Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: KHẢO SÁT KHÓ KHĂN CỦA CÁC


TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHTP15C-420300319818


Nhóm: 4
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh, 24 tháng 5 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: KHẢO SÁT KHÓ KHĂN CỦA CÁC


TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHTP15C-420300319818


Nhóm: 4

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký


1 Trịnh Lương Phương Giang (NT) 20105781
2 Đặng Thị Hồng Nhi 20121911
3 Nguyễn Trung Nhân 20104671
4 Phan Thanh Nhã 20109551
5 Bùi Hửu Trí 20111001
6 Trương Minh Tin 20003155

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC
Chương I PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................................2
2.1.Mục tiêu chính: ......................................................................................................2
2.2.Mục tiêu cụ thể: .....................................................................................................2
3.Câu hỏi nghiên cứu: ......................................................................................................2
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................2
4.1.Đối tượng nghiên cứu: ...........................................................................................2
4.2.Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 3
5.Ý nghĩa đề tài: ...............................................................................................................3
5.1.Ý nghĩa khoa học: ..................................................................................................3
5.2.Ý nghĩa thực tiễn:...................................................................................................3
Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4
1.Các khái niệm: ..............................................................................................................4
2.Tình hình nghiên cứu trong nước: ................................................................................5
3.Tình hình nghiên cứu ngoài nước: ................................................................................8
4.Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó: ...........................9
Chương III NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP ....................................................................9
1.Thiết kế nghiên cứu: .....................................................................................................9
2.Chọn mẫu: ...................................................................................................................10
3.Thiết kế câu hỏi khảo sát: ........................................................................................... 11
4.Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................... 11
4.1.Quy trình thu thập dữ liệu: ...................................................................................12
4.2.Xử lý dữ liệu: .......................................................................................................12
Chương IV CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ................................................13
Chương V KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ..............................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 15
PHỤ LỤC A ......................................................................................................................18
PHỤ LỤC B ......................................................................................................................27
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

KHẢO SÁT KHÓ KHĂN CỦA CÁC TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chương I PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải tham gia hoạt động, tích lũy
kinh nghiệm và nắm vững kiến thức đủ để phát triển bản thân và cá nhân. Tùy theo mục
đích, nhiệm vụ, vị trí, hoàn cảnh mà mỗi người sẽ gặp những khó khăn nhất định trong
hoạt động của mình, đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực vượt qua để hoạt động được diễn ra và đạt
được mục tiêu của mình.
Vào đại học là một bước ngoặt đặc biệt quan trọng đối với sinh viên. Nó mang lại cho
chúng ta cơ hội lớn để tích lũy kiến thức và tạo điều kiện cho cuộc sống tốt đẹp hơn trong
tương lai. Sự thay đổi này cũng mang lại nhiều thách thức cho sinh viên gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống, thay đổi cách học, cách giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ mới và
hòa nhập xã hội trong trường.
Thực tế cho thấy, hầu hết tân sinh viên nói chung, đặc biệt là tân sinh viên trường Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển tiếp từ cấp 3 lên đại học đều có sự
khác nhau về khối lượng, nội dung kiến thức, hình thức học tập... Đa số các bạn sinh viên
đến từ các tỉnh, vùng miền khác nhau nên môi trường và điều kiện sống cũng khá khác biệt
so với nhịp sống thành phố. Tất cả những khác biệt này mang đến cho tân sinh viên rất
nhiều khó khăn khi bước vào cánh cổng đại học, dễ chán nản, không theo kịp và dẫn đến
học hành chểnh mảng.
Khảo sát năm 2008 do các giảng viên tâm lý học Trường Sĩ quan Lục quân 2 đã thực
hiện, trong số 200 tân sinh viên của Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Kinh tế quốc dân, Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai, có 54% tân sinh viên cảm thấy khó
khăn trong cách sinh hoạt ở môi trường mới, 60% tân sinh viên thừa nhận nội dung học tập
ở đại học quá nhiều dẫn đến chán học, lo lắng, khó chịu và 22% bị mất ngủ thường xuyên.
(Lê Xuân Sơn,17/1/2022).
Việc tìm hiểu những khó khăn của sinh viên năm nhất và có biện pháp khắc phục phù
hợp là cần thiết để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên, giúp sinh viên năm

Trang 1
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

nhất học hỏi nhiều hơn, có thể tiếp cận và nhanh chóng thích nghi với môi trường đại học.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã chọn “Khảo sát những khó khăn của sinh viên
năm nhất trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của
nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chính:
Khảo sát khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn của các tân sinh viên trường Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là
gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh?
- Làm sao để khắc phục những khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 2
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

4.2. Phạm vi nghiên cứu:


Thời gian nghiên cứu 1/2022 - 10/2022. Nghiên cứu được tiến hành tại trường đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và đối tượng khảo sát là sinh viên tại
trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa đề tài:
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này giúp tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố dẫn đến khó khăn của các
tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và
sinh viên toàn quốc nói chung. Qua đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những khó
khăn mà mình sẽ gặp phải đồng thời chuẩn bị tâm lý, tinh thần đối mặt với nó và
tìm ra những giải pháp phù hợp để vượt qua những khó khăn này. Từ đó, nghiên
cứu đóng góp vào hệ thống tri thức sinh viên về bản lĩnh vượt qua khó khăn, thích
nghi mới môi trường mới. Nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cở sở lý luận, pháp lý và
đánh giá thực trạng khó khăn của các tân sinh viên năm nhất.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu: nguyên nhân, thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh và tìm ra một số giải pháp giúp giải quyết những khó khăn của tân
sinh viên trên cả nước.
Đối với nhà trường: Nghiên cứu có thể cung cấp cho nhà trường cái nhìn tổng
thể về những khó khăn của các tân sinh viên hiện nay để có những biện pháp hỗ trợ
sinh viên cũng như việc nhà trường có thể tiếp cận những khó khăn của tân sinh
viên giúp họ tốt hơn qua các chương trình tư vấn, có những hội thảo tại trường
hướng dẫn. Ngoài ra nó còn cung cấp những cơ hội cho tân sinh viên được nghe
những chia sẽ giúp ích cho sinh viên trong việc đi làm thêm. Nhờ đó, tân sinh viên
có điều kiện tốt nhất để tham gia rèn luyện bản thân và đóng góp cho nhà trường,
xã hội.
Đối với sinh viên: Nghiên cứu này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những khó khăn
của mình và đánh giá những khó khăn đó một cách chính xác hơn. Đây có thể coi
là một nguồn thông tin hữu ích dành cho tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp

Trang 3
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Thành phố Hồ Chí Minh có thể tìm ra giải pháp phù hợp khi gặp khó khăn. Dựa
trên những hiểu biết này tân sinh viên có thể tìm ra các phương pháp phù hợp để
nâng cao chất lượng học tập của bản thân.

Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm:


1.1. Khái niệm “sinh viên”:
“Sinh viên” chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục
khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học
theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện
bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học
hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó. Theo nghĩa rộng
hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí
tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một
số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ
bản hoặc quyết định. (Wikipedia, 14/2/2022)
1.2. Khái niệm “khó khăn”:
“Khó khăn” là khái niệm đề cập đến vấn đề, phá vỡ hoặc tình trạng phát sinh khi
một người cố gắng để đạt được một cái gì đó. Những khó khăn là những bất lợi hoặc
rào cản phải được khắc phục để đạt được một mục tiêu nhất định. (Minh Hà,
14/2/2022)
1.3. Vài nét về trường Đại học Công nghiệp TP.HCM:
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học
định hướng ứng dụng và thực hành, trực thuộc Bộ Công Thương, chuyên đào tạo
nhóm ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp, được thành lập từ ngày
24 tháng 12 năm 2004. Hiệu trưởng: TS. Phan Hồng Hải. Cơ sở chính của trường
tọa lạc tại số 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh. Ngoài ra trường còn có 1 phân hiệu ở Quảng Ngãi và 1 cơ sở khác ở Thanh
Hóa. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có 17 khoa và 2 viện

Trang 4
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

với tổng số hơn 30.000 sinh viên đang theo học tại đây. (Theo Wikipedia,
14/2/2022).
2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Thúy Hằng nghiên cứu về “Những khó khăn thường gặp của sinh viên năm
nhất” năm 2021. Nghiên cứu cho thấy các tân sinh viên thường gặp vấn đề khó khăn về
tâm lý vì phải rời xa vòng tay của gia đình để tự lập với môi trường mới thì những cảm
giác nhớ nhà là không thể tránh khỏi, song song với đó khó khăn trong việc học cũng là
yếu tố gây khó khăn bởi hình thức đào tạo hoàn toàn khác biệt.
Năm 2012, Trương Thị Ngọc Diệp-Huỳnh Minh Hiền-Võ Thế Hiển- Hồ Phương Thúy
đã khảo sát những thuận lợi và khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại
học Cần Thơ và cho thấy những sinh viên này bước vào giai đoạn chuyển tiếp của môi
trường học tập mới từ phổ thông lên đại học, các em đã phải đối mặt với nhiều thách thức
ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và kết quả học tập của các em. Lần đầu tiên phải sống tự
lập nên họ ít được quan tâm, chăm sóc. Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến tâm
sinh lý, thói quen lối sống của sinh viên và đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên năm thứ nhất và cả những năm tiếp theo ở bậc đại học. Tổng 1745 sinh viên năm thứ
nhất học lực từ trung bình trở xuống (25,55% tổng số sinh viên năm thứ nhất toàn trường),
trong đó có 725 sinh viên học lực dưới trung bình (10,62%), cộng với 498 sinh viên bị cảnh
cáo học tập. (có điểm trung bình chung tích lũy < 0,8) năm học 2010 - 2011 (tương đương
7,29%), trong đó có 272 sinh viên năm thứ nhất khoá 36 (tỷ lệ 3,98%). Tháng 10/2011 toàn
trường có 54 sinh viên đạt buộc thôi học do không đăng ký môn học trong 2 học kỳ liên
tiếp, trong đó khoá 36 là 33 học sinh (tỷ lệ 56,1%).
Năm 2009, Lê Xuân Sơn đã thực hiện một cuộc khảo sát tâm lý cho thấy đa số tân sinh
viên thường gặp áp lực về tài chính, căng thẳng trong học tập, khó thích nghi với môi
trường mới. Điều này dẫn đến lo lắng và buồn chán. Ăn, ngủ và thậm chí rơi vào trạng thái
trầm cảm. Trường hợp sinh viên N.T.A, nhập học Trường Đại học Bách khoa năm 2007,
chỉ sau ba tháng theo học, em phải nhập viện điều trị vì mắc rối loạn hành vi và cảm xúc,
phải điều trị tại Phòng khám Tâm thần Trung ương 2, sau ba tháng đã có thể hồi phục.
Trong năm 2019, tác giả Thu Hoa đã viết “Những khó khăn của sinh viên nói chung
thường phải đối mặt” khi niềm hứng khởi bước đầu vào đại học kết thúc, sinh viên phải

Trang 5
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

đối mặt với nhiều trở ngại về sau. Những khó khăn như cuộc sống không gia đình, tiền bạc,
khó khăn thời sinh viên còn nhiều vấn đề khác để nói. Hầu như tất cả sinh viên ở các nước
trên thế giới đều gặp phải những khó khăn giống nhau nếu không chuẩn bị trước tinh thần
cho những thử thách mới trong học tập. Khó khăn chung của sinh viên là thích nghi với
cuộc sống mới, khó khăn về chi tiêu, học hành, thi cử, nhớ nhà, thích quen với bạn mới, tự
rèn luyện bản thân, yên vị trong chiến thắng, chịu đựng nhiều trận đòn, bệnh tật. Dưới đây
là những giải pháp để khắc phục những khó khăn trong đời sống sinh viên như: Tích cực
kết bạn với mọi người, không thức khuya, không ngại nhờ vả hoặc nhờ vả. Hãy chi tiêu
cho bản thân, rèn luyện và chứng tỏ khả năng sống tự lập của bạn. Đối mặt với những cám
dỗ, khó khăn, thử thách trong cuộc sống sinh viên sẽ giúp trau dồi, rèn luyện để bạn trưởng
thành hơn từng ngày.
Đề tài “Những nỗi niềm của tân sinh viên khi lên thành phố” của tác giả Hồng Trà (2020)
cho thấy nhiều tân sinh viên rơi vào trạng thái “ngợp” và khó thích nghi với hoàn cảnh xa
nhà do thiếu vắng sự chăm sóc của gia đình, nhớ nhà, chưa quen cách học, khó khăn trong
việc chi tiêu, tìm và thuê nhà trọ.
Năm 2020, Mỹ Hạnh nghiên cứu "Sinh viên năm nhất gặp những khó khăn gì?" cho
thấy những vấn đề mà tân sinh viên phải đối mặt thứ nhất là cần độc lập về tài chính, cần
chi tiêu hợp lý trong tháng. Thứ hai, hay ngủ quên trong chiến thắng. Nhiều tân sinh viên
nghĩ rằng sau tấm bằng cấp 3 vất vả, khi bước chân vào môi trường đại học, có tâm lý
“nhàn hạ học tập” và chỉ muốn trải nghiệm nhiều thứ khác, nhưng họ sẽ bỏ qua một năm
và họ sẽ không biết làm thế nào để bắt đầu lại. Hậu quả là bị điểm kém, trượt môn, kém
năng lực và mất định hướng. Tiếp xúc với các mối quan hệ mới cũng là một vấn đề nan
giải đối với các bạn tân sinh viên. Sự khác biệt về vùng miền, ngôn ngữ, tính cách trở thành
rào cản giao tiếp giữa các sinh viên. Hầu hết sinh viên sẽ bị "choáng" khi họ chuyển cách
học của trường phổ thông sang môi trường đại học.
Khó khăn của tân sinh viên của tác giả Thu Phương ngày 13/4/2018 cho thấy tân sinh
viên là những người gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào các trường cao đẳng, đại học.
Những khó khăn đó không chỉ là vấn đề học tập mà còn là những lo toan trong cuộc sống,
lo lắng về kinh tế, nhiều sinh viên còn phải tự bươn chải vì hoàn cảnh gia đình khó khăn ở
nơi xa xứ, khó khăn trong chương trình học và đáp ứng các yêu cầu học tập do nhà trường

Trang 6
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

đề ra. Chưa quen với môi trường học tập chuyên nghiệp, sinh viên năm nhất còn nhiều bỡ
ngỡ vì không biết làm sao để theo kịp chương trình. Các em không biết phải làm gì để nâng
cao hiệu quả học tập cũng như không được tiếp cận với phương pháp giảng dạy trong môi
trường mới nên hiệu quả học tập dường như không đạt được như mong muốn. Không còn
được cha mẹ bao bọc như khi còn là học sinh ở trường trung học phố thông. Mọi vấn đề
học tập phải tự chủ động điều chỉnh và quyết định. Nhiều bạn sinh viên không kịp thích
nghi với điều kiện học tập mới nên đã từ bỏ và từ chối cơ hội được học tập trong môi
trường chuyên nghiệp mà nhiều sinh viên khác mơ ước. Sống xa nhà là một trong những
khó khăn mà nhiều sinh viên Việt Nam phải đối mặt. Vâng, đặc biệt là các bạn sinh viên
ngoại tỉnh lên thành phố học, cuộc sống xa nhà rất vất vả, các bạn phải ở trọ, vừa tốn tiền
lại vừa phải lo cho bản thân, chưa kể. những cám dỗ của xã hội có thể khiến các em mắc
các tệ nạn xã hội, game làm giảm hiệu quả học tập. Sinh viên năm nhất thường có những
suy nghĩ hoang mang về tương lai, họ thường có những suy nghĩ tiêu cực về việc sau khi
ra trường có xin được việc làm không, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng học tập.
Phương Anh, 15/09/2016, cho biết 6 trở ngại mà sinh viên thường gặp nhất là: Nhớ nhà,
đối với những sinh viên xa nhà đi học đại học, nỗi nhớ nhà ít nhiều sẽ trỗi dậy. Trên thực
tế, bạn phải học cách chăm sóc hầu hết mọi thứ trong cuộc sống. Một mình thường khiến
sinh viên năm nhất cảm thấy lo lắng hoặc đôi khi chỉ muốn về nhà. Cô đơn, bước chuyển
tiếp từ năm cuối cấp 3 lên đại học, cao đẳng có thể là một cú sốc đối với sinh viên nếu
không kịp thời điều chỉnh. Nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn hòa nhập, tách biệt, lạc lõng,
cô đơn, mù mịt với cuộc sống mới, nhóm bạn mới. Kết quả là bạn bắt đầu khép mình lại vì
ngại giao tiếp. Ngập tràn trong nhiều thử thách mới, không giống như thời cấp 3, những
công việc như giặt giũ một mình, rửa bát, chia sẻ không gian sống với người khác, đăng
ký lớp học, kiếm tiền trang trải cho bản thân cũng tạo ra rất nhiều áp lực cho tân sinh viên.
Bệnh tật, thay đổi nơi ở, khí hậu khác nhau, thời tiết và chế độ ăn uống là những điều dễ
khiến sinh viên phải đối mặt với bệnh tật, đặc biệt là các bạn có hệ miễn dịch kém, dễ mắc
các bệnh như sốt, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy. Mất kiểm soát, quyền tự do học tập, vừa
là cơ hội vừa là thách thức đối với sinh viên. Bạn có thể sống theo cách mình muốn, nhưng
nếu bạn nhận ra điều gì đó không ổn, hãy suy nghĩ và thích nghi để không đi quá xa vào

Trang 7
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

lối sống tồi tệ. Cuộc sống ở trường đại học không chỉ là học hỏi kiến thức mà còn là học
cách tự chủ, học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành.
Roise Nguyễn viết về thời điểm một sinh viên năm nhất bối rối 21/11/2018. Hành trình
từ cấp ba đến đại học là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của bất
kỳ ai, với những thay đổi cả về vật chất, tinh thần và môi trường xã hội. Chỉ còn hai tháng
nữa là vào năm học mới, tôi đã nghe các sinh viên năm nhất nói rằng họ không còn hứng
thú với việc học, khó hòa nhập và lo lắng về việc chuyển ngành, chuyển trường hay bỏ học
hoàn toàn. Tại Mỹ vào năm 2017, gần 30% sinh viên theo học đã bỏ học sau năm thứ nhất.
Nhiều nhà tâm lý học cho biết nguyên nhân chính là do những người trẻ này quá tự tin, có
tiêu chuẩn thấp và không có kỳ vọng thực tế vào đại học. Khó khăn khi đi học là điều gần
như không thể tránh khỏi. Với sự đùm bọc của nhiều bậc cha mẹ truyền thống, người Việt
trẻ vẫn có nguy cơ đối mặt với nhiều thách thức ở các môi trường khác. Sau đó, họ đột
nhiên bị "ném" vào một thế giới hoàn toàn khác, phải sống chung phòng với một hoặc
nhiều người lạ, giải quyết nhiều việc ở trường, làm quen với những công việc khác mà có
thể họ chưa từng làm trước đây, chẳng hạn như nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh, báo cáo chi phí.
Với ít sự giám sát của người lớn, nhiều sinh viên đại học cũng bối rối trước sự tự do mới
tìm thấy của họ. Một phần của việc kiểm soát hoàn toàn thời gian của bạn. Bạn nên đi uống
rượu với bạn bè hay bạn nên ở nhà làm bài tập? Tôi nên đến trường đúng giờ hay trốn học
ở nhà để xem phim? Tôi nên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập hay tham gia các hoạt
động cộng đồng? Những cú sốc trong quá trình chuyển tiếp lên đại học cũng có thể dẫn
đến những thay đổi vô thức trong hành vi, thái độ đối với cuộc sống và khả năng biến đổi
nhân cách của giới trẻ.
3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Theo nghiên cứu của Gabrielle Gresge năm 2018. Course Hero, một nền tảng học tập
trực tuyến, đã khảo sát hơn 1.000 học sinh trung học và sinh viên năm nhất đại học để
khám phá những lầm tưởng và thực tế về căng thẳng ở trường đại học và những phát hiện
của họ khiến ta bất ngờ. Giống như những học sinh trung học phổ thông đã dự đoán trước,
các sinh viên năm nhất đại học cho biết ba yếu tố gây căng thẳng hàng đầu của họ là quản
lý thời gian, trả học phí đại học và phiền nhiễu xã hội. Khảo sát cho kết quả 47% sinh viên
năm nhất cho rằng khối lượng công việc học tập ở đại học có phần khó khăn hơn so với

Trang 8
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

trung học; 18% học sinh trung học muốn vay 1.000 đô la, 34% sinh viên đại học thực sự
làm như vậy. Cuối cùng, sinh viên dường như ít chuẩn bị hơn để gánh vác tầm quan trọng
của sức khỏe tinh thần trong những năm đầu đại học của họ, mặc dù thực tế là 84% học
sinh sắp vào đại học dự đoán sẽ tập trung vào sức khỏe tâm thần của mình, nhưng chỉ 2/3
trẻ em học đại học thực sự làm như vậy.
Theo một nghiên cứu do Bùi Đức Minh thực hiện năm 2018, những biểu hiện tâm lý
nặng nề và một số biểu hiện liên quan đến rối loạn, rối loạn tâm lý. Theo nghiên cứu từ
274 trung tâm tư vấn (Gallagher, Sysko, & Zhang, 2001), 85% trung tâm báo cáo sự gia
tăng các vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng ở học sinh trong 5 năm qua, bao gồm cả
thất bại trong học tập (chiếm 71%), tự tử, tự làm hại bản thân (chiếm 51%), rối loạn ăn
uống (chiếm 38%), vấn đề về rượu, bia (chiếm 45%), sử dụng chất kích thích khác (chiếm
49%), tấn công tình dục ở trường (chiếm 33%) và các vấn đề liên quan đến lạm dụng tình
dục sớm (chiếm 34%). Có khoảng 16% sinh viên gặp vấn đề tâm lý (Gallagher, Gill &
Sysko, 2000). Theo một cuộc khảo sát quốc gia của Hoa Kỳ ước tính sinh viên năm nhất
thường cảm thấy áp lực và với 8% gặp khó khăn về nhận thức và thái độ của bản thân đối
với việc học.
4. Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó:
Chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về các khó khăn của tân sinh viên trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương III NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế nghiên cứu:


Định lượng, cắt ngang và chọn mẫu xác xuất

Nghiên cứu sử dụng thiết kế định lượng. Lý do sử dụng nghiên cứu định lượng vì khó
khăn của tân sinh viên là một khái niệm đa hướng, có mối liên hệ với nhiều yếu tố khách
quan đến từ bên ngoài và yếu tố bản thân đến từ bản thân của đối tượng. Do đó, nghiên cứu
định lượng sẽ là lựa chọn phù hợp cho phép thu thập thông tin hơn so với nghiên cứu định
tính. Nghiên cứu này mặc dù chỉ thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ

Trang 9
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Chí Minh, nhưng nghiên cứu định lượng có thể khái quát cho các trường đại học cũng như
các trường cao đẳng khác trên khắp cả nước.
Nếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính (phỏng vấn, quan sát, thảo luận
nhóm…) thì sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chất cá
nhân. Ngược lại, thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng (khảo sát bằng bảng câu
hỏi) thì sẽ thu thập được lượng thông tin lớn nhưng không mất quá nhiều thời gian và chi
phí cho quá trình thực hiện khảo sát, thông tin mang tính khái quát cho toàn bộ người dân.
Vì vậy, nhóm quyết định chọn phương pháp thu thập dữ liệu là khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, vì nó đại diện cho toàn bộ sinh
viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, nên kết luận rút ra có thể khái
quát hoá cho toàn bộ sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chọn mẫu:
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,
với số lượng tân sinh viên đông đảo. Năm học 2021 – 2022, Nhà trường có hơn 8.000 tân
sinh viên nhập học, đạt 100% chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra (Bộ Công Thương Việt
Nam,2022). Đó là lí do chọn sinh viên trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh để làm nghiên cứu.
Nghiên cứu quyết định chọn mẫu nghiên cứu theo cụm để chọn mẫu khảo sát. Đầu tiên,
tân sinh viên (K17) sẽ được chia thành các cụm trong các khoa: khoa Quản trị kinh doanh,
khoa Tài chính ngân hàng, khoa Công nghệ thông tin, ... Trong 17 khoa chọn ra năm khoa
(khoa Quản trị kinh doanh, khoa Tài chính Ngân hàng, khoa Công nghệ thông tin, khoa
Điện, khoa Cơ Khí). Trong năm khoa chọn ra mỗi khoa một lớp là năm lớp để tham gia
khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm cho phép khái quát hóa kết quả nghiên
cứu cho toàn bộ sinh viên nghiên cứu. Do không có khung mẫu nghiên cứu nên chọn mẫu
ngẫu nhiên theo cụm là phương pháp chọn mẫu khả thi nhất. Đồng thời giúp nhà nghiên
cứu tiết kiệm được chi phí, thời gian và có thể dễ dàng tiếp cận được đối tượng hơn.
Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức Cochran (1977):
𝑧 2 ∗𝑝∗(1−𝑝)
Công thức: 𝑛 =
𝑒2

Trang 10
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Trong đó: z = 1.96, p = 0.5, e = 0.05, n = 384


Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính
xác và có độ tin cậy hơn. Đồng thời cũng dựa trên điều kiện thời gian và kinh phí nhóm
nghiên cứu quyết định chọn 400 sinh viên để tham gia khảo sát. Với số lượng mẫu cần
nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ chọn ra mỗi khoa một lớp trong năm khoa (khoa Quản trị
kinh doanh, khoa Tài chính Ngân hàng, khoa Công nghệ thông tin, khoa Điện, khoa Cơ
Khí) của khóa 17 để tham gia khảo sát. Quy trình chọn lựa mẫu sẽ kết thúc khi nhà nghiên
cứu đủ số lượng mẫu.
3. Thiết kế câu hỏi khảo sát:
Bảng câu hỏi có 30 câu hỏi, bao gồm 90 mục hỏi. Ngoài các mục hỏi về thông tin cá
nhân, bảng câu hỏi chủ yếu hỏi về khó khăn của tân sinh viên Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh. Các câu hỏi ở dạng câu hỏi đóng. Bảng câu hỏi do tự nhóm thiết kế dựa
trên các mục tiêu đề ra và các thành viên trong nhóm đã kiếm tra thử 1 lần.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu có 3 mục tiêu. Để đạt được mục tiêu, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các phương
pháp khác nhau. Các phương pháp trình bày cho mục tiêu sẽ được trình bày cụ thể trong
bảng dưới đây:
Mục tiêu Phương pháp thu thập dữ Phương pháp xử lý dữ liệu
liệu
Tìm hiểu khó khăn của tân sinh Khảo sát bằng bảng câu hỏi Sử dụng thống kê mô tả,
viên Đại học Công nghiệp sử dụng T-test
Thành phố Hồ Chí Minh
Xác định các yếu tố gây ra khó Khảo sát bằng bảng câu hỏi Sử dụng thống kê mô tả
khăn cho các tân sinh viên Đại
học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh
Đề xuất các biện pháp để giải Nghiên cứu lý thuyết và kết Suy luận logic
quyết khó khăn của tân sinh quả khảo sát

Trang 11
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

viên Đại học Công nghiệp


Thành phố Hồ Chí Minh

4.1. Quy trình thu thập dữ liệu:


- Khảo sát bằng phiếu câu hỏi vì đây là phương pháp ít tốn kém, dễ thực hiện, có
thể thu được một lượng lớn thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.
- Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ tháng 5/2022 đến tháng 6/2022.
- Người khảo sát đến gặp những tân sinh viên được chọn làm mẫu nghiên cứu xin
phép họ cho một ít thời gian rồi phát phiếu cho họ.
- Một người mất khoảng 10 phút để điền phiếu và nộp lại cho người khảo sát.
- Sau đó, người khảo sát thu thập lại phiếu. Quy trình được lặp lại cho đến khi người
khảo sát thu thập đủ số lượng đặt ra.
4.2. Xử lý dữ liệu:
❖ Mục tiêu 1:
- Sử dụng các phép tính thống kê mô tả: tính trung bình tuổi của mẫu nghiên cứu,
tính phần trăm, tính số lượng trong số những người được chọn làm mẫu có bao nhiêu
nam, bao nhiêu nữ.
- Sử dụng phép tính so sánh trung bình 2 đám đông t – test để so sánh các nhóm
trong mẫu (nam/nữ; sinh viên; đi học).
❖ Mục tiêu 2:
Sử dụng thống kê mô tả để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khó khăn của các tân
sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
❖ Mục tiêu 3:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phép suy luận logic rút ra
được các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc gặp khó khăn của tân sinh viên
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để
khắc phục tình trạng đấy.

Trang 12
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Chương IV CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Luận văn sẽ có 5 chương chính với nội dung như sau:


Chương 1: Cơ sở lý luận về các khó khăn của các tân sinh viên Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương này sẽ tổng hợp các tài liệu về các khó khăn của tân sinh viên Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân dẫn đến khó khăn và đề xuất một số giải
pháp để khắc phục khó khăn của các tân sinh viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương 2: Nội dung – Phương pháp
Chương này mô tả quá trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các phương pháp thu
nhập và phân tích dữ liệu để sử dụng và hoàn thành được các mục tiêu cụ thể của nghiên
cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu. Qua
việc so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước đó, nhà nghiên cứu
có thể xác định được những điểm tương đồng với các nghiên cứu cũng như những điểm
mới, những đóng góp của nghiên cứu của mình. Thông qua đó hoàn thiện nghiên cứu của
mình hơn.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng khó khăn của tân sinh
viên Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương này đề xuất các giải pháp mà các sinh viên đã và đang học ở Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh truyền đạt những kinh nghiệm nhằm khắc phục tình trạng
khó khăn của các bạn tân sinh viên của trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này sẽ làm nổi bật những vấn đề chính và kiến nghị các giải pháp giúp tân sinh
viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giảm thiểu các khó khăn trong
quá trình học tập và cuộc sống.

Trang 13
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Chương V KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2022:
STT Công việc Thời gian 10 tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Tìm hiểu về đề tài
2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
3 Tiến hàng khảo sát (thu thập dữ
liệu)
4 Xử lý và phân tích dữ liệu
5 Viết luận văn
6 Bảo vệ luận văn trước hội đồng

Trang 14
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thuý Hằng- Những khó khăn của sinh viên năm nhất thường phải đối mặt
và cách khắc phục. <https://seoulacademy.edu.vn/nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-
nam-nhat-thuong-phai-doi-mat-va-cach-khac-phuc> [Ngày truy cập: Ngày 17
tháng 01 năm 2022]

2. Trương Thị Ngọc Điệp-Huỳnh Minh Hiền-Võ Thế Hiện-Hồ Phương Thùy,2012.
Tạp chí khoá học 2012. <https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-
5657/trongtruong_so21a_10.pdf> [Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 01 năm 2022]

3. Nguyễn Thị Thiên Kim-26/07/2017-Luận văn thạc sĩ tâm lý học. Học viên trường
đại học Sư phạm TPHCM. <http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-kho-khan-
tam-ly-trong-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien-nam-thu-nhat-truong-dai-hoc-su-
pham-thanh-pho-ho-chi-minh-74426/> [Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 01 năm
2022]

4. Lê XuânSơn-17/08/2009-Giảm stress cho tân sinh viên <https://tienphong.vn/giam-


stress-cho-tan-sinh-vien-post169198.tpo>[Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 01 năm
2022]

5. Thu Hoa- 06/05/2019-báo Sinh Viên.<https://caodangyduocnhatrang.vn/ky-thi-


thpt-quoc-gia/nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-noi-chung-thuong-phai-doi-mat-
c24687.html>[Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 01 năm 2022]

6. Thủy Triều - 12/09/2020-Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì khi vào đại học -
<https://dnuni.fpt.edu.vn/tan-sinh-vien-can-chuan-bi-nhung-gi-khi-vao-dai-hoc/>
[Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 01 năm 2022]

7. Hồng Trà-03/11/2020-Những nổi niềm của tân sinh viên khi lên thành
phố<https://zingnews.vn/nhung-noi-niem-cua-tan-sinh-vien-khi-len-thanh-pho-
post1147469.html> [Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 01 năm 2022]

Trang 15
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

8. Bùi Đức Minh - Tạp chí giáo dục - 6/2018- vje-một số nghiên cứu về khó khăn tâm
lí trong học tập nghiệp của sinh viên trường cao đẳng nghệ thuật. [Ngày truy cập:
Ngày 17 tháng 01 năm 2022]

9. The International journal of the First Year in Higher Education-02/02/2011-


<https://www.researchgate.net/publication/276034270_Improving_the_First_Year
_Through_an_Institution-Wide_Approach_The_Role_of_First_Year_Advisors>
[Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 01 năm 2022]

10. Wikipedia-02/11/2021-Sinhviên-
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vi%C3%AAn>[Ngày truy cập: Ngày 14 tháng
02 năm 2022]

11. Nguyễn Xuân Nguyên -1/2008- Giải Quyết Những Khó Khăn Trong Học Tập
<https://www.vinabook.com/giai-quyet-nhung-kho-khan-trong-hoc-tap-
p27070.html> [Ngày truy cập: Ngày 14 tháng 02 năm 2022]

12. Mỹ Hạnh-06/02/2020-Sinh viên năm nhất gặp phải những khó khăn gì?

<https://edu2review.com/news/hoc-tap/sinh-vien-nam-nhat-gap-phai-nhung-kho-
khan-gi-3950.html> [Ngày truy cập: Ngày 14 tháng 02 năm 2022]
13. Thu Phương-13/4/2018-Những khó khăn của sinh viên năm nhất-

<http://hvhcqg.edu.vn/nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-nam-nhat/> [Ngày truy cập:


Ngày 14 tháng 02 năm 2022]
14. Phương Anh-15/09/2016- 6 chướng ngại sinh viên năm nhất thường gặp-
<https://m.thanhnien.vn/6-chuong-ngai-sinh-vien-nam-nhat-thuong-gap-
post592937.amp>[Ngày truy cập: Ngày 14 tháng 02 năm 2022]
15. Roise Nguyễn-21/11/2018- Khi sinh viên năm nhất bối rối giảng đường -
<https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://tuoitre.vn/khi
-sinh-vien-nam-nhat-boi-roi-giang-duong-
20181110073637746.htm&ved=2ahUKEwjug4zKgaL3AhU7TmwGHSfbB7EQFno
ECAUQAQ&usg=AOvVaw2qzSJphd4psZzczcoG3NyF > [Ngày truy cập: Ngày 14
tháng 02 năm 2022].

Trang 16
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

16. Gabrielle Gresge-08/01/2018-These Are the Top 3 Challenges College Freshmen


Know They’ll Face-< https://www.brit.co/top-challenges-for-college-freshmen/>-
[Ngày truy cập: Ngày 14 tháng 02 năm 2022].
17. Minh Hà- 05/04/2022- Khái Niệm Khó Khăn là gì? Từ trái nghĩa với khó khăn
<https://reviews365.net/bai-viet/khai-niem-kho-khan-la-gi> [Ngày truy cập: Ngày
14 tháng 04 năm 2022].

Trang 17
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

PHỤ LỤC A

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ CÁC KHÓ KHĂN CỦA CÁC TÂN SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phần 1: Thông tin cá nhân của anh/chị

1. Họ và tên:
2. Giới tính: Nam/Nữ
3. Khoa/Viện:
Phần 2: Nội dung khảo sát

Bạn vui lòng đánh giá các nội dung sau đây bằng cách đánh dấu vào ô chọn theo các các

mức độ:

①Hoàn toàn không đồng ý

② Không đồng ý

③ Không ý kiến

④ Đồng ý

⑤ Rất đồng ý

Trang 18
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

I. Khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm Những khó khăn trong hoạt động học tập ① ② ③ ④ ⑤


vấn đề
1.Thời Thời gian học bắt đầu khá sớm, xếp thời gian
gian học học còn chưa hợp lí
2.Cơ sở Chưa đảm bảo cơ sở vật chất cho việc học tập
vật chất
Phòng học bố trí chưa hợp lí, phải di chuyển
nhà
nhiều
trường
Trang thiết bị hỗ trợ việc học tập hay hư hỏng
Thiếu không gian học tập và không gian nghỉ
trưa cho sinh viên
3.Phương Không đủ phương tiện trong học tập (internet,
tiện học máy tính…)
tập Tài liệu học tập chưa đáp ứng đủ cho sinh viên
Việc tìm tài liệu còn gặp nhiều khó khăn
4.Đăng kí Tốn nhiều thời gian cho việc đăng kí chọn lớp
học tín và thời gian học tập
chỉ
5.Nội Nội dung học đa dạng, phức tập nên chưa kịp
dung học thích ứng nhanh
tập Nhiều bài học phức tạp
Lượng bài tập về nhà quá nhiều
Thiếu tính thực tiễn trong nhiều môn học
6.Phương Phương pháp học mới gây khó khăn
pháp học Thời gian và khả năng dành cho việc tự học còn
ít
Vấn đề thuyết trình chưa hiệu quả, hợp lí
Chưa có kế hoạch học tập cụ thể
7.Phương Phương pháp dạy của thầy cô còn phức tạp
pháp chưa kịp thích nghi
giảng Một số giảng viên dạy không hấp dẫn
dạy của
thầy cô

Trang 19
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

8.Thi cử Lịch thi không ổn định, bị trùng lịch thi nhiều


môn

9.Ý thức Ý thức học tập còn kém


học tập Thiếu tập trung khi tham gia học tập
Không hứng thú trong khi học

Nhóm Những khó khăn trong giao tiếp ① ② ③ ④ ⑤


vấn đề
1.Với bạn Bạn bè mới dễ sinh ra mâu thuẫn
bè Ít bạn, chưa có bạn thân
Chưa có nhóm bạn để cùng học
Ngôn ngữ vùng miền còn khó nghe khi giao
tiếp
2.Với Ngại nêu ý kiến của bản thân với thầy cô
thầy cô Nhiều thầy cô không thân thiện với sinh viên
3.Với cán Giao tiếp còn nhiều trở ngại
bộ phòng Khó liên hệ với cán bộ phòng ban
ban
4.Với cha Cha mẹ không quan tâm đến việc học
mẹ Nhiều vấn đề không trùng ý kiến với cha mẹ
Khó khăn trong việc đóng tiền học
Ít tâm sự với cha mẹ về những khó khăn của
bản thân
5.Với bản Gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người
thân Không có kĩ năng trong giao tiếp
Khó hòa nhập trong cuộc trò chuyện

Trang 20
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Nhóm vấn Những khó khăn trong hoạt động xã hội ① ② ③ ④ ⑤


đề
1.Thời Không có nhiều thời gian để tham gia hoạt
gian dộng
2.Phương Thiếu phương tiện và điều kiện để tham gia
tiện các hoạt động
3.Thông Thông tin về các hoạt động còn khá hạn chế
tin Ý nghĩa của các hoạt động mạng lại không sâu
sắc
4.Hoạt Nhiều hoạt động chưa thu hút sinh viên
động xã Nhiều hoạt động của Đoàn trường thiếu sáng
hội của tạo, ít tiếp cận đến sinh viên
Đoàn Nhiều hoạt động được tổ chức chưa hiệu quả
Trường
5.Bản Không tự tin khi tham gia các phong trào
thân Thiếu vốn kĩ năng hoạt động xã hội

Nhóm Những khó khăn trong sinh hoạt ① ② ③ ④ ⑤


vấn đề
1.Điều Thiếu nhiều mặt trong sinh hoạt
kiện sinh Chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ
hoạt Quản lí chi tiêu chưa hợp lí
2.Phương Phương tiện đi lại không đáp ứng được
tiện
3.Chỗ ở Tìm chỗ ở khó khăn, xa trường học
Phòng trọ chật hẹp, thiếu thốn tiện ích
Kí túc xá không đủ chỗ cho sinh viên
Mâu thuẫn khi sống tập thể

Trang 21
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

4.Thời Việc sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh
gian biểu hoạt chưa tốt
học tập
và sinh Không biết cách sử dụng thời gian rảnh

hoạt
5.Sân Thiếu các sân chơi lành mạnh
chơi Hoạt động giải trí cho sinh viên còn hạn chế
6.Môi Nhiều vấn đề phức tạp trong khu sinh sống
trường xã
hội

Trang 22
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

II. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân chủ quan ① ② ③ ④ ⑤

Kinh nghiệm trong việc học tập và vốn sống còn kém

Phương pháp học tập ở môi trường đại học còn khá mới mẻ
không thích nghi kịp

Thiếu tự tin, còn rụt rè

Tâm lý thay đổi luôn căng thẳng

Không hứng thú với các môn học

Việc hiểu biết các hoạt động học tập ở môi trường đại học
còn ít

Nguyên nhân khách quan ① ② ③ ④ ⑤

Lượng kiến thức học tập quá lớn

Việc chọn thời gian học ở trường chưa hợp lí

Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp cho sinh viên

Các giáo viên còn ít quan tâm dến việc học tập của sinh viên

Giáo trình, tài liệu học tập không được cung cấp đủ

Yêu cầu trong học tập và điểm số ngày càng cao

Các bạn trong lớp học chưa thể hòa nhập được

Trang 23
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Vấn đề kiểm tra thi cử chưa được chuẩn bị tốt

Tài liệu học khá ít (số lượng sách, tài liệu mới, …)

Môi trường sống có nhiều vấn đề phức tạp

Trang 24
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

III. Giải pháp để khắc phục những khó khăn của các tân sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm Biện pháp khắc phục khó khăn cho tân sinh ① ② ③ ④ ⑤
biện viên
pháp
1.Về Thường xuyên tố chức các hội nghị trao đổi kinh
phía nghiệm, các hình thức tư vấn cho sinh viên
nhà
Cần quan tâm đến các hoạt động giải trí, văn nghệ
trường
cho sinh viên
Cần bổ sung thêm nhiều tài liệu, giáo trình chuyên
ngành cho sinh viên
Thành lập một số quỹ học bổng, khuyến khích,
khen thưởng cho sinh viên

2.Về Nên dành thời gian để trình bày rõ mục tiêu,


phía nhiệm vụ và yêu cầu để sinh viên xác định
giảng phương pháp học tập.
viên Cần hướng dẫn cho sinh viên các giáo trình và tài
liệu tham khảo có liên quan đến môn học

Động viên và khen thưởng sinh viên đang theo


học lớp của mình
Quan tâm nhắc nhở đến tình hình học tập, kiểm
tra của sinh viên để thực thiện tốt các nhiệm vụ
đề ra
3.Về Chuẩn bị kiến thức, tâm lý thật tốt cho môi trường
phía học tập và sinh hoạt ở đại học
sinh Tập làm quen, thích nghi với một môi trường
viên hoàn toàn mới

Trang 25
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Học hỏi thêm, trao đổi kinh nghiệm qua các hội
thao, hội nghị của trường để hoàn thiện bản thân
hơn
Mở rộng các mối quan hệ với các anh chị, thầy cô
trong nhà trường để học hỏi thêm nhiều phương
pháp học tập và kinh nghiệm sống cho bản thân
Học hỏi, rèn luyện thêm cho bản thân về các kỹ
năng sống cũng như kĩ năng mềm
Học cách quản lí thời gian và chi tiêu một cách
phù hợp nhất với điều kiện của bản thân

Trang 26
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

PHỤ LỤC B

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lớp học phần: DHTP15C
Nhóm: 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV VAI TRÒ CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN


TRONG CÔNG
NHÓM
1 Trịnh Lương 20105781 Nhóm trưởng Làm word, phân công công việc,
Phương Giang làm phần mở đầu, nghiên cứu
trong nước, tổng hợp bài của các
thành viên trong nhóm, đóng góp
trong bảng khảo sát câu hỏi, viết
paraphrasing phần khái niệm áp
lực khó khăn trong cuộc sống.
2 Đặng Thị Hồng 20121911 Thành viên Làm phần mở đầu, đóng góp
Nhi trong bảng khảo sát câu hỏi, quy
trình thu nhập dữ liệu, cấu trúc dự
kiến của luận văn (chương 1), viết
paraphrasing phần khái niệm khó
khăn trong học tập.
3 Nguyễn Trung 20104671 Thành viên Làm phần mở đầu, đóng góp
Nhân trong bảng khảo sát câu hỏi, thiết
kế nghiên cứu và chọn mẫu, cấu
trúc dự kiến của luận văn

Trang 27
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

(chương 3), viết paraphrasing


phần khái niệm khó khăn tâm lý,
phương pháp nghiên cứu.
4 Phan Thanh 20109551 Thành viên Làm phần mở đầu, đóng góp
Nhã trong bảng khảo sát câu hỏi, tình
hình nghiên cứu ngoài nước, cấu
trúc dự kiến của luận văn
(chương 2), viết paraphrasing cho
phần khái niệm khó khăn.
5 Bùi Hửu Trí 20111001 Thành viên Làm phần mở đầu, đóng góp
trong bảng khảo sát câu hỏi, xử lý
dữ liệu, cấu trúc dự kiến của luận
văn (chương 4), viết paraphrasing
phần vài nét trường Đại học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
6 Trương Minh 20003155 Thành viên Làm phần mở đầu, viết
Tin paraphrasing cho phần khái niệm
“sinh viên”, những khía cạnh
chưa được đề cập trong các
nghiên cứu trước đó, đóng góp
trong bảng khảo sát câu hỏi, kế
hoạch thực hiện nghiên cứu, cấu
trúc dự kiến của luận văn
(chương 5).

Trang 28
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

TT Họ và tên Mức độ Mức độ Chất Nhận xét Mức


tham gia đóng góp lượng góp ý của đánh giá
đóng nhóm
góp
1 Trịnh Lương Phương A A A A
Giang
2 Đặng Thị Hồng Nhi A A A A
3 Nguyễn Trung Nhân A A A A
4 Phan Thanh Nhã A A A A
5 Bùi Hửu Trí A A A A
6 Trương Minh Tin A A A A

Tất cả các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.

Trang 29

You might also like