Phần 1 Câu Hỏi Tự Luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Phần 1 Câu hỏi tự luận.

Mô tả mạch máu nuôi dưỡng cho não và


áp dụng?
Áp dụng
- ĐM cảnh trong là ĐM chính cấp máu cho não và mắt nên thắt nguy
hiểm vì não không chịu được thiếu máu kéo dài.
- Khi thắt ĐM cảnh ngoài ở thấp dòng máu xoáy ngược trở lại rất lớn
gây biến chứng sang ĐM cảnh trong giống như là bị thắt nên không
được thắt ĐM cảnh ngoài ở quá thấp.
- Ở bệnh nhân bị xơ vữa ĐM hay có các hội chứng về tim, có nguy cơ
tạo cục máu đông tới mạch máu não làm tắc mạch máu não gây đột
quỵ.
- Động mạch trước ngoài có nhánh vân hay bị tổn thương, còn gọi là
ĐM ưa chảy máu Charcot.
Phần 1 Câu hỏi tự luận. Mô tả dây thần kinh sinh ba và áp dụng?
Dây tam thoa hay dây sinh ba hay dây V: là một dây hỗn hợp, nhận
cảm giác ở mặt, ở mắt, ở mũi
và miệng; vận động cơ nhai.

Dây TK sinh ba:


- Là 1 dây hỗn hợp, nhận cảm giác ở mặt, ở mắt, ở mũi và ở miệng;
vận động cơ nhai.
- Có 2 rễ như ở dây TK sống :
+ Rễ vận động tách ở 2 nhân :
• Nhân chính (nhân nhai) ở cầu não.
• Nhân phụ từ trung não xuống (coi như 1 nhân thực vật).
+ Rễ cảm giác : từ hạch Gasser tách ra làm 3 nhánh : Nhánh mắt,
nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới.
Cả hai rễ đều tách ra ở mặt bên cầu não rồi chui vào hố Meckel, rễ
cảm giác vào hạch Gasser, cò rễ vận động luồn dưới hạch.
Dây mắt
- Nguyên ủy và đường đi: Từ hạch Gasser qua thành ngoài xoang TM
hang tới khe bướm vào mắt chia 3 nhánh .
- Chi phối:
+ Nhánh lệ: chi phối trong mi trên và thành ngoài ổ mắt
+ Nhánh trán: chạy sát trần ổ mắt, nhận cảm giác ở trán, mũi và mi
trên.
+ Nhánh mũi: cảm giác ở hạch mắt, nhãn cầu, xoang sàng, xoang
bướm, đường lệ và da sống mũi
Dây hàm trên
- Nguyên ủy và đường đi: Từ hạch Gasser chạy ra trước qua thành
ngoài xoang TM hang, qua lỗ tròn to ra sọ, qua hố chân bướm hàm,
qua ống dưới ổ mắt rồi tận hết ở lỗ dưới ổ mắt.
- Chi phối :
+ Vùng thái dương giữa, dưới ổ mắt tới môi trên, niêm mạc mũi,
miệng, màn hầu, toàn bộ răng hàm trên.
+ Tách nhánh màng não chi phối cho vùng thái dương đỉnh.
+ Mang các sợi TV của dây VII’ (tiết nước mắt, nước mũi)
Dây hàm dưới
- Nguyên ủy và đường đi :
Có 2 rễ :
+ Rễ vận động (dây V) từ 1 nhân xám ở cầu não
+ Rễ cảm giác từ hạch Gasser
Hai rễ tới hỗ bầu dục thì tụm lại để ra ngoài sọ, vào khu chân bướm
hàm và phân nhánh.
+ Nhánh quặt ngược đi vào màng não qua lỗ tròn bé
+ Nhánh tận vận động cơ nhai, màn hầu, cơ búa.
+ Cảm giác 2/3 trước lưới, niêm mạc má, da từ cằm, môi dưới tới thái
dương và răng hàm dưới
+ Nhận sợi vị giác của dây VII’ tới 2/3 trước lưỡi. Mang sợi tiết dịch
của dây VII’ vào tuyến
nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm và sợi tiết dịch của dây IX vào tuyến
mang tai.
Áp dụng
- Khi nhổ răng hàm dưới, phải gây tê ở lỗ ống răng dưới (cạnh gai
spix) nơi dây răng dưới (nhánh tận của dây hàm dưới) cùng động
mạch chui vào.
- Khi dây bị liệt hay đứt sẽ gây mất cảm giác vùng trán, vùng mũi và
vùng mi trên (là vùng được chi phối bởi nhánh mắt là nhánh cảm
giác).
- Khi dây bị tổn thương sẽ không nhai được gây lệch hàm (vì nó chi
phối cho các cơ nhai), màng nhĩ không căng được (do nó chi phối cho
cơ búa), ...
- Khi dây bị tổn thương sẽ làm khô mắt (do nó mang các sợi thực vật
của dây VII’ - là các sợi tiết nước mắt).
Phần 1. Mô tả các màng não và áp dụng ? (4đ)
Não và tủy là cơ quan quan trọng vì vậy chúng được bảo vệ tốt hơn.
Ngoài hộp sọ và cột sống, chúng được bảo vệ bởi 3 lớp màng, từ
ngoài vào trong gồm: màng cứng, màng nhện, màng mềm.
Mô tả
- Màng cứng: gồm màng cứng não và màng cứng tủy sống.
+ Màng cứng não
• Dai, khó bị rách trong chấn thương sọ vùng mà nó không dính vào
xương, chỗ dính chặt vào xương thì rách theo đường xương vỡ.

• Màng não cứng dính vào xương sọ nhưng không đều ở các vị trí: ở
vòm sọ dính ít, ở
vùng chẩm dính không chắc, ở vùng thái dương hầu như không dính
(giới hạn: trên là
liềm đại não, dưới là bờ trên xương đá, trước là bờ sau cánh nhỏ
xương bướm, sau là trước ụ chẩm trong 2cm); ở nền sọ dính chặt vào
các mấu, các mỏm, các lỗ các khe như: mào gà, mỏm yên, bờ trên
xương đá, cánh nhỏ xương bướm.
• Gồm 2 lớp, thường dính sát vào nhau, tách ra rõ rệt nhất ở các xoang
tĩnh mạch. Lớp trong nhẵn bóng dính vào lá thành màng nhện, từ mặt
trong tách ra các vách ngăn các phần hộp sọ. Có 5 vách ngăn đó là:
▪ Liềm đại não: ngăn cách 2 bán cầu đại não.
▪ Liềm tiểu não: ngăn cách 2 bán cầu tiểu não.
▪ Lều tiểu não: ngăn cách giữa tiểu não ở dưới và đại não ở trên.
▪ Lều tuyến yên: căng giữa 4 mỏm yên.
▪ Lều hành khứu: căng ở trên mảnh sàng và ép hành khứu vào xương.
- Màng nhện
Có 2 lớp, bao bọc não và tủy, nằm giữa màng cứng và màng mềm.
Giữa 2 lá - khoang nhện, giữa màng nhện và màng cứng - khoang
dưới cứng, cả 2 khoang này đều
là khoang áo, giữa màng nhện và màng mềm là khoang dưới nhện
chứa dịch não tủy.
+ Đi ngang qua các khe, các rãnh bề mặt não mà không đi sâu như
màng mềm (trừ ở
rãnh gian bán cầu), trên: mỏng và trong; nền não màng dày hơn đục
hơn; và không có ở tuyến yên.
+ Tạo ra 1 khoang rộng ở giữa 2 thùy thái dương và mặt trước cầu
não.
+ Có các hạt nhện là các nụ nhỏ tạo thành búi, xuyên qua màng cứng,
nằm dọc theo xoang TM sọ, có thể đào sâu vào xương. Chức năng
hấp thu dịch não tủy vào các xoang TM sọ
- Màng mềm (màng nuôi)
+ Đi sâu vào các khe, các rãnh, cùng với các mạch máu tạo nên các
đám rối màng mạch não thất 3, 4, bên.
+ Bao bọc các ĐM đi vuông góc vào trong não và các nhân xám dưới
vỏ.
+ Khoang dưới nhện ở não rộng hơn ở tủy gồm 3 khoang: Bể Sylvius,
bể gian cuống, bể hành - tiểu não.
Áp dụng
- Ở vùng thái dương màng não cứng không dính vào xương sọ và
vùng này có ĐM màng não giữa
chạy qua đào thành rãnh trong xương nên khi chấn thương sọ vùng
này, ĐM dễ bị rách, chảy máu
sẽ bóc tách màng cứng, gây ra ổ máu tụ ngoài màng cứng rất nguy
hiểm.
- Vì 1 lý do nào đó mà dịch não tủy lưu thông kém với các xoang TM
sọ hoặc đường lưu thông bị
tắc, khiến dịch não tủy ngày càng ứ đọng nhiều gây nên hội chứng
tăng áp lực nội sọ sẽ chèn ép
các thành phần gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng nguy hiểm
Phần 1. Mô tả cấu tạo, mạch, thần kinh vùng mông và áp
dụng(4đ)
Vùng mông gồm các phần mềm che lấp mặt sau ngoài xương chậu và
khớp chậu đùi. Là một vùng
quan trọng, có nhiều cơ, đặc biệt nhiều mạch máu thần kinh từ trong
chậu hông đi ra.
Cấu tạo
- Da và tổ chức dưới da: có nhiều tổ chức mỡ và các nhánh TK nông
+ Ở trên: nhánh dây TK liên sườn XII
+ Ở dưới: TK đùi bì sau
+ Ở ngoài: TK đùi bì ngoài
- Mạc nông: chia 2 lá bọc cơ mông lớn; xuống dưới dính vào mạc đùi,
ra ngoài dính dải chậu chày
và cơ căng mạc đùi.
- Cơ: chia 2 loại
+ Cơ chậu hông mấu chuyển: tác dụng duỗi, dạng, xoay đùi.
+ Cơ ụ ngồi mấu chuyển: tác dụng xoay ngoài đùi.
Phân làm 3 lớp cơ:
+ Nông: cơ mông lớn, cơ căng mạc đùi.
+ Giữa: cơ mông nhỡ.
+ Sâu: cơ mông bé, 2 cơ sinh đôi, 2 cơ bịt, cơ hình lê, cơ vuông đùi.
- Cân sâu: giữa 2 lớp cơ có cân mông, trên dính mào chậu, dưới là cân
đùi.
Mạch và thần kinh
❖ Bó mạch TK trên cơ hình lê
+ ĐM mông trên:
• Ngành cùng của thân sau ĐM chậu trong
• Chia 2 ngành, cấp máu cho 3 cơ mông
• Nối với ĐM mông dưới và ĐM mũ đùi ngoài.
+ TK mông trên
• Thân thắt lưng cùng và TK cùng I hợp thành
• Thường nằm ngoài ĐM
• Chia 2 ngành, chi phối cơ mông bé, mông nhỡ và cơ căng mạc đùi
❖ Bó mạch TK dưới cơ hình lê
- TK đùi bì sau:
• Tách từ dây sống cùng I, II, III.
• Cảm giác da, cơ quan sinh dục ngoài.
- TK ngồi:
• Gồm
▪ TK mác chung: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II.
▪ TK chày: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II, III.
• Chi phối cảm giác và vận động cho chi dưới.
• Đi trước cơ mông lớn, sau nhóm cơ chậu hông mấu chuyển tới vùng
đùi.
- Bó mạch TK mông dưới:
+ ĐM mông dưới
• Ngành cùng của ĐM chậu trong
• Chia 2 ngành:
▪ Ngành lên cấp máu cơ mông, nối với ĐM mông trên
▪ Ngành xuống cấp máu cho cơ đùi sau, nối với ĐM mũ đùi, các
nhánh xiên
ĐM đùi sâu.
+ TK mông dưới: vận động cơ mông lớn.
- Bó mạch TK thẹn:
+ ĐM thẹn trong: đi từ khuyết hông to dưới cơ hình lê vòng qua gai
ngồi tới khuyết ngồi bé
tới ống thẹn vào vùng đáy chậu, bộ phận sinh dục,...
+ TK thẹn:
• TK cùng II, III, IV
• Đi theo ĐM
Áp dụng
- TK ngồi bị viêm hay bị tổn thương do trật khớp hông, gãy xương
chậu, tiêm không đúng dẫn đến
không gấp được cẳng chân, không đứng được trên gót chân, ngón
chân ảnh hưởng đến động tác đi
bộ. Thăm khám dây TK ngồi bằng cách ấn vào điểm Valleix (từ ụ
ngồi tới mấu chuyển lớn trên
xương đùi).
- Tiêm mông: 1/4 trên ngoài vì vùng này mạch máu đã chia nhỏ, ít TK
+ Đường ngang: gốc rãnh liên mông ra ngoài.
+ Đường dọc: đường thẳng góc và đường ngang, cách rãnh liên mông
2 đến 3 khoát ngón
tay.
- Các ĐM mông trên đều thắt được.
- Sau ĐM có 1 đám rối tĩnh mạch nên bộc lộ mạch khó.
- ĐM mông dễ bị tổn thương khi xương chậu gãy, rạn hay tiêm mông
bị áp xe lan tới.
- Tìm ĐM mông: dựa vào cơ hình lê(vạch từ gai chậu sau trên tới cơ
mông lớn xương đùi) do ĐM ở trên cơ này.
Phần 1: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo vùng vai nách; phân tích mối liên quan
của các thành phần chính trong ổ nách và áp dụng?
Chi trên dính vào thân bởi vai và nách. Đây là vùng trung gian qua lại của mạch
máu và thần kinh từ cổ xuống chi trên và ngược lại.
Vị trí, giới hạn
Vùng vai nách là tất cả các phần mềm nằm ở khoảng giữa xương cánh tay và
khớp vai ở ngoài, thành ngực ở trước trong, khu vai ở sau.
Nách được coi là 1 hình tháp 4 cạnh với 4 thành (trước, sau, trong, ngoài), 1
nền ở dưới và 1 đỉnh ở trên.
Cấu tạo
4 thành, 1 đỉnh, 1 nền.
- Thành trước: có xương đòn nằm ngang hình chữ S, lồi ở trong, lõm ở ngoài.
Từ nông vào sâu:
+ Lớp da, tổ chức dưới da và lá cân nông: giữa 2 chẽ cân nông ở nách là nguyên
ủy của các cơ bám da cổ, trong lớp dưới da có nhánh thần kinh trên đòn
+ Cân cơ nông: cơ ngực to được bọc trong 1 cân cơ ngực. Giữa 2 cơ Delta và cơ
ngực to có rãnh Delta ngực, trong đáy rãnh có thể sờ thấy mỏm quạ.
+ Cân cơ sâu: có 3 cơ là cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay được bọc
trong cân đòn quạ nách gồm cân đòn ngực và dây chằng treo nách. Giữa 2 lớp là
1 khoang chứa mỡ và TK cơ ngực to, 1 vài nhánh của ĐM cùng vai ngực phân
nhánh ở mặt sau cơ ngực to
- Thành sau: tạo bởi xương vai, cơ dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn to, tròn bé.
Hai cơ tròn và xương cánh tay tạo thành tam giác cơ tròn, đầu dài cơ tam đầu đi
qua đây chia làm 2 phần:
+ Tam giác bả vai tam đầu: ĐM vai dưới đi qua.
+ Tứ giác Velpeau: bó mạch TK mũ đi qua.
Phần dài cơ tam đầu, bờ dưới cơ tròn to và xương cánh tay tạo nên tam giác
cánh tay tam đầu, có bó mạch TK quay đi qua
- Thành trong: cơ răng to bám từ 9 xương sườn trên đến bờ trong xương bả vai.
- Thành ngoài: tạo bởi xương cánh tay, cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay, cơ Delta.
- Đỉnh: là khe giữa xương sườn 1 và xương đòn, ngoài khe có mỏm quạ, ĐM
nách và nhánh của
đám rối TK cánh tay đi qua khe xuống nách.
- Da: mềm, có Nền: có 4 lớp
+ Nhiều lông, tuyến mồ hôi.
+ Tổ chức dưới da: có nhiều các cuộn mỡ.
+ Cân nông: rất mỏng, căng từ cơ ngực to đến cơ lưng to.
+ Cân sâu: là cân sâu của cơ ngực bé và là chẽ gân của dây chằng treo nách đi
từ dây chằng treo nách ở trước đến cơ lưng to ở sau. Bên ngoài dính vào cơ quạ
cánh tay, trong phủ cơ răng to rồi bám vào xương bả vai tạo thành cung nách –
nơi mạch và TK chạy qua xuống cánh tay
Mối liên quan
Trong nách có: bó mạch nách, đám rối TK cánh tay và các nhánh của nó, bạch
huyết, ngoài ra còn có tổ chức mỡ nhão
Lấy ĐM nách làm mốc, ta có mối liên quan của các thành phần như sau:
- Liên quan xa (với các thành phần của ổ nách): từ giữa xương đòn, ĐM chạy
chếch xuống dưới ra ngoài, lúc đầu rất gần thành trong, sau gần thành ngoài và
thành trước

- Liên quan gần (với các thành phần trong ổ nách): có cơ ngực bé chạy ngang
trước ĐM, chia làm 3 đoạn liên quan:
+ Đoạn trên cơ ngực bé: rất gần thành trước, ngay sau cân đòn ngực, tất cả các
thân TK đều ở phía ngoài ĐM, khi tạo thành các thân TK thì quây xung quanh
ĐM.
+ Đoạn sau cơ ngực bé:
Ngoài: TK cơ bì.
Trước: TK giữa, 2 rễ trong ngoài.
Trong: giữa ĐM và TM có TK trụ, TK bì cánh tay trong, trong TM có TK bì
cẳng tay trong
Sau: TK quay, TK mũ.
+ Đoạn dưới cơ ngực bé: chỉ còn TK giữa ở trước ngoài ĐM, liên hệ mật thiết
với ĐM.
- TM nách: do 2 TM đi từ dưới lên trên rồi hợp lại thành, TM nách ở phía trong
ĐM. Đến gần xương đòn thì ra trước ĐM.
- Bạch huyết: có 3 toán hạch lần lượt trải dọc bó mạch nách, ĐM ngực ngoài và
vai dưới.
Áp dụng
- Tìm Động Mạch nách:
+ Lý thuyết cổ điển: quai TK ngực ôm lấy phía trước ĐM nách.
+ Lý thuyết hiện đại: tìm ĐM trong chạc 3 TK giữa, ôm lấy ĐM nách.
- Thắt ĐM nách: thắt ở trên chỗ tách ra của ĐM vai dưới (tìm ĐM vai dưới
trong tam giác bả vai tam đầu), do có các vòng nối quanh vai (các nhánh vai
trên, vai sau của ĐM dưới đòn nối với nhánh vai dưới của ĐM nách); quanh
ngực (nhánh ngực trong của ĐM dưới đòn và nhánh ngực của ĐM nách và
nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực), quanh cánh tay (nhánh ngực trong của ĐM
dưới đòn và nhánh ngực của ĐM nách và nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực).
- Đoạn nguy hiểm: giữa ĐM vai dưới và ĐM mũ, vì đoạn này ĐM không tiếp
nối với nhau.
- Trong phẫu thuật ở vai, phải tránh dây mũ (thoát ra ở tứ giác Velpeau).
- Hõm nách có nhiều tổ chức mỡ nhão, nhiều lông và tuyến nên khi viêm nhiễm
rất dễ bị lây lan.
- Sai khớp vai biểu hiện mất rãnh Delta ngực.
- Sập ụ vai có dấu hiệu nhát rìu dẫn đến tổn thương khớp vai.
- Rãnh Delta ngực là đường vạch để đi vào vùng khớp vai, vùng vai nách vì
không có mạch TK đi trong rãnh.
- Bờ trong cơ quạ cánh tay là mốc để tìm ĐM nách vì cơ quạ cánh tay là cơ tùy
hành của ĐM nách.
- Gây tê đám rối thần kinh cánh tay trong phẫu thuật.
Phần 1: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan vùng khuỷu và
áp
dụng?
Vị trí, giới hạn
- Là tất cả phần mềm bọc xung quanh khớp khuỷu.
- Giới hạn: đường vòng ngang trên và dưới nếp khuỷu 3cm.
- Khớp khuỷu ở giữa chia vùng khuỷu làm 2 phần: vùng khuỷu trước và sau.
Cấu tạo
Vùng khuỷu trước
- Lớp nông:
+ Da: mịn, xô đẩy dễ dàng.
+ Tổ chức dưới da: mỏng, lỏng lẻo. Có:
• TM trụ nông, TM quay nông, TM giữa cẳng tay, TM giữa khuỷu, TM giữa
đầu, TM giữa nền. Một số trường hợp, chúng nối với nhau tạo M tĩnh mạch
• TK nông: nhánh bì của TK cơ bì đi trước TM giữa đầu, nhánh bì của TK bì
cẳng tay trong đi dưới TM giữa nền.
+ Mạc nông: liên tiếp với mạc bọc cánh tay và cẳng tay, được tăng cường thêm
bởi trẽ gân cơ nhị đầu.
- Lớp sâu: cơ, mạch, TK sâu
+ Toán cơ trên ròng rọc: cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn và bé, cơ trụ trước, cơ gấp
chung nông và sâu. Đều có nguyên ủy từ mỏm trên ròng rọc và đi xuống cẳng
tay.
+ Toán cơ trên lồi cầu: cơ ngửa dài, cơ quay I, cơ quay II, cơ ngửa ngắn. Đều có
nguyên ủy từ bờ ngoài xương cánh tay hoặc mỏm trên lồi cầu đi xuống cẳng tay
+ Toán cơ giữa: phần dưới cơ cánh tay và cơ nhị đầu.
 Ba toán cơ trên tạo nên rãnh nhị đầu (trong và ngoài), ngăn cách nhau bởi gân
cơ nhị đầu.
Rãnh nhị đầu ngoài: 4 thành
+ Thành trước: da, mạc nông.
+ Thành ngoài: toán cơ trên lồi cầu.
+ Thành trong: gân cơ nhị đầu cánh tay.
+ Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước.
Trong rãnh: TK quay nằm ngoài nhánh quặt ngược quay trước của ĐM quay.
Rãnh nhị đầu trong: 4 thành
+ Thành trước: da, mạc nông.
+ Thành ngoài: gân cơ nhị đầu.
+ Thành trong: toán cơ trên ròng rọc.
+ Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước.
Trong rãnh: ĐM cánh tay nằm ngoài TK giữa.
Vùng khuỷu sau: gồm 2 rãnh
- Rãnh ngoài (rãnh lồi cầu): mỏm trên lồi cầu và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh
rộng, nông, có cơ khuỷu lấp đầy rãnh
- Rãnh trong (rãnh ròng rọc): mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh
hẹp, sâu, có TK trụ đi giữa 2 bó cơ trụ trước.
Mối liên quan
- Vùng khuỷu trước: Lấy TK giữa làm mốc
+ ĐM cánh tay: ở phía ngoài TK giữa, xuống dưới ĐM cánh tay chia nhánh từ
ngoài vào trong là: ĐM quay, ĐM trụ đều nằm ngoài TK giữa. Cơ sấp tròn bắt
chéo trước ĐM trụ ở dưới và TK giữa ở trên (TK giữa đi trong 2 bó của cơ).
+ TK quay từ vùng sau tách 2 nhánh vào máng nhị đầu ngoài.
ĐM quặt ngược quay trước của ĐM quay nằm phía trong TK quay.
Cả 2 thành phần nằm trong máng nhị đầu ngoài và nằm ngoài ĐM cánh tay và
TK giữa.
- Vùng khuỷu sau: TK trụ đi giữa 2 bó cơ trụ trước.
Áp dụng
- Tiêm truyền dịch, truyền máu, lấy máu ở vùng TM chữ M do TM ở nông và to
- TK quay ở chỗ tách ra làm 2 nhánh nằm sát xương, nếu như có va chạm gẫy
xương có thể làm đứt, liệt dây TK quay, dây quay là dây duỗi và ngửa => khi
liệt có dấu hiệu bàn tay cổ cò.
- Thăm khám dây TK trụ đánh giá tổn thương tại rãnh trong vùng khuỷu sau.

You might also like