Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

I Khái niệm chung


1. Khái niệm thích nghi
Theo nghĩa rộng:
-Thích nghi phản ánh tính đặc trưng chung của mọi tổ chức hữu cơ luôn phù hợp với
hoàn cảnh sống (sự hòa hợp giữa cơ thể với môi trường sống).
Theo nghĩa hẹp:
-Thích nghi là thuật ngữ dùng để chỉ những đặc điểm cụ thể về hình thái, giải phẫu,
sinh lý... đảm bảo khả năng sống sót và sinh sản của cơ thể sinh vật trong những điều
kiện nhất định.
-Thích nghi có tính tương đối, vì cơ thể chỉ thích nghi với những điều kiện sống nhất
định .
-Thích nghi vừa là 1 quá trình lịch sử, vừa là kết quả của quá trình đó vì thích nghi là
1 quá trình thích ứng với điều kiện sống lâu dài qua nhiều thế hệ dưới tác động của
nhiều nhân tố tiến hóa, đặc biệt là vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.
-Thích nghi là quá trình biến những hiện tượng tiến hóa cơ bản (quá trình biến đổi
thành phần kiểu gen của quần thể - sự thay đổi tần số tương đối của các alen, cơ sở
cho hình thành loài mới) mang tính ngẫu nhiên thành những dấu hiệu, đặc tính cần
thiết phổ biến trong quần thể, loài. Trong đó quá trình đột biến và giao phối là cơ sở
cho quá trình trên.
2. Khái niệm đặc điểm thích nghi
- Mỗi sinh vật có những tính trạng nổi bật giúp nó tăng khả năng sống sót và sinh sản
ở môi trường. Đặc điểm như vậy gọi đặc điểm thích nghi
- Ví dụ: con châu chấu có màu giống hệt lá cây giúp nó nguy trang tránh sự phát hiện
của chim sâu

II Thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen


1. Thích nghi kiểu hình (thích nghi hình thái)
-Là sự phản ứng của cùng 1 kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sợ thay
đổi của điều kiện sống.
-Đó là những thường biến phát sinh trong đời cá thể, đảm bảo sự thích nghi thụ động
củ cơ thể trước điều kiện sống bằng sự biến đổi linh hoạt kiểu hình.
-Giới hạn biến đổi nằm trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định và chỉ
có ý nghĩa thích nghi trong môi trường quen thuộc.
-Ví dụ:+ Hình dạng lá cây Rau mác (Sagittaria sagittifolia)
Rau Mác
+Màu sắc bảo vệ của 1 số loài động vật thay đổi theo môi trường sống (tắc
kè...)

Tắc kè
2. Thích nghi kiểu gen( thích nghi lịch sử)
- Là sự hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc trưng
cho loài, thứ...
-Đây là những đặc điểm thích nghi bẩm sinh được hình thành trong quá trình phát
triển lịch sử lâu dài của loài, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Các đặc điểm xuất
hiện không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đièu kiện sống mà trong đó
chúng tỏ ra có lợi.
-Ví dụ: + Bướm lá, bọ que, lạc đà... ở mọi môi trường không quen thuộc chúng vẫn có
hình dạng như vậy.
Bọ que
3. Mối liên quan giữa thích nghi kiểu hình và kiểu thích nghi gen.
-Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau không phải có tính trạng sẵn, mà truyền lại kiểu
gen nhất định quy định khả năng phản ứng thành những kiểu hình phù hợp với môi
trường cụ thể.
Ví dụ: màu sắc của tắc kè hoa thay đổi tùy môi trường, thể hiện:
+ Thích nghi kiểu gen: khả năng huy động biến đổi sắc tố ( được hình thành trong lịch
sử phát triển của loài)
+ Thích nghi kiểu hình : màu sắc cụ thể được biểu hiện với môi trường cụ thể
=>Thích nghi bằng sự biến đổi về kiểu gen hay thích nghi bằng sự biến đổi linh hoạt
về kiểu hình đều có ý nghĩa đối với sự tồn tại, phát triển của sinh vật, nhưng thích
nghi kiểu gen quan trọng hơn vì chính nó quy định khả năng thích nghi kiểu hình.
III.Vai trò của đặc điểm thích nghi:
Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi (thích nghi kiểu gen)
trên cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố
chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Quá trình đột biến : tạo ra alen mới, tạo ra các kiểu hình mới cung cấp nguyên
liệu ban đầu cho chọn lọc.
- Quá trình giao phối phát tán đột biến có lợi, tạo các tổ hợp gen thích nghi.
- Quá trình chọn lọc tự nhiên sàng lọc các kiểu hình , loại bỏ các kiểu hình bất lợi
và củng cố các kiểu hình có lợi => làm tăng tần số tương đối của đột biến có lợi hay
tổ hợp gen thích nghi.
IV. Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi ( thích nghi kiểu gen)
1.Hiện tượng hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp
- Ở Châu Âu, cuối TK XIX đầu TK XX, ở các vùng công nghiệp phát triển có hiện
tượng bướm màu trắng → màu đen ( hơn 70 loài) →” màu đen công nghiệp”.
-Nghiên cứu kỹ trên loài bướm sâu đo bạch dương (Biston betularia), loài bướm này
vốn có màu trắng đốm đen hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trên thân cây bạch
dương màu trắng → giúp ngụy trang tốt.
+ Năm 1848, phát hiện 1 cá thể đen ở vùng Manchestơ (Anh)
+ Năm 1900, số các thể đen lên tới 85% ở nhiều vùng
+ Đến năm 50 của TK XX tỷ lệ đen đã lên tới 98%.
- Để giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học phát hiện rằng hiện tượng hóa đeb
của loài bướm này liên quan đến bụi than ở trung tâm công nghiệp: bụi than bám vào
thân các loại cây → bướm trắng đậu trên thân cây dễ bị chim chóc phát hiện.Trong
điều kiện này, các đột biến đen tỏ ra có lợi, khả nanưg sống sót cao hơn → Được chọn
lọc tự nhiên duy trì, tích lũy và phổ biến → con cháu của chúng ngày càng đông → tỷ
lệ ca thể đen trong quần thể được tăng lên.
- Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ trắng vẫn cao hơn dạng đen.

Bướm bạch dương trắng phổ biến ở nơi không ô nhiễm.

Bướm bạch dương đen tuyền - dạng hoá đen do công nghiệp.
2.Sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn

 Sự tăng cường sức đề kháng với DDT của sâu bọ


-Nghiên cứu ở 1 thành phố Nga, năm 1950 thì thuốc DDT có khả năng diệt 98% -
100% số ruồi.Đến năm 1953, DDT chỉ có hiệu lực diệt được 5-10% số ruồi. Các
nghiên cứu cho thấy, sau 2-5 thế hệ sức chịu đựng DDT của ruồi tăng lên 4000-5000
lần và còn cá thể duy trì tới 50 thế hệ. Ruồi kháng DDT không có điểm gì khác ruồi
bình thường về khả năng sinh sản , tuổi thọ và các đặc điểm hình thái.
-Hiện tượng này được giải thích như sau:
+ Trong quá trình giao phối, ngay khi tiếp xúc lần đầu với thuốc DDT đã có sự phân
hóa đã có sự phân hóa khả năng chống độc. Khả năng này liên quan đến có đột biến
phát sinh từ trước. Trong môi trường có DDT, cá thể đột biến này tỏ ra ưu thế hơn do
đó tỷ lệ càng ngày cao. Nếu không dùng DDT nữa, tỷ lệ kháng DDT giảm dần vì loài
ruồi có đột biến này trong điều kiện bình thường sinh trưởng, phát triểm chậm sẽ bị
diệt vong trong đấu tranh sinh tồn.
-Thuốc DDT là nhân tố gây ra sự chọn lọc, phân hóa những kiểu gen đột biến có sức
đề kháng khác nhau:
 Liều lượng DDT càng tăng (càng dùng nhiều, thường xuyên), áp lực chọn lọc
càng lớn thì những alen đột biến quy định tính chống độc mạnh mẽ sẽ được chọc
lọc giữ lại... tần số alen đột biến này tăng lên trong quần thể giao phối, sức đề
kháng cả quần thể tăng lên.
 Nếu không dùng DDT thường xuyên, áp lực không lớn thì những cá thể mang
gen đột biến này giảm dần do bị diệt vo ng trong đấu trang sinh tồn đã nêu trên.
 Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của 1 số loài vi khuẩn.
-Trước đây, vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aures) gây bệnh cho người bị tiêu
diệt dễ dàng bởi penixilin. Nhưng đến 1992 thì hơn 95% chủng kháng penixilin.
-Giải thích :
+Một số vi khuẩn tình cờ có gen đột biến làm cho thuốc không bám được vào thành tế
bào. Gen này lan trong quần thể “mẹ” sang “con” qua phân bào, từ cá thể sang cá thể
khác qua biến nạp, tải nạp.
+Trong môi trường có penixilin thì thể đột biến có ưu thế hơn, nên ta càng dùng
thuốc này thì tỉ lệ ngày thể đột biến đó càng cao . Lượng thuốc càng tăng, áp lực chọn
lọc càng mạnh dẫn đến các cá thể có gen đột biến càng nhanh chóng thay thế cá thể đề
kháng kém
3.Kết luận
-Quần thể sẵn có vốn gen đa dạng nên khi hoàn cảnh sống thay đổi thì quá trình có
tiềm năng thích ứng.
-Kiểu hình thích nghi là tổ hợp các biến dị di truyền, hình thành ở quần thể, không
hình thành ở từng cá thể riêng rẽ.
-Chọn lọc tự nhiên củng cố alen thích nghi và thay thế kiểu hình cũ lỗi thời, nhưng
không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác, mà ưu tiên duy trì dị hợp
-Sự hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm do:
+ Sự phát sinh và tích lũy biến dị di truyền.
+Tốc độ sinh sản của loài
+Áp lực của chọn lọc tự nhiên
-Hình thành đặc điểm thích nghi là uqas trình lịch sử, chịu tác dộng của đột biến, giao
phối và chọn lọc tự nhiên.
V.Sự hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi.
-Không thể có một sinh vật nào có khả năng thích nghi với tất cả môi trường, nênn
đặc điểm thích nghi có tính tương đối.
-Mỗi đặc điểm thich nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất
định. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vón có lợi có thể trở thành bất lợi và bị
thay thế bởi những đặc điểm thích nghi hơn.
-Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng
phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động. Vì thế trong lịch sử tiến hóa,
những sinh vật phát hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất
hiện trước.
VI. Mối quan hệ giữa biến đổi kiểu hình và biến đổi kiểu gen trong quá trình
hình đặc điểm thich nghi.
1. Ví dụ
Nghiên cứu thí nghiêm của Xomme, khi nuôi chuột ở nhiệt độ cao thì con chuột
chúng có đuôi dài hơn và tai to hơn. Biến đổi kiểu hình này làm tăng bức xạ thân
nhiệt.
→có ý nghĩa thích nghi. Hiện tượng này được giải thích như sau:
-Ở chuột gen quy định chiều dài đuôi có nhiều alen, alen a 1: đuôi ngắn; a 2-a 3 .. . đuôi
dài hơn.
-Trong điều kiện nhiệt độ thấp, đuôi dài bất lợi → a 1 ưu thế→quy định kiểu hình→ A1
đuôi ngắn.
-Nuôi trong nhiệt độ cao, quần thể bắt đầu xuất hiện những cá thể đuôi dài, lúc đầu
chỉ 1 thường biến trong mức phản ứng a 1.Tuy vậy, trong điều kiện mới này a 2 tỏ ra có
giá trị→biểu hình kiểu hình A2
+Đột biến a 2 đã sao lại kiểu hình đuôi dài của 1 thường biến đuôi dài thuộc alen a 1
 Kiểu hình A1 đuôi ngắn, thuộc a 1.
 Kiểu hình đuôi dài thường biến, thuộc a 1.
 Kiểu hình A2 đuôi dài đột biến, thuộc a 2.
+Chọn lọc nhân tạo đã bảo tồn dưới dạng đuôi dài. Chỉ dạng đuôi dài đột biến a 2là có
cơ sở di truyền cho thế hệ sau → chọn lọc làm tần số alen a 2 trong quần thể→kiểu
hình A2 đuôi dài tăng lên.
-Nếu quần thể chuột phát tán đến chỗ nhiệt độ cao hơn thì a 3 sẽ phát huy tác dụng
thay thế cho a 2...
 Nhận xét chung:
-Khi điều kiện sống thay đổi, trong quần thể có thể biến đổi nhanh về kiểu hình bằng
những thường biến của các đột biến gen đã có trước.
- Thường biến chỉ đáp ứng những thay đổi có mức độ trong môi trường kiểu gen.
-Đột biến mới có khả năng đáp ứng những thay đổi lớn của điều kiện sống làm thay
đổi mức phản ứng của kiểu gen cũ.
-Các sinh vật không có đột biến mới phát sinh phù hợp→ bị tiêu diệt: sinh vật nào có
đột biến phát sinh từ trước, phù hợp → tồn tại. Lúc đầu chỉ có cá thể riêng lẽ, qua tác
dụng của chọn lọc tự nhiên lâu dài và nhờ quá trình giao phối được tái tổ hợp, được
tích lũy củng, cố
 Sự hình thành đặc điểm thích nghi không chỉ liên quan với sự chọn lọc 1 alen nào
đó mà kết quả của sự kiện 1 tổ hợp qen thích nghi.
2.Sao gen và sao hình
 Sao gen (gen copy): là sự thay thế 1 thường biến (không di truyền) bằng 1 đột
biến(di truyền được) có kiểu hình tương tự. (Có thể nói cách khác: sao gen đã
xuất hiện 1 đột biến có hiệu quả kiểu hình tương tự 1 thường biến đã có.
→Một đột biến biểu hiện sau đã là bản sao của 1 thường biến có trước, Ví dụ: hiện
tượng biểu hiện song song giữa thường biến có và đột biến ( kiểu hình tương tự nhau,
khác nhau về bản chất)
→Nhằm tránh lầm tưởng 1 thường biến ( không di truyền) lại có thể chuyển thành 1
đột biến (di truyền được).
Thường biến phát sinh trong đời cá thể Đột biến-tính trạng kiên định được hình
thành qua lịch sử
-Thực vật trồng nhiều ở nhiệt độ lạnh -Cây thân lùn vốn sống trên núi cao,
(cực Bắc, núi cao..) nhiều loài có thân trồng ở nhiệt độ ấm vẫn duy trì thân lùn.
lùn.
-Gà con nuôi ở nhiệt độ thấp có thể trọng -Trong cùng 1 nhóm chim, nhũng dạng ở
lớn, tim to, chân đuôi ngắn... miền Bắc lạnh thường to hơn, chân đuôi
ngắn hơn ...
→Phản ứng về kiểu hình của kiểu gen đã →Kết quả của 1 quá trình chọn lọc cải
có. biến các kiểu gen.
 Sao hình(phenocopy): là sự xuất hiện 1 thường biến (kiểu hình) tương tự kiểu
hình của 1 đột biến đã có trước.(Nói cách khác: sao hình 1 biến dị di truyền đã bị
thay thế bởi 1 biến dị không di truyền)
→ 1 thường biến đã là bản sao kiểu hình của 1 đột biến.
Ví dụ: Xử lý ấu trùng ruồi giấm bằng tia X và nhiệt độ → tạo ra các biến đổi kiểu
hình:cánh xè, cánh xoaef ra...Song các biến đổi này không di truyền và biểu hiện đồng
loạt( mặc dù có tính chất gián đoạn, đột ngột của kiểu hình này tương tự đột
biến)→đó là những thường biến có kiểu hình tương tự đột biến.

You might also like