Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ

Phân môn : Địa lý


I TRẮC NGHIỆM
1 Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình :

 Địa hình đồi núi

 Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:


 + Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
 + Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.
 + Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi
(trung du) phát triển mở rộng.
 + Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như
vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
 - Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
 + Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m,
nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy
Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở
chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
 + Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các
vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...
 - Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:
 + Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
 + Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên
2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).
 + Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải
miền Trung.
 - Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.
 + Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng
Trường Sơn Bắc.
 + Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn
Nam không đối xứng.
 + Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt
phủ đất đỏ badan.
 + Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao
trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang
Biang (2 167 m),...
 + Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa
hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi
cao tới 200 m.
 Địa hình đồng bằng
 Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng
bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
 * Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long.
 - Đồng bằng sông Hồng:
 + Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông
Thái Bình bồi đắp.
 + Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam
có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông
ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đ ắp phù sa h ằng
năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.
 - Đồng bằng sông Cửu Long:
 + Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê
Công bồi đắp.
 + Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh
hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có
một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và
đầm lầy như vùng U Minh,…
 * Đồng bằng ven biển miền Trung:
 - Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông
hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.
 - Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình
Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có di ện tích
lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.
 Địa hình bờ biển và thềm lục địa
 Bờ biển: dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ
biển bồi tụ (vùng đồng bằng như châu thổ sông Hồng, sông Cửu
Long) và bờ biển mài mòn (chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ
Đà Nẵng đến Vũng Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng hải
cảng, du lịch,...
 Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không
quá 100 m, có nhiều dầu mỏ.
2 Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam

+ Ở miền bắc : nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, n ửa sau
mùa đông thời tiết lạnh ẩm , có mưa phùn .

+ Ở miền nam : Tín Phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho
Nam Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ

3 Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên
khoáng sản Việt Nam

Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000
mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.
+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có
trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển
của tự nhiên.
Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:
+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.
+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là
Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
4 Tên 1 số loại khoáng sản

Khoáng sản nhiên liệu: dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, than nâu, than bùn...

- Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, chì, nhôm, thiếc, vàng, kẽm,...

- Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, sét, cát trắng, đá quý, a-pa-tit,...

- Nước ngầm: nước khoáng và nước ngầm.

II Tự luận
1 Trình bày và giải thích đặc điểm chung của tài nguyên khoáng
sản VN

 Đặc điểm chung

+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng

+ VN đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có tr ữ l ượng trung


bình và nhỏ

+ Phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở mi ền B ắc, mi ền


Trung và Tây Nguyên

 Giải thích

+ Do khoáng sản VN được hình thành do sự tác đ ộng c ủa nhi ều


nhân tố, như vị trí địa lí , địa chất ,….

2 Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí h ậu VN : phân hoá


bắc nam , phân hoá theo đai cao

 Phân hoá bắc nam


 Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:
 + Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.
 + Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và n ửa cu ối
mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
 - Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:
 + Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng
nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;
 + Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

 Phân hoá theo đai cao

từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đ ến đ ộ
cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa h ạ nóng,
nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và
lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu c ận nhi ệt đ ới gió mùa
trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, l ượng m ưa và
độ ẩm tăng lên.

- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đ ới gió mùa trên núi, t ất c ả
các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.

4 Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu ( tự làm )

--------------------------------------- THE END


---------------------------------------------------------

CHÚC KHÔNG CÓ TẾT

You might also like