Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

Chứng minh – Bác bỏ -

Ngụy biện
Gv: Phạm Thị Minh Hải
Email: minhhai131@gmail.com
haiptm@ueh.edu.vn
MỤC TIÊU
1. Vận dụng được các thao tác tư duy để
từ những căn cứ chân thực có thể rút
ra khẳng định hoặc phủ định phán
đoán nào đó một cách thuyết phục.
2. Nhận diện được các bẫy ngụy biện và
có cách thức chống lại ngụy biện
trong thực tiễn.
3. Vận dụng thành thạo các kỹ năng
chứng minh, bác bỏ.
8/5/2022 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
1. CHỨNG MINH
- Chứng minh là thao tác logic trong đó từ
một phán đoán chân thực đã được thực
tiễn xác nhận, chúng ta rút ra một phán
đoán chân thực khác.

- Cấu trúc phép chứng minh:


LUẬN CỨ - LUẬN CHỨNG – LUẬN ĐỀ
Ví dụ
Vận chuyển trái phép chất ma tuý là có
hành vi vi phạm pháp luật. (ĐTĐ)
Nam vận chuyển chất ma tuý. (TTĐ)
Vậy, Nam có hành vi vi phạm pháp luật.
(KL)

→ Luận cứ - Luận đề - Luận chứng


Các phương pháp chứng minh

1.1. Trực tiếp


Phương a. CM phản
pháp chứng chứng
minh 1. 2. Gián tiếp

b. CM loại
trừ
1.1. Chứng minh trực tiếp

Từ luận cứ chân thực rút ra luận đề.


Vd: CSGT chứng minh hành vi phạm
luật của người tham gia giao thông
bằng hình ảnh vi phạm, bằng các quy
định pháp luật.
1.2. Chứng minh gián tiếp
a. Chứng minh phản chứng

Phản luận đề sai → luận đề đúng.


→ thường sử dụng trong Toán học.
1.2. Chứng minh gián tiếp
a. Chứng minh loại trừ

Từ việc chỉ ra tính giả dối sai lầm của n-1 khả
năng trong luận đề → chỉ ra tính đúng của một
khả năng còn lại.
Ví dụ:
Một tổ bảo vệ gồm 3 người có nhiệm vụ
thay nhau canh gác cơ quan vào ban
đêm. Một đêm nọ, cơ quan bị mất trộm. A
và B không bỏ vị trí gác. Kết luận C bỏ gác.
2. BÁC BỎ

CHỨNG MINH BÁC BỎ


Từ chứng cứ chỉ Từ chứng cứ chỉ
ra TÍNH ĐÚNG ra TÍNH SAI
của một tư của một tư
tưởng tưởng
→ Bác bỏ là PP chứng minh đặc biệt, chỉ ra một
chứng minh nào đó vi phạm các quy tắc chứng
minh.
Phương pháp bác bỏ

BB trực tiếp
luận đề
BB luận đề
BB gián tiếp
Phương luận đề
BB luận cứ
pháp
BB luận
chứng
8/5/2022 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
2.1. Bác bỏ luận đề
a. Bác bỏ trực tiếp luận đề: chứng minh hệ
quả tất yếu của luận đề là sai lầm.
Ví dụ: một cáo trạng tuyên bố nạn nhân
chết do ngạt nước -> Bác bỏ: biển bản
khám nghiệm pháp y chỉ ra nạn nhận chết
không do ngạt nước.
2.1. Bác bỏ luận đề
b. Bác bỏ gián tiếp luận đề: chứng minh
phản đề là chân thực → bác bỏ luận đề.
Ví dụ: Mọi kim loại đều dẫn điện. Thủy ngân là
kim loại. Vậy, thủy ngân dẫn điện.
→ Bác bỏ được luận đề “thủy ngân không dẫn
điện.
2.2. Bác bỏ luận cứ
Bác bỏ gián tiếp luận đề: chứng minh phản đề
là chân thực → bác bỏ luận đề.
Ví dụ:
- A tuyên bố: “Vì Biladen đã chết nên Vụ
khủng bố tại đảo Bali Indonexia không liên
quan đến Biladen.
- B chỉ ra ở thời điểm của vụ khủng bố người ta
chưa xác định được liệu Biladen đã chết hay
chưa.
→ B bác bỏ được tuyên bố của A
2.3. Bác bỏ luận chứng
Chỉ ra lập luận của đối phương có sự vi phạm các
quy tắc logic.
Ví dụ:
Một mục sư da trắng đã hỏi một lãnh tụ da
đen: "Ngài có chí hướng giải phóng người da
đen, sao ngài không sang châu Phi, ở đó rất
nhiều người da đen?”.
Lãnh tụ da đen nọ lập tức hỏi lại: “Còn ngài
có chí hướng giải phóng linh hồn, sao ngài
không xuống địa ngục, ở đó có rất nhiều linh
hồn?”...
III. NGỤY BIỆN

Là thủ thuật logic, cố tình sử dụng ngôn ngữ làm


người khác nhận thức sai lầm về bản chất của đối
tượng.
3.1. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân
Từ phẩm chất, hành vi, chuyên môn,… của cá nhân
→ khẳng định tính đúng của tư tưởng.
Ví dụ:
(1) Viện Kiểm sát suy luận theo hướng buộc tội cho tôi là
không đúng. Tôi chỉ trình bày quan điểm của mình một
cách khách quan. Là Đảng viên, là thương binh, gắn liền
xương máu với chế độ, tôi thấy mình không nói điều xằng
bậy”.
(2) Vấn đề này nhà bác học Anhxtanh đã khẳng định nên
không thể sai được.
3.2. Ngụy biện tấn công cá nhân
Tấn công vào bản thân đối tượng → bác bỏ tính
chân thực liên quan tới đối tượng.
Ví dụ:
Bị cáo đã từng khai báo không thành khẩn ở phiên
tòa sơ thẩm. Vậy có lý do gì để tin lời bị cáo ở
phiên xét xử phúc thẩm này.
3.3. Ngụy biện dựa vào vũ lực

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực → buộc đối phương


thừa nhận tư tưởng của mình.
Ví dụ:
Tôi làm việc này theo chỉ đạo của cấp trên. Cấp trên
bảo chả lẽ tôi lại không làm.
3.4. Ngụy biện dựa vào tình cảm
Lợi dụng thao túng yếu tố cảm xúc của người tiếp
nhận → che giấu tính thiếu hợp lý của tư tưởng.
Ví dụ:
Luật sư: Thân chủ của tôi đã tuổi cao, sức yếu, lại
bị bệnh tim nặng, không thể chịu nổi những cú sốc
tâm lý, kính mọng tòa cân nhắc việc áp dụng hình
phạt với thân chủ của tôi.
3.5. Ngụy biện dựa vào số đông
Lý lẽ được số đông ủng hộ → luôn luôn đúng hay hợp
lý.
Ví dụ:
▪ Trong vụ án TTS, bị cáo Phùng Long Thất (Cục Hải
quan TP. HCM) đã đưa ra lý lẽ biện hộ:“Tòa buộc
tôi phải chết trong khi Hải quan ai cũng làm như tôi.
Tiền tôi nhận pháp luật cấm nhưng xã hội thừa nhận,
mọi người biết, Tổng cục Hải quan cũng biết”.
3.6. Ngụy biện bằng câu hỏi phức hợp

Dùng câu hỏi kép → trong nội dung câu hỏi ngầm
khẳng định nội dung ngụy biện
Ví dụ:
(1) Tại sao con cá chết nặng hơn con cá sống?
(2) Cô gái này có phải là người yêu cuối cùng của cậu
không?
3.7. Ngụy biện Trắng - Đen

Bản chất của vấn đề có nhiều khả năng→ cố tình dồn


về hai khả năng.
Ví dụ:
(1) Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi,
anh chọn hướng nào, yes hay là no?
(2) Nếu anh không tin vào khoa học thì đích thị phải tin vào
thượng đế. Tôi chắc chắn anh tin vào thượng đế vì anh hoàn
toàn đa nghi với khoa học.
3.8. Ngụy biện dựa vào suy luận sai

Cố tình suy luận sai logic → tạo ra kết luận sai bản
chất vấn đề.
Ví dụ:
Chỉ người có chức có quyền mới phạm tội nhận hối lộ.
Thân chủ của anh là người có chức có quyền. Vậy, than
chủ của anh chắc chắn phạm tội nhận hối lộ.
3.9. Ngụy biện nhân quả sai

Hai sự kiện A và B xảy ra tại một thời điểm nhất định.


A xảy ra trước → Kết luận: A là nguyên nhân của B.
Ví dụ: Trước đây tình hình an ninh trật tự ở địa
phương rất ổn định. Từ khi A ra tù, địa phương hay
xảy ra tình trạng mất cắp. Vậy, chắc chắn là có liên
quan đến A.
3.10. Ngụy biện đánh tráo khái niệm

Hình thức ngôn ngữ được sử dụng nhiều nghĩa, nhiều


góc độ → tạo ra kết luận sai bản chất vấn đề.
Ví dụ:
Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước
chân sang đất Phật đã phải hối lộ thì chuyện hối lộ xảy
ra ngày nay là chuyện đương nhiên.
3.11. Ngụy biện “anh cũng vậy”

Lấy chính thiếu sót của người tranh luận → tấn công
luận điểm của họ.
Ví dụ:
A: Học bằng thực lực chứ, anh không nên gian lận thi
cử như vậy.
B. Ai là học sinh chả có lúc như vậy. Ông ngày xưa đi
học quay cóp suốt còn gì.

You might also like