Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực
công nghệ thông tin, đã và đang nhận được sự quan tâm đầu tư, ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của các tổ chức kinh tế, hành chính đoàn thể, các xí
nghiệp, công ty, các trường học, viện nghiên cứu và thiết kế.
Nhờ áp dụng công nghệ vào cuộc sống chúng ta có thể quản lý mọi lĩnh vực
một cách dễ dàng, thuận tiện, điển hình như Ngành Y Tế áp dụng Công Nghệ
Thông Tin vào Quản lý bệnh viện đã giúp ích rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian
làm việc, tiết kiệm công sức của các cán bộ y tế. Sự phát triển nhanh chóng này của
máy tính đã làm thay đổi cục diện của lĩnh vực quản lý Bệnh Viện. Các phần mềm
linh hoạt và thông minh giúp cho việc quản lý Bệnh Viện thuận tiện, nhanh chóng,
lấy ví dụ như việc nhập xuất dữ liệu, thống kê báo cáo, tìm kiếm bệnh nhân, thanh
toán viện phí đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, đặc biệt dữ liệu được bảo mật
an toàn, thay thế cho việc làm thủ công với hiệu quả thấp lại cồng kềnh.
Đối với một hệ thống khám chữa bệnh, bên cạnh việc đáp ứng được các yêu
cầu cơ bản nhất của một hệ thống phần mềm về giao diện, đồ họa, tính bảo mật, tính
chính xác, logic… còn phải đảm bảo về mặt pháp lý như các văn bản báo cáo phải
đúng quy định của Nhà nước, quy trình khám chữa bệnh phải phù hợp với thực tế,
giải quyết được các tình huống có thể xảy ra, kết nối được các máy in, máy siêu âm,
… phục vụ quá trình khám chữa bệnh, đảm bảo sự ràng buộc về BHYT, viện phí,…
Các giai đoạn trong một hệ thống khám chữa bệnh bao gồm: Tiếp nhận, Khám
bệnh, Dược. Trong đó Dược là yếu tố quan trọng nhất, không có Dược sẽ rất khó
khăn cho quá trình điều trị bệnh, bên cạnh đó sẽ càng khó khăn hơn cho việc kiểm
soát nếu Dược trong kho quá nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc cán bộ Dược cần
phải nắm vững công việc quản lý Dược của mình khi sử dụng các phần mềm bệnh
viện nói chung và hệ thống VNPT-HIS nói riêng, một hệ thống đảm bảo được các
yêu cầu cần thiết của ngành y tế. Xuất phát từ các yêu cầu thực tế và được sự đồng
ý của giáo viên hướng dẫn, Thầy Võ Minh Quân, tôi chọn đề tài Quản lý Dược.

1
Đề tài quản lý dược được xây dựng trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
bằng ngôn ngữ lập trình Java…
Đây là một đề tài mang tính thực tế, nhưng với kinh nghiệm chưa nhiều và
kiến thức có hạn nên khó tránh khỏi sai sót, em mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp và chỉ bảo của các thầy cô, các bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn!

Rạch giá, ngày….tháng … năm 2015.


Sinh viên thực tập

2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

I. Đặt vấn đề:


Trong giai đoạn hiện nay việc áp dụng tin học vào công tác quản lý, điều
hành ở các cơ sở y tế diễn ra rất mạnh mẽ, song bên cạnh đó hệ thống các phần
mềm vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết được như tình
trạng bệnh nhân lạm dụng thẻ BHYT, chính sách BHYT của Nhà nước để gian lận
trong quá trình khám chữa bệnh, quản lý Dược còn chưa chặt chẽ, rườm rà, các cơ
sở y tế sử dụng các hệ thống phần mềm khác nhau dẫn đến việc không thống nhất
trong các biểu mẫu thống kê báo cáo hàng tháng, một số cơ sở y tế vẫn còn viết thủ
công do hệ thống cũ chưa thể tin học hóa hoàn toàn.
II. Hướng giải quyết:
Hệ thống VNPT-HIS liên thông giữa các cơ sở y tế với nhau nên giải quyết
được tình trạng bệnh nhân lạm dụng thẻ BHYT. Mọi lịch sử khám bệnh của bệnh
nhân đều được hệ thống ghi nhận lại từ nơi khám, bác sĩ khám, số lần khám trong
ngày đến toa thuốc, các dịch vụ cận lâm sàng cũng như các thông tin hành chính
của bệnh nhân…
Phân hệ Dược của hệ thống VNPT-HIS được chú trọng nhất và cũng là phân
hệ được đánh giá là sử dụng thuận tiện nhất. Các đề mục được lượt bỏ những chỗ
dư thừa, không cần thiết, hạn chế các thao tác đến mức thấp nhất mà vẫn đầy đủ để
người dùng dễ nhìn, dễ sử dụng. Các biểu mẫu thống kê báo cáo được sử dụng đồng
loạt, thống nhất giữa Sở y tế, BHYT và các trạm y tế, trước khi chính thức áp dụng,
hệ thống cung cấp nhiều định dạng file nhằm giúp cho việc xuất báo cáo được dễ
dàng hơn. Tin học hóa mọi công việc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
việc.

3
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Giới thiệu cơ sở dữ liệu:


Được xây dựng trên nền điện toán đám mây, VNPT - HIS sẽ giúp các cơ sở y
tế triển khai thuận tiện, không phải đầu tư cơ sở hạ tầng, máy chủ mà sử dụng lại
các thiết bị hiện có, tối ưu hóa khả năng bảo mật của hệ thống thông qua mã hóa
thông tin, mã hóa đường truyền.
Đặc biệt với CSDL được quản lý tập trung và Hồ sơ bệnh án được điện tử
hóa, VNPT-HIS không chỉ cho phép liên thông chia sẻ CSDL giữa các bệnh viện
trong cùng hệ thống mà còn hỗ trợ khả năng chia sẻ bệnh án điện tử với các bệnh
viện khác trong toàn quốc theo chuẩn HL7 (viết tắt của Health Level 7).
Không chỉ có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, VNPT-HIS có phân hệ Báo
cáo cung cấp cho các cấp quản lý tình hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú;
Thống kê về BHYT phục vụ cho cơ quan BHYT; Tạm ứng, thanh toán viện phí của
người bệnh; Công tác dược, quản lý cấp thuốc trong bệnh viện…
Như vậy, với khả năng tích hợp nhiều ứng dụng, VNPT-HIS không chỉ giúp
cải thiện tình trạng quá tải tại các bệnh viện, giảm tối đa thời gian chờ đợi cho bệnh
nhân, phần mềm còn hạn chế khả năng gian lận, cảnh báo trùng thẻ BHYT trên toàn
hệ thống HIS cũng như quản lý hiệu quả khám chữa bệnh trên toàn tuyến và cải
cách thủ tục hành chính.
Theo đánh giá của các cơ sở y tế đang ứng dụng sản phẩm, VNPT-HIS đáp
ứng tiêu chí quản lý 3B (Bệnh nhân, Bệnh viện và Bộ/BHXH) đối với ngành Y tế.
Và trong tương lai, VNPT-HIS không chỉ là một ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý mà còn là cơ sở để xây dựng hệ thống CSDL Y tế quốc gia về khám
chữa bệnh.

4
II. Bài toán và mô hình tổ chức dữ liệu:
II.1. Bài toán:

Do tình hình thực tế chúng ta cần có một hệ thống phần mềm tối ưu nhất phục
vụ cho quá trình khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế, đặc biệt là khâu quản lý Dược.
Để tin học hóa khâu quản lý Dược cho các bệnh viện ta có các thông tin như sau:

Khi bệnh nhân vào khám bệnh bộ phận tiếp nhận sẽ tiếp nhận thông tin bệnh
nhân, trong đó ngoài họ tên, năm sinh, tuổi, giới tính, địa chỉ, mỗi bệnh nhân còn
được hệ thống cấp cho một mã y tế để tiện quản lý. Bệnh nhân có thể là nhóm được
hưởng bảo hiểm y tế, với loại bệnh nhân này cần ghi nhận số thẻ bảo hiểm y tế để
bệnh nhân được hưởng các lợi ích của chính sách bảo hiểm y tế, cũng để tiện hơn
cho việc thanh toán với bảo hiểm y tế hàng tháng.

Mỗi nhân viên đều được cấp cho một mã nhân viên trong danh mục nhân viên.
Để điều trị bệnh, các y bác sĩ luôn cần có Dược, mỗi Dược – Vật tư sẽ được xếp vào
một nhóm vật tư, mỗi nhóm vật tư sẽ thuộc một loại vật tư cụ thể. Mỗi tháng cán bộ
Dược sẽ tiến hành nhập kho, thống kê báo cáo. Mỗi kho bao gồm mã kho, tên kho,
có thể có nhiều kho khác nhau trong hệ thống, cán bộ Dược có thể thường xuyên
kiểm tra toàn bộ Dược có trong từng kho. Khi nhập kho, cán bộ Dược sẽ tạo phiếu
nhập kho, khi tạo phiếu hệ thống sẽ lưu lại ngày nhập kho, số phiếu nhập kho,
người nhận,…. Ngoài ra cán bộ Dược còn tiến hành lập phiếu chuyển kho khi cần
thiết, mỗi phiếu chuyển kho hệ thống sẽ lưu lại ngày chuyển kho,số phiếu chuyển
kho, nơi yêu cầu, nơ chuyển, nghiệp vụ chuyển kho,... Mỗi tháng cán bộ Dược sẽ
làm các báo cáo như báo cáo tồn kho, các mẫu báo cáo 19, 20, 21 và báo cáo 79a.
Mỗi mẫu báo cáo sẽ có mã báo cáo, tên báo cáo và các thông tin khác theo đúng
quy định của Nhà nước. Để thống kê xuất nhập tồn hàng tháng cán bộ Dược cần
chốt số liệu trước, sau đó mới bắt đầu làm báo cáo thống kê.

5
II.2. Mô hình tổ chức dữ liệu:

DM-DVT
-MaDVT LOAIVT
-TenDVT
-TenLVT -MaLVT 1,1
-TenNVT -TenLVT
-HoatChat
-HamLuong 1,n
-DVT
-CachSD Thuộc1
-DonGiaBV
-DonGiaBHYT
-TenNhaSX 1,1
-TenNuocSX
-STT DM BYT Thuộc2 NHOMVT
-SoGiayPhepDK 1,1 1,n
-MaNVT
-STT DM TrungThau
-MaLVT
-TenNVT

Nhập1

6
PHIEUCHUYENKHO
1,n 1,n
-MaPCK 1,1 1,n
NHANVIEN
-TenPCK Lập1
-NoiYeuCau -MaNV
-NoiChuyen -TenNV
-SoLTru
-NghiepVu 1,n
NGHIEPVU
-NgayLapPhieu 1,1
1,1 Thuộc 3
-MaNVu
-TenNVu
Lập2

1,1 1,1

PHIEUNHAPKHO
- MaP
1,n Nhập vào -TenP
Chuyển vào KHO 1,1
1,n Ngày nhập
Ngày chuyển -NgayHD
-MaKHO -NgayNhap
-TenKHO -NCC
-NguoiNhan
-KhoNhap
1,n -SoLuuTru
-VAT

BCTONKHO
-MaBCTK
-TenBCTK
1,1 -TenDVT
Chốt số liệu -DVT
Ngày chốt -DonGia
-TonDauKy
-TriGia1
-Nhap
-TriGia2
-Xuat
-TriGia3
-Ton
-TriGia4

7
Lập3 BC19,20,21
-STT
-STTTheoDMTCuaBYT
1,1
-TenHoatChat
BAOCAO 1 ISA -TenThuoc
n
Ngày báo cáo -DuongDung
-MaBC -HamLuong
-TenBC -SoDK
-QuyCach
1 -DVT
-SoLuong
-DonGia
-ThanhTien
ISA
Ngày báo cáo

BC79a
-STT
-KCBTrongKy
-SoLuong
-ChiPhiKCB
-ChiPhiNguoiBenhTra
-ChiPhiDeNghiBHXHThanhToan

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức dữ liệu

8
1/ DM-DVT (MaDVT, TenDVT, TenLVT, TenNVT, HoatChat, HamLuong, DVT,
CachSD, DonGiaBV, DonGiaBHYT, TenNhaSX, TenNuocSX, STT DM BYT,
SoGiayPhepDK, STT DMTrungThau, MaNVT).

2/ LOAIVT (MaLVT, TenLVT, MaNV).

3/ NHOMVT (MaNVT, TenNVT, MaLVT).

4/ PHIEUCHUYENKHO (MaPCK, TenPCK, NoiYeuCau, NoiChuyen, SoLTru,


NghiepVu, NgayLapPhieu, MaNV, MaKHO).

5/ NHANVIEN (MaNV, TenNV).

6/ NGHIEPVU (MaNVu, TenNVu).

7/ KHO (MaKHO, TenKHO).

8/ PHIEUNHAPKHO (MaP, TenP, NgayHD, NgayNhap, NCC, NguoiNhan,


KhoNhap, SoLuuTru, VAT, MaNV, MaKHO).

9/ BCTONKHO (MaBCTK, TenBCTK, TenDVT, DVT, DonGia, TonDauKy,


TriGia1, Nhap, TriGia2, Xuat, TriGia3, Ton, TriGia4, MaKHO).

10/ BAOCAO (MaBC, TenBC, MaNV).

11/ BC19,20,21 (MaBC, STT, STTTheoDMTCuaBYT, TenHoatChat, TenThuoc,


DuongDung, HamLuong, SoDK, QuyCach, DVT, SoLuong, DonGia, ThanhTien).

12/ BC79a (MaBC, STT, KCBTrongKy, SoLuong, ChiPhiKCB,


ChiPhiNguoiBenhTra, ChiPhiDeNghiBHXTThanhToan).

9
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG VNPT-HIS

A. Tổng quan về hệ thống VNPT-HIS:


I. Giới thiệu hệ thống VNPT-HIS:
Hệ thống Quản Lý Bệnh Viện VNPT–HIS (VNPT-Hospital Infomation
System) được VNPT Tiền Giang phát triển là giải pháp hỗ trợ ngành Y tế trong
vấn đề tin học hóa việc quản lý công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách
toàn diện, dữ liệu y tế của bệnh nhân được chuẩn hóa, chia sẻ và kế thừa lẫn nhau
giữa các tuyến bệnh viện một cách linh hoạt và chính xác.
Hệ thống sẽ hỗ trợ lãnh đạo các đơn vị có thể quản lý tổng thể về vấn đề khám
chữa bệnh tại đơn vị và các đơn vị trực thuộc, các báo cáo được phát triển trên
nền Web nên lãnh đạo có thể xem và kiểm tra tình hình quản lý khám chữa bệnh
mọi lúc mọi nơi.
Các báo cáo của hệ thống quản lý bệnh viện VNPT - HIS còn hỗ trợ kết xuất
dữ liệu phục vụ bảo hiểm xã hội trong vấn đề thanh quyết toán với đơn vị.
II. Yêu cầu tham gia hệ thống:
- Máy tính sử dụng đường truyền cáp quang.
- Cấu hình tối thiểu của máy tính:
+ CPU: 1200 MHz
+ RAM: 1GB
+ HDD: 1GB Free
+ Hệ điều hành máy tính: Free DOS.
III. Tổng thể về hệ thống quản lý:
Hệ thống quản lý gồm các phân hệ:
- Quản trị danh mục hệ thống.
- Quản trị người dùng hệ thống.
- Tiếp nhận.
- Khám bệnh.

10
- Viện phí.
- Dược.
- Cận lâm sàng.
- Nội trú.
- Báo cáo.

Hình 3.1: Quy trình làm việc của hệ thống.


B. Phân hệ Dược:
I. Sơ đồ tóm tắt:

Danh mục DM – Dược – Vật tư Loại vật tư

Nhập các thông tin như: Tên vật


Thêm tư, Hoạt chất, Hàm lượng, Đơn vị Nhóm vật tư
tính, Cách sử dụng, …

Sơ đồ 3.1: Nhập Danh mục Dược – Vật tư.

11
Nhập kho từ nhà
Dược cung cấp Nguồn dược

Nhập các thông tin như: Số hóa


Nhập dược Thêm đơn, Ngày hóa đơn, Nhà cung cấp,
Người nhận, Ghi chú, Nhập kho,...

Lưu

Sơ đồ 3.2: Nhập kho.

Dược Chuyển kho Nghiệp vụ

Nhập dược Nhập các thông tin như: Ngày lập


cần chuyển Thêm phiếu, Nơi yêu cầu, Nơi chuyển,
Ngày chuyển, Diễn giải.

Lưu Dược Duyệt phiếu chuyển kho

Duyệt phiếu Chọn phiếu Làm mới

Sơ đồ 3.3: Chuyển kho.

12
Dược Xuất dược - BHYT Làm mới

Xuất thuốc Chọn tên bệnh nhân

Sơ đồ 3.4: Xuất thuốc.

Chọn kho
Dược Xem tồn kho vật tư

Xem tồn kho Chọn Loại vật tư

Sơ đồ 3.5: Xem tồn kho.

Nhập Ngày,
Hệ thống Chốt số liệu Tháng, Năm

Thêm Chọn Chốt số liệu

Sơ đồ 3.6: Chốt số liệu.

Nhập Ngày, Tháng, Năm,


Thống kê Kho vật tư, Loại vật tư,
Dược xuất nhập tồn Nhóm vật tư

In báo cáo Tạo số liệu báo cáo

Sơ đồ 3.7: Thống kê xuất nhập tồn.

13
Báo cáo Mẫu 20,
Báo cáo 21/BHYT Nhập Ngày, Tháng, Năm,

In báo cáo Tạo báo cáo Loại báo cáo

Sơ đồ 3.8: Báo cáo Mẫu 19, 20, 21/BHYT.

Báo cáo Mẫu


Báo cáo 79a/BHYT Nhập Ngày, Tháng, Năm,

Xuất Excel Tạo báo cáo Nhóm chi phí

Sơ đồ 3.9: Báo cáo Mẫu 79a/BHYT.

14
II. Địa chỉ truy cập hệ thống:
- http://vnpthis.vn

Hinh 3.2: Giao diện đăng nhập hệ thống.

- Tài khoản là số CMND.


- Mật khẩu mặc định: 123456 (Có thể thay đổi).

III. Thông tin nhân viên:


Mỗi nhân viên y tế sau khi dùng tài khoản của mình đăng nhập lần đầu tiên
vào hệ thống VNPT-HIS cần cập nhật lại thông tin nhân viên.

15
Nhấp chuột trái
vào Cập nhật
thông tin.

Hinh 3.3: Giao diện thông tin nhân viên.

Sau khi cập


nhật xong
nhấp nút Lưu.

Hình 3.4: Thông tin nhân viên.

Sau này nếu cần cập nhật lại ta có thể vào mục Hệ thống  Chọn Thông tin nhân
viên.

16
IV. Đổi mật khẩu:

Vào Hệ thống 
Chọn Đổi mật khẩu.

Hình 3.5: Nơi đổi mật khẩu.

1/ Nhập mật khẩu cũ.


2/ Nhập mật khẩu mới.
3/ Nhập lại mật khẩu
mới
4/ Sau khi hoàn thành 3
bước trên thì nhấp vào
Cập nhật.

Hình 3.6: Giao diện đổi mật khẩu.

17
V. Nhập danh mục Dược – Vật Tư:
Chức năng: Nhập tên thuốc, tên hoạt chất, đơn vị, hàm lượng, giá,… của
từng loại thuốc vào hệ thống. Trường hợp nếu sau này có tên thuốc mới ta có thể
vào đây để thêm tên thuốc.

V.1. Thêm Dược - Vật Tư:

Vào Danh mục  Chọn


DM – Dược – Vật tư.

Hình 3.7: Nơi nhập danh mục Dược.

Hình 3.8: Giao diện nhập danh mục dược.

18
1/ Chọn Loại
vật tư phù
hợp với tên
thuốc cần
nhập.
Hình 3.9: Chọn Loại vật tư. 2/ Chọn
Nhóm vật tư
phù hợp với
tên thuốc cần
nhập.

Hình 3.10: Chọn Nhóm vật tư.

19
3/ Nhập các
thông tin khác
của tên thuốc đó
như: Tên vật tư,
Hoạt chất, Hàm
lượng,…

Hình 3.11: Nhập các thông tin của Dược – Vật tư.

- STT DM BYT (TT 40): Là số thứ tự lấy từ thông tư 40, sau khi nhập vào đây sẽ
được hiển thị ở cột 2 mẫu báo cáo 20 khi xuất báo cáo từ hệ thống VNPT-HIS.
- STT DM trúng thầu: Là số thứ tự trúng thầu, sau khi nhập vào đây sẽ được hiển
thị ở cột 1 mẫu báo cáo 20 khi xuất báo cáo từ hệ thống VNPT-HIS.
- Nếu thuốc không phải thuốc có BHYT thì đánh dấu vào mục Ngoài danh mục.
- Nếu thuốc không sử dụng nữa hoặc sai sót, không muốn hiển thị trên hệ thống
thì đánh dấu vào mục Tạm ngưng.

4/ Sau khi
nhập các
thông tin 
Nhấp nút
Thêm để hoàn
tất. Sau khi nhấp nút
Thêm, tên thuốc
vừa nhập sẽ
được hiển thị
trong Danh sách
dược vật tư.
Hình 3.12: Hoàn tất nhập danh mục Dược – Vật tư.

20
2/ Sau đó thông tin
của dược – vật tư đó
V.2. Chỉnh sửa Dược – Vật Tư: sẽ hiển thị phía trên
 Ta tiến hành
chỉnh sửa.

1/ Double
click để
chọn tên
dược – vật
tư cần sửa.

3/ Nhấp vào nút Cập


nhật để hoàn tất
chỉnh sửa.

Hình 3.13: Chỉnh sửa Dược – Vật tư.

 Lưu ý: Trong trường hợp không chỉnh sửa được thì phải đánh dấu vào mục Tạm
ngưng  Cập nhật lại, sau đó thêm mới dược – vật tư sai sót đó.

V.3. Tìm kiếm Dược – Vật Tư:

Gõ một vài ký tự của tên


dược – vật tư vào Tên
dược/vật tư, sau đó hệ
thống sẽ tự động tìm kiếm.

Hình 3.14: Tìm kiếm Dược – Vật tư.

21
 Lưu ý: Trong trường hợp thiếu Nhóm vật tư hoặc Loại vật tư ta có thể vào Danh
mục  Chọn Loại vật tư để thêm mới Loại vật tư hoặc vào Danh mục  Chọn
Nhóm vật tư để thêm mới Nhóm vật tư.

VI. Nhập kho từ nhà cung cấp:

Vào Dược  Chọn Nhập


kho từ nhà cung cấp.

Hình 3.15: Nơi nhập kho từ nhà cung cấp.

Hình 3.16: Giao diện nhập kho từ nhà cung cấp.

22
VI.1. Tạo phiếu nhập kho:

Bước 1: Chọn Nguồn dược:

Hình 3.17: Nhập nguồn dược.

Bước 2: Nhập Số hóa đơn, Ngày hóa đơn:

- Số hóa đơn có thể là số hoặc chữ.


- Ngày hóa đơn có thể được chọn từ lịch hoặc nhập vào từ bàn phím.

Hình 3.18: Nhập số hóa đơn, ngày hóa đơn.

23
Bước 3: Nhập Nhà cung cấp:

- Hệ thống hỗ trợ người dùng có thể nhập một vài ký tự đầu, sau đó hệ thống sẽ
nhanh chóng tìm ra những tên Nhà cung cấp có cùng ký tự đầu đó nhằm rút ngắn
thời gian thao tác.

Hình 3.19: Nhập nhà cung cấp.

Bước 4: Chọn tên Cán bộ dược:

Hình 3.20: Nhập người nhận.

24
Bước 5: Nhập Ngày nhập, Nhập kho:

- Mục Ngày nhập (sẽ là ngày hiển thị trên báo cáo nhập kho) có cách nhập tương
tự mục Ngày hóa đơn.
- Mục Nhập kho: Chọn kho cần nhập vào.
- Ghi chú nếu có.

Hình 3.21: Nhập ngày nhập, nhập kho.

Bước 6: Sau khi điền đầy đủ thông tin nhấp nút Thêm để tạo phiếu nhập:

Hình 3.22: Hoàn tất tạo phiếu nhập kho.

25
Bước 7:

- Sau khi nhấp nút Thêm hệ thống sẽ tự cấp Phiếu nhập kho tương ứng với ngày
thêm phiếu
- Số lưu trữ được cấp lũy kế theo năm.
- Bắt đầu nhập kho: Tại dòng Tên dược – vật tư, gõ một vài ký tự đầu của tên
thuốc cần nhập, sau đó hệ thống sẽ hiển thị danh sách thuốc theo những ký tự gõ
vào, ta có thể chọn tên thuốc bằng cách nhấn các phím mũi tên, sau đó Enter hoặc
nhấp chuột vào tên thuốc.

Hình 3.23: Cách nhập dược vào kho.

- Sử dụng phím Enter để chuyển sang ô kế tiếp.


 SL thực: Nhập số lượng.

Trường hợp quên


không nhập số lượng
thực hệ thống sẽ đưa
ra cảnh báo “Số lượng
không hợp lệ”, nhấp
Đồng ý để tắt cảnh
báo và nhập lại số
lượng thực.

Hình 3.24: Lỗi nhập sai số lượng.

26
 Số lô: Nhập số lô sản xuất của dược – vật tư.
 Ngày hết hạn: Nhập ngày hết hạn (Hạn dùng), nếu không nhập hệ thống sẽ tự
mặc định là 2 năm sau.
 Đơn giá: là đơn giá chưa VAT.
 Đơn giá VAT: hệ thống sẽ tự tính giá VAT theo % VAT nhập vào khi tạo
phiếu nhập.
 Thành tiền: Hệ thống tự tính = SL Thực * Đơn giá VAT.
- Dùng phím Enter đến khi nào thuốc được chuyển xuống phía dưới.

Hình 3.25: Cách nhập kho.


- Để hoàn tất nhấp nút Lưu.
 Lưu ý:
- Không thể chỉnh ngày nhập, kho nhập.
- Không thể bớt dược nếu dược trong phiếu đã được chuyển kho.

27
VI.2. Chỉnh sửa, xóa phiếu nhập kho:

- Double click để chọn phiếu cần chỉnh sửa hoặc cần xóa.

Hình 3.26: Chỉnh sửa, xóa phiếu nhập kho.


- Nhấp nút Sửa để sửa phiếu. Để xóa tên thuốc trong phiếu, ta chọn tên thuốc, sau
đó nhấn phím Delete và chọn Tiếp tục.
- Nhấp nút Xóa để xóa phiếu, sau đó hệ thống sẽ hiển thị thông báo, nếu muốn
xóa ta nhấp Tiếp tục, ngược lại ta nhấp Hủy. (Lưu ý: Chỉ xóa được phiếu chưa
chuyển kho)

Hình 3.27: Thông báo xóa phiếu nhập kho.

28
VII. Nghiệp vụ chuyển kho:

VII.1. Tạo phiếu chuyển kho:

Vào Dược  Chọn


Chuyển kho.

Hinh 3.28: Nơi chuyển kho.

Hình 3.29: Giao diện chuyển kho.

Nghiệp vụ chuyển kho gồm:

- Chuyển kho ngang hàng kho cấp 1: Chuyển dược qua lại giữa những kho lẻ (kho
lẻ BHYT, kho lẻ miễn phí, kho lẻ dịch vụ).

29
- Chuyển kho ngang hàng kho cấp 2: Chuyển dược qua lại giữa những tủ thuốc
khoa phòng (tủ thuốc các khoa nội nhiễm, khoa ngoại sản, khoa hồi sức cấp
cứu).
- Chuyển kho theo yêu cầu từ kho cấp 1: Chuyển từ kho chính đến kho lẻ (Xuất
dược từ kho chính đến các kho lẻ).
- Chuyển kho theo yêu cầu từ kho cấp 2: Chuyển từ kho chính , kho lẻ đến các tủ
khoa phòng (Xuất dược từ kho chính, kho lẻ đên các tủ thuốc khoa phòng) .

Chọn Nghiệp vụ.

Hình 3.30: Chọn nghiệp vụ chuyển kho.

Chọn Nơi yêu cầu.

Hinh 3.31: Chọn nơi yêu cầu.

30
Chọn Ngày chuyển.

Hình 3.32: Chọn ngày chuyển.

Chọn Nơi
Nhập Diễn giải chuyển.
(Nếu có).

Sau khi đã nhập đầy đủ các


thông tin ta nhấp vào nút
Thêm, hệ thống sẽ tạo ra 1
phiếu mới.

Hình 3.33: Chọn nơi chuyển.

31
Tên phiếu vừa tạo hiển thị
trong Danh sách Phiếu
chuyển kho.

Hình 3.34: Hoàn tất tạo phiếu chuyển kho.

- Hệ thống sẽ tự tính số phiếu yêu cầu, số lữu trữ lũy kế theo ngày, theo năm.
- Gõ một vài ký tự đầu của tên dược – vật tư để tìm nhanh tên thuốc, sau đó Enter
để chuyển sang ô bên cạnh.
- Số lượng: có thể nhập số lượng cụ thể, nếu không hệ thống sẽ mặc định hiển thị
toàn bộ số lượng của dược – vật tư đó.

Hình 3.35: Nhập dược cần chuyển kho.


- Sau đó Enter đến khi dược – vật tư đó chuyển xuống dưới.

Hình 3.36: Hoàn tất nhập dược cần chuyển kho.

32
- Để hoàn tất ta nhấp nút Lưu.

Hình 3.37: Hoàn tất chuyển kho.

 Chỉnh sửa hoặc xóa phiếu chuyển kho: Đầu tiên double click để chọn
phiếu cần chỉnh sửa hoặc xóa. Sau đó:
+ Nhấp nút Sửa để sửa phiếu. Để xóa tên thuốc trong phiếu, ta chọn tên thuốc, sau
đó nhấn phím Delete và chọn Tiếp tục.
+ Nhấp nút Xóa để xóa phiếu, sau đó hệ thống sẽ hiển thị thông báo, nếu muốn xóa
ta nhấp Tiếp tục, ngược lại ta nhấp Hủy.

 Lưu ý: Chỉ chỉnh sửa, xóa được khi phiếu chưa duyệt phiếu.

Vào Dược  Chọn Duyệt


phiếu chuyển kho.

Hình 3.38: Nơi duyệt phiếu chuyển kho.

33
1/ Tại giao diện duyệt phiếu, chọn Từ
ngày, Đến ngày và nhấp nút Làm mới
VII.2. Duyệt phiếu: để xem danh sách các phiếu trong
khoảng thời gian vừa chọn.

2/ Xuất hiện phiếu yêu


cầu trong Danh sách
phiếu yêu cầu.

Hình 3.39: Giao diện duyệt phiếu chuyển kho.


3/ Click chọn
4/ Nhấp nút Duyệt
phiếu muốn
phiếu.
duyệt.

Hình 3.40: Chọn phiếu cần duyệt.


Hệ thống sẽ thông báo Duyệt
phiếu thành công  Nhấp
Đồng ý.

Hình 3.41: Thông báo duyệt phiếu thành công.

34
 Lưu ý: Muốn hủy duyệt phiếu, ta chỉ cần bỏ chọn các phiếu đã duyệt rồi bấm
Duyệt phiếu để hệ thống cập nhật lại.

- Phiếu đã duyệt: ô chọn đã được check.


- Phiếu chưa duyệt: ô chọn trống.
VIII. Xuất Dược:

Nghiệp vụ xuất dược: Xác nhận trừ kho, thực hiện đồng thời với phát thuốc
cho bệnh nhân. Gồm có:

- Xuất dược – BHYT: toa thuốc bảo hiểm y tế thanh toán.


- Xuất dược – Miễn phí: toa thuốc miễn phí cho bệnh nhân, thuốc nhân đạo, thuốc
chương trình…
- Xuất dược – bán lẽ: toa thuốc bán cho bệnh nhân, toa thuốc dịch vụ …
Mỗi nghiệp vụ xuất dược sẽ liên kết với kho dược tương ứng.
Để xuất dược cho một bệnh nhân ta thực hiện như sau :
Bước 1: Chọn đúng nghiệp vụ xuất dược tương ứng:

Ở đây ta chọn nghiệp vụ xuất dược – BHYT.

Vào Dược  Chọn


Xuất dược – BHYT.

Hình 3.42: Nơi xuất dược – BHYT.

35
Hình 3.43: Giao diện xuất dược – BHYT.

Bước 2 : Chọn bệnh nhân muốn xuất được

Sau khi hệ thống đưa ta đến giao diện xuất dược.


Nhấp Làm mới để hệ
thống cập nhật lại Danh
sách bệnh nhân. Thông tin hành chính
của bệnh nhân.

Chọn bệnh nhân cần


xuất dược (phát thuốc).
Double click vào tên hệ
thống sẽ tải thông tin Danh sách thuốc chưa xuất.
hành chính, thông tin
toa thuốc lên giao diện
bên phải.

Hình 3.44: Chọn bệnh nhân cần xuất dược.

36
Bước 3 : Nhấn chọn Xuất thuốc. Trường hợp bệnh nhân cùng chi trả, toa thuốc dịch
vụ. Bệnh nhân phải thanh toán tiền viện phí mới có thể xuất được.

Để xuất thuốc
Để hủy xuất thuốc, ta nhấn Hủy xuất
nhấp vào nút
thuốc, hệ thống sẽ chuyển bệnh nhân
Xuất thuốc.
về danh sách chưa xuất thuốc, đồng
thời hoàn trả về kho số lượng thuốc đã
xuất.

Danh sách thuốc


vừa xuất cho
bệnh nhân.

Hình 3.45: Xuất thuốc cho bệnh nhân.

Sau khi xuất thuốc, tên bệnh nhân sẽ hiển thị bên phần danh sách đã xuất
Dược được chuyển từ “Danh sách chưa xuất” sang “Danh sách
đã xuất”. Đồng thời hệ thống sẽ xác nhận trừ tồn kho dược.

IX. Xem tồn kho:

Vào Dược  Chọn


Xem tồn kho.

Hình 3.46: Nơi xem tồn kho.

37
Để xem tồn kho ta nhấp
Chọn kho vật tư vào nút Xem tồn kho.
cần xem.

Chọn loại vật tư


cần xem.

Hình 3.47: Giao diện Xem tồn kho.

Danh sách
thuốc trong
kho vừa
chọn.

Hình 3.48: Danh sách thuốc trong kho cần xem.

38
Để tìm kiếm tên thuốc ta có
thể gõ một vài ký tự đầu vào
Tên vật tư.

Hình 3.49: Tìm kiếm dược trong kho.

Thuốc
sắp hết
hạn.

Hình 3.50: Thuốc sắp hết hạn.

 Lưu ý: Trong trường hợp thuốc sắp hết hạn, hệ thống sẽ thể hiện màu đỏ cam
nhạt. Để bỏ loại thuốc này ta có thể chuyển thuốc này vào kho hủy.

X. Chốt số liệu và Thống kê xuất nhập tồn:

X.1. Chốt số liệu:

39
Vào Hệ thống  Chọn
Chốt số liệu.

Hình 3.51: Nơi chốt số liệu.

Danh sách Chốt


số liệu.

Hình 3.52: Giao diện Chốt số liệu.

Từ giao diện Chốt số liệu, ta chọn Năm  Tháng  Ngày sau đó đánh dấu
vào mục Chốt số liệu, cuối cùng nhấp nút Thêm để hoàn tất chốt số liệu.

40
X.2. Thống kê xuất nhập tồn:

Vào Dược  Chọn Thống


kê xuất nhập tồn.

Hình 3.53: Nơi thống kê xuất nhập tồn.

Hình 3.54: Giao diện thống kê xuất nhập tồn.

Từ giao diện Thống kê xuất nhập tồn, ta chọn Năm  Tháng  Ngày 
Kho vật tư  Loại vật tư  Nhóm vật tư, sau đó nhấp nút Tạo số liệu báo cáo và In
báo cáo để hoàn tất.

41
XI. Báo cáo:

XI.1. Báo cáo mẫu 19, 20, 21/BHYT:

Vào Báo cáo 


Chọn Báo cáo
Mẫu 20,
21/BHYT.

Hình 3.55: Nơi báo cáo mẫu 19, 20, 21/BHYT.

Cần nhấp Tạo báo cáo sau


Chọn khoảng khi chọn xong khoảng thời
thời gian cần gian cần báo cáo và Loại
báo cáo. báo cáo. Xem thông tin
tổng hợp.
Chọn Loại
báo cáo.

Xuất báo cáo


In báo cáo gởi gởi BHYT.
BHYT.

Hình 3.56: Giao diện báo cáo mẫu 19, 20, 21/BHYT.

42
Sau khi nhấp in báo cáo hệ thống sẽ tải về máy tính file báo cáo đó, ta có thể
mở lên để xem trước khi in.

Hình 3.57: Mẫu báo cáo 20/BHYT.

XI.2. Báo cáo mẫu 79a/BHYT: Vào Báo cáo


 Chọn Báo
cáo Mẫu
79/BHYT.

Hình 3.58: Nơi báo cáo mẫu 79a/BHYT.

43
- Tạo giao diện Báo cáo mẫu 79a ta chọn các thông tin sau:
Chọn khoảng thời Chọn Nhóm chi phí cần
gian cần báo cáo. báo cáo.

Tạo số liệu
báo cáo.

Xuất báo cáo gởi BHYT.

Hình 3.59: Giao diện báo cáo mẫu 79a/BHYT.

- Sau khi xuất báo cáo hệ thống sẽ tải về một file Excel, ta có thể mở file này lên
xem.

Hình 3.60: Mẫu báo cáo 79a tổng hợp.

44
Hình 3.61: Mẫu báo cáo 79a chi tiết.

45
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

I. Ưu điểm:
- Hệ thống được lưu trữ trên điện toán đám mây nên người dùng không cần phải
tiến hành cài đặt phần mềm, chỉ cần máy tính có kết nối mạng Internet và có sử
dụng trình duyệt web như Chrome, Cốc Cốc, Firefox.
- Người dùng có thể truy cập vào tài khoản của mình ở mọi nơi thông qua máy
tính, ĐTDĐ hoặc máy tính bảng chỉ cần có kết nối Internet.
- Giao diện đẹp, thân thiện với người dùng, sử dụng toàn bộ là tiếng Việt nên rất
dễ sử dụng.
- Hệ thống hoạt động liên thông, được cập nhật thường xuyên.
- Dược được quản lý chặt chẽ, dễ kiểm soát, dễ tìm kiếm, sữa chửa, giúp cán bộ y
tế dễ dàng phát hiện thuốc hết hạn, tránh được việc cho thuốc vượt quá số lượng
thực tế trong kho.
II. Khuyết điểm:
- Hệ thống không hỗ trợ trình duyệt web IE (Internet Explorer).
- Hệ thống chỉ làm việc tốt nhất khi cơ sở y tế có khoảng từ 3 máy tính trở lên.
- Nếu tốc độ mạng chậm thì quá trình làm việc của hệ thống sẽ hạn chế.
III. Đề xuất cải tiến chương trình:
Nhìn chung hệ thống VNPT-HIS đáp ứng được các nhu cầu của ngành y tế.
Song, theo em cần nâng cao thêm chất lượng hệ thống phần mềm VNPT-HIS về
mặt đồ họa, cải thiện chất lượng hình ảnh giúp người dùng đỡ nhàm chán khi phải
thường xuyên làm việc với hệ thống.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.cntt.com
www.diendantinhoc.com
www.sinhvienit.net
www.vnpthis.vn
www.kiengiang.vnpt.vn

47

You might also like