Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ ĐH LẦN 1

Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?


A. CH3COOH. B. NaCl. C. KOH. D. KNO3.
Câu 2. Hydrocacbon nào sau đây thuộc loại hợp chất ankan?
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 3. Etyl propionat là este có mùi thơm của quả dứa chín. Công thức của etyl propionat là
A. C6H5COOCH3. B. C2H5COOCH3. C. C2H5COOC2H5. D. CH3COOC2H5.
Câu 4. Este X có công thức HCOOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl fomat. B. metyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl axetat
Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại chất béo?
A. C3H5(OH)3. B. C15H31COOH. C. (C17H35COO)3C3H5. D. C17H35COONa.
Câu 6. Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức?
A. CH2=CHCOOCH3. B. HCOOCH3. C. (HCOO)2C2H4. D. CH3C6H4COOCH3.
Câu 7. Cacbohidrat nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân ?
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
Câu 8: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3
trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. saccarozơ. B. tinh bột. C. etyl axetat. D. glucozơ.
Câu 9. Số nhóm amino (NH2) trong phân tử glyxin là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 10. Chất nào sau đây là amin bậc hai ?
A. CH3NH2. B. CH3NHC2H5. C. C6H5NH2. D. (C2H5)3N.
Câu 11. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm. B. Tơ xenlulozo axetat. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ capron.
Câu 12: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Li. B. Ca. C. Os. D. Cs.
Câu 13: Các kim loại đều dễ rèn, dễ rát mỏng, dễ kéo thành sợi là nhờ vào tính chất nào sau đây?
A. Tính dẻo. B. Tính dẫn điện. C. Tính dẫn nhiệt. D. Ánh kim.
Câu 14: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch H2SO4 loãng?
A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al.
Câu 15: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện
A. K. B. Al. C. Cu. D. Ba.
Câu 16: Khi tham gia phản ứng hóa học, đơn chất kim loại luôn thể hiện tính chất nào sau đây?
A. Tính khử. B. Tính bazơ. C. Tính oxi hóa. D. Tính axit.
Câu 17. Đốt một este hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. X thuộc loại:
A. Không no, đơn chức. B. Vòng no, đơn chức.
C. No, hai chức. D. No, đơn chức.
Câu 18. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, triolein là chất rắn.
B. Tristearin phản ứng được với H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
C. Etyl axetat có phản ứng tráng bạc.
D. Phản ứng thủy phân CH3COOC2H5 trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
B. Amilopectin có cấu trúc mạch không phân nhánh.
C. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc β-glucozơ.
D. Sacarozơ thuộc loại disacarit.
Câu 20. Cho 270 gam dung dịch glucozo 1% vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến
phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 3,24. B. 1,80. C. 3,60. D. 1,62.
-
Câu 21: Chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2/OH thu được dung dịch màu tím ?
A. Alanin. B. Gly –Ala. C. Lysin. D. Gly-Gly-Gly.
Câu 22. Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N. B. C3H7N. C. CH5N. D. C3H9N.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Xenlulozơ là polime thiên nhiên.
B. Trùng hợp vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).
C. Tơ nitron thuộc loại poliamit.
D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng lưới không gian.
Câu 24: Cho khí H2 (dư) qua ống đựng 10 gam hỗn hợp X gồm Fe 2O3 và Al2O3 nung nóng. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,6 gam chất rắn. Khối lượng của Al2O3 trong 10 gam X là ?
A. 8 gam. B. 6 gam. C. 2 gam. D. 4 gam.
Câu 25: Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl2, H2SO4 loãng và AgNO3. Số dung dịch có khả năng phản
ứng được với kim loại Fe là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 26: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch H 2SO4 1M (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 1,568 lít khí (đktc). Giá trị của m là ?
A. 5,60. B. 4,48. C. 3,36. D. 3,92.
Câu 27: Trong y học, dược phẩm sữa magie (tinh thể Mg(OH) 2 lơ lửng trong nước) được dùng để chữa
chứng khó tiêu do dư HCl. Cứ 1,0 ml sữa magie chứa 0,08 gam Mg(OH) 2. Để trung hòa 800,0 ml dung dịch
HCl 0,03M trong dạ dày cần V ml sữa magie, giá trị của V là
A. 11,6. B. 5,8. C. 10,0. D. 8,7.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xenlulozơ trinitrat được dùng làm tơ nhân tạo và thuốc súng không khói.
B. Tơ nilon-6,6 bền trong môi trường axit và kiềm.
C. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ chỉ thu được 1 monosaccarit.
D. Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 29. Khi cho một este X thủy phân trong môi trường kiềm thu được một chất rắn Y và hơi ancol Z. Đem
chất rắn Y tác dụng với dung dịch H 2SO4 đun nóng thu được axit axetic. Còn đem oxi hóa ancol Z thu được
anđehit T (T có khả năng tráng bạc theo tỷ lệ 1: 4). Vậy công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH3. C. HCOOC3H7. D. CH 3COOC2H5.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam amino axit X có công thức dạng H 2NCxHy(COOH)t, thu được a mol
CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,2 mol X vào 1 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và NaOH 0,3M,
thu được dung dịch Y. Thêm HCl dư vào Y, thu được dung dịch chứa 75,25 gam muối. Giá trị của b là
A. 0,54. B. 0,30. C. 0,48. D. 0,42.
Câu 32: Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi
vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phản ứng
(1) Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
(2) Fe2+ + OH- + O2 + H2O → Fe(OH)3
Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 28 lần so với ngưỡng cho phép là 0,30 mg/l (theo QCVN 01-
1:2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe 3+ và Fe2+ với tỉ lệ mol Fe3+ : Fe2+
= 1 : 4. Cần tối thiểu m gam Ca(OH) 2 để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 10 m³ mẫu nước trên. Giá trị của
m là
A. 155,4. B. 222,0. C. 288,6. D. 122,1.
Câu 32: Có bốn dung dịch mất nhãn X, Y, Z, T, mỗi dung dịch chứa một chất tan trong các chất: HCl,
H2SO4, Na2CO3, NaHCO3. Tiến hành thí nghiệm cho kết quả sau:
Dung dịch mất nhãn
Dung dịch thuốc thử
X Y Z T
HCl ↑ ↑ - -
BaCl2 - ↓ trắng - ↓ trắng
Na2CO3 - - ↑ ↑
(a) Chất tan trong dung dịch Y là Na2CO3.
(b) Chất tan trong dung dịch X thuộc loại hợp chất lưỡng tính.
(c) Dung dịch Z và dung dịch T làm đỏ quì tím.
(d) Dung dịch Z tạo kết tủa với dung dịch AgNO3.
(e) Chất tan trong dung dịch X không bị nhiệt phân.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 33: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH
1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một ancol. Cho toàn bộ
lượng ancol thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2. Hỗn hợp X gồm
A. một este và một ancol. B. hai este.
C. một axit và một ancol. D. một axit và một este.
/
Câu 33 . Chất béo X chứa các triglixerit và x mol axit béo tự do, trong X cacbon chiếm 77,4% khối lượng.
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,048 gam glixerol và 41,32 gam
hỗn hợp muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol
Br2 trong dung dịch. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,004 và 0,148. B. 0,005 và 0,185. C. 0,008 và 0,180. D. 0,004 và 0,145.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.
(b) Xà phòng là hỗn hợp muối Na, K của các axit hữu cơ.
(c) Trong công nghiệp, CH3COOH được điều chế bằng cách oxi hóa butan ( xúc tác)
(d) Để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(đ) Số nguyên tử O trong tripeptit mạch hở Glu-Val-Ala là 6.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 35: Đốt cháy m gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O 2 (đktc) đến phản ứng hoàn
toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 20,025 gam muối và 2,24 lít khí H 2
(đktc). Giá trị của m là
A. 9,0. B. 14,625. C. 4,05. D. 5,4.
Câu 36: Tiến hành thí nghiệm theo như sau:
- Bước 1: Rót vào 2 cốc thủy tinh dung tích 50 ml (đánh số là (1) và (2)), mỗi cốc khoảng 10 ml dung dịch
H2SO4 1M (lấy dư) và cho vào mỗi cốc một mẩu kẽm (giống nhau).
- Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào cốc (1) và 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào cốc (2).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, tốc độ thoát khí H2 ở hai cốc là như nhau.
(b) Ở bước 2, tốc độ thoát khí H2 ở cốc (1) mạnh hơn ở cốc (2).
(c) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng muối ZnSO4 ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).
(d) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng khí H2 thu được ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).
(e) Tại cốc (1) có xảy ra ăn mòn điện hóa còn cốc (2) chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 37. Hai chất E và F là đồng phân cấu tạo của nhau. Đốt cháy hoàn toàn E (no, mạch hở, M E < 180 ), thu
được số mol CO2 bằng với số mol O2 đã tham gia phản ứng. Từ E, F thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
E + H2O → X + Y
F + H2O → X + Z + T
Biết: E, F chỉ chứa chức este trong phân tử. Y, T đều là ancol trong đó chỉ có Y hòa tan được Cu(OH) 2. Cho
các phát biểu sau:
(a) T tan vô hạn trong nước.
(b) 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được tối đa 4 mol Ag.
(c) E là este no, ba chức, mạch hở.
(d) Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất F.
(e) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4, thu được chất hữu cơ Y.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau:
+ Hidro hóa hoàn toàn anđehit X, không no mạch hở thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa X,
Y có tỉ lệ mol 2 : 3 thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,88 gam nước.
+ Cho axit cacboxylic Z, mạch hở, tác dụng với dung dịch NaHCO 3 dư thu được khí CO2 có thể tích bằng với
thể tích của Z phản ứng (đo cùng điều kiện). Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol Z cần 2,688 lít O 2 (đktc) thu được
1,44 gam nước.
+ Đun nóng Z và Y với H2SO4 đặc thu được este đơn chức, mạch hở G. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn
hợp chứa X, Z, G có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 : 1 cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị V là.
A. 5,376 lít. B. 5,488 lít. C. 5,936 lít. D. 5,600 lít.

Câu 39: Cho 0,84 gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu
được 0,24 mol hỗn hợp chỉ gồm 2 khí NO 2 và CO2. Mặt khác, đốt cháy 0,84 gam X trong O 2 dư rồi hấp thụ
toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Y chứa 0,03 mol NaOH và 0,045 mol KOH, thu được dung dịch chứa m
gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 5,07. B. 4,56. C. 4,99. D. 5,46.
/
Câu 77 : Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm FeCO3, CuO, FeS2 trong bình kín thể tích không đổi chứa 0,25
mol O2 (lấy dư) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất khí trong
bình giảm 6% so với áp suất ban đầu, đồng thời thu được (m - 2,32) gam hỗn hợp rắn Y. Mặt khác, hòa tan
hết m gam hỗn hợp X bằng lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 80%, đun nóng, thu được hỗn hợp khí Z gồm
CO2, SO2 và dung dịch T chứa (m + 8,08) gam hỗn hợp muối Fe 2(SO4)3, CuSO4. Nồng độ phần trăm của
Fe2(SO4)3 trong dung dịch T là
A. 35,61%. B. 65,22%. C. 72,96%. D. 38,40%.
Câu 40: X là amino axit có công thức C nH2n+1NO2, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp
E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối Z (gồm
3 muối P, Q, R, trong đó M P < MQ < MR). Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O 2 (đktc), thu được N2,
K2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối Q trong Z là
A. 11,3 gam. B. 12,7 gam. C. 22,6 gam. D. 14,7 gam.

You might also like