Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

3.

Cách dẫn dắt luận điểm, chuyển đoạn chuyển ý


- Cách này khá khó với HS, tuy nhiên học học tốt vẫn vận dụng linh hoạt: Dùng một
nhận định lí luận văn học tương đồng với ý thơ/ văn để khơi nguồn cho đoạn văn, là
cái cớ để dẫn dắt vào đoạn văn đang phân tích, bình giá.
- Một số cách chuyển ý hay:
+ Cách 1: “Việc sáng tạo nghệ thuật vẫn có hai thiên hướng: Làm giàu mình và làm
rõ mình. Để tạo nên một ngòi bút đa dạng, cần làm phong phú bản thân. Để tạo dấu ấn
cá tính, lại rất cần làm sắc nét bản ngã” (Chu Văn Sơn). Văn chương không bao giờ
lặp lại mình trên trang giấy, bởi cái “chất giọng” riêng của nhà văn/ nhà thơ mới là thứ
mật ngọt thu hút độc giả. Thứ mật ngọt mà nhà văn A/ nhà thơ A đem đến là… +Dẫn
dắt với ý vào nhận định.
Ví dụ: Andersen khẳng định “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu
chuyện do chính cuộc sống viết ra”, hãy chứng minh nhận định đó qua việc phân
tích tác phẩm “Anh Hai” dưới đâycủa Bùi Quang Minh?
Việc sáng tạo nghệ thuật vẫn có hai thiên hướng: Làm giàu mình và làm rõ
mình. Để tạo nên một ngòi bút đa dạng, cần làm phong phú bản thân. Để tạo dấu ấn
cá tính, lại rất cần làm sắc nét bản ngã” (Chu Văn Sơn). Văn chương không bao giờ
lặp lại mình trên trang giấy, bởi cái “chất giọng” riêng của nhà văn mới là thứ mật
ngọt thu hút độc giả. Thứ mật ngọt mà nhà văn Bùi Quang Minh đem đến là sự hi sinh
cao cả của một người anh vĩ đại qua tác phẩm “Anh Hai” vô cùng độc đáo khiến ta
thực sự thấu hiểu được “câu truyện cổ tích” đẹp nhất chắc chắn phải “do chính cuộc
sống” viết ra…
+ Cách 2: Âm nhạc sẽ không xuất hiện và không làm rung động lòng người nếu cuộc
sống không kỳ diệu với muôn nghìn âm thanh trầm bỏng. Âm thanh là phương tiện
biểu hiện của âm nhạc cũng như ngôn ngữ làm nên thế giới văn chương. Nhà văn/nhà
thơ là kỹ sư tâm hồn với chất liệu ngôn ngữ trong tay, phải học hỏi sáng tạo để cấu
thành tác phẩm. Vậy nên, tác phẩm A của nhà văn/ nhà thơ B chính là khúc nhạc văn
chương sâu lắng nhất đã nói lên …(Nội dung tác phẩm) để lại trong trái tim bạn đọc
những dư vị thật ngọt ngào sâu sắc về giá trị văn chương + Ý nhận định.
Ví dụ: Andersen khẳng định “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu
chuyện do chính cuộc sống viết ra”, hãy chứng minh nhận định đó qua việc phân
tích tác phẩm “Anh Hai” dưới đâycủa Bùi Quang Minh?
Âm nhạc sẽ không xuất hiện và không làm rung động lòng người nếu cuộc
sống không kỳ diệu với muôn nghìn âm thanh trầm bỏng. Âm thanh là phương tiện
biểu hiện của âm nhạc cũng như ngôn ngữ làm nên thế giới văn chương. Nhà văn là
kỹ sư tâm hồn với chất liệu ngôn ngữ trong tay, phải học hỏi sáng tạo để cấu thành
tác phẩm. Và tác phẩm “Anh Hai” của nhà văn Bùi Quang Minh chính là khúc nhạc
văn chương sâu lắng nhất đã nói lên sự hi sinh cao đẹp của người anh dành cho gia
đình và các em, để lại trong trái tim bạn đọc những du vị thật ngọt ngào sâu sắc về
giá trị văn chương khiến ta nhận ra rõ câu chuyện “cố tích” đẹp nhất vẫn là do
“chính cuộc sống viết ra”.
+ Cách 3: Có những tác phẩm đi qua đời ta, giản dị và mong manh. Với những nhịp
đập mảnh mai, êm ái của trái tim, những rung động mơ hồ của cảm xúc nhưng để lại
trong ta một nốt nhạc ngân nga, ngân nga mãi. Những nốt nhấn cảm xúc ấy cứ đeo
đẳng, ám ảnh suốt một đời, làm ta xúc động và trăn trở. Phải chăng đó là những câu
thơ/ câu văn hay, đã đạt được phẩm chất đích thực của nghệ thuật và cũng chính là
những day dứt băn khoăn của người nghệ sĩ suốt một đời sống chết với văn chương
như tác giả A, đã gửi lại qua truyện ngắn/ thi phẩm B để khẳng định giá trị C (ý chính
nhận định).
Ví dụ: Đuy-blây có viết: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim”,
phân tích bài thơ sau đây để làm sáng tỏ quan điểm đó?
Cúc Dại
Tác giả: Nguyễn Thuyền
Thân là cúc dại mọc ven đường
Nhỏ nhặn quê mùa kém sắc hương
Nụ trắng đơn sơ nhiều kẻ chán
Hoa vàng giản dị chẳng người thương.
Âm thầm tỏ ngát trên đồng ruộng
Mạnh mẽ vươn cao giữa phố phường
Mặc có mưa giông và bão dập
Thì em vẫn đứng vững kiên cường.
 Có những tác phẩm đi qua đời ta, giản dị và mong manh. Với những nhịp đập
mảnh mai, êm ái của trái tim, những rung động mơ hồ của cảm xúc nhưng để lại
trong ta một nốt nhạc ngân nga, ngân nga mãi. Những nốt nhấn cảm xúc ấy cứ đeo
đẳng, ám ảnh suốt một đời, làm ta xúc động và trăn trở. Phải chăng đó là những câu
thơ hay, đã đạt được phẩm chất đích thực của nghệ thuật và cũng chính là những day
dứt băn khoăn của người nghệ sĩ suốt một đời sống chết với văn chương như tác giả
Nguyễn Thuyền, đã gửi lại qua thi phẩm “Hoa cúc dại” để khẳng định giá trị của
người nghệ sĩ sẽ mai là “thư kí trung thành của những trái tim”.

You might also like