Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề thi thử tuyển sinh vào 10 ( Đề 9)

Câu 1 (1 điểm )
1. Vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống
ADN mẹ ban đầu?
2. Quá trình tổng hợp ADN và mARN có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 2 ( 1 điểm)
1. Những hoạt động nào của NST chỉ có trong giảm phân mà không có trong
nguyên phân? Cho biết ý nghĩa của những hoạt động đó.
2. Quan sát hình vẽ A, B, C, D của một tế bào đang thực hiện quá trính phân bào
(nguyên phân):

Hình A Hình B Hình C Hình D


Cho biết các hình A, B, C, D tương ứng với kì nào nguyên phân?
Câu 3 ( 1,5 điểm)
1. Cho hai nòi chó thuần chủng lông trắng, dài và lông đen, ngắn giao phối với
nhau
được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau F2 thu được 162 cá thể, trong đó có
91 cá thể lông đen, dài.
-Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên.
- Xác định kiểu gen của F1.
- F2 còn xuất hiện những kiểu hình nào? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
2. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài
sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô
tính?
Câu 4 (1,5 điểm )
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu
gen Aa, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và chỉ có một vài cây hoa
trắng. Biết rằng sự biểu hiện của tính trạng màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều
kiện môi trường. Hãy giải thích cơ chế hình thành hoa trắng ở đời con.
Câu 5( 1 điểm)
Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong
một gia đình: người chồng bình thường nhưng có mẹ mắc bệnh bạch tạng; người
vợ bình thường nhưng có em trai mắc bệnh bạch tạng; còn những người khác trong
gia đình đều bình thường. Người vợ hiện đang mang thai đứa con trai đầu lòng.
a.Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình?
b. Tính xác suất đứa con trai đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh bạch tạng?
c. Nếu người con trai đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì những đứa con trai của họ có
bị bệnh bạch tạng không? Giải thích
Câu 6 ( 1 điểm)
Một người làm vườn có một cây cam, hàng năm cho rất nhiều quả và rất ngọt.
Người này có dự định từ cây cam này sẽ nhân lên thành một vườn cam có phẩm
chất như cây cam ban đầu. Có ý kiến cho rằng cứ lấy hạt của cây cam ban đầu gieo
thành cây, chẳng bao lâu sẽ có vườn cam như ý muốn
a. Nếu cứ làm theo ý kiến trên thì người làm vườn có đạt được mong muốn như dự
định không? Giải thích
b. Mức phản ứng là gì? Trong hai tính trạng số lượng quả và vị ngọt của quả cam
thì tính trạng nào có mức phản ứng rộng hơn? Vì sao
Câu 7( 1 điểm)
Một nhà sinh thái học nghiên cứu thực vật đã làm một thí nghiệm như sau. Bà rào
kín hai ô nghiên cứu, trong mỗi ô có trồng một số cây dại nhỏ ra hoa quanh năm. Ở
cả hai ô nghiên cứu đều trồng 5 loại cây giống nhau. Nhà khoa học tiến hành rào
kín 1 trong 2 ô nghiên cứu đó, không cho bò là loài động vật ăn cỏ trong vùng phá
cây. Sau 2 năm, 4 loài cây dại không còn thấy trong ô nghiên cứu đã rào kín, còn
một loài thì rất phát triển. Ở ô nghiên cứu khôn được rào kín thì số loài không thay
đổi. Giải thích tại sao lại có hiện tượng này?
Câu 8 ( 2 điểm)
Hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng đối với các loài sinh vật và con người,
nhưng rừng tự nhiên đang bị suy giảm ở nhiều nơi trên thế giới. Ở một khu vực
thượng lưu vốn có rừng nhưng đã bị chặt hết cây, lượng nitơ (nitrat) mất đi do rửa
trôi trung bình năm (khi hầu như không có thực vật sinh sống) ghi nhận được là 60
g/m2. Một phần của khu vực này được khoanh vùng bảo vệ để cây phát triển tự
nhiên và sử dụng cho nghiên cứu về diễn thế sinh thái (khu vực thí nghiệm). Sinh
khối thực vật và lượng nitơ mất đi trung bình hằng năm được theo dõi trong 5 năm
(Bảng 12). Ở một khu vực rừng nguyên vẹn (khu vực đối chứng), sinh khối thực
vật và lượng nitơ mất đi hằng năm là ổn định; ở mức trung bình lần lượt là 720
g/m2 và 4,5 g/m2.
a) Vẽ đồ thị dạng đường và điểm biểu diễn sinh khối thực vật và lượng nitơ mất đi
ở khu vực thí nghiệm theo thời gian từ thời điểm 0 đến 5 năm.

b) Khả năng cố định cacbon của hệ sinh thái này thay đổi như thế nào trong quá
trình diễn thế sinh thái? Giải thích.
c) Lượng nitơ mất đi và sinh khối thực vật biến đổi như thế nào trong quá trình
diễn thế sinh thái ở khu vực thí nghiệm? Giải thích tại sao lượng nitơ mất đi lại
thấp hơn trong giai đoạn từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 so với thời điểm bắt đầu.
d) Thông qua dữ liệu nghiên cứu, hãy cho biết thảm thực vật rừng có vai trò nào
đối với chống xói mòn, rửa trôi ở hệ sinh thái này và tác động thế nào tới vùng hạ
lưu. Nếu mở rộng các khu vực bảo vệ ở vùng thượng lưu thì khả năng ô nhiễm hồ
chứa ở hạ lưu (do sự phát triển mạnh của thực vật phù du) sẽ tăng hay giảm? Giải
thích.
HẾT

Câu1 :
\

Câu 2 :
Câu 3
Câu 4
Câu 7 :
Câu 8:
Vẽ 1 đồ thị chung biểu diễn sinh khối thực vật và lượng nitơ mất đi theo thời gian. Đồ thị có
các đặc điểm: (1) có các trục và tên trục; (2) có đường và điểm dữ liệu; (3) có tên/ghi chú dữ
liệu; và (4) phân bố giá trị hợp lý/đúng tỉ lệ. Đồ thị phải có đặc điểm (2) - 0,125 điểm, có thêm
mỗi một trong các đặc điểm (1), (3) và (4) được thêm 0,125

điểm.
[Thí sinh có thể vẽ 2 đồ thị riêng.]
 Khả năng cố định cacbon (hấp thu CO bởi thực vật) tăng theo thời gian trong quá trình diễn
2

thế sinh thái.


 Giải thích: Sinh khối của thực vật tăng nhanh qua các năm (sinh khối tăng từ 2 g/m ở thời
2

điểm ban đầu hoặc từ 35 g/m ở năm thứ 1 lên 455 g/m ở năm thứ 5). Chênh lệch sinh khối
2 2

giữa hai thời điểm (năm) liên tiếp cũng tăng dần, từ 33 (tính từ ban đầu) hoặc từ 46 (tính từ
năm thứ 1) lên 150 g/m /năm.
2

 Sinh khối thực vật tăng nhanh, liên tục qua các năm, từ 35 lên đến 455 g/m sau 5 năm, tốc
2

độ tăng sinh khối cũng tăng theo thời gian.


 Ngược lại, lượng nitơ mất đi giảm nhanh từ ~60 g/m ở thời điểm ban đầu, xuống 5,2 g/m
2 2

(giảm khoảng 12 lần) đến năm thứ 3. Lượng nitơ mất đi thấp (4,0-4,2 g/m ) ở các năm tiếp
2

theo, tương đương với ở rừng nguyên vẹn.


 Như vậy, sự phát triển của thực vật tỉ lệ nghịch với sự mất đi của nitơ.
[Thí sinh có thể phân tích song song hai chỉ tiêu theo thời gian.]
 Lượng nitơ thấp hơn ở giai đoạn từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 so với thời điểm ban đầu chủ
yếu do thực vật phát triển, hấp thu và làm hàm lượng nitơ trong đất thấp. Thực vật có thể
làm giảm dòng chảy khi mưa, giữ lại trong đất nhiều hơn, do đó làm lượng nitơ bị rửa trôi
thấp. Ngoài ra, có thể do lượng nitơ mất đi ở trước năm 1 (khi hầu như không có cây) nhiều
nên lượng còn lại thấp.
 Lượng nitơ mất đi thấp khi thực vật phát triển/sinh khối lớn, trong khi không có cây hoặc
cây mới phát triển thì lượng nitơ mất đi cao (khoảng 6 – 15 lần so với khi thực vật phát
triển), cho thấy thảm thực vật đóng vai trò giữ nước và đất, chống xói mòn, giảm rửa trôi ở
hệ sinh thái rừng vùng thượng lưu.
 Thảm thực vật có thể làm giảm lượng vật chất và chất dinh dưỡng rửa trôi xuống vùng hạ
lưu, góp phần điều tiết nước và làm giảm nguy cơ lũ ở vùng hạ lưu.
 Nếu mở rộng khu vực bảo vệ ở vùng thượng lưu thì khả năng ô nhiễm hồ chứa ở hạ lưu sẽ
giảm.
 Giải thích: Khi mở rộng khu vực thượng lưu được bảo vệ, thực vật rừng sẽ phát triển và làm
giảm lượng nitơ rửa trôi (so với khi thực vật kém phát triển), dẫn đến làm giảm hàm lượng
nitơ trong nước ở các hồ chứa ở hạ lưu, làm cho tảo phát triển kém hơn do hàm lượng nitơ
thấp.

You might also like