Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC

Đề tài:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG


CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: 420300319831 (DHOT16H)


Nhóm: 2
GVHD: Nguyễn Minh Hải

Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 19 tháng 10 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC

Đề tài:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: 420300319831 (DHOT16H)


Nhóm: 2
GVHD: Nguyễn Minh Hải

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký


1 Nguyễn Long Nhật (NT) 20115721

2 Phạm Thị Thúy Hằng 19447871

3 Huỳnh Tấn Tiến Nhân 20108861

4 Đỗ Nhật Trường 20105051

5 Lê Quang Minh 20109571

6 Hồ Mình Tuyển 20103811


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TỔ GIÁO DỤC HỌC
BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CƯU)
Học kỳ 1 năm học 2022 - 2023
Lớp: 420300319831
Nhóm: 2
Đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Điểm tiểu luận nhóm
CLOs Nội dung Nhận xét Điểm

Lý do chọn đề tài /0.50


Mục tiêu nghiên cứu /0.50
Phần mở Câu hỏi nghiên cứu /0.25
đầu (2) Đối tượng/
phạm vi nghiên cứu /0.25
Ý nghĩa khoa học /0.25
Ý nghĩa thực tiễn /0.25
Tổng Dàn ý /0.25
quan tài
CL 2
liệu (1.5) Nội dung /1.25
Phương Thiết kế nghiên cứu /0.25
pháp Phương pháp nghiên cứu /1.25
nghiên
Chọn mẫu /0.50
cứu
(3) Bảng khảo sát /1.00
Hình
thức Diễn đạt/ Chính tả /0.25
(0.5) Hình thức trình bày /0.25
Paraphrasing /0.75
Ghi nguồn đầy đủ cho các
Trích trích dẫn trong bài /0.25
dẫn và Trình bày trích dẫn trong
CL 4 tài liệu bài /0.25
tham Số lượng/ chất lượng tài
khảo (2) liệu tham khảo /0.25
Trình bày danh mục
TLTK /0.50
Tổng điểm (a)
/9.00
Điểm của các thành viên

Điểm quy
Điểm tổng kết
CLO STT Họ và Tên Xếp loại đổi
(a+b)
(b)
1 Nguyễn Long Nhật A /1.0
2 Phạm Thị Thúy Hằng A /1.0
3 Huỳnh Tấn Tiến Nhân A /1.0
4 Đỗ Nhật Trường A /1.0
CLO 4 5 Lê Quang Minh D /1.0
6 Hồ Mình Tuyền A /1.0

GV chấm bài 1 GV chấm bài 2


LỜI CẢM ƠN

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN

Đại diện nhóm 2, tôi tên là Nguyễn Long Nhật tôi xin cam đoan đề tài “ Nguyên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua hàng của sinh viên trường đh Công Nghiệp thành phố HCM”. Các luận cứ
đưa ra được chọn lọc kĩ càng từ các mô hình nguyên cứu trước đó và đúng với tình hình thực tế của
sinh viên trường đh Công Nghiệp tp HCM. Tôi xin cam đoan là các quan điểm của nhóm chúng tôi,
số liệu trong bài hoàn toàn trung thực.

Nhóm trưởng

Nguyễn Long Nhật


MỤC LỤC

Contents
CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................1
2.1 Mục tiêu chính......................................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể:.......................................................................................................2
2.3 Câu hỏi ngiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu...........................................................4
4.1 Ý nghĩa về thực tiễn:...............................................................................................4
4.2 Ý nghĩa về mặt khoa học:.....................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................4
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................5
1. Các khái niệm................................................................................................................5
1.1 Khái niệm thương mại điện tử..............................................................................5
1.2 Các hình thức thương mại điện tử...........................................................................5
1.3 Khái niệm mua sắm trực tuyến...............................................................................6
1.4 Cơ sở lý thuyết........................................................................................................6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm..........7
2.1 Các mô hình nguyên cứu trong nước......................................................................7
2.2 Các mô hình nguyên cứu ngoài nước......................................................................9
2.2 Các mô hình nguyên cứu ngoài nước....................................................................10
3. Những khía cạnh chưa được đề cập ở các nguyên cứu trước đó.............................12
CHƯƠNG III : NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP........................................................................13
1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................................13
2. Chọn mẫu.....................................................................................................................13
3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát......................................................................................14
4. Mô hình nghiên cứu....................................................................................................15
CHƯƠNG IV : CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUÂN VĂN......................................................16
CHƯƠNG V : KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................19
THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT................................................................................20
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG.....................................................20
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC....................................................................................20
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................................................................20
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM.................................................................23
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ đã
tạo điều kiện cho mọi người có thể liên lạc, gặp gỡ với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn
thông qua các dịch vụ internet. Môi trường truyền thông rộng khắp toàn cầu nên thông tin có thể đến
từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho
các trang mạng điện tử phát triển mạnh mẽ. Và các trang mạng điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến
trên thế giới và đã trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hóa của nhà
cung cấp. Chính những tiện ích vốn có này, các trang mạng điện tử đã tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt
động mua sắm trực tuyến phát triển nhanh chóng như ngày nay.

Giờ đây, chỉ với một thiết bị di động có kết nối Internet là chúng ta có thể đặt mua các sản phẩm,
hàng hóa mà không cần phải bước chân ra khỏi nhà. Người tiêu dùng tiết kiệm được công sức, thời
gian tìm mua hàng hóa, sản phẩm. Các đơn vị kinh doanh thì có thể buôn bán, kinh doanh thuận lợi,
tiếp cận với một lượng khách hàng vô cùng lớn mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Nhiều đơn vị kinh doanh cũng đã nhận thấy được sự quan trọng của việc phát triển thương mại điện
tử trong thời đại công nghệ số hiện nay, họ đã tiến hành chuyển đổi số, bán hàng trên các sàn thương
mại điện tử kết hợp với việc xây dựng website bán hàng riêng cho doanh nghiệp của mình. Tập
khách hàng của phương thức mua sắm điện tử rất đa dạng, hầu như ai cũng có thể thực hiện việc mua
sắm trực tuyến. Trong đó, giới trẻ là một trong những đối tượng khách hàng tiềm năng, đáng chú ý
nhất là sinh viên bởi đặc điểm của sinh viên là rất năng động, giỏi công nghệ và thích ứng nhanh với
những điều mới lạ.

Xuất phát từ tình hình và nhu cầu thực tế, trong phạm vi khả năng của nhóm, nhóm đã chọn đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên các trang mạng điện tử của sinh viên Đại Học
Công Nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu và đánh giá các yếu tố tác động
đến quyết định mua của sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM khi mua sắm trên trang
mạng điện tử dẫn đến hành vi tái mua hàng hay làm tăng lòng trung thành của họ đối với sản phẩm,
dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính

1
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của sinh viên, trên các trang thương mại điện
tử. Nhằm đưa ra hướng giải pháp,chiến lược thực tế cho các doanh nghiệp,nhằm tăng doanh thu bán
hàng mà đối tượng khách hàng cụ thể ở đây là sinh viên,cụ thể là sinh viên trường Đại Học Công
Nghiệp Hồ Chí Minh.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống những cơ sở lý luận liên quan đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của sinh viên
trường ĐHCN HCM.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử
của sinh viên trường ĐHCN HCM.

Đề xuất một số giải pháp nhằm làm tăng ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của sinh viên
trường ĐHCN HCM.

2.3 Câu hỏi ngiên cứu

Những cơ sở lý luận nào liên quan đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của sinh viên
trường ĐHCN HCM?

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của sinh viên trường
ĐHCN HCM?

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của sinh viên
trường ĐHCN HCM thì nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất, nhân tố nào ảnh hưởng yếu nhất?
Các giải pháp nào làm tăng ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của sinh viên trường
ĐHCN HCM?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của sinh viên Đại
học Công Nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2 Phạm vi nguyên cứu:


Phạm vi không gian: sinh viên trường Đại học Công Nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2
Phạm vi thời gian: Từ 25/08/2022 đến 10/10/2022.

3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

4.1 Ý nghĩa về thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để giúp các công ty, doanh nghiệp, các chủ cửa hàng tìm hiểu và
đo lường sự ảnh hưởng bởi các nhân tố tác động đến ý định mua hàng của khách hàng khi mua hàng
trên trang thương mại điện tử. Từ đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch marketing, giải pháp nhằm
tác động ảnh hưởng đến ý định mua của khách hàng, đặc biệt là khách hàng là sinh viên Đại Học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đưa ra một số hàm ý về mặt quản trị cho doanh nghiệp cải thiện dịch vụ bán hàng trên trang thương
mại điện tử, gia tăng sự hài lòng của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.2 Ý nghĩa về mặt khoa học:

Nghiên cứu để khái quát hóa các vấn đề lý luận hành vi tiêu dùng, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng sinh viên Đại học Công Nghiệp
mua sắm trên trang mạng điện tử, để những nghiên cứu cùng lĩnh vực tham khảo thực hiện những đề
tài tiếp theo. Đóng góp kiến thức nguyên cứu vào kho tàng tri thức khoa học trước đó.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm,tìm kiếm,chắt lọc các mô hình nguyên cứu trước
đó,tổng hợp rồi phân tích các dữ liệu liên quan đến đề tài,cụ thể là các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định mua hàng của sinh viên. Nguồn tìm kiếm chủ yếu trên internet, diễn đàn khoa học
trong và ngoài nước, các trang web uy tín.

- Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi : ( Phần này bổ sung sau khi đã tạo được bảng
khảo sát và có người điền vào form )

- Phương pháp họp nhóm: Sau một buổi họp nhóm đầu tiên,nhóm đã chọn và thống nhất được
đề tài. Nhóm trưởng, phân công công việc cụ thể cho từng người, có thời hạn chót cho mỗi
phần. Tiếp đó,nhóm đã họp 2 buổi cùng ngồi lại với nhau đóng góp ý tưởng và sửa bài cho
nhau,cùng nhau tổng kết lại đề tài nguyên cứu. Ngoài họp nhóm, chúng tôi còn linh động
trao đổi qua nhóm chat,meeting zoom,...Để đưa ra cơ sở lý luận đúng đắn, nhanh chóng
nhất.

4
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm


1.1 Khái niệm thương mại điện tử

Theo WHO, Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng
được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá
thông qua mạng Internet.

Theo Bộ Công thương Việt Nam: Thương mại điện tử là hình thái hoạt động thương mại bằng
các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện
tử mà không phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.

Theo công bố của Bộ Công thương các nước thuộc tổ chức Thương mại thế giới (WTO):
Thương mại điện tử bao gồm sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hay giao sản phẩm/dịch vụ bằng
phương tiện điện tử.

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC): Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch
vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa
trên Internet.

Như vậy, thương mại điện tử có là hình thức kinh doanh thông qua mạng Internet bằng các
công cụ, phần mềm, kỹ thuật, điện tử giữa các nhóm đối tượng với nhau.

1.2 Các hình thức thương mại điện tử

Theo Phạm Ngọc Thái (2015), nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính
bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C -
Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối
tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó, các dạng hình
thức chính của thương mại điện tử bao gồm:
- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
- Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
- Khách hàng với Khách hàng (C2C)
- Thương mại đi động (mobile commerce hay viết tắt là m-commerce).

Ở nghiên cứu này sẽ nghiên cứu chủ yếu về hình thức B2C. Theo Phạm Ngọc Thái (2015), B2C
là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh
5
nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Thông
qua các phương tiện điện tử người tiêu dùng lựa chọn, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao
dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong thương mại điện tử nhưng nó có sự phạm vi
ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập
website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng
cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả
doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần
phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu
dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh
nhiều mặt hàng cùng một lúc.

1.3 Khái niệm mua sắm trực tuyến

Theo Kotler (2012): Mua sắm online (thường được gọi mua sắm trực tuyến) là việc mua hàng
thông qua những kết nối điện tử giữa người mua và người bán - thường là trực tuyến. Vốn
không mấy phổ biến cách đây mười lăm năm, giờ đây, mua sắm trực tuyến được xem là thủ tục
chuẩn mực cho hầu hết các doanh nghiệp. Mua sắm trực tuyến cho phép người mua liên hệ với
các nhà cung cấp mới, cắt giảm chi phí mua, nhanh chóng xử lý đơn hàng. Đồng thời, các
chuyên gia tiếp thị có thể kết nối trực tuyến với khách hàng để chia sẻ thông tin marketing, bán
sản phẩm và dịch vụ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và duy trì mối quan hệ hiện hữu với khách
hàng.

Mua hàng qua mạng được định nghĩa là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông
qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến (Haubl,
G. and Trifts, V. (2000))

Tóm lại, mua sắm trực tuyến có thể hiểu là quá trình mua sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện
bởi người tiêu dùng thông qua kết nối điện tử và mạng internet.

1.4 Cơ sở lý thuyết

1.4.1 Lý thuyết về hành vi khách hàng

Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu
tố kích thích của mội trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó,
con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những
suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá
trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin
về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm... đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi
của khách hàng.

6
Theo Kotler và Levy, hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực
hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Như vậy, nghiên cứu
hành vi mua của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách thức mà mỗi người tiêu dùng sẽ thực
hiện trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ liên quan đến việc mua sắm và sử
dụng hàng hóa.

1.4.2 Hành vi mua hàng qua mạng.

Mua hàng qua mạng được định nghĩa là hành vi của người tiêu dung trong việc mua sắm thông
qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến
(Monsuwwe, Dellaert và K.C Ruyter,2004). Tương tự theo Haubl và Trits, (2000), mua hàng
qua mạng là một giao dịch được thực hiện bởi người tiêu dung, thong qua giao diện trên máy
tình bằng cách máy tình người tiêu dung được kết nối và có thể tương tác với các cửa hàng số
hóa của nhà bán lẻ thông qua máy tính.
Hành vi mua hàng qua mạng của người tiêu dùng được dựa trên giao diện các
website, hình ảnh về sản phẩm được đăng tải trên mạng (Lohse and Spiller 1998; Park
and Kim 2003). Sự phát triển vượt bậc của internet và thương mại điện tử đã ảnh
hưởng mạnh mẽ lên cách người tiêu dùng lướt web (Soopramanien and Robertson7
2007) và thu thập thông tin về sản phẩm (Moe and Fader 2004). ). Hành vi mua hàng
qua mạng của người tiêu dùng cũng khác với cách mua sắm truyền thống (Alba, 1997).
Mua hàng qua mạng thuyết phục khách hàng mua hàng qua mạng qua việc làm họ cảm nhận
được sự lợi ích thích thú khi họ mua sắm ( Ha and Stoel 2009).

Tóm lại, mua hàng qua mạng là quá trình mua sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện bởi người
tiêu dung ở các cửa hàng trên mạng thông qua mạng internet.

1.4.3 Ý định mua hàng qua mạng

Ý định mua hàng có thể được đo bằng mong đợi mua sắm và sự xem xét của người
tiêu dùng về mặt hàng/ dịch vụ đó (Laroche, Kim and Zhou, 1996). Ý định mua sắm
qua mạng sẽ quyết định độ mạnh của khách hàng trong hành vi mua hàng qua mạng
(Salisbury, Pearson, Pearson và Miller, 2001). Theo Pavlou (2003), khi một khách
hàng dự định sẽ dùng các giao dịch trực tuyến để mua sắm, đó được gọi là ý định mua
hàng trực tuyến. Cụ thể, khi quá trình họ tìm kiếm, trao đổi thông tin và mua hàng
được thực hiện qua mạng internet, đó được coi là giao dịch qua mạng (Pavlou, 2003).

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm

2.1 Các mô hình nguyên cứu trong nước

2.1.1 Mô hình1: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên trang thương mại điện tử của

7
shopee Việt Nam (Huỳnh Thị Vi Na 2018).

Theo nghiên cứu của bà Huỳnh Thị Vi Na, 2018 [1] về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
hàng trong thị trường điện tử của Shopee Việt Nam”. Với nghiên cứu này tác giả đã tìm hiểu về
những vấn đề ảnh hưởng đến ý định mua hàng shopee , bằng cách sử dụng và phân tích phương
trình cấu trúc(SEM) bao gồm 319 người tham gia có sử dụng ứng dụng shopee để mua sắm
trực tuyến đã chỉ ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trong thị trường điện tử của
shopee là: chất lượng, tin nhắn phản hồi trực tuyến, sự tương tác, sự hài lòng của khách hàng và
trả lời bình luận tức thời.

Chất lượng

Tin nhắn phản Các yếu tố ảnh


hồi trực tuyến hưởng đến ý định
mua hàng trong thị
trường điện tử của
Sự tương tác Shopee Việt Nam

Sự hài lòng của


khách hàng

Trả lời bình


luận tức thời

2.1.2 Mô hình 2: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại
tỉnh Nam Định (Nguyễn Thị Nga 2020).

Theo nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Nga, 2020 [2] đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại tỉnh Nam Định. Bà đã sử đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã thu thập được 260 mẫu và đã xác định

8
được 5 nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua hàng trực tuyến đó là: Sự thuận tiện, chính sách bán
hàng, rủi ro cảm nhận, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi

Sự thuận tiện

Rủi ro cảm nhận


Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
Chính sách bán hàng định mua hàng trực tuyến của
người tiêu dùng tại tỉnh Nam
Chuẩn chủ quan Định

Nhận thức kiểm soát


hành vi

2.1.3 Mô hình 3: Tác động của giá cả cảm nhận, chất lượng giao hàng đến ý định mua hàng lặp
lại trong thương mại điện tử (Phan Tấn Lực 2021)
Theo nghiên cứu của ông Phan Tấn Lực, 2021 [3] đã nghiên cứu về “Tác động của giá cả cảm nhận,
chất lượng giao hàng đến ý định mua hàng lặp lại trong thương mại điện tử” Tác giả đã sử dụng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng cách thu thập với 791 mẫu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chất lượng giao hàng, thời gian xử lý đơn hàng và đóng gói hàng hóa đã tác động đến giá cả cảm
nhận, chất lượng giao hàng đến ý định mua hàng lặp lại trong thương mại điện tử.

Chất lượng giao


hàng Tác động của giá cả cảm
nhận, chất lượng giao
Thời gian xử lý đơn hàng đến ý định mua
hàng hàng lặp lại trong
thương mại điện tử
Đóng gói hàng hóa

2.2 Các mô hình nguyên cứu ngoài nước


2.1.4 Mô hình 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua các trang mạng xã hội của
người tiêu dùng (Hà Siêu Nghi và cộng sự 2021)
Theo nghiên cứu của tác giả Hà Siêu Nghi và cộng sự, 2021 [4] về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua hàng qua các trang mạng xã hội của người tiêu dùng”. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử
dụng mô hình tuyến tính SEM để khảo xác 205 người đã từng sử dụng các trang thương mại để mua
sắm. Kết quả của nghiên cứu là nhận thức về lợi ích kinh tế, chất lượng thông tin, nhận thức về rủi ro,

9
khả năng hiển thị và khả năng tương tác có tác động đến ý định mua hàng qua các trang mạng xã hội
của người tiêu dùng.

Nhận thức về lợi ích kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý


Chất lượng thông tin
định mua hàng qua các trang
mạng xã hội của người tiêu
Nhận thức về rủi ro
dùng

Khả năng hiển thị

Khả năng tương tác

2.2 Các mô hình nguyên cứu ngoài nước


2.2.1 Mô hình 5: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến (Ameen M. AI-Agaga và
cộng sự 2012)
Theo nghiên cứu của ông Ameen M. AI-Agaga và cộng sự, 2012 [5] về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng trẻ Malaysia trên các trang mạng xã hội” nghiên cứu
tác giả đã tìm ra 3 yếu tố tác động đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng đó là “Tính
dễ sử dụng, tính hữu ích và tiêu chuẩn chủ quan”. Kết quả khảo sát từ 297 sinh viên đại học tác giả
đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng và phân tích hồi quy bội số cho thấy “mức độ hữu ích”
là yếu tố quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng và
theo sau đó là “tính dễ sử dụng và tiêu chuẩn chủ quan”.

Tính dễ sử dụng

Yếu tố ảnh
Tính hữu ích hưởng đến ý
định định mua
hàng trực tuyến
Tiêu chuẩn chủ
quan

2.2.2 Mô hình 6: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên trang web
10
thương mại điện tử của địa phương ở Thái Lan (Krittika Akasarakul và cộng sự 2017)
Theo nghiên cứu của ông Krittika Akasarakul và cộng sự, 2017 [6] về “Một nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm của cộng đồng địa phương trên trang web Thương mại điện tử:
Trường hợp của One Tambon One Product (OTOP) ở Thái Lan”. Trong bài nghiên cứu này tác giả
đã thu thập dữ liệu bằng phương pháp chọn mẫu đơn giản được khảo sát bởi những người dân có sử
sụng các trang mua sắp trên internet ở Thái Lan. Kết quả của cuộc khảo sát đã xác định được là về
“sự dễ sử dụng”, “độ tin cậy” của trang bán hàng, “chất lượng của sản phẩm” và “ảnh hưởng của
mạng xã hội” đã ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng trên các trang thương mại điện tử.

Dễ sử dụng

Độ tin cậy Nghiên cứu về các yếu tố ảnh


hưởng đến ý định mua sản phẩm
của cộng đồng địa phương trên
Chất lượng trang web Thương mại điện tử:
sản phẩm Trường hợp của One Tambon
One Product (OTOP) ở Thái Lan
Ảnh hưởng
mạng xã hội

2.2.3 Mô hình 7: Nghiên cứu về tác động của chất lượng trang web đến sự hài lòng và ý định mua
hàng của người tiêu dùng ở Indonesia (Jauhari, M. Tantowi 2018)

Theo nghiên cứu của ông Jauhari, M. Tantowi ,2018 “Tác động của chất lượng trang web đến sự hài
lòng của người tiêu dùng và ý định mua hàng (Trường hợp nghiên cứu về thương mại điện tử Lazada
Indonesia tại thành phố Malang). Luận án Sarjana, Đại học Brawijaya” [7]. Nghiên cứu của ông
nhằm giải thích sự hài lòng của người tiêu dùng ,ý định mua hàng và hình ảnh chất lượng của trang
web trên trang thương mại điện tử Lazada ở Indonesia. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
giải thích và định lượng với các biến trong nghiên cứu này là về “chất lượng trang web”, “sự hài lòng
của người tiêu dùng”, “ý định mua hàng”. Với 116 người được khảo sát người dùng chủ yếu là trên
18 tuổi đã sử dụng và mua sản phẩm tại Lazada kết quả đã cho thấy rằng sự hài lòng của người tiêu
dùng, chất lượng trang web, chất lượng dịch vụ là các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua
hàng trên trang thương mại điện tử Lazada.

11
Sự hài lòng của
người tiêu dùng
Tác động của chất lượng
trang web đến sự hài lòng
của người tiêu dùng và ý
Chất lượng trang định mua hàng (Trường hợp
web nghiên cứu về thương mại
điện tử Lazada Indonesia tại
Chất lượng dịch thành phố Malang
vụ

2.2.3 Mô hình 8: Mô hình chấp nhận thương mại điện tử (E-CAM) Theo Joongho và cộng sự,
năm 2001 đã nghiên cứu “mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử E-CAM”. Tác giả tích hợp
mô hình TAM hiệu chỉnh của Davis với thuyết nhận thức rủi ro. Dữ liệu được thu thập thông qua
nghiên cứu thực nghiệm ở hai thị trường lớn đó là Hàn Quốc và Mỹ. Qua bài nghiên cứu, tác giả đã
đề xuất 4 nhân tố: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro liên quan đén
sản phẩm/dịch vụ và cuối cùng là nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến.

Nhận thức tính dễ sử


dụng

Nhận thức sự hữu ích


Hành vi
mua
Nhận thức rủi ro liên
quan đến sản phẩm/dịch
vụ

Nhận thức rủi ro liên


quan đến giao dịch trực
tuyến

3. Những khía cạnh chưa được đề cập ở các nguyên cứu trước đó

- Chưa nghiên cứu về mức độ uy tín, an toàn và đặc điểm hàng hóa
- Chưa nghiên cứu về mức độ uy tín, an toàn và đặc điểm hàng hóa cũng như giá cả

12
- Chưa nghiên cứu về mức độ uy tín, an toàn và đặc điểm hàng hóa cũng như giá cả
- Công trình đã đề cập đến yếu tố sự uy tín nhưng không có tác động. Chưa nghiên cứu về đặc
điểm hàng hóa và giá cả
- Chưa nghiên cứu về nhận thức hữu ích, mức độ uy tín và an toàn cũng như đặc điểm hàng hóa
- Chưa nghiên cứu về nhận thức hữu ích, mức độ uy tín và an toàn cũng như giá cả
- Chưa nghiên cứu về mức độ uy tín và an toàn cũng như đặc điểm hàng hóa

CHƯƠNG III : NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin định tính: Chọn lọc, phân tích các mô hình nguyên cứu đi trước
từ trong nước và ngoài nước; Thảo luận nhóm,so sánh và rút gọn các mô hình nguyên cứu tham
khảo một cách kĩ lưỡng nhằm đưa ra kết luận, có những yếu tố tác động đến khách hàng dẫn
đến có ý định mua một sản phẩm, mặt hàng nào đó

Phương pháp thu thập thông tin định lượng: nhóm tiến hành khảo sát bằng bản câu hỏi Google
Drive tổng hợp các lá phiếu thông tin,xây dựng mô hình các biến độc lập xem yếu tố nào phần
trăm mức độ ảnh hưởng lớn nhất,yếu tố nào chiếm tỉ lệ phần trăm nhỏ nhất rồi đưa ra nhận xét
đánh giá

2. Chọn mẫu

Mẫu Sinh viên trường đại học Công Nghiệp tp HCM


Phần tử Một người
Kích thước mẫu(n) 416 sinh viên
Thiết kế chọn mẫu Sinh viên ngẫu nhiên

Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM với số lượng trên 32596
sinh viên đang học (2022). Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Tính
kích thước mẫu dựa theo công thức của Cochran (1977):
Với độ tin cậy = 96% (giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy z = 2.054), với sai số cho phép

e = 0.05, tỉ lệ mẫu dự kiến được chọn là p= 0.5

13
Khi đó kích thước mẫu dựa trên hệ số z và sai số cho phép được tính theo công thức:
2 2
N∗z ∗p∗(1−p) 32596∗2.054 ∗0.5∗(1−0.5)
n¿ = = 416 sinh viên
N∗e + z ∗p∗(1− p) 32596∗0.052+ 2.0542∗0.5∗(1−0.5)
2 2

3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Thu thập thông tin: bảng câu hỏi khảo sát

Lý do chọn bảng khảo sát: dễ dàng thu thập một lượng lớn thông tin,thông tin được xử lý dễ
dàng,mất ít thời gian,tiết kiệm chi phí,nhân lực.

Khảo sát dùng bảng câu hỏi khảo sát. Bao gồm 25 câu hỏi trong đó có 1 câu hỏi sàn lọc, 5 câu
hỏi về cá nhân người tiêu dùng (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập) và 19 câu hỏi liên
quan về vấn đề nghiên cứu (sự đồng cảm, sự tin cậy, sự đáp ứng, hàng hóa - dịch vụ, giá cả -
phương thức thanh toán,mặt bằng).

14
4. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nguyên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của sinh viên trường
ĐH Công Nghiệp tp HCM.

Biến độc lập: Độ tin cậy, rủi ro cảm nhận, chất lượng giao hàng, tính dễ sử dụng, chất lượng
dịch vụ, nguồn giới thiệu, nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về lợi ích kinh tế.

Biến phụ thuộc: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng

Niềm tin về thuộc tính/thương hiệu của sản phẩm của công ty: là cách doanh nghiệp xây dựng
hình ảnh, sự tin tưởng vào sâu tâm trí khách hàng, mỗi khi nhắc tới tên thương hiệu, Khách
15
hàng sẽ nghĩ ngay đến những đặc tính tốt của sản phẩm. Đó được gọi là “ lý do để tin” tức là lý
do người tiêu dùng nghĩ ngay đến điểm nổi trội được tryền thông của các sản phẩm này

Niềm tin tiết kiệm về giá sản phẩm: Đa số người mua hàng thường tin vào các chiến lược bán
hàng của các doanh nghiệp là mua hàng tiết kiệm hơn với nền tảng online. Chỉ với vài thao tác
click chuột,người mua hàng online dễ dàng so sánh giá cả hai bên trực tuyến và ngoại tuyến,
các gói mua hàng online thường hấp dẫn hơn vì giá luôn rẻ hơn và nhận được nhiều lợi ích khi
mua hàng như sale,hỗ trợ về giá,chiết khấu thấp,...

Rủi ro cảm nhận: rủi ro khi có ý định mua hàng thường xuất phát từ mối lo sợ như: lộ thông tin
và mật khẩu cho bên thứ ba mà người mua hàng không mong muốn, rủi ro về mất tiền khi có sự
cố sảy ra, rủi ro về việc sản đặt mua bị đánh tráo, mất cắp, lừa đảo qua mạng,...Ngoài ra yếu tố
rủi ro về chất lượng sản phẩm không như ý muốn vì mua hàng online sẽ không trực tiếp được
trải nghiệm sản phẩm như mua hàng truyền thống

Chất lượng giao hàng: Sự nhanh chóng,chu đáo trong giao hàng cũng là yếu tố rất cần thiết và
ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến tâm lý mua hàng của khách hàng. Khi chọn mua một sản phẩm,
khách hàng sẽ ưu tiên chọn mua sản phẩm với dịch vụ giao hàng nhanh và uy tín hơn là dịch vụ
giao hàng ở mức trung bình ( thời gian chờ lâu,sản phẩm dễ bị đánh tráo,móp méo).

Tính dễ sử dụng: Tính tiện lợi,thao tác đơn giản,có thể mua hàng ở mọi thời gian,mọi địa điểm
mà không bị ràng buộc như cách mua hàng truyền thống,...Đó là những yếu tố mà mua hàng
online mang lại,và có tác động vào ý thức mỗi đối tượng khách hàng vô cùng lớn. Giờ đây chỉ
cần chiếc smartphone có kết nối internet là có thể mua hàng trên các nền tảng thương mại điện
tử mà không bị nhiều ràng buộc như: Khoảng cách địa lý, thời gian, di chuyển như cách mua
hàng truyền thống trước đó.

Tính hữu ích: Tiết kiệm thời gian mua sắm,dễ dàng so sánh được các loại sản phẩm,tiếp cận
được nhiều mặt hàng,... Việc mua sắm online tạo lợi thế hơn việc mua hàng truyền thốmg về
việc tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ giao hàng tận nơi, giúp tiết kiệm thời gian công sức hơn.

CHƯƠNG IV : CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUÂN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục tiêu

16
3.Câu hỏi nghiên cứu
4.Đối tượng
5.Phạm vi nghiên cứu
6.Ý nghĩa của luận văn

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CƯU


Các khái niệm.
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm.
Các nghiên cứu chưa về cập đến.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG-PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CƯU
Thiết kế nghiên cứu.
Chọn mẫu.
Thiết kế công cụ thu thập thông tin.
Mô hình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN, KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

17
CHƯƠNG V : KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Thời gian (tuần)


Công việc
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Họp nhóm, lựa chọn đề tài nghiên cứu

Thống nhất đề tài nghiên cứu

Tìm kiếm tài liệu cho đề tài

Đọc và Lựa chọn thông tin phù hợp

Triển khai đề tài nghiên cứu

Tiến hành viết bài tiểu luận

Hoàn chỉnh bài tiểu luận

Chỉnh sửa chính tả, front, lề… và hoàn thiện


bài

Thuyết trình bài tiểu luận

Giảng viên hướng dẫn sửa chữa và hoàn thiện

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

[1]. Huỳnh Thị Vi Na. (2018).Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên trang thương mại
điện tử của shopee Việt Nam. Sử dụng và phân tích phương trình cấu trúc(SEM).

[2]. Nguyễn Thị Nga 2020).Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu
dùng tại tỉnh Nam Định. Nguyên cứu trên phương pháp định tính và định lượng.

[3].Phan Tấn Lực, 2021 đã nghiên cứu về “Tác động của giá cả cảm nhận, chất lượng giao hàng
đến ý định mua hàng lặp lại trong thương mại điện tử”.

[4]. Hà Siêu Nghi và cộng sự, 2021.“Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua các trang
mạng xã hội của người tiêu dùng”.

[5]. Ameen M. AI-Agaga và cộng sự, 2012. Về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng
trực tuyến của người tiêu dùng trẻ Malaysia trên các trang mạng xã hội”

Tài liệu nước ngoài

[6]. Krittika Akasarakul và cộng sự, 2017 về “Một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua sản phẩm của cộng đồng địa phương trên trang web Thương mại điện tử: Trường hợp
của One Tambon One Product (OTOP) ở Thái Lan”.

[7]. Jauhari, M. Tantowi ,2018 “Tác động của chất lượng trang web đến sự hài lòng của người
tiêu dùng và ý định mua hàng (Trường hợp nghiên cứu về thương mại điện tử Lazada Indonesia
tại thành phố Malang). Luận án Sarjana, Đại học Brawijaya”.

[8]. : Joongho và cộng sự, năm 2001. Mô hình chấp nhận thương mại điện tử (E-CAM)

Link tài liệu tham khảo:


[1] http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57735
[2] http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/62618
[3] http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=520b395c-7692-4506-a840-80a3257512a4
[4] http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63401
[5] https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042812006623
[6] https://ieeexplore.ieee.org/abstract/document/8022724/authors#authors
[7] http://repository.ub.ac.id/id/eprint/165367/

19
PHỤ LỤC A

THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Xin chào Anh/Chị!


Chúng tôi là sinh viên trường IUH.
Hiện tại, Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng
của sinh viên trên các trang thương mại điện tử ”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời
một số câu hỏi dưới đây và giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Những ý kiến đóng góp của
Anh/Chị sẽ là những thông tin vô cùng quan trọng và ý nghĩa để giúp chúng tôi có thể hoàn thành đề
tài .
Tôi cam kết,những thông tin này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và sẽ giữ bí mật cho Anh/Chị khi
tham gia trả lời câu hỏi.

Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Bạn hiện tại là?
 Sinh viên năm 1
 Sinh viên năm 2
 Sinh viên năm 3
 Sinh viên năm 4
2. Giới tính của bạn là?
 Nam  Nữ
3. Thu nhập trung bình hàng tháng của bạn là?
 Không thu nhập
 Dưới 3 triệu
 Trên 3 triệu
4. Trong 1 tháng vừa qua anh/chị có mua hàng Online hay không?
 Có  Không
5. Khi mua hàng online, bạn cần nhờ ai tư vấn?

20
 Gia đình
 Bạn bè
 Đồng nghiệp
 Người yêu
 Nhân viên của shop
 Tự quyết định
6. Bạn thường mua hàng Online tại đâu?
 Tiki
 Shopee
 Lazada
 Sen đỏ
 Amazon

Phần B: Các thông tin và Mức độ đồng ý

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/Chị với các phát biểu sau đây theo thứ tự từ 1 đến 5
với mức độ đồng ý tăng dần:

(1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng
ý).

Độ tin cậy:
1. Thông tin mua sắm được bảo mật khi mua hàng online
1  2  3  4  5 
2. Dịch vụ thanh toán trực tiếp an toàn khi mua sắm khi mua hàng online
1  2  3  4  5 

3. Dịch vụ hoàn trả tiền khi gặp sự cố khi mua hàng online
1  2  3  4  5 

Chất lượng giao hàng


21
(Nhằm tăng tính hài lòng của khách hàng)

1. Giao hàng đúng thời gian đã hẹn


1  2  3  4  5 

2. Sản phẩm không bị móp méo, hư hại khi vận chuyển


1  2  3  4  5 

3. Hàng hóa đóng gói chắc chắn,đúng mô tả


1  2  3  4  5 

Tính hữu ích

1. So với mua hàng truyền thống, mua hàng online tiết kiệm thời gian mua sắm
1  2  3  4  5 

2. Mua hàng vào các dịp sale, lễ lớn người tiêu dùng nhận được rất nhiều ưu đãi cho bản thân.
1  2  3  4  5 

3. Dễ dàng so sánh giá thành,tính chất các loại sản phẩm


1  2  3  4  5 

4. Tiếp cận được đa dạng các loại mặt hàng


1  2  3  4  5 

5. Mua sản phẩm với giá rẻ


1  2  3  4  5 

Tính dễ sử dụng
1. Thao tác mua hàng nhanh gọn,đơn giản

22
1  2  3  4  5 

Tính rủi ro
1. Bị lộ thông tin cá nhân cho bên thứ 3 bản thân không mong muốn
1  2  3  4  5 
2. Mất tiền khi thanh toán online
1  2  3  4  5 

3. Mua nhầm sản phẩm kém chất lượng


1  2  3  4  5 

Xin cảm ơn những đánh giá mang tính đóng góp của Anh/Chị đã mang lại,chúc Anh/Chị có
một ngày học tập và làm việc hiệu quả!

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Lớp: 420300319831 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nhóm: 2 ----------------

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Phân công công việc


Tuần thứ nhất nhóm họp online trên Google Meet
Thời gian bắt đầu: 20:30 ngày 11/8/2022
Thời gian kết thúc: 22:30 ngày 11/8/2022
Chủ trì: Nguyễn Long Nhật
Thư kí:Phạm Thị Thúy Hằng
Thành phần tham dự gồm: Nguyễn Long Nhật, Phạm Thị Thúy Hằng, Huỳnh Tấn Tiến Nhân, Đỗ
Nhật Trường, Hồ Mình Tuyển, Lê Quang Minh
Cuộc họp nhằm thảo luận,thống nhất giữa các thành viên về việc chọn đề tài. Sau khi thống nhất
được đề tài, nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên,cụ thể như sau:

23
Vai trò trong
TT Họ và tên MSSV nhóm Công việc được phân công
Mục tiêu nghiên cứu,đối tượng
nghiên cứu,câu hỏi nghiên
cứu,những khía cạnh nghiên cứu
chưa đề cập đến,tạo mô hình
20115721 Trưởng nhóm nghiên cứu,bảng khảo sát,phân
1 Nguyễn Long Nhật
công công việc,tổng hợp và chỉnh
sửa bài,giám sát tiến độ làm
bài,chỉnh sửa word,...

Thiết kế nguyên cứu,thu thập mô


hình trong và ngoài nước,những
Phạm Thị Thúy khía cạnh chưa được đề cập
2 19447871 Thư kí
Hằng đến,hỗ trợ tạo mô hình nguyên
cứu,tạo bảng khảo sát,thu thập tài
liệu liên quan,...
thu thập mô hình trong và ngoài
nước,các khái niệm nguyên
Đỗ Nhật Trường 20105051 Thành viên cứu,thiết kế Powerpoint,phương
3
pháp nguyên cứu,hỗ trợ làm bảng
khảo sát,tìm kiếm nguồn tài liệu,...
Tình hình nguyên cứu trong và
ngoài nước,chọn mẫu,khái niệm
4 Hồ Minh Tuyển 20103811 Thành viên nguyên cứu,chỉnh sửa mô hình
nguyên cứu,thu thập dữ liệu liên
quan,...
Các khái niệm đề tài nguyên
Huỳnh Tấn Tiến cứu,thu thập dữ liệu liên
20108861 Thành viên
5 Nhân quan,chỉnh sửa,chỉnh sửa bảng
khảo sát,...

Đối tượng và phạm vi nguyên


Lê Quang Minh 20109571 Thành viên
6 cứu,ý nghĩa đề tài

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ (họp nhóm)

Chất
Mức độ Mức độ lượng Mức đánh
TT Họ và Tên Nhận xét, góp ý của nhóm
tham gia đóng góp đóng giá
góp

Nguyễn Long Nhật


A A A Hoàn thành tốt công việc A
1 (NT)

24
Phạm Thị Thúy
A A A Hoàn thành tốt công việc A
2 Hằng

Huỳnh Tấn Tiến


A A A Hoàn thành tốt công việc A
3 Nhân

Đỗ Nhật Trường A A A Hoàn thành tốt công việc A


4

Lê Quang Minh D D D
5

Hồ Mình Tuyển A A A Hoàn thành tốt công việc A


6

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.
Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng…………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thư ký ………………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 1 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 2 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 3 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 4 ………………………………….

25
26

You might also like