậy dễ được xem là đánh tráo khái niệm.
 Quy luật lý do đầy đủ vì ông là người có chuyên môn rất sâu rộng về các văn bản
quy phạm pháp luật. lí do này không giải thích đc thông tư
18. Bởi vì khoa học và thực tiến chưa chứng minh được là có ma. Vậy chắc chắn là không
có ma.
 Vi phạm quy luật lí do đầy đủ, thíu lí do
 Quy luật đồng nhất. Vì ma là tùy quan điểm mỗi người sẽ có quan điểm
riêng .Quan điểm các nhà KH khác mà của mình khác.
 Vi phạm quy luật lí do đầy đủ, thíêu lí do, chưa chứng minh đc thì k thể khẳng định
là k có đc
19. Sinh viên hỏi thầy giáo A: Thưa thầy, di truyền là gì? Thầy A: “Bố nuôi của anh bị vô
sinh không thể sinh con. Vậy, chắc chắn anh cũng không thể có con được. Đó gọi là di
truyền”.
 Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn, Quy luật đồng nhất. Vì di truyền được định
nghĩa trong trường hợp này hoàn toàn không phù hợp.
 Vi phạm luâ ̣t cấm mâu thuẫn. Bố mà đã vô sinh thì không thể nào có anh ta được
20. Ông X phát biểu: “Do Bộ luật Hình sự 2015 và 3 đạo luật liên quan phải lùi hiệu lực
thi hành nên những quy định có lợi cho người phạm tội được quy định tại các đạo luật
này sẽ chưa được áp dụng”.
 Vi phạm quy luật mâu thuẫn, (hiệu lực hồi tố)
21. Trong phần xét hỏi một bị cáo có hành vi ngã giá, nhận tiền bán dâm xong, bị cáo lợi
dụng sở hở để “chuồn”. Vị hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã
nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như
thế là mất uy tín…”.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, vì đồng nhất 2 đối tượng không cùng bản chất. Chuồn
có nghĩa là trốn đi tránh tội, còn chạy là hành động bỏ đi chạy đi.
 Ở đây vị hội thẩm nhân dân cho người này vì làm ăn mất uy tín mà kết luận là vô
nhân đạo là không hợp lý. Đây là 2 khái niệm khác nhau.
22. Quan tòa: Tại sao anh nhặt được cái nhẫn kim cương mà anh không trả? Bị cáo X: “Dạ
thưa tòa, tại trên mặt nhẫn có dòng chữ “Mãi mãi thuộc về anh ạ”.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, vì anh ta đã đồng nhất 2 đối tượng không cùng bản
chất.
 Nhầm từ “anh” – chủ nhân thâ ̣t sự của chiếc nhẫn và anh “người nhă ̣t được”
23. Trước Tòa bà Minh nói: “Tôi đồng ý bán nhà giúp con trả nợ”. Thư ký phiên tòa ghi:
“Tôi đồng ý bán nhà trả nợ giúp cho con.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, vì ý nghĩa tư tưởng tái tạo không đồng nhất với ý
nghĩa của tư tưởng ban đầu, cụ thể là thay đổi vị trí từ (giúp con trả nợ  trả nợ
giúp con)
24. Tôi uống một viên Aspirin và cầu nguyện Thượng đế cho tôi khỏi bị nhức đầu. Và nhờ
ơn Thượng đế, tôi đã hết nhức đầu.
 Vi phạm Quy luật cấm mâu thuẫn. Vì ở trên anh nói uống thuốc và cầu nguyện
thương đế nhưng chỉ kết luận thượng đế giúp anh hết nhức đầu
 Vi phạm luâ ̣t lý do đầy đủ, nguyên nhân thâ ̣t sự hết nhức đầu là thuốc chứ không
phải thượng đế
25. Dưới thời Sa hoàng, có lệnh không cho phép ai lập gia đình nếu vợ hoặc chồng vừa
chết trong vòng ba năm. Vợ Mendeleyev vừa mới chết, ông ta cưới một người phụ nữ
khác và được chấp nhận. Một vị tể tướng cũng trong hoàn cảnh như Mendeleyev và
cũng làm đám cưới nhưng sau đó bị Sa Hoàng hủy hôn. Tể tướng thắc mắc, Sa Hoàng
trả lời: “Người như ngươi ta có đầy, còn người như Mendeleyev ta chỉ có một”.
 Quy luật cấm mâu thuẫn, Vì có lệnh không cho phép ai nhưng lại cho phép
Mendeleyyev được cưới vợ mới.
 Luâ ̣t đồng nhất, các đối tượng như nhau phải áp dụng như nhau. Tiêu chuẩn kép
26. Ông A nói: “Trong nghị viện này một nửa nghị sĩ là tham nhũng”. Mọi người bức xúc
với tuyên bố của ông A yêu cầu cải chính. Ông A đã “đính chính” lại tuyên bố của
mình như sau: “Trong nghị viện này, một nửa nghị sĩ không tham nhũng”.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, ….
27. Xã hội loại người cũng tương tự như cơ thể con người, làm việc hiệu quả nhất khi điều
khiển bởi một bộ não thống nhất. Do đó một chế độ độc tài luôn làm việc hiệu quả hơn
một chế độ dân chủ.
 Vi phạm quy luật đồng nhất, đã đồng nhất các khái niệm không cùng bản chất. Từ
bộ não và xã hội loài người lại đi đồng nhất với chế độ độc tài, chế độ dân chủ
28. Diễn viên Y cởi mở nói về chuyện sống thử: “Mọi người vốn định kiến về việc sống
chung trước hôn nhân nhưng tôi nghĩ đó là điều cần thiết với những cặp yêu nhau
muốn xây dựng gia đình bền vững.
 Quy luật cấm mâu thuẫn. Vì muốn xây dựng gia đình bền vững thì đã kết hôn nếu
sống chung trước hôn nhân không hợp thì chia tay sẽ không bền vững.
 Quy luâ ̣t đồng nhất, xây dựng gia đình bền vững không đồng nghĩa sống thử
29. “Ta không cần danh vọng. Mala, mi hãy thuyết điều đó với những kẻ hám danh vọng.
Thành đạt, danh dự, danh tiếng và vinh quang chỉ là sự hư ảo. Sự chiến thắng của kẻ
này là sự thất bại của người kia. Ta trải cơ mạn xa để chiến đấu với người đây. Ta thà
chết vinh trong trận chiến còn hơn sống nhục trong đầu hàng”.
 Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn, vì ban đầu khẳng định là ta không cần danh vọng
nhưng sau đó lại khẳng định Ta thà chết vinh trong trận chiến còn hơn sống nhục
trong đầu hàng”. 2 khẳng định này mâu thuẫn với nhau
30. Theo báo cáo của World Bank thì: “Mỹ là con nợ lớn nhất nhưng cũng là chủ nợ lớn
nhất”. Một số phương tiện thong tin đại chúng trong các bản tin, bài viết khi trích dẫn
chỉ trích dẫn: “Mỹ là con nợ lớn nhất”. Hỏi vi phạm luật tư duy nào?
 Vi phạm quy luật đồng nhất, vì ý nghĩa của tư tưởng tái tạo bị cắt xén bớt không
phản ánh đúng như tư tưởng ban đầu.
Dạng 2: KHÁI NIỆM - ĐỊNH NGHĨA
2.1. Vẽ sơ đồ khái niệm
Ở dạng này, cần xác định được ngoại diên của các khái niệm đã cho. Cần xác định được
các quan hệ sau đây:
 Quan hệ giao nhau: Có một/một số phần tử của khái niệm này trùng với phần tử
của khái niệm kia. Ví dụ: Phụ nữ có thai và Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi.
 Quan hệ lệ thuộc: Khái niệm này nằm hoàn toàn trong khái niệm kia. Ví dụ: Văn
bản và Văn bản quy phạm pháp luật.
 Quan hệ mâu thuẫn: Giữa hai khái niệm thường có từ "không", "chưa". Ví dụ:
Người nhiễm Covid-19 và Người không nhiễm Covid-19; hay Người thành niên và
Người chưa thành niên.
 Quan hệ ngang hàng: Các khái niệm tách rời nhau và đều thuộc ngoại diên của
một khái niệm lớn hơn. Ví dụ: Bộ luật hình sự và Bộ luật dân sự; hay Sinh viên
ngành luật và Trường Đại học Luật.
 Quan hệ đồng nhất: Các khái niệm hoàn toàn đồng nhất với nhau. Ví dụ: Hà Nội
và Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam; hay Người chưa thành niên và Người dưới 18
tuổi.
 Quan hệ đối chọi: Hai khái niệm có nội hàm ngược nhau, còn tổng ngoại diên của
chúng thì không bằng ngoại của một khái niệm thứ ba bao hàm chúng. Ví dụ:
Trắng và Đen, Nóng và Lạnh.
2.2. Tìm các khái niệm có quan hệ theo yêu cầu:
Ở dạng này sẽ có một khái niệm cho sẵn và yêu cầu phải đi tìm các khái niệm khác có các
mối quan hệ xác định. Ví dụ: Tìm các khái niệm có quan hệ phụ thuộc, đồng nhất, giao
nhau, ngang hàng, mâu thuẫn với khái niệm “Người chưa thành niên”.
2.3. Xác định lỗi định nghĩa (nếu có)
Ở dạng này cần chỉ ra được định nghĩa đã cho mắc lỗi gì (nếu có) và giải thích ngắn gọn.
Vì vậy cần nắm những lỗi định nghĩa sau:
Định nghĩa không cân đối: Vi phạm quy tắc này có thể dẫn đền định nghĩa quá rộng
(A<B) hoặc định nghĩa quá hẹp (A>B).
Vi dụ về định nghĩa quá rộng: Việc làm hoạt động tạo ra thu nhập (bởi vì hoạt động tạo
ra thu nhập (😎 có thể là hoặc không là việc làm (A)).
Ví dụ về định nghĩa quá hẹp: Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông (Bởi vì giáo
viên còn dạy ở các cơ sở giáo dục khác nữa).
Định nghĩa vòng quanh: Đây là định nghĩa vòng vo, luẩn quẩn.
Ví dụ: Bác sỹ là người chữa trị cho bênh
̣ nhân. Bênh
̣ nhân là người được chữa trị bởi
bác sỹ.
Định nghĩa không ngắn gọn: Ví dụ: Số chẵn là số tự nhiên chia hết cho 2 và có tận cùng
là số 0, 2, 4, 6, 8. Ở định nghĩa này chỉ cần 01 trong 02 vế là đã thỏa mãn định nghĩa.
Định nghĩa mơ hồ: Đây là định nghĩa mắc lỗi không rõ ràng, không chuẩn xác.
Ví dụ: Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại, hay Báo chí là cái gương soi của tất cả mọi
người.
Bên cạnh đó, cũng không nên định nghĩa ở dạng phủ định. Ví dụ không nên định nghĩa
như sau: "Sống không là chết".
2.4. Mở rộng và thu hẹp khái niệm
Mở rộng khái niệm: Là đi từ khái niệm có ngoại diên hẹp đến khái niệm có ngoại diên lớn
hơn. Ví dụ: Khi mở rộng khái niệm "Giáo viên trường công lập" ta có thể có các khái
niệm rộng hơn là: Con người, viên chức, giáo viên,....
Thu hẹp khái niệm: Là đi từ khái niệm có ngoại diên rộng đến khái niệm có ngoại diên
nhỏ hơn. Ví dụ: Khi thu hẹp khái niệm "Con người" ta có thể thu được các khái niệm:
Công dân, người thành niên, Nhân viên ý tế,....
Vận dụng các quy tắc về khái niệm, định nghĩa vào các câu hỏi sau:
Câu 1: Vẽ sơ đồ quan hệ các khái niệm sau
1. Người thành niên (1) – Người chưa thành niên (2) – Cử tri (3) – Trẻ em (4) – Người
(5)

- 1 với 2 : đối lập


- 1 với 3 :bao hàm (người thành niên là khái niệm chi phối; cử tri là khái niệm phụ
thuộc)
- 1 với 4: độc lập
- 1 với 5 : bao hàm (người là khái niệm chi phối; NTN là khái niệm phụ thuộc)
- 2 với 3 : độc lập
- 2 với 4 : bao hàm (trẻ em là khái niệm phụ thuộc, người chưa thành niên là khái
niệm chi phối)
- 2 với 5: bao hàm (người là khái niệm chi phối; Người chưa TN là khái niệm phụ
thuộc)
- 3 với 4: độc lập

2. Bộ luật Dân sự - Văn bản quy phạm pháp luật – Nghị định – Thông tư – Văn bản.
3. Công dân Việt Nam – Người có quốc tịch Việt Nam – Người không có quốc tịch
Việt Nam – Người thành niên.
4. Người thành niên – Người từ đủ 18 tuổi trở lên – Người chưa thành niên – Người
chưa đủ 18 tuổi – Người yêu nước.
5. Người thành niên (1) – Người chưa thành niên (2) – Người thành niên phạm tội (3)
– Người chưa thành niên phạm tội (4).
6. Sinh viên học ngành Luật – Sinh viên không học ngành Luật – Sinh viên chính quy
– Sinh viên không chính quy
7. Người nhiễm Covid-19 (1) – Người không nhiễm Covid-19 (2) – Công dân Việt
Nam (3) – Người không phải công dân Việt Nam (4) – Nhân viên y tế
8. Trẻ em (1) – Người không là trẻ em (2) – Sinh viên (3) – Sinh viên Đại học Luật (4)
– Sinh viên Đại học Luật lớp TM44 (5).
9. Bộ luật hình sự (1) – Bộ luật dân sự (2) – Sinh viên khoa Luật hình sự (3) – Tòa
hình sự (4) – Vụ án hình sự
10. Thành phố có người nhiễm Covid-19 (1) – Người nhiễm Covid-19 (2) – Vaccine
phòng ngừa Covid-19 (3) – Covid-19.
Câu 2: Tìm 05 khái niệm lần lượt có quan hệ phụ thuộc, đồng nhất, giao nhau, ngang
hàng, mâu thuẫn với khái niệm “Người chưa thành niên”.
 Phụ thuộc: Trẻ em, học sinh cấp 1, học sinh cấp 2,
 Đồng nhất: người chưa đủ 18 tuổi,
 Giao nhau:
 Ngang hàng: Cử tri,
 Mâu thuẫn: Người thành niên, người già,
Câu 3. Xác định lỗi (nếu có) và sửa lỗi các định nghĩa sau (nếu có)
1. Ly hôn là trường hợp chấm dứt quan hệ vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết.
 Lỗi mơ hồ
 Không biết sửa
2. Đồng phạm là trường hợp có hai người cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
 Định nghĩa không cân đối (quá hẹp)
 Đồng phạm là trường hợp có hai hay nhiều người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm
3. Những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống.
 Định nghĩa không cân đối (quá hẹp)

4. Giáo viên là người công tác tại các trường phổ thông.
 định nghĩa quá hẹp: Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông (Bởi vì giáo viên
còn dạy ở các cơ sở giáo dục khác nữa).
 Giáo viên
5. Chó là vật bảo vệ nhà cửa, báo động liên tục với cường độ âm thanh lên đến 86
dexiben, có thể xua đuổi kẻ thâm nhập.
 Không ngắn gọn
6. Xã hội tư bản là xã hội dựa trên chế độ người bóc lột người
 Mơ hồ
7. Cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
 Quá rộng
8. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai người cùng giới hoặc khác giới.
 Không cân đối, quá rộng
9. Bất động sản là tài sản không phải động sản.
 Định nghĩa ở dạng phủ định, lỗi định nghĩa vòng quanh
10. Một từ điển định nghĩa: “hợp đồng là khế ước giữa các bên cam kết một việc gì
đó”. “Khế ước là giấy giao kèo”. “Giấy giao kèo là hợp đồng do hai bên cùng thỏa
thuận với nhau”.
 Định nghĩa vòng quanh
Câu 4:
Thu hẹp khái niệm “Người thành niên” để tạo thành 3 khái niệm mới lần lượt có ngoại
diên nhỏ hơn. Vẽ mô hình các khái niệm đã thu hẹp.
 Sinh viên đại học, người già, cử tri, người trên 18
Mở rộng khái niệm “Người thành niên” để tạo thành 3 khái niệm mới lần lượt có ngoại
diên lớn hơn. Vẽ mô hình các khái niệm đã mở rộng.

Dạng 3: PHÁN ĐOÁN – SUY LUẬN (P1)


3.1. Phán đoán
Cần nắm được tính chu diên của các hạn từ trong phán đoán.
Phán đoán dạng A (Khẳng định toàn thể): S+, P – . Ví dụ: Hỏi cung là hoạt động điều tra.
Ngoại lệ: S+, P+ khi S và P có quan hệ đồng nhất. Ví dụ: Hình vuông là hình thoi có 4
góc bằng nhau.
Phán đoán dạng I (Khẳng định bộ phận): S-, P –. Ví dụ: Một số hoạt động nhằm thu thập
chứng cứ là hoạt động điều tra. Ngoại lệ: S-, P+ khi S và P có quan hệ lệ thuộc. Ví dụ: Mô ̣t
số tứ giác là hình vuông.
Phán đoán dạng E (Phủ định toàn thể): S+, P +. Phòng vệ chính đáng không là tội phạm
Phán đoán dạng O (Phủ định bộ phận): S-, P +. Có hoạt động thu thập chứng cứ không là
hoạt động điều tra
3.2. Suy luận
3.2.1. Suy luận dựa vào phép đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi chỗ vừa đổi chất và hình vuông
logic
- Phép đổi chỗ: Đảo vị trí của chủ từ (S) và thuộc từ (P) cho nhau. Ví dụ: Có hành vi vi
phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật => Có hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm
pháp luật.
Đối với phép đổi chỗ cần lưu ý phán đoán dạng A, lượng từ “Với mọi” chuyển thành
“Tồn tại”. Ví dụ: Mọi tử tù đều là người thành niên => Một số người thành niên là tử
tù.
Đối với phán đoán dạng O, chúng ta không đổi chỗ được.
- Phép đổi chất: Ta giữ nguyên chủ từ (S), biên đổi thuộc từ (P) trở nên mâu thuẫn với nó.
Chất của phán đoán bị đảo ngược. Ví dụ 1: Mọi người đều phải chết => Mọi người không
bất tử; Ví dụ 2: Luật sư là người tốt nghiệp đại học ngành luật => Luật sư không là người
chưa tốt nghiệp đại học ngành luật.
- Phép vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Ta tiến hành đổi chất trước, sau đó mới đổi chỗ. Ví dụ:
Luật sư là người tốt nghiệp đại học ngành luật => (Đ/Chất) Luật sư không là người chưa
tốt nghiệp đại học ngành luật => (Đ/Chỗ) Người chưa tốt nghiệp đại học ngành luật không
là luật sư. Vậy sauy luận cần rút ra là: Người chưa tốt nghiệp đại học ngành luật không là
luật sư
- Hình vuông logic: Đối với duy luận dựa vào hình vuông logic, chúng ta cần phải nắm
được mỗi quan hệ giữa các phán đoán A, I, E, O trong hình vuống logic. Để đớ mất thời
gian, có thể tóm gọn lại như sau:
Nếu A đúng => I đúng, E sai, O sai
Nếu A sai => O đúng, còn I và E chưa xác định
Nếu I đúng => E sai, còn A và O chưa xác định
Nếu I sai => E và O đúng, còn A sai.
Nếu E đúng => O đúng, còn A và I sai.
Nếu E sai => I đúng, còn A và O chưa xác định
Nếu O đúng => A sai, còn I và E chưa xác định
Nếu O sai => A và I đúng, E sai.
Ví dụ: Từ tiền đề đúng “Tử tù không là người chưa thành niên”, rút ra kết luận hợp logic
(nếu có) dựa vào hình vuông logic. Ta thấy: Tiền đề là phán đoán dạng E (đúng) => O
đúng. Vậy kết luận hợp logic là: Một số tử tù không là người chưa thành niên.
Vận dụng vào các bài tập sau:
1. Từ tiền đề đúng: “Không giảng viên nào là người chưa thành niên”, cho biết các kết
luận đúng logic nào có thể rút ra dựa vào các phép: đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi chỗ vừa đổi
chất, hình vuông logic.
 Đổi chỗ: Người chưa thành niên không là giảng viên
 Đổi chất: Giảng viên là người thành niên
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Một số người thành niên là giảng viên.
 Hình vuông logic: Một số giảng viên không là người chưa thành niên.

2. Từ tiền đề đúng: “Có hành vi cho vay không là hành vi bất hợp pháp”, cho biết các kết
luận đúng logic nào có thể rút ra dựa vào các phép: đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi chỗ vừa đổi
chất, hình vuông logic.
 Đổi chỗ: Không đổi được
 Đổi chất: Có hành vi cho vay là hành vi hợp pháp
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Có hành vi hợp pháp là hành vi cho vay
 Hình vuông logic: Không xác định được.

3. Từ tiền đề đúng: “Cử nhân Luật là người thành niên”, cho biết các kết luận đúng logic
nào có thể rút ra dựa vào các phép: đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi chỗ vừa đổi chất, hình vuông
logic.
 Đổi chỗ: Một số người thành niên là cử nhân Luật
 Đổi chất: Cử nhân Luật không là người chưa thành niên
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Người chưa thành niên không là cử nhân Luật
 Hình vuông logic: Một số cử nhân luật là người thành niên

4. Từ tiền đề đúng: “Trẻ em dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự”, cho
biết các kết luận đúng logic nào được rút ra?
 Đổi chỗ: một số Người không có năng lực hành vi dân sự là trẻ em dưới 6 tuổi
 Đổi chất: Trẻ em dưới 6 tuổi không là người có năng lực hành vi dân sự
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Người có năng lực hành vi dân sự không là trẻ em dưới 6
tuổi
 Hình vuông logic: Một số trẻ em dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự
5. Từ tiền đề đúng: “Đại bộ phận công dân Việt Nam là những người có ý thức trong hoạt
động phòng chống dịch bệnh Covid-19”, cho biết các kết luận đúng logic nào có thể rút ra
dựa vào các phép: đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi chỗ vừa đổi chất.
 Đổi chỗ: Những người có ý thức trong hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 là
đại bộ phận công dân Việt Nam
 Đổi chất: Đại bộ phận công dân Việt Nam không là những người không có ý thức trong
hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Không đổi được
 Hình vuông logic: Không xác định được

6. Từ tiền đề đúng: “Hành vi được Nhà nước cho phép không là hành vi vi phạm pháp
luật”, cho biết các kết luận đúng logic nào có thể rút ra dựa vào các phép: đổi chỗ, đổi
chất, vừa đổi chỗ vừa đổi chất.
 Đổi chỗ: Hành vi vi phạm pháp luật không là hành vi được NN cho phép
 Đổi chất: Hành vi được Nhà nước cho phép là hành vi (không vi phạm )pháp luật
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Một số hành vi không vi phạm pháp luật là hành vi được nn
cho phép
 Hình vuông logic: Một số hành vi được nhà nước cho phép không là hành vi vi phạm pl

7. Từ phán đoán đúng: “Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật”, bằng hình
vuông logic, hãy cho biết những kết luận nào sai. (A đúng)
O sai  Một số hành vi vi phạm pháp luật không là hành vi trái pháp luật
E sai  Mọi Hành vi vi phạm pháp luật không là hành vi trái pháp luật
8. Có tiền đề: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản phải tuân thủ Hiến pháp”, hãy rút
ra các kết luận hợp logic (nếu có) bằng suy luận trực tiếp từ các phép đổi chỗ, đổi chất,
vừa đổi chỗ vừa đổi chất, hình vuông logic.
 Đổi chỗ: Một số văn bản phải tuân thủ Hiến pháp là Văn bản quy phạm pháp luật
 Đổi chất: Văn bản quy phạm pháp luật không là văn bản vi hiến.
 Vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Văn bản vi hiến không là Văn bản quy phạm pháp luật
 Hình vuông logic: Một số văn bản quy phạm pl là văn bản phải tuân thủ Hiến pháp
Dạng 3: Phán đoán - Suy luận (T2)
3.3. Tạm đoạn luận đơn
3.3.1. Sơ lược về Tam đoạn luận đơn
 Xác định được vị trí của Tiểu từ (T - là chủ từ trong phán đoán kết luận), Đại từ (Đ
- là thuộc từ trong phán đoán kết luận), và Trung từ (M - xuất hiện cả ở đại tiền đề
và tiểu tiền đề) trong tam đoạn luận.
 Xác định được Đại tiền đề (là phán đoán chứa Đ); Tiểu tiền đề (là phán đoán chứa
T).
 Xác định được tính chu diên (+, -) của từng phán đoán. Cái này xét dấu theo A, I, E,
O.
 Ví dụ: "Luật sư là người am hiểu pháp luật. Ông L am hiểu pháp luật. Vậy ông L là
luật sư". Trong tam đoạn luận này, ta thấy:
+ "Ông L" là chủ từ ở phán đoán kết luận nên "Ông L" là Tiểu từ (T); còn "luật sư" là
thuộc từ nên "luật sư" là Đại từ (Đ).
+ "Am hiểu pháp luật" xuất hiện ở cả đại tiền đề và tiểu tiền đề nên nó là Trung từ M.
+ Kết luận là phán đoán dạng A nên sẽ là T+, Đ-
+ Đại tiền đề là phán đoán dạng A nên sẽ là Đ+. M-
+ Tiểu tiền đề phán đoán dạng A nên sẽ là T+. M-
3.3.2. Xác định được loại kiểu, hình của Tam đoạn luận đơn
Các kiểu tam đoạn luận đơn: Cái này sẽ dựa vào dạng phán đoán. Ví dụ: AAA, AIO, EEE,
EIA,..........
Có 04 loại hình:
 Hình I: MĐ - TM - TĐ. Ví dụ: Người làm việc trong ngành Tòa án phải nắm vững
pháp luật. Ông Vươn chỉ là dân thường, không là người làm việc trong ngành Tòa
án. Vậy, ông Vươn chắc chắn không nắm vững pháp luật.
 Hình II: ĐM-TM-TĐ. Ví dụ: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp
đồng mượn tài sản cũng là sự thỏa thuận giữa các bên. Vậy, thực chất, hợp đồng
mượn tài sản cũng là hợp đồng dịch vụ
 Hình III: MĐ- MT-TĐ. Ví dụ: : Hỏi cung là họat động điều tra. Hỏi cung là nhằm
thu thập chứng cứ . Vây, họat động điều tra là nhằm thu thập chứng cứ
 Hình IV: ĐM-MT-TĐ. Ví dụ: Một số đại biểu quốc hội là người am hiểu pháp luật.
Một số người ám hiểu pháp luật là luật gia. Vậy, một số luật gia là đại biểu quốc
hội
3.3.3. Các quy tắc xác định tính đúng sai của tam đoạn luận đơn
a/ Tam đoạn luận đơn chỉ có 03 hạn từ. Tức là vượt quá 03 hạn từ là SL đó sai. Ví dụ:
"Ngựa vằn là động vật ăn cỏ. Sư tủ ăn thịt động vật ăn cỏ. Vậy, sư tử ăn thịt ngựa vằn". SL
này có 05 hạn từ là: Ngựa vằn, động vật ăn cỏ, sử tử, ăn thịt động vạt ăn cỏ, ăn thịt ngựa
vằn.
b/ Trung từ M phải ít nhất một lần chu diên (mang dấu +). Ví dụ: "Một số bị cáo
chống án. Ông G là bị cáo. Vậy ông G chống án". Ta thấy dâu của các phán đoán như sau:
"MiĐ - TaM - TaĐ". Trung từ M cả 2 lần mang dấu "-". Nên suy luận trên là sai.
c/ Nếu Đ, T ở tiền đề không chu diên thì Đ, T ở kết luận cũng không được chu
diên. Ví dụ: Mọi kẻ phạm tội đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nam không là kẻ
phạm tội. Vậy, Nam không có hành vi nguy hiểm cho xã hội". Ta thấy dấu của các phán
đoán như sau: MaĐ - TeM - TeĐ. Từ đó thấy Đ ở tiền đề mang dấu "-", nhưng T ở kết
luận lại mang dấu "+". Nên suy luận trên là Sai.
d/ Phải có tiền đề khẳng định. Tiền đề bao gồm tiểu tiền đề và đại tiền đề. Trong đó phải
có ít nhất 01 cái là phán đoán dạng A hoặc dạng I.
e/ Nếu có tiền đề phủ định thì kết luận phải phủ định. Tức là, nếu ở tiền đề có phán
đoán phủ định (dạng E hoặc dạng O) thì kết luận bắt buộc phải là dạng E hoặc dạng O.
3.3.4. Một số lưu ý:
 Phán đoán kết luận có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào, nên khi xác định phải tuyệt đối
chính xác. Ví dụ sau đây cho thấy Kết luận nằm ở vị trí giữa. Mọi loài chim biết
bay. Tôi khẳng định chim cánh cụt biết bay vì chim cánh cụt cũng là chim.
 Tam đoạn luận đơn phù hợp tất cả các quy tắc logic thì khẳng định nó đúng do hù
hợp tất cả các quy tắc logic; còn thực tế thì có thể nó không đúng. Ví dụ: "Mọi loài
chim biết bay. Tôi khẳng định chim cánh cụt biết bay vì chim cánh cụt cũng là
chim" là một suy luận hợp logic, nhưng có tiền đề sai (không phải mọi loài chim
đều biết bay".
 Dựa vào các quy tắc của tam đoạn luận đơn để giải các bài tập về tìm tiền đề hoặc
kết luận bị khuyết. Ví dụ: Đề bài cho một tiền đề là MaĐ, cho kết luận là TeĐ.
Chúng ta sẽ dựa vào đó để tìm một tiền đề còn thiếu.
3.3.5. Vận dụng vào một số dạng câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định các suy luận dưới đây đúng hay sai, mô hình (nếu có)?
a. Theo luật định, công ty cổ phần là công ty được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty C không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Vậy, Công ty C không phải
công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là công ty được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Đ M
Công ty C không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
T M
Vậy, Công ty C không phải công ty cổ phần.
T Đ

 Suy luận hình số 2, dạng AEE


 Suy luận đúng.
b. Suy nghĩ như một luật sư là suy nghĩ như một con người. Suy nghĩ như một con người
là suy nghĩ khoan dung, tinh tế, thực dụng, có khả năng phản biện, và dấn thân (Anne-
Marie Slaughter). Có người suy luận ra: vậy, suy nghĩ như một luật sư là suy nghĩ khoan
dung, tinh tế, thực dụng, có khả năng phản biện và dấn thân. Sử dụng quy tắc của tam
đoạn luận đơn, xét tính đúng sai của suy luận trên.

Suy nghĩ như một con người là suy nghĩ khoan dung, tinh tế, thực dụng, có khả năng phản biện, và dấn thân
M Đ
Suy nghĩ như một luật sư là suy nghĩ như một con người
T M
vậy, suy nghĩ như một luật sư là suy nghĩ khoan dung, tinh tế, thực dụng, có khả năng phản biện và dấn thân.
T Đ
 Suy luận hình số 1, dạng AAA
 Suy luận đúng logic.
c. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện không
thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, có đơn vị phụ thuộc của doanh
nghiệp không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp

Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp
M Đ
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp
M T
Vậy, có đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không thực hiện chức năng kinh doanh của DN
T Đ
 Suy luận hình số 3, dạng AEE
 Suy luận Sai vì chủ từ (T) không chu diên ở tiểu tiền đề nhưng lại chu diên trong
kết luận

d. Cấp dưới làm sai thì cấp trên phải từ chức. Y tuyên bố: Ông A là cấp trên phải từ chức.
Vậy, chắc chắn do cấp dưới của ông ấy làm sai.

e. Sinh viên ngành luật là người am hiểu pháp luật. Đại đa số người am hiểu pháp luật là
người thương tôn pháp luật. Vậy, người thương tôn pháp luật là sinh viên ngành luật.
Câu 2.
a. Với đại tiền đề dạng O, tiểu tiền đề dạng A và kết luận dạng E. Vẽ sơ đồ 4 hình thức suy
luận tương ứng hình 1, 2, 3, 4, xem xét đính đúng sai của từng suy luận.
b. Với đại tiền đề dạng O, tiểu tiền đề dạng A và kết luận dạng O. Vẽ sơ đồ 4 hình thức
suy luận tương ứng hình 1, 2, 3, 4, xem xét đính đúng sai của từng suy luận.
c. Với đại tiền đề dạng A, tiểu tiền đề dạng I và kết luận dạng I. Vẽ sơ đồ 4 hình thức suy
luận tương ứng hình 1, 2, 3, 4, xem xét đính đúng sai của từng suy luận.
Câu 3:
a. Cho tiểu tiền đề có dạng MoT và kết luận có dạng ToĐ. Hãy khôi phục đại tiền đề?
b. Cho tiểu tiền đề có dạng MoT và kết luận có dạng TiĐ. Hãy khôi phục đại tiền đề?

Dạng 3: Phán đoán - Suy luận (T3)


TẠM ĐOẠN LUẬN ĐIỀU KIỆN
1/ Các hình thức của tam đoạn luận điều kiện
[(P -> Q) ^ P] -> Q. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định Đúng. Vì tiểu
tiền đề khẳng định tiền từ, kết luận khẳng định hậu từ. Ví dụ: Nếu anh tìm được lá diêu
bông thì em sẽ lấy anh làm chồng. Mà anh tìm thấy lá diêu bông. Vậy, em lấy anh làm
chống.
[(P -> Q) ^Q] -> P. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định Sai. Vì tiều tiền
đề khẳng định hậu từ, kết luận khẳng định tiền từ. Ví dụ: Nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo
thì vụ án được xét xử phúc thẩm. Mà vụ án được xét xử phúc thẩm. Vậy chắc chắn bản án
sơ thẩm bị kháng cáo.
[(P -> Q) ~P] -> ~Q. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định Sai. Vì tiểu tiền
đề phủ định tiền từ, kết luận phủ định hậu từ. Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường ướt. Trời
không mưa, nên đường không ướt.
[(P -> Q) ~Q] -> ~P. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định Đúng. Vì tiểu tiền
đề phủ định tiền từ, kết luận phủ định hậu từ. Ví dụ: Nếu bị cáo có thai thì Tòa án giảm
hình phạt. Mà Tòa án không giảm hình phạt. Vậy bị cáo không có thai.
2/ Một số lưu ý:
Công thức của tam đoạn luận điều kiện tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nhưng khi xác
định tính đúng sai ta có thể đưa về 1 trong 4 dạng nêu trên, tùy từng trường hợp. Ví dụ:
"Di chúc không có giá trị pháp lý nếu di chúc được lập không do tự nguyện. Mà di chúc do
bà Minh lập không do tự nguyện. Do vậy di chúc do bà Minh lập không có giá trị pháp lý".
Nếu viết đúng theo nội dung thì công thức là [(~P -> ~Q) ^ ~P] -> ~Q. Tuy nhiên, ta có thể
viết lại như sau: [(P -> Q) ^ P] -> Q.
Xác định chính xác thứ tự P và Q đối với từng phán đoán, vì không phải khi nào P cũng
nằm ở vế đầu tiên. Ví dụ: "Nhà nước không thi hành án tử hình nếu bị án là phụ nữ đang
có thai. Được biết, bị án X là không đang có thai. Vậy, chắc chắn Nhà nước thi hành án tử
hình bị án X".
Đối với những phán đoán mà có những từ, cụm từ như "Chỉ", "chỉ khi" thì phán đó phải
được viết lại. Ví dụ: "Chỉ khi giặc Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
giặc", ta phải chuyển lại thành "Nếu giặc Tây không nhổ hết cỏ nước Nam thì không hết
người Nam đánh giặc".
3/ Vận dụng giải một số câu hỏi sau, vẽ cả mô hình:
1.Chỉ có nhà tư bản đích thực mới luôn khao khát lợi nhuận; mà anh ta không khao khát lợi
nhuận, vậy anh ta không phải là nhà tư bản đích thực.
[(~a  ~b ) ^ ~ b]  ~a
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định Sai. Vì tiều tiền đề quyết
hậu. Kết luận lại quyết tiền.

2.Chỉ khi giặc Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh giặc. Mà giặc Tây
không nhổ hết cỏ nước Nam, do đó, không thể có chuyện hết người Nam đánh giặc.
[(~a ~b) ^~a]  ~b
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định đúng. Vì tiểu tiền đề
khẳng định tiền từ (Quyết tiền) , kết luận khẳng định hậu từ (Quyết hậu)

3.Theo luật định, nếu vợ đang mang thai thì chồng không có quyền ly hôn. Vợ anh A vừa
sinh con (tức không hề đang mang thai). Vậy anh A có quyền yêu cầu ly hôn.
[(a~b)^~a]b
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định sai. Vì tiểu tiền đề phủ
định tiền từ (chối tiền) , kết luận phủ định hậu từ (chối hậu)

4.Theo luật định, chỉ có người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) mới là chủ thể của tội giao
cấu với trẻ em. Mà thân chủ của ông đã là 19 tuổi, điều này là không còn nghi ngờ gì nữa
vì giấy khai sinh đã thể hiện rõ. Do vậy, rõ ràng, thân chủ của ông chắc chắn phải là chủ
thể của tội giao cấu với trẻ em.
[( ~a  ~b) ^ a]  b
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định sai. Vì tiểu tiền đề phủ
định tiền từ (chối tiền) , kết luận phủ định hậu từ (chối hậu)

5.Chỉ có nhà nước theo chế độ cộng hòa mới là nhà nước có hiến pháp. Nhà nước Việt Nam
là nhà nước có hiến pháp. Vậy, nhà nước Việt Nam là nhà nước theo chế độ cộng hòa.
[(~a  ~b) ^ b]  a
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định Đúng. Vì tiểu tiền đề phủ
định tiền từ, kết luận phủ định hậu từ.

6.Nếu chúng ta thừa nhận tư tưởng sau đây của Mác và A.Ghen: “Chỉ có với nền sản xuất
công nghiệp lớn mới xoá bỏ được sở hữu tư nhân” là đúng thì với nước ta hiện nay, tôi
khẳng định rằng chúng ta không thể có nền sản xuất công nghiệp lớn vì nước ta lúc này
không xóa bỏ được sở hữu tư nhân”.
7.Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất
cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Được biết, trong vụ án này, Cơ
quan điều tra đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Vậy, điều này
chứng tỏ vụ án này có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến
tất cả bị can.
8.Nếu bị can tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình
chỉ điều tra. Trong vụ án này, người ta khẳng định bị can không thể không tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội bởi vì Cơ quan điều tra chắc chắn đã ra quyết định đình
chỉ điều tra.
9.Một du khách đến thăm nhà một thầy phù thủy và thấy trước nhà ông ta nuôi rất nhiều
ong. Thầy phù thủy cho biết: “Nếu ông là kẻ xấu thì lũ ong đã đốt ông rồi. Tuần trước có
một kẻ xấu vào đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy”. Còn ông chắc chắn không là
người xấu. Du khách hỏi: “Sao ông chắc chắn tôi không phải người xấu”. Thầy phù thủy
trả lời: “Vì ong không đốt ông”.
10. Tỷ phú Jack Ma – người sáng lập kiêm CEO của Alibaba chia sẻ: “nếu bạn không chịu
bắt tay vào làm thì chẳng có điều gì là công cả”. Có người suy luận ra, như vậy, nếu
quyết tâm bắt tay vào làm bất cứ một việc gì thì chắc chắn việc đó sẽ thành công.
11. Một cậu bé bảy tuổi mà đã cực kỳ thông minh nên ai cũng gọi nó là thần đồng. Nghe vậy,
một cụ già liền nói với nó: Cháu ạ, chẳng hay ho gì điều đó mà mừng. Ở đời, người nào
lúc trẻ thông minh thì về già đần độn đấy! Nó nhanh nhảu: Thưa cụ, vậy, chắc hồi trẻ cụ
thông minh lắm nhỉ.
12. Jonh Locke nói: “Nơi nào không có luật, nơi đó không có tự do”. Từ đây có người lập
luận: “Mà nước X hiện nay là nước có luật. Vậy chắc chắn nước X hiện nay là nước có tự
do".
13. Cảnh sát điều tra cầm cây viết và hỏi bị can: Nếu anh giấu cây viết của tôi thì anh có biết
nó ở đâu không? Bị can đáp: Chắc chắn em giấu thì em biết nó ở đâu rồi. Cảnh sát điều
tra: Vậy, vừa rồi anh chỉ ra một cách rất chính xác nơi có bịch hêroin, nghĩa là anh biết,
đúng không ? Dạ đúng ạ. Thế mà anh còn chối cãi là anh không giấu nghĩa là sao?
14. Di chúc không có giá trị pháp lý nếu di chúc được lập có sự cưỡng bức. Mà di chúc do bà
Minh lập hoàn toàn tự nguyện (không có sự cưỡng bức). Do vậy di chúc do bà Minh lập
hoàn toàn có giá trị pháp lý.
15. Chỉ có công dân Việt Nam mới là cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước Việt
Nam. Tôi đi tới khẳng định ông X không phải là cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà
nước Việt Nam vì ông X là công dân Việt Nam.

You might also like