Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN


KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC



BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ


MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Giáo viên bộ môn: Th.S Phạm Anh Tuấn


Sinh viên : Trần Huy
Lớp:SP KHTN K45A
Mã SV: 4558010026

Bình Định, 11 tháng 06 năm 2024


Đề:
Có Nhà máy dệt A hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung ( Thời kỳ
trước đổi mới) và Nhà máy dệt B hoạt động theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ( Thời kỳ đổi mới).
- Anh (chị) hãy: Chỉ rõ sự khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của 2 nhà máy trên
- Từ đó rút ra hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Bài làm

- Có Nhà máy dệt A hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung ( Thời kỳ
trước đổi mới) và Nhà máy dệt B hoạt động theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ( Thời kỳ đổi mới).
- Sự khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 nhà máy này xem
xét trên các khía cạnh.
- Nhà máy dệt A (Cơ chế kế hoạch hóa tập trung - thời kỳ trước đổi mới ):
+ Hình thức sở hữu
 Sở hữu nhà nước.
 Các quyết định quan trọng về đầu tư, tài sản và lợi nhuận của nhà máy
được quản lý và sử dụng bởi nhà nước.
+ Tổ chức quản lý:
 Quản lý từ trên xuống: Các quyết định sản xuất, tài chính và kinh doanh đều do cơ
quan nhà nước quản lý và điều hành
 Các quy trình sản xuất thường bị cứng nhắc và không linh hoạt, không thích
ứng được với biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng.
 Không có sự cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất.
 Quản lý quan liêu: Hệ thống quản lý cồng kềnh, nhiều cấp bậc, dẫn đến việc ra
quyết định chậm chạp.
 Nhà máy chỉ tập trung sản xuất, không quan tâm đến việc bán sản phẩm.
+ Phân phối
 Phân phối theo kế hoạch: Sản phẩm sản xuất ra được phân phối theo chỉ tiêu và kế
hoạch của nhà nước. Nhà máy không có quyền tự do bán sản phầm trên thị trường.
 Giá cả cố định: Giá sản phẩm được nhà nước quy định, không linh hoạt theo thị
trường.
 Chất lượng sản phẩm không đồng đều, nhiều sản phẩm không đáp ứng được
nhu cầu thị trường.
 Thiếu động lực kinh tế: Do phân phối theo kế hoạch, động lực để nâng cao
chất lượng và cải tiến sản phẩm thấp.

- Nhà máy B (Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Thời kì đổi
mới).
+ Hình thức sở hữu
 Sở hữu đa dạng: Được sở hữu bởi các nhà nước, tư nhân hoặc các hỗn hợp. Nhà
nước có thể giữ cổ phần nhưng không nhất thiết phải chi phối hoàn toàn
 Sở hữu tư nhân hoặc cổ phần: Các nhà đầu tư tư nhân có thể sở hữu cổ phần trong
nhà máy và tham gia quản lý và chia sẻ lợi nhuận.
+ Tổ chức quản lý
 Quản lí tự chủ: Nhà máy có quyền tự quyết về kế hoạch sản xuất, quản lý tài chính
và chiến lược kinh doanh trong khuôn khổ định hướng của nhà nước.
 Hệ thống quản lý linh hoạt: hệ thống quản lý linh hoạt, giảm bớt các cấp bậc trung
gian, tăng cường hiệu quả ra quyết định
 Có sự linh hoạt trong quy trình sản xuất để thích ứng với biến động của thị
trường và nhu cầu của khách hàng.
 Quản lý nhà máy hướng tới tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản
xuất.
 Có sự cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất.
+ Phân phối
 Phân phối theo thị trường:Sản phẩm được bán trên thị trường, theo nhu cầu
của người tiêu dung và quy luật cung cầu,chất lượng sản phẩm được quan
tâm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường
 Giá cả linh hoạt:Giá sản phẩm linh hoạt thay đổi theo biến động của thị
trường và cạnh tranh.
 Phân phối sản phẩm theo thị trường đạo động lực cho nhà máy cải tiến sản
phẩm, nâng cao chất lượng để thu hút người tiêu dùng.
- Hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung:
 Không đáp ứng được nhu cầu thị trường, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc
dư thừa sản phẩm:Kế hoạch sản xuất không dựa trên nhu cầu thực tế
 Thiếu linh hoạt và đáp ứng chậm chạp: Kế hoạch cứng nhắc, khó điều chỉnh
theo sự thay đổi của thị trường hay điều kiện sản xuất
 Năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao.
 Hạn chế sự sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp.
 Gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
 Dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng.
 Thiếu động lực cạnh tranh: Không có áp lực cạnh tranh thực sự, doanh
nghiệp không bị thúc ép nâng cao chất lượng sản phẩm hay giảm chi phí

You might also like