Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CÂU HỎI NHẬN BIẾT

Câu 1. Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay đang là vấn đề
A. được quan tâm ở các thành phố lớn. B. đáng lo ngại ở các đô thị.
C. rất bức xúc ở cả thành thị và nông thôn. D. cần quan tâm ở thành thị và nông thôn.
Câu 2. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta là sớm ổn định
A. cơ cấu dân số. B. quy mô, cơ cấu dân số.
B. tốc độ gia tăng dân số. D. chất lượng dân số.
Câu 3. Nội dung nào sau đây thể hiện mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?
A. Tuyên truyền, giáo dục về kế hoạch hóa gia đình. B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số.
C. Nâng cao chất lượng dân số. D. Đầu tư đúng mức về công tác dân số.
Câu 4. Để góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay, nhà nước cần phải
A. phát triển sản xuất và dịch vụ. B. làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.
C. đầu tư đúng mức vấn đề việc làm. D. nâng cao sự hiểu biết của người dân.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không thể hiện mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm?
A. Phát triển nguồn nhân lực. B. Mở rộng thị trường lao động.
C. Giảm tỷ lệ thất nghiệp. D. Giảm tệ nạn xã hội.
Câu 6. Ngày dân số Việt Nam là ngày nào sau đây?
A. 26 tháng 12. B. 05 tháng 6.
C. 01 tháng 12. D. 19 tháng 8.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?
A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Nâng cao chất lượng dân số.
C. Phân bố dân cư hợp lí. D. Nâng cao sự hiểu biết của người dân.
Câu 8. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay nhằm
A. huy động nguồn vốn trong nhân dân. B. phát huy được tiềm năng lao động.
C. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động chất lượng cao. D. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

CÂU HỎI THÔNG HIỂU


Câu 1. Chất lượng dân số được đánh giá bằng những yếu tố nào sau đây?
A. Tinh thần, niềm tin, trí tuệ. B. Tinh thần, trí tuệ, mức sống.
C. Thể chất, trí tuệ, tinh thần. D. Thể chất, niềm tin, trí tuệ.
Câu 2. Biện pháp nào dưới đây của nhà nước có tác động trực tiếp tới nhận thức của người dânvề chính sách
dân số?
A. Tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA. B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc.
C.Tuyên truyền và giáo dục chính sách dân số. D.Ban hành pháp lệnh về dân số.
Câu 3.Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách giải quyết việc làm?
A.Theo học những ngành nghề có thu nhập cao. B. Chỉ tham gia học nghề ngắn hạn.
C.Theo học những nghề “hot” trong xã hội. D.Theo học những ngành nghề phù hợp với khả
năng.
Câu 4. Nâng cao chất lượng dân số là
A. đẩy mạnh công tác thông tintuyên truyền về chính sách dân số. B. nâng cao sự hiểu biết của người dân về vấn
đề dân số.
C. đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách dân số. D. phổ biến kiến thức về dân số đến mọi
người dân.
Câu 5. Chính sách phân bố dân cư hợp lí ở nước ta nhằm mục đích nào sau đây?
A. Khuyến khích đồng bào miền xuôi định cư ở vùng miền núi còn thưa thớt.
B. Sử dụng hợp lí nguồn lao động, khai thác tiềm năng kinh tế ở các vùng.
C. Giảm lao động thừa ở đồng bằng ven biển.
D. Thực hiện chính sách dân số của Nhà nước.

CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP


Câu 1. Nội dung nào dưới đây thể hiện vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương?
A. Hỗ trợ vốn cho người dân để phát triển sản xuất, kinh doanh.
B. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng của huyện.
C.Vận động người dân thu gom rác và để đúng nơi quy định.
D. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản xuất.
Câu 2. Chị C sau thời gian lựa chọn việc làm đã quyết định tiếp tục kinh doanh ngành nghề truyền thống của gia
đình. Trong trường hợp này, chị C đã thực hiện theo đúng nộ dung nào dưới đây?
A. Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm.
B. Phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.
C. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giải quyết việc làm.
D. Chủ trương của Nhà nước về chính sách giải quyết việc làm.
Câu 3. Huyện A có chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công của địa phương là nhằm
A. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhà nước.
B. khai thác nguồn vốn của người dân ở địa phương.
C. tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương.
D. tạo thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Câu 4. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chính sách dân số của nhà nước ta?
A. Trời sinh voi, sinh cỏ. B. Con đàn, cháu đống.
C. Dù gái hay trai chỉ hai là đủ. D. Đông con hơn nhiều của.
Câu 5. Hiện nay ở nước ta, khu vực thành thị có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì lí do cơ bản nào sau đây?
A. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.
B. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn.
C. Chất lượng lao động ở nông thôn còn thấp.
D. Đặc thù mang tính mùa vụ ở nông thôn.

CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Gia đình M làm nghề dệt chiếu, M rất tự hào về nghề truyền thống của gia đình nhưng các bạn của M thì
tỏ vẻ mỉa mai, cười chê và bảo M không nên theo nghề đó. Trong trường hợp này, M nên lựa chọn cách ứng xử
nào sau đây?
A. Không quan tâm đến thái độ của các bạn.
B. Vẫn tôn trọng nghề truyền thống của gia đình.
C. Không quan tâm vì đó là chuyện của ba mẹ.
D. Khuyên gia đình chuyển sang làm nghề khác.
Câu 2. Anh A tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Để có thu nhập A đã tự tạo việc làm cho mình
bằng cách mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống, nhưng lại bị bố mẹ phản đối. Trong trường hợp này, Anh
A nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không quan tâm ý kiến của bố mẹ. B. Nghe theo lời bố mẹ.
C. Giải thích cho bố mẹ hiểu. D. Chờ xin được việc làm.
Câu 3. Gia đình bạn A có hai chị em gái nên bố mẹ bạn muốn có them con trai. Trong trường hợp này, bạn A
nên chọn cách ứng xử nào phù hợp với chính sách dân số?
A. Góp ý, động viên bố mẹ chấp hành chính sách dân số. B. Không quan tâm vì đó là chuyện của bố
mẹ.
C. Khuyến khích bố mẹ sinh thêm em. D. Thông báo cho chính quyền địa phương.

BÀI 12. CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CÂU HỎI NHẬN BIẾT


Câu 1. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường.
B. tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.
C. sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
D. khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. nhà nước và mỗi công dân. B. cơ quan có thẩm quyền.
C. nhà nước và Bộ Tài nguyên - Môi trường. D. tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 3. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. Bảo tồn đa dạng sinh học. B. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
C. Nâng cao chất lượng mội trường. D. Bảo vệ môi trường.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước ta?
A. sử dụng hợp lí tài nguyên. B. khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế.
C. ngăn chặn tình trạng hủy hoại tài nguyên. D. áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước ta?
A. tăng tỉ lệ che phủ rừng. B. bảo tồn đa dạng sinh học.
C. xây dựng hệ thống xử lí chất thải. D. chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Câu 6. Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. Xây dựng nếp sống vệ sinh, văn minh đô thị.
B. Đẩy mạnh hoạt động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường.
C. Ban hành các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Thường xuyên xây dựng ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 7. Bảo vệ tài nguyên và môi trường là trách nhiệm của
A. Đảng và nhà nước. B. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.
C. các cơ quan chức năng. . D. lực lượng thanh niên.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Khai thác nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế. B. Nâng cao chất lượng môi trường.
C. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường. D. Áp dụng công nghệ hiện đại.

CÂU HỎI THÔNG HIỂU


Câu 1. Hoạt động nào sau đây góp phần bảo vệ tài nguyên?
A. Không được săn bắn các động vật sống trong rừng. B. Không được sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi.
C. Trồng cây gây rừng sau khi khai thác rừng. D. Không được vứt rác bừa bãi.
Câu 2. Đâu không phải là hoạt động bảo vệ môi trường?
A. Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. B. Ứng phó với sự cố môi trường.
C. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. D. Khai thác rừng tự do.
Câu 3. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Đốt các loại chất thải. B. Chôn chất thải độc hại vào đất.
C. Tái chế, tái sử dụng các loại chất thải. D. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.
Câu 4.Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt. B. Kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm.
C. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên. D. Dùng điện để đánh bắt thủy hải sản.
Câu 5. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Tiết kiệm ngân sách nhà nước. B. Tái chế các loại chất thải công nghiệp.
C. Sử dụng màng phủ ni-lông trong nông nghiệp. D. Tiết kiệm điện trong sinh hoạt.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bảo vệ môi trường?
A. Quản lí chất thải độc hại. B. Sử dụng xăng sinh học.
C. Sử dụng túi ni-lông. D. Phân loại rác tại nguồn.

CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP


Câu 1. Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Đổ tập trung vào bãi rác. B. Đốt và xả khí lên cao.
C. Phân loại và tái chế. D. Chôn sâu.
Câu 2. Khi phát hiện hành vi hủy hoại môi trường em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây nhằm thể hiện trách
nhiệm của một công dân?
A. Xử lí hành vi vi phạm đó. B. Cùng tham gia khắc phục hậu quả.
C. Lên án, phê phán hành vi đó. D. Gọi mọi người đến cùng xử lí.
Câu 3. Khi đi chơi công viên, em nhìn thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi, em sẽ chọn cách giải quyết nào sau
đây nhằm thể hiện trách nhiệm của một công dân?
A. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường. B. Nhắc nhở và góp ý họ phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
C. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook. D. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên.
Câu 4.Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi tắm biển.Sau khi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia
đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em có nhận xét gì về việc làm đó?
A. Là việc làm bình thường, không cần quan tâm.
B. Là việc làm thực hiện đúng quy định về vệ sinh nơi công cộng.
C. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường. D. Là việc làm không được khuyến khích nơi công
cộng.
Câu 5. Khi phát hiện nhà máy X xả thải chưa được xử lí xuống sông, em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây
nhằm thể hiện trách nhiệm của một công dân?
A. Lờ đi coi như không biết. B. Báo cho cơ quan công an .
C. Ngăn chặn việc xả nước thải ra môi trường. D. Đến gặp chủ nhà máy để đe dọa.
Câu 6. Khi em nhìn thấy xe chở động vật quý hiếm đi tiêu thụ, em sẽ chọn xử lí làm nào dưới đây?
A. Không quan tâm vì đó là việc của nhà nước. B. Báo với cơ quan chức năng.
C. Theo dõi và giải cứu các con vật đó . D. Ngăn chặn không cho họ di chuyển.

BÀI 13. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA.

CÂU HỎI NHẬN BIẾT


Câu 1. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
B. Nâng cao, đào tạo lực lượng lao động, bồi dưỡng sinh viên.
C. Nâng cao hiểu biết, đào tạo công nhân, bồi dưỡng thế hệ tương lai.
D. Nâng cao trình độ học vấn, đào tạo tri thức, bồi dưỡng học sinh.
Câu 2. Giáo dục và đào tạo nước ta được coi là quốc sách hàng đầu vì giáo dục và đào tạo là
A. động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. phương hướng để xây dựng nền văn hóa mới.
D. là mục tiêu của chính sách khoa học và công nghệ.
Câu 3. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách Giáo dục và Đào tạo ở nước ta là
A.nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
B. nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
C. nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa.
D. nâng cao hiệu quả các hoạt động khoa học và công nghệ.
Câu 4. Đảng và nhà nước ta khẳng định khoa học và công nghệ là
A. quốc sách hàng đầu. B. nhân tố cạnh tranh.
C. chiến lược phát triển. D. yếu tố quyết định.
Câu 5. Ý nào sau đây đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?
A. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
D. Tạo tiền đề để phát triển đất nước.
Câu 6. Một trong những biện pháp để thực hiện phương hướng Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ là
A. hoàn thiện hệ thống pháp lí , nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ.
B. đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học và công nghệ.
C. tăng số lượng đội ngũ cán bộ khoa học. D. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 7. Nội dung cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến là
A. lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc lâu dài.
C. tư tưởng tiến bộ, nhân đạo và những thành tựu trên các lĩnh vực của nhân loại.
D. giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc và thế giới.
Câu 8. Một trong những phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
A. làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của
nhân dân.
B. xây dựng nền văn hóa phản ảnh được bản sắc Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
C. tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, xây dựng đội ngũ lao động có tri thức.
D. kế thừa và phát huy những kinh nghiệm xây dựng nền văn hóa tiến bộ của các quốc gia trên thế giới.
Câu 9. Một trong những phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là:
A. kế thừa và phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
B. đổi mới cơ chế quản lí văn hóa.
C. tập trung vào nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới.
D. nhà nước ưu tiên đầu tư cho các hoạt động văn hóa.
Câu 10. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa mang đặc trưng nào sau đây?
A. Nền văn hóa chứa những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh của dân tộc.
B. Nền văn hóa có từ lâu đời của dân tộc có số dân lớn nhất.
C. Nền văn hóa thể hiện sức sống của các dân tộc ở Việt Nam.
D. Nền văn hóa thể hiện nét đặc trưng của dân tộc có số dân đông nhất.
Câu 11. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là
A. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.
B. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.
Câu 12. Nội dung nào sau đây được xác định là phương hướng để phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta?
A. Đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. B. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và
công nghệ.
C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. D. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.
Câu 13.Sự nghiệp giáo dục – đào tạo được nhà nước nước ta được coi là quốc sách hàng đầu vì nó
A. có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh.
B. là điều kiện để phát huy mọi nguồn lực.
C. là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH.
D. là điều kiện cần và đủ để phát triển đất nước.
Câu 14. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục và đào tạo cần
phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào sau đây?
A. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực.
B. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục.
C. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học. D. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học
công nghệ.
Câu 15. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào có đặc trưng nào sau đây?
A. Tiếp thu văn hóa của các nước trên thế giới. B. Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ.
C. Chứa đựng các giá trị của văn hóa truyền thống. D. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết.
Câu 16. Nội dung nào sau đây được xác định là phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc ở nước ta?
A. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa. B. Nâng cao hiệu quả các hoạt đông văn hóa.
C. Phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại D. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Câu 17. Nội dung nào sau đây được xác định là phương hướng để phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta?
A. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ. B. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. D. Coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Câu 18. Để xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ, nhà nước cần coi trọng việc
A. nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
B. đổi mới khoa học và công nghệ.
C. hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.
D. thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Câu 19. Đảng và nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là
A. Quốc sách hàng đầu. B. vấn đề cấp bách hiện nay.
C. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước. D. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia.
Câu 20. Phương án nào sau đây đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?
A. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH.
C. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. D. Tiền đề để phát triển đất nước.

CÂU HỎI THÔNG HIỂU


Câu 1. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội học tập, người giỏi được phát huy tài năng là nội dung nào
trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta?
A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C. Mở rộng quy mô giáo dục. D. Nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Câu 2. Nhà nước ta tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm
A.tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới. B. mở rộng quy mô giáo dục.
C. đa dạng hóa các hình thức giáo dục. D. mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.
Câu 3. Nhà nước áp dụng chính sách sách tín dụng ưu đãi đối với các sinh viên trường đại học, cao đẳng có
hoàn cảnh khó khăn là thực hiện
A. xóa đói giảm nghèo. B. ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C.công bằng xã hội trong giáo dục. D. xã hội hóa giáo dục.
Câu 4.Ý nào sau đây không phải là phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ?
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. B. Chuyển giao công nghệ phục vụ nông nghiệp.
C. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. D. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
Câu 5. Anh A luôn đầu tư nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật trong sản xuất. Việc làm của anh A
là tham gia thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Giáo dục và Đào tạo. B. Khoa học và công nghệ.
C. An ninh và quốc phòng. D. Tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Câu 6. Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học công nghệ nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
B. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
C. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.
D. Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Câu 7. Việc làm nào sau đây không phải là tham gia xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?
A. Giữ gìn các hủ tục của các dân tộc thiểu số. B. Sử dụng tiếng Anh trong công việc.
C. Dạy tiếng Anh cho trẻ từ bậc tiểu học. D. Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Câu 8. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng đối với học sinh dân tộc thiểu
số là thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng xa. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Câu 9. Việc làm nào dưới đây là tham gia thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Hưởng ứng Giờ Trái đất. B. Quyên góp ủng hộ quỹ vì người nghèo.
C. Tổ chức thi sáng tạo Robocon cho sinh viên. D. Trao học bổng cho học sinh, sinh viên.

You might also like