Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Ngày 1: Overview về giải pháp API Connect

I, Tìm hiểu mục đích, chức năng của giải pháp API Connect
1. Mục đích tích hợp các ứng dụng bằng việc xây dựng các API:
 Cho phép việc chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các ứng dụng một cách anh toàn.
 Tự động hóa kết nối các ứng dụng.
2. Chức năng quản lý API:
a. Về phía người phát triển API:
 Dễ dàng thiết kế, xây dựng các API.
 Quản lý truy cập: Configure Security, Authenticate. Các policies được
xây dựng sẵn, có thể tự động cấu hình mà không cần người phát triển
phải code.
 Tái sử dụng các API giữa các môi trường.
 Thống kê việc sử dụng.
b. Về phía người khai thác API, phát triển ứng dụng:
 Thông qua Portal, người khai thác API có thể dễ dàng tìm kiếm, sử dụng
các API cần thiết.
 Thống kê việc sử dụng.

Kết luận mục đích, chức năng của giải pháp:

 Dịch vụ tự động tạo API đến dữ liệu, microservices, ứng dụng doanh nghiệp.
 Nhanh chóng tổ chức, public, phân tích mọi API qua các chu trình.
 Có các chính sách xây dựng sẵn để bảo đảm an toàn, giúp API truyền dữ liệu đến
một cách nguyên vẹn
 Có công cụ giúp người sử dụng tìm kiếm API, tài liệu về API trên Portal
 Bản chất của APIC là việc tích hợp các ứng dụng với nhau qua việc xây dựng, quản
lý và chia sẻ các API.
II, Tìm hiểu các thành phần của giải pháp
1. Gateway:
 Cổng kết nối các API tới các application (ứng dụng)
 Các ứng dụng muốn sử dụng API thì phải thông qua gateway
2. Analytics:
 Elastic Stack – trực quan hóa để quan sát thống kê việc sử dụng các API
 Ai dùng API gì, API nào được sử dụng nhiều, lượng sử dụng, ...
 Dựa vào các đồ thị mà người quản lý có cơ sở để quyết định các chính sách cho
API.
3. Portal:
 CMS dành cho người sử dụng các API - những người phát triển ứng dụng.
 Giúp người sử dụng tìm thấy các API để đăng kí và sử dụng.
 Tìm và đọc được tài liệu đặc tả các API
4. API Management:
 Sử dụng các giao diện như API Manager.
 Nơi phát triển các API.
 Cấu hình các API, phân quyền, quản lý truy cập.
 Ghi tài liệu các API Document.
 Publish các API lên Portal.
5. Công cụ phát triển các API:
 Các công cụ hỗ trợ việc phát triển các API cho API Manager, tạo API mà không
cần code
 Cung cấp giao diện cho người phát triển API giúp dễ dàng xây dựng API như
Toolkit, CLI, YAML.
III, Tìm hiểu kiến trúc của giải pháp

1. Vị trí của các thành phần


 Gateway được đặt ở vùng DMZ, kết nối các ứng dụng từ môi trường mạng bên
ngoài với các API trong mạng nội bộ.
 Portal, Management, Analytic (các thành phần phát triển và quản lý API) được
đặt trong mạng nội bộ.
 Người khai thác API khi muốn tìm kiếm, sử dụng các API thông qua Portal thì
trước hết phải thông qua Web Application Firewall tại DMZ.
2. Có thể được triển khai ở trên Cloud hay on Premise:
Trong sơ đồ này, gateway được trển khai trên cả Cloud và Premise, Manager được đặt trên Premise.

Với trường hợp này thì Manager được đặt tại IBM Cloud, có thể được quản lý bởi IBM.

3. Việc kết nối giữa các thành phần:


 App Developer xem các API, tài liệu mô tả từ Portal
 Các ứng dụng do app developer thực hiện thì sẽ truy cập qua gateway để sử
dụng các Interaction API
 Gateway cũng có thể được sử dụng để test và giám sát việc truy cập, sử dụng
các API. Thông tin được Analytics thu thập nhằm trực quan hóa, tạo thành dữ
liệu để thống kê.
 Manager quản lý API được đưa lên Gateway, phát triển các API. Configure
Security Policies, Authenticate API. Quản lý Portal, publish các API, API
documentation.

You might also like